Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016
lượt xem 5
download
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên; kết quả nghiên cứu của luận văn là kênh thông tin góp phần đề xuất những giải pháp nhằm phát huy thế mạnh của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ CHUNG CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ CHUNG CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016 Ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã ngành: 8.22.90.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. NGHIÊM THỊ HẢI YẾN THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016” dưới sự hướng dẫn của TS. Nghiêm Thị Hải Yến là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực chưa được công bố. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Chung i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nghiêm Thị Hải Yến đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành đoàn thể thành phố Thái Nguyên; UBND thành phố Thái Nguyên; Hội Đông y; Hội Chữ thập đỏ; Hội Khuyến học; Hội Doanh nghiệp; Hội Làm vườn; Hội Sinh vật cảnh; Hội Văn học nghệ thuật; Hội Luật gia thành phố… đã cung cấp số liệu thực tế cũng như những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp, bạn bè cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Chung ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii MỤC LỤC ........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. ............................... 4 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 4 5. Đóng góp của Luận văn ................................................................................. 5 6. Cấu trúc của Luận văn. .................................................................................. 5 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP TRƯỚC NĂM 1986............ 7 1.1. Vài nét về thành phố Thái Nguyên ............................................................. 7 1.2. Kinh tế, xã hội thành phố Thái Nguyên trước năm 1986 ......................... 14 1.2.1. Kinh tế ................................................................................................... 14 1.2.2. Tình hình xã hội ..................................................................................... 18 1.3. Sự ra đời và thực trạng hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên .................................................................... 20 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 25 Chương 2: HOẠT ĐỘNGCỦA CÁC CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016 ............................................................................................. 26 2.1. Đường lối đổi mới kinh tế - xã hội của Đảng và kế hoạch hành động của thành phố Thái Nguyên .................................................................... 26 2.2. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế ........ 36 2.2.1. Hội Doanh nghiệp .................................................................................. 36 iii
- 2.2.2. Hội Làm vườn ........................................................................................ 41 2.2.3. Hội Sinh vật cảnh .................................................................................. 44 2.3. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực lĩnh vực văn hóa - giáo dục ............................................................................................................ 46 2.3.1. Hội Văn học - nghệ thuật....................................................................... 46 2.3.2. Hội khuyến học ...................................................................................... 49 2.3.3. Hội Luật gia ........................................................................................... 54 2.4. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế ............. 57 2.4.1. Hội Đông y ............................................................................................ 57 2.4.2. Hội Chữ thập đỏ..................................................................................... 60 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 65 Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ................................. 67 3.1. Vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Thái Nguyên ............................................................... 68 3.1.1. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên là cầu nối giữa doanh nghiệp, người lao động, nhà chuyên môn với Nhà nước trong việc tham gia xây dựng chính sách và pháp luật nhằm phát triển kinh tế ...................................................................................................... 68 3.1.2. Hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên phù hợp với yêu cầu của thị trường, pháp luật của nhà nước nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo .................................... 69 3.1.3. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp bước đầu đã có hoạt động liên kết, hợp tác giữa các hội viên để quản lý, điều tiết nhằm khắc phục những bất cập của thị trường, ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội viên và cả nền kinh tế ................................................................... 71 3.1.4. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp có vai trò thúc đẩy hợp tác quốc tế góp phần phát triển kinh tế đối ngoại ................................................. 72 iv
- 3.2. Vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phát triển văn hóa - giáo dục ở thành phố Thái Nguyên. ....................................................... 73 3.3. Một số hạn chế và giải pháp nhằm phát triển của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ........................................... 77 3.3.1. Về hạn chế ............................................................................................. 77 3.3.2. Một số giải pháp để tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .................................. 81 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 84 KẾT LUẬN..................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 88 PHỤ LỤC v
- DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết là Đọc là BCH Ban chấp hành CNH,HĐN Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GD&ĐT Giáo dục và đào tạo HĐND Hội đồng Nhân dân PTCS Phổ thông cơ sở PTTH Phổ thông trung học TBCN Tư bản chủ nghĩa UBHC Ủy ban Hành chính UBND Ủy ban Nhân dân UVBCH Ủy viên ban chấp hành XHCN Xã hội chủ nghĩa iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện chủ trương đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô tổ chức. Đảng và Nhà nước ta khẳng định: Tổ chức xã hội là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại, các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động; Tổ chức và hoạt động theo điều lệ hoặc theo quy định của nhà nước, nhân danh tổ chức khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên. Theo nguyên tắc hình thức tổ chức và hoạt động, các tổ chức xã hội được chia thành các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức tự quản, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức quần chúng [40;tr.2]. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp là loại hình tổ chức xã hội được hình thành theo quy định của nhà nước. Hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng là tổ chức hoạt động mang tính chất tự quản, cơ cấu tổ chức nội bộ của từng tổ chức do tổ chức đó quyết định hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện khi hình thành tổ chức. Hiện nay, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp xuất hiện nhiều ở các tỉnh thành trong cả nước và đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế đất nước. Là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, Thái Nguyên đã có bước phát triển mạnh mẽ, ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, trở thành một trong những tỉnh vững mạnh của khu vực trung du miền núi phía Bắc. Để đạt được những thành tựu đó không thể phủ nhận vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên đã tổ chức và hoạt động ra sao, có vai trò 1
- như thế nào? Đó là những vấn đề cần phải được nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan và rút ra những bài học kinh nghiệm để các tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành phố tiếp tục phát triển, đi lên, đóng góp nhiều hơn cho công cuộc xây dựng đất nước nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng. Với những lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề “Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ khi thành lập cho đến nay, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước và của tỉnh Thái Nguyên, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong quá thực hiện luận văn tôi đã tìm hiểu và tiếp cận một số công trình khoa học liên quan trực tiếp đến hoạt động của tổ chức xã hội nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên: Đầu tiên là hai công trình với tiêu đề “Bắc Thái 40 năm đấu tranh và xây dựng” do Sở văn hóa - thông tin, xuất bản năm 1985; "Kỷ yếu 40 năm thành phố Thái Nguyên (1962 - 2002)", xuất bản năm 2002. Nội dung của hai công trình đã đề cập đến điều kiện tự nhiên - xã hội, tiềm năng phát triển của thành phố Thái Nguyên; Khái quát tình hình kinh tế - xã hội; Khái quát sơ lược về vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành phố Thái Nguyên trước và trong thời kỳ đổi mới. Tác giả Đoàn Trọng Truyến với bài viết "Những vấn đề kinh tế của Việt Nam bước vào kế hoạch 5 năm (1986-1990)" trong cuốn "Những vấn đề kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ"- Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1987, đề cập đến những thành tựu cơ bản mà đất nước đã đạt được trong những năm 1981-1985 và chủ trương, phương hướng có tính chiến lược trong những năm đầu đổi mới. Tác giả Nguyễn Đình Thuận trong bài viết “Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển đường lối đổi mới của Đảng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, xuất 2
- bản năm 1993, đã đề cập đến bối cảnh đất nước và chủ trương của Đảng về đổi mới kinh tế, chính trị. Năm 1987, đồng chí Trường Chinh đã viết và cho xuất bản cuốn sách với tiêu đề: "Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại". Nội dung cuốn sách khẳng định tính đúng đắn và những thành tựu đạt được, chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của mô hình kinh tế cũ, từ đó thấy rõ cần thiết phải đổi mới, nhất là đổi mới tư duy kinh tế. Ấn phẩm: “Vai trò tham gia xây dựng pháp luật của các tổ chức xã hội nghề nghiệp”, của tác giả Nguyễn Phước Thọ, xuất bản năm 2008 đề cập tới vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc tham gia xây dựng các văn bản pháp luật cho nhà nước, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cũng trong năm 2008, bài viết “Thực trạng và giải pháp về tổ chức hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam”, do Nguyễn Đình Long - Chủ biên đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong thời kỳ mới. Năm 2003, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên giới thiệu cuốn sách “Sáng mãi những tấm lòng nhân đạo”. Cuốn sách phản ánh những việc làm nhân đạo, từ thiện tiêu biểu ở các địa phương, đơn vị của các cá nhân, tập thể được dư luận công nhận và hoan nghênh. Qua quá trình tìm tài liệu nghiên cứu cho đề tài, tôi nhận thấy: Tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, đã có một số tài liệu đề cập đến các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, những tài liệu tìm hiểu về các tổ chức này ở thành phố Thái Nguyên không nhiều. Trong một số bài viết đăng trên báo địa phương nội dung chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, chưa đi sâu tìm hiểu về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Từ năm 1986 cho đến nay, ở thành phố Thái Nguyên, tôi chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào trình bày một cách hệ thống, toàn diện về các 3
- tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Điều này khiến tôi quyết tâm nghiên cứu chủ đề mà mình đã chọn mặc dù nguồn tài liệu còn hạn chế. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến 2016. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Giai đoạn 1986 - 2016 (Tuy nhiên, để giải quyết một trong những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra trong chương 1 luận văn, chúng tôi có khái quát tình hình kinh tế xã hội Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm 1986). - Về không gian: Địa bàn thành phố Thái Nguyên - Về loại hình nghiên cứu: Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp (chúng tôi lựa chọn một số trường hợp tiêu biểu). 3.3. Nhiệm vụ của đề tài - Đề tài làm rõ sự hình thành và hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016. - Nhận xét về những thành tựu; hạn chế và khó khăn trong hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu - Nguồn tại liệu thành văn: Các công trình khoa học như sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án... đã được công bố liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn. - Nguồn tài liệu lưu trữ: Các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII, IX; các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước 4
- về kinh tế - xã hội. Văn kiện, nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh, Thành uỷ, Uỷ ban Nhân dân thành phố Thái Nguyên trong thời kỳ 1975-2016, trong đó chủ yếu là thời kỳ 1986-2016 được lưu trữ tại kho lưu trữ Văn phòng Tỉnh uỷ; Trung tâm Lưu trữ Uỷ ban Nhân dân tỉnh; Sở Văn hoá -Thông tin; Phòng Lịch sử - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Phòng Thống kê thành phố; Văn phòng Thành uỷ; Văn phòng Uỷ ban Nhân dân Thành phố. - Tài liệu điền dã. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic là những phương pháp chủ đạo được thực hiện xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài. Phương pháp tổng hợp được thực hiện trong quá trình thu thập thông tin. Phương pháp điền dã: quan sát cảnh quan, phỏng vấn nhân chứng... được sử dụng tại thực địa. Phương pháp phân tích, so sánh... giúp tác giả hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt của luận văn. 5. Đóng góp của Luận văn - Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên. - Kết quả nghiên cứu của luận văn là kênh thông tin góp phần đề xuất những giải pháp nhằm phát huy thế mạnh của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo. - Luận văn cung cấp thêm nguồn tài liệu phục vụ việc nghiên cứu lịch sử Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới, làm tài liệu phục vụ giáo dục truyền thống và giảng dạy, học tập lịch sử địa phương. 6. Cấu trúc của Luận văn. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được cấu trúc thành 3 chương. 5
- Chương 1: Khái quát về thành phố Thái Nguyên và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trước năm 1986. Chương 2: Hoạt động của các tổ chức xã - hội nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016. Chương 3: Một số nhận xét về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên. 6
- Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP TRƯỚC NĂM 1986 1.1. Vài nét về thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía bắc tiếp giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên nằm trong khoảng 21°33'51'' vĩ Bắc đến 105°52'46'' KĐ; với diện tích tự nhiên là 3.562,82 km2. Với hai thành phố trực thuộc tỉnh là: thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên [27;tr.5]. Thành phố Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 223km2. Đây là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Thái Nguyên và của cả vùng Việt Bắc; phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thành phố Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phú Bình. Thành phố Thái Nguyên là đầu mối giao thông giữa các tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với vị trí địa lý như trên, thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc [26;tr.10]. Thành phố Thái Nguyên nằm trong tọa độ từ vĩ tuyến 210 đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông. Do vậy, thành phố Thái Nguyên được coi như miền “đồng bằng” riêng của tỉnh Thái Nguyên. Ruộng đất được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông: sông Cầu và sông Công nhưng vẫn mang dáng dấp đặc trưng của vùng trung du với kiểu ruộng bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo; Ở trung tâm thành phố bằng phẳng nhưng càng về phía Tây bắc thành phố càng có nhiều đồi núi cao [27;tr.8]. 7
- Địa hình trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là phát triển nông nghiệp; phù hợp với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác như chè, các loại cây lấy gỗ. Cũng do đặc điểm địa hình nên khí hậu của thành phố có những nét riêng biệt. Thành phố có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn. Nhiệt độ bình quân năm là 23°c, độ ẩm trung bình năm là 82%. Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông-lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Cây chè, đây là cây công nghiệp quan trọng nhất vì có giá trị kinh tế ổn định, chỉ đứng sau cây lúa. Chè Thái Nguyên và đặc biệt là chè Tân Cương (vùng phía Tây thành phố) là đặc sản nổi tiếng từ lâu, đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ... Các nguồn tài nguyên, thiên nhiên ở thành phố Thái Nguyên vô vùng phong phú và đa dạng. Đất canh tác trong khu vực Thành phố có hai loại chủ yếu. Loại Feralft màu vàng, thích hợp với trồng cây chè và các loại cây ăn quả. Loại đất này phẩn lớn tập trung ở các xã Lương Sơn, Thịnh Đức, Thịnh Đán, Thành Công (nay thuộc thị xã Sông Công), Tích Lương, Phúc Xuân, Đồng Quang, Cam Giá, Gia Sàng. Đất phù sa do sự bồi đắp thường xuyên của sông Công và sông Cầu, phần lớn nằm ở xã Tân Cương và các xã Quang Vinh, Cao Ngạn, Túc Duyên, Cam Giá. Loại đất này ở độ phì nhiêu tương đối cao so với các vùng trong tỉnh, rất thuận lợi cho việc trồng lúa, các loại rau, hoa màu. Thành phố Thái Nguyên có 2 sông lớn chảy qua, đó là sông Cầu và sông Công giữ vị trí quan trọng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Thành phố có 2 công trình thuỷ nông là đập Thác Huống và đập hồ Núi Cốc 8
- cung cấp nước tưới cho gần 50 ngàn ha cây trồng (lúa, cây hoa mầu và các cây công nghiệp khác như chè, lạc...), cùng với hàng trăm công trình trung tiểu thuỷ lợi phục vụ sản xuất công nghiệp và nước sinh hoạt cho 100 ngàn dân ở trung tâm thành phố. Ở Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn: mỏ than Khánh Hoà, Quán Triều thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than khá lớn… Tiềm năng sắt tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước. Thành phố Thái Nguyên có Quốc lộ số 3 chạy qua, nối Hà Nội với Bắc Kạn, Cao Bằng; Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; Quốc lộ 13 và 16 đi Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang; Quốc lộ 37 đi Bắc Giang. Nối liền với trung tâm thành phố là các tuyến đường đi các huyện, thị trong tỉnh. Ngoài ra, Thành phố còn có tuyến đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội; Lưu Xá (Thái Nguyên) - Kép (Bắc Giang) - Uông Bí (Quảng Ninh), rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế. Là cầu nối giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh trong khu Việt Bắc, thành phố Thái Nguyên có điều kiện hết sức thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các huyện, thị trong tỉnh; với nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực miền núi phía Bắc; với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng. Với địa hình, đất đai và tài nguyên, khoáng sản như vậy, thành phố Thái Nguyên không những có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp mà còn có nhiều thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp, giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên còn có điều kiện để phát triển du lịch. Thành phố Thái Nguyên có rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá phản ánh khá đầy đủ quá trình phát triển của thành phố. Đền thờ các danh nhân thời Lý 9
- (Đền Xương Rồng), đền thờ Mẫu (Quán Triều), Chùa Phù Liễn, Chùa Đồng Mỗ...là những kiến trúc cổ độc đáo. Thành Nhà Mạc, Bến Tượng, Tích Lương... là những di tích thời Nhà Mạc; Tiêu biểu ở thế kỷ XX có 2 quần thể di tích lịch sử khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 và khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng 8/1945 dưới sự chí huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Thái Nguyên là trung tâm văn hoá - thể thao của vùng Việt Bắc nên từ khi thành lập, Đảng bộ và UBND thành phố rất quan tâm đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiều công trình văn hoá thể thao có quy mô lớn và hiện đại như: Bảo tàng Việt Bắc (nay là bảo tàng Văn hoá dân tộc Việt Nam), bảo tàng Quân khu I, bảo tàng Thái Nguyên, nhà Văn hoá công nhân Gang Thép, nhà thi đấu thể thao, sân vận động trung tâm, sân vận động khu Nam có sức chứa hàng vạn chỗ ngồi... Thái Nguyên có điều kiện thuận lợi phát triển văn hoá, giáo dục. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 của cả nước (sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Trên địa bàn Thành phố có 18 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, 11 trường phổ thông trung học, 60 trường trung học cơ sở và tiểu học, 36 trường mẫu giáo. Trải qua một thời gian dài, tên gọi và địa giới hành chính của thành phố Thái Nguyên có nhiều thay đổi. Thời nhà Đường (từ thế kỷ VIII đến thế kỷ IX), thành phố Thái Nguyên nằm trong đất châu Long và châu Vũ Nga. Thời nhà Lý, Thái Nguyên thuộc châu Vũ Lặc (thế kỷ XI). Thời Trần, Thái Nguyên là trấn. Đến năm Gia Long thứ 12 (1813), Thủ phủ trấn Thái Nguyên được chuyển đến đặt tại làng Đồng Mỗ, huyện Đồng Hỷ (nay thuộc đất phường Trưng Vương và một phần nhỏ thuộc phường Túc Duyên). Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Thái Nguyên được đổi là tỉnh Thái Nguyên. Thời thuộc Pháp, "Quá trình xây dựng các cơ quan cai trị, dịch vụ của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, cùng với sự tăng dân số (viên chức, thợ thủ 10
- công, dân buôn bán)....đã dần dần hình thành thị xã Thái Nguyên vào những năm cuối thế kỷ XIX’’ [ 10;tr.95]. Từ tháng 8 năm 1956, Khu Tự trị Việt Bắc được thành lập (gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) Thái Nguyên trở thành Thủ phủ Khu Tự trị Việt Bắc. Ngày 19/10/1962, theo Quyết định số 114/CP của Hội đồng Chính phủ, thị xã Thái Nguyên trở thành thành phố Thái Nguyên trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, có 4 khu phố (Hoàng Văn Thụ, Trưng Vương, Phan Đình Phùng, Quan Triều); hai thị trấn (Núi Voi và Trại Cau); 6 xã (Đồng Quang, Gia Sàng, Cam Giá, Quang Vinh, Đồng Bẩm, Túc Duyên); tổng diện tích hơn 100km² [25;tr.l3]. Trải qua nhiều lần điều chỉnh hành chính, ngày nay thành phố Thái Nguyên có 32 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc (gồm 21 phường: Cam Giá, Chùa Hang, Đồng Bẩm, Đồng Quang, Gia Sàng, Hoàng Văn Thụ, Hương Sơn, Phan Đình Phùng, Phú Xá, Quan Triều, Quang Trung, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Tích Lương, Trung Thành, Trưng Vương, Túc Duyên và 11 xã: Cao Ngạn, Đồng Liên, Huống Thượng, Linh Sơn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng, Sơn Cẩm, Tân Cương, Thịnh Đức và 11 xã: Cao Ngạn, Đồng Liên, Huống Thượng, Linh Sơn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng, Sơn Cẩm, Tân Cương, Thịnh Đức). Là một miền đất giàu tài nguyên, lại nằm ở vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi, là vùng đất trung gian giữa khu vực miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ nên từ xa xưa, thành phố Thái Nguyên đã thu hút, hội nhập cư dân ở nhiều vùng đến làm ăn, sinh sống. Theo Niên giám thống kê 2010, dân số (bao gồm cả thường trú và quy đổi) toàn Thành phố là 330.707 người trong đó, dân số nội thị là 288.077 người chiếm 77,43% tổng dân số toàn thành phố, dân số trong độ tuổi lao động luôn chiếm trên 50% dân số, đa số có trình độ phổ thông trung học, nhiều người tốt nghiệp đại học, trung học chuyên nghiệp và 11
- dạy nghề. Thành phố Thái Nguyên có bình quân thu nhập đầu người cao so với các thành phố khác trong cả nước. GDP bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng. Với đà phát triển đó, trong tương lai, thành phố sẽ có những tiến bộ vượt bậc về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội theo hướng ổn định và bền vững, xứng đáng là trung tâm của vùng Việt Bắc. Do đặc điểm địa lý, thành phố Thái Nguyên trở thành điểm hội tụ của các tộc người. Đông nhất là dân tộc Việt, với nhiều bộ phận hợp thành (dân bản địa và những người dân di cư từ các tỉnh đồng bằng lên kiếm sống...). Tiếp đến là dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao... Các dân tộc đều dễ hoà nhập, luôn gắn bó, đoàn kết trong chiến đấu bảo vệ quê hương và phát triển kinh kế- xã hội. Do cư dân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nên thành phố Thái Nguyên có nền văn hoá dân tộc mang nhiều mầu sắc phong phú và đa dạng. Bên cạnh những phong tục, tập quán, những sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số Sán Dìu, Tày, Nùng, còn có làn điệu chèo, những cảnh hát hội của đồng bào Bắc Bộ khá đặc sắc. Cũng như các huyện, thị khác trong tỉnh, thành phố Thái Nguyên có 2 tôn giáo chính là đạo Phật (Phật giáo) và đạo Công giáo (Thiên Chúa giáo). Đạo Phật ở thành phố Thái Nguyên có các hội: Hội Thiện duyên, hội Thiện phúc, tổ chức khá chặt chẽ. Thành phố có nhiều chùa nổi tiếng như: chùa Phù Liễn, chùa Đồng Mỗ, Chùa Hang được xây dựng từ những thế kỷ trước; chùa Đán và chùa Làng Cả. Đạo Công giáo, Thành phố có 2 xứ đạo (Xứ Thành phố và xứ Tân Cương). Các sinh hoạt tôn giáo của quần chúng tín đồ phát triển mạnh. Bà con giáo dân là người lao động, có tinh thần yêu nước và cách mạng, đặt niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ. Những hoạt động của họ có nhiều đóng góp cho việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tuy nhiên, lợi dụng lòng tin của giáo dân, kẻ xấu trong chức sắc tôn giáo đã có hành vi xúi giục 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 240 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố địa - chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (12/1989 - 5/2008)
144 p | 249 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 181 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 204 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 149 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 169 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 152 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 188 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 153 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 205 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 153 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 177 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 178 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 138 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 68 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn