Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Kinh tế trang trại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương từ năm 2005 đến năm 2015
lượt xem 7
download
Luận văn "Kinh tế trang trại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương từ năm 2005 đến năm 2015" được hoàn thành với mục tiêu nhằm luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển kinh tế trang trại, luận văn đề xuất một số quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Giáo, Bình Dương (2005 – 2015).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Kinh tế trang trại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương từ năm 2005 đến năm 2015
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT BÙI PHÚ HOẠT KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ NGÀNH: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG, NĂM 2019
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT BÙI PHÚ HOẠT KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ NGÀNH: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN THỦY BÌNH DƢƠNG, NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. NGUYỄN VĂN THỦY. Các số liệu, thống kê, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra luận văn còn có sự kế thừa từ các công trình nghiên cứu của những tác giả đi trƣớc và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới. Bình Dương, ngày 15 tháng 08 năm 2019 Tác giả luận văn Bùi Phú Hoạt i
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Nguyễn Văn Thủy, là ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên tinh thần và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, Lãnh đạo Khoa và các chuyên viên phòng Sau Đại học đã giúp đỡ, tổ chức tốt lớp học cho chúng tôi. Ban giám hiệu Trƣờng THPT Nguyễn Trãi và đồng nghiệp, đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tôi cũng nhận đƣợc sự động viên của gia đình, bạn bè và các thành viên của lớp Cao học Lịch sử CH16LS01. Đó là động lực để tôi tiếp tục phấn đấu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bùi Phú Hoạt ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT ............................................................................ v DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................................................ 7 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................... 7 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài ...................................... 7 6. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................8 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................8 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG 9 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 9 1.1.1. Quan niệm, vai trò và các loại hình kinh tế trang trại ............................. 9 1.1.2. Quan niệm và nội dung phát triển kinh tế trang trại ............................. 19 1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế trang trại ở Bình Dƣơng ........................................................................................................................24 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 28 1.2.1. Khía cạnh pháp lý về quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam..................................................................................................... 28 1.2.2. Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam................................ 29 1.2.3. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Phú Giáo tác động đến phát triển kinh tế trang trại .............................................................30 Tiểu kết chƣơng 1:............................................................................................ 36 iii
- Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN PHÚ GIÁO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 ..............................37 2.1. Chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Bình Dƣơng và huyện Phú Giáo ..................................................................................................37 2.1.1. Chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Bình Dƣơng ....................................................................................................................... 37 2.1.2. Khái quát chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế trang trại của huyện Phú Giáo ........................................................................................................ 39 2.2. Kinh tế trang trại huyện Phú Giáo giai đoạn 2005 – 2010 ........................... 40 2.2.1. Chủ trƣơng của huyện Phú Giáo về phát triển nông, lâm nghiệp và kinh tế trang trại .....................................................................................................40 2.2.2. Phát triển kinh tế trang trại huyện Phú Giáo 2005 – 2010. ................... 42 2.3. Kinh tế trang trại huyện Phú Giáo giai đoạn 2010 – 2015 ........................... 50 2.3.1. Chủ trƣơng của huyện Phú Giáo về phát triển kinh tế trang trại........... 50 2.3.2. Quá trình phát triển .............................................................................. 51 2.3.3. Kết quả đạt đƣợc của kinh tế trang trại giai đoạn 2010 – 2015 ............60 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................. 66 Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG Ở HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG .............................. 67 3.1. Đánh giá về quá trình phát triển của kinh tế trang trại huyện Phú Giáo (2005 – 2015) ...............................................................................................................67 3.1.1. Thành tựu ............................................................................................. 67 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 69 3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Giáo (2005 – 2015) ........................................................................... 71 Tiểu kết chƣơng 3:............................................................................................ 84 KẾT LUẬN .......................................................................................................85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv
- BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt 1 Nxb Nhà xuất bản 2 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 3 KTTT Kinh tế trang trại 4 UBND Uỷ ban nhân dân 5 NN,NT&ND Nông nghiệp, nông thôn và nông dân 6 NTM Nông thôn mới 7 HTX Hợp tác xã 8 VAC Vƣờn ao chuồng v
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số lƣợng trang trại trồng trọt huyện Phú Giáo năm 2007 ...................43 Bảng 2.2 : Số lƣợng trang trại chăn nuôi huyện Phú Giáo năm 2007 ..................43 vi
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Các loại hình trang trại huyện Phú Giáo .........................................45 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu diện tích trong các trang trại ...............................................46 vii
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Mô hình trang trại trồng trọt tiêu biểu ................................................. 46 Hình 2.2. Mô hình trang trại chăn nuôi tiêu biểu ................................................ 47 Hình 2.3 Mô hình trang trại kết hợp tiêu biểu .................................................... 48 Hình 2.4 Mô hình trang trại kết hợp tiêu biểu .................................................... 53 Hình 2.5. Mô hình trang trại Unifarm – xã An Thái, huyện Phú Giáo, Bình Dƣơng ............................................................................................. 59 Hình 2.6. Mô hình trang trại Vinamit tại Phú Giáo, Bình Dƣơng .......................62 Hình 2.7. Mô hình trang trại Unifarm – xã An Thái, huyện Phú Giáo, Bình Dƣơng ............................................................................................. 63 viii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp xuất hiện sớm trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới. Ở Việt Nam, kinh tế trang trại cũng đƣợc hình thành và trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Nhƣng kinh tế trang trại chỉ thật sự trở thành loại hình sản xuất chủ chốt và có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam từ khi Đảng ta chủ trƣơng thực hiện đƣờng lối đổi mới đất nƣớc sau năm 1986. Kinh tế trang trại có vai trò rất quan trọng trong khai thác có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; đồng thời tạo thêm việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân công lại lao động ở nông thôn, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Thực tế đó khẳng định tính ƣu việt vƣợt trội của kinh tế trang trại – một hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu của nền nông nghiệp hàng hóa nƣớc ta. Phú Giáo là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Dƣơng, Phía Đông giáp huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), phía Tây giáp huyện Bến Cát (Bình Dƣơng), phía Nam giáp huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dƣơng), phía Bắc giáp huyện Đồng Phú (Bình Phƣớc). Với điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi, nằm trên địa hình đồi thoải lƣợn sóng và các dải đất hẹp ven Sông Bé, đất có độ cao trung bình thấp và tƣơng đối bằng phẳng. Đất Phú Giáo chủ yếu là đất bazan xám rất thích hợp cho các cây công nghiệp nhƣ: cao su, điều, tiêu và các loại cây ăn quả. Riêng dải đất ven Sông Bé là đất phù xa mới, trồng lúa và các loại rau đậu tốt. Khí hậu Phú Giáo ôn hòa, mỗi năm có 2 mùa, 6 tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) và 6 tháng mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10). Nhiệt độ trung bình tử 26°C đến 34°C. Lƣợng mƣa trung bình trên địa bàn huyện là 1947,7mm. Số ngày mƣa trung bình là 163 ngày trong năm. Không khí có độ ẩm cao. Nhìn chung, đất đai, khí hậu và sông suối của huyện Phú Giáo rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và ngành này đang trở thành một thế mạnh của 1
- huyện. Tính đến nay, toàn huyện có hơn 500 trang trại chăn nuôi, trồng trọt, tạo lợi thế đƣa nền nông nghiệp của huyện đi lên theo hƣớng sản xuất lớn. Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của Tỉnh Bình Dƣơng nói chung và huyện Phú Giáo nói riêng có sự phát triển khởi sắc, trong đó, kinh tế trang trại đã và đang từng bƣớc khẳng định vai trò vị trí của nó trong sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng. Các loại hình trang trại ở Phú Giáo chủ yếu là các trang trại trồng cây lâu năm (Cao su, điều, cây ăn trái,…), trồng rừng, chăn nuôi, trồng trọt và trang trại kinh doanh tổng hợp. Tuy nhiên, kinh tế trang trại ở Phú Giáo, Bình Dƣơng phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của địa phƣơng. Bên cạnh một số trang trại đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, còn một bộ phận rất lớn các trang trại còn lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, định hƣớng đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trƣờng,… Việc tiếp tục nghiên cứu, luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại làm căn cứ để xác định các quan điểm và giải pháp phù hợp, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Phú Giáo, Bình Dƣơng đáp ứng yêu cầu đặt ra là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Với lý do đó, tác giải lựa chọn vấn đề “Kinh tế trang trại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương từ năm 2005 đến năm 2015” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại có ý nghĩa quan trọng trong góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nƣớc nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Bởi vậy, đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đề cập đến kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại ở các khía cạnh khác nhau. * Nhóm các công trình nghiên cứu chung về nông nghiệp: Trƣớc hết phải kể đến các công trình nghiên cứu chung về nông nghiệp – nông dân – nông thôn Việt Nam từ thời kỳ đổi mới, bao gồm: Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2002) của tác giải Nguyễn Sinh Cúc; Về 2
- chính sách đất nông nghiệp ở nƣớc ta hiện nay của tác Trần Thị Minh Châu, xuất bản năm 2007; Nông dân làm giàu của Trung ƣơng Hội Nông dân Việt Nam, xuất bản năm 2010; Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta hiện nay của tác giả Đoàn Xuân Thủy, xuất bản năm 2011; Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trƣởng kinh tế mới giai đoạn 2011 – 2020 của tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên xuất bản năm 2012,… Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, phân tích các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, khảo sát đánh giá thực trạng bằng phƣơng pháp khoa học kết hợp định lƣợng và định tính, các tác giả đã luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có kinh tế trang trại, từ đó đề ra những định hƣớng và giải pháp cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung, kinh tế trang trại ở Việt Nam nói riêng. * Tiếp đến là các công trình nghiên cứu có tính chất chuyên khảo về kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam như: Tƣ liệu về kinh tế trang trại do Trần Văn Các chủ biên, năm 2000. Đây đƣợc coi là tác phẩm chuyên khảo đầu tiên đề cập một cách tƣơng đối hoàn chỉnh về kinh tế trang trại Việt Nam. Tác phẩm đƣợc trình bày dƣới dạng kỷ yếu, trong đó tổng hợp có hệ thống các chủ trƣơng, chính sách định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc qua 141 bài nghiên cứu, báo cáo của các nhà nghiên cứu và quản lý kinh tế về phát triển kinh tế trang trại ở nƣớc ta. Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Đình Hƣơng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2000. Trong đó, tác giả đã phân tích và đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam dƣới góc độ kinh tế ngành, đồng thời đƣa ra những giải pháp mang tầm vĩ mô nhằm chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại nƣớc ta trong thời gian tới. Làm giàu bằng kinh tế trang trại – mô hình kinh tế trang trại trẻ của Trần Kiên và Phúc Kỳ, Nxb Thanh niên, năm 2001. Trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã đƣa ra quan điểm riêng về kinh tế trang trại cùng con đƣờng, 3
- cách thức, biện pháp để làm giàu bằng kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại trong tình hình mới. Kinh tế trang trại với xóa đói giảm nghèo của tác giả Ngô Đức Cát, ấn hành năm 2004. Thông qua khảo sát thực trạng, quy mô của kinh tế trang trại và tìm hiểu các nguyên nhân khách quan về kinh tế – xã hội, năng lực và điều kiện chủ quan của các hộ nông dân, tác giả đã phân tích mối quan hệ qua lại giữa tình trạng đói nghèo với sự phát triển kinh tế trang trại và đi đến khẳng định: vai trò của kinh tế trang trại không chỉ tạo ra khối lƣợng sản phẩm hàng hóa lớn mà còn có vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Kinh tế trang trại ở Việt Nam phân tích từ góc độ địa lý kinh tế và sinh thái, năm 2009 của tác giả Nguyễn Viết Thịnh. Với phƣơng pháp tiếp cận mới, phân tích sự phát triển kinh tế trang trại trên cơ sở so sánh với nguồn lực về đất đai, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, sinh thái của Việt Nam, tác giả đã đƣa ra những số liệu, luận chứng về thành tựu và những tồn tại trong phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất một giải pháp một số chính sách, giải pháp về kinh tế – xã hội nhằm thúc đẩy loại hình kinh tế này phát triển bền vững. Bên cạnh đó, do sản xuất nông nghiệp nói chung, kinh tế trang trại nói riêng ở mỗi vùng, tiểu vùng, các địa phƣơng có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội, nên cũng có những đặc điểm riêng biệt. Vì vậy, ngoài các công trình với không gian nghiên cứu chung trên phạm vi cả nƣớc, còn có các đề tài, bài viết nghiên cứu về kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại trong phạm vi vùng hoặc địa phƣơng, nhƣ: Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ Kinh tế trang trại miền Đông Nam bộ – thực trang và xu hƣớng phát triển đến năm 2005 của Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh công bố năm 1999. Kỷ yếu tập hợp 16 bài viết của các học giả trong nƣớc liên quan đến vấn đề lý luận, quá trình hình thành và thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở miền Đông Nam bộ. Trên cơ sở đánh giá các nguyên nhân khách quan, chủ quan, những yếu tố tác 4
- động về kinh tế – xã hội, các tác giả đề cập xu hƣớng phát triển kinh tế trang trại ở miền Đông Nam bộ trong giai đoạn 2000-2005. Đáng lƣu ý, với ý nghĩa khoa học và thời sự của kinh tế trang trại nên đã có khá nhiều luận văn, khóa luận tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế chính trị, kinh tế nông nghiệp, địa lý học, lịch sử,… chọn phát triển kinh tế trang trại của một địa phƣơng làm đề tài nghiên cứu. Trong đó, phải kể đến số lƣợng đáng kể các luận văn nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Gia Lai, Bình Thuận, Hƣng Yên,… Ngô Thị Bích Thuận phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lý kinh tế – xã hội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học, năm 2010. Trong luận văn, cùng với việc phân tích thực trạng trên cơ sở các phƣơng pháp nghiên cứu của ngành Địa lý học, tác giả đã đánh giá các nhân tố (chủ yếu là các nhân tố kinh tế – xã hội liên quan đến đất đai, điều kiện tự nhiên) tác động đến hiệu quả sản xuất của một số loại hình trang trại chủ yếu tại tỉnh Đồng Nai. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị trong việc hoạch định các chính sách nhằm phát huy tốt các nguồn lực về địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Đồng Nai. Ngoài ra, còn một số bài báo viết về sự phát triển, kết quả kinh doanh, những khó khăn vƣớng mắc trong hoạt động sản xuất của các loại hình trang trại trồng cây ăn quả, trang trại chăn nuôi,… ở Đồng Nai, tiêu biểu nhƣ: Đồng Nai – kinh tế trang trại đang khởi sắc của Trung tâm tin học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đăng trên báo Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, số tháng 2 năm 2008; Vấn đề tích tụ đất làm trang trại của tác giả Nguyễn Thƣơng trên Báo Đồng Nai năm 2008; Kinh tế trang trại: Mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở Xuân Lộc (2014) trên trang web điện tử tỉnh Đồng Nai, Bình Dƣơng,… * Nhóm các công trình về kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương, huyện Phú Giáo Đã có một số công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại tỉnh Bình Dƣơng nói chung, huyện Phú Giáo riêng nhƣ: 5
- Đề tài khoa học “Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dƣơng – thực trạng và giải pháp phát triển” của tác giả Trần Văn Lợi, Ban Kinh tế tỉnh Ủy tỉnh Bình Dƣơng năm 2000. Đề tài tập trung làm rõ thực trạng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bình Dƣơng từ khi tái lập tỉnh đến năm 2000 và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại của tỉnh nhà. Luận văn thạc sĩ: “Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dƣơng – hiệu quả kinh tế và giải pháp phát triển” của tác giả Võ Thị Thanh Hƣơng, năm 2017 – Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh. Luận văn đã phân tích cơ sở khoa học của kinh tế trang trại, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, đồng thời kết hợp đánh giá thực trạng kinh tế trang trại ở tỉnh Bình Dƣơng - đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội của đất nƣớc trong xu hƣớng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới- từ đó rút ra các nhận định về những thành tựu, tiềm lực phát triển và các vấn đề đặt ra; so sánh hiệu quả kinh tế trang trại với kinh tế nông hộ, trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bình Dƣơng. Cuốn Kỷ yếu trang trại tỉnh Bình Dƣơng do Sở NN&PTNT Bình Dƣơng phát hành năm 2007. Ấn phẩm này tập trung giới thiệu các văn bản về kinh tế trang trại, các trang trại điển hình ở tỉnh Bình Dƣơng và các báo cáo kinh nghiệm của các địa Phƣơng về phát triển kinh tế trang trại. Về kinh tế trang trại ở huyện Phú Giáo chƣa có một công trình nào nghiên cứu sâu và có hệ thống. Có chăng chỉ dừng lại ở các bài báo phản ánh từng mặt, từng lĩnh vực và chủ yếu là đƣa tìn về một số kết quả khái quát trong phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Giáo. Qua các thống kê trên cho thấy, các công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại Việt Nam khá phong phú với các cấp độ và hƣớng tiếp cận khác nhau. Các công trình đã nêu ra và đều mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của kinh tế trang trại để tìm ra hƣớng đi, đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc để phát huy vai trò của kinh tế trang trại trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của đất nƣớc nói chung trên phạm vi từng địa phƣơng nói riêng. Tuy nhiên, kinh tế trang trại ở huyện Phú Giáo, Bình Dƣơng cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu về 6
- phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Giáo, Bình Dƣơng trong suốt giai đoạn 2005 – 2015. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển kinh tế trang trại, luận văn đề xuất một số quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Giáo, Bình Dƣơng (2005 – 2015). * Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Làm rõ quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế trang trại. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Giáo, Bình Dƣơng (2005 – 2015). - Đề xuất một số quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Giáo, Bình Dƣơng trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tƣợng nghiên cứu: kinh tế trang trại ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng từ năm 2005 đến năm 2015. * Phạm vi nghiên cứu Không gian: huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng Thời gian: từ năm 2005 đến năm 2015. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài * Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp; đƣờng lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học về kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại là cơ sở lý luận của đề tài. * Phƣơng pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng hai phƣơng pháp đặc thù của khoa học lịch sử là 7
- phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgic kết hợp với các phƣơng pháp khác nhƣ: phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh và phƣơng pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của đề tài Góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại nói chung, kinh tế trang trại ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng nói riêng. Qua đó, góp phần cung cấp thêm cứ liệu khoa học có ý nghĩa tham khảo và khuyến nghị với Đảng bộ, chính quyền và các ban, ngành huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng trong xác định chủ trƣơng, chính sách và các giải pháp phát triển kinh tế trang trại . Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho sinh viên chuyên ngành Lịch sử và những ai quan tâm đến vấn đề nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN PHÚ GIÁO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG Ở HUYỆN PHÚ GIÁO, BÌNH DƢƠNG 8
- Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế phổ biến trong ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp, hình thành và phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Loại hình này cũng đã và đang hình thành ở nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong những năm gần đây. Đây là hình thức tổ chức kinh tế khơi dậy và phát huy những tiềm năng sẵn có, thích hợp trong việc cơ giới hóa, công nghiệp hóa và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Quan niệm, vai trò và các loại hình kinh tế trang trại * Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại - Quan niệm về trang trại: Trang trại là thuật ngữ gắn liền với hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trên một diện tích đủ lớn với quy mô gia đình là chủ yếu để tạo ra sản phẩm hàng hoá cung cấp cho xã hội phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thị trƣờng. Trang trại ngày nay có nhiều mặt cùng tồn tại: Về mặt kinh tế, nói lên các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm hàng hoá đem lại thu nhập cao và nhiều lợi nhuận; về mặt xã hội, trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, quan hệ giữa các thành viên của hộ trang trại, giữa chủ trang trại và ngƣời làm thuê là đan xen nhau; về mặt môi trƣờng, trang trại có mối quan hệ thể hiện trên nhiều mặt rất đa dạng và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời có tác động qua lại nhiều mặt, nhiều chiều của hệ kinh tế sinh thái - nhân văn trong vùng. Trên thực tế ngƣời ta thƣờng chú ý về mặt kinh tế của trang trại nhiều hơn mặt xã hội và môi trƣờng. Điều này cũng dễ hiểu vì kinh tế là nội dung cơ bản, là cốt lõi của trang trại. Từ những vấn đề trên có thể hiểu: Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, ngƣ nghiệp) mà tƣ liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một ngƣời chủ độc lập; sản xuất đƣợc tiến hành với quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phƣơng thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt 9
- động tự chủ để sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trƣờng. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng các hình thức tổ chức sản xuất tập trung trong nông nghiệp dựa trên sở hữu Nhà nƣớc và sở hữu tập thể nhƣ các nông, lâm trƣờng quốc doanh, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp không thuộc khái niệm trang trại. - Khái niệm về kinh tế trang trại: Kinh tế trang trại (KTTT) là một khái niệm không còn mới với các nƣớc kinh tế phát triển và đang phát triển. Song đối với Việt Nam vẫn còn là một vấn đề mới, do nƣớc ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng nên việc nhận thức chƣa đầy đủ về kinh tế trang trại là điều không thể tránh khỏi, đồng thời còn một nguyên nhân là việc nghiên cứu lý luận và đầu tƣ cho phát triển kinh tế trang trại ở nƣớc ta vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Đối với mỗi nƣớc, mỗi vùng lãnh thổ đều có một cách nhìn nhận riêng về lý luận kinh tế trang trại và đƣa ra các khái niệm khác nhau về kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại, một hình thức tổ chức sản xuất đã xuất hiện từ thời phong kiến trong lịch sử phát triển của nhân loại, dƣới dạng các điền trang, thái ấp ở châu Á hay lãnh địa của các lãnh chúa châu Âu. Do sự khác nhau về qui mô, hình thức tổ chức và tính chất sở hữu, quan niệm về kinh tế trang trại vẫn còn hạn chế, thậm chí tồn tại những cách hiểu đánh đồng kinh tế trang trại với kinh tế hộ; hay kinh tế trang trại là hình thực sản xuất đơn thuần trong lĩnh vực nông nghiệp. Quan niệm hạn chế về kinh tế trang trại biểu hiện cụ thể trong sử dụng các thuật ngữ “farm” (tiếng Anh), “ferme” (tiếng Pháp) hoặc “Oepma” (tiếng Nga),… để chỉ trang trại, với cách hiểu chung là cơ sở sản xuất nông nghiệp gắn với hộ gia đình nông dân. Từ các công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại cho thấy, đây là loại hình sản xuất chuyển từ tự túc khép kín của hộ tiểu nông vƣơn lên sản xuất hàng hóa, tiếp cận với thị trƣờng, từng bƣớc thích nghi với kinh tế thị trƣờng cạnh tranh; sự hình thành kinh tế trang trại gắn liền với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp; mô hình kinh tế trang trại đƣợc coi là phù 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 240 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố địa - chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (12/1989 - 5/2008)
144 p | 249 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 181 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 204 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 149 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 169 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 152 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 188 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 153 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 205 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 153 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 177 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 178 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 138 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 68 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn