Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ (1993-2000)
lượt xem 10
download
Mục đích chủ yếu của luận văn là phân tích và luận giải sâu về quá trình đàm phán phân định biển, về nội dung Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ theo cách tiếp cận ở góc độ lịch sử Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ (1993-2000)
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO XUÂN TUẤN QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993-2000) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM HÀ NỘI, 2018
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO XUÂN TUẤN QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993-2000) Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8.22.90.13 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THANH MINH HÀ NỘI, 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi. Tác giả luận văn Đào Xuân Tuấn
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN VỊNH BẮC BỘ ......................................................................................................................... 13 1.1. Khái quát vùng biển Vịnh Bắc Bộ ...................................................... 13 1.2. Lịch sử vấn đề biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc ...................... 16 1.3. Bối cảnh khu vực ................................................................................. 19 Chương 2. QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ KẾT QUẢ PHÂN ĐỊNH TRONG VỊNH BẮC BỘ .............................................................................. 31 2.1. Giai đoạn trước năm 1993 .................................................................... 31 2.2.Giai đoạn 1993-1995 ............................................................................. 32 2.3. Giai đoạn 1995-2000 ............................................................................ 34 2.4. Kết quả phân định Vịnh Bắc Bộ .......................................................... 47 Chương 3. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM............ 54 3.1. Ý nghĩa lịch sử của việc ký Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ ......................................................................... 54 3.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................ 59 KẾT LUẬN .................................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 71
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á COC Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông DOC Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, là văn kiện được ký kết năm 2002 giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc UNCLOS 1982 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 CV Công suất
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ Vịnh Bắc Bộ trước khi phân định ....................................... 34 Hình 1.2. Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ ở khu vực cửa sông Bắc Luân ......................................................................................................................... 41 Hình 1.3. Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc ... 43 Hình 1.3.Sơ đồ đường phân định và hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ. .... 46
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biển và đại dương chứa một lượng lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật và phi sinh vật đa dạng và phong phú, rất quan trọng đối với nhân loại. Biển còn là tuyến đường giao thông quan trọng về chiến lược mà các quốc gia ven biển không phải tốn đầu tư và chi phí nhiều như đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Để quản lý và khai thác biển một cách có hiệu quả, các quốc gia ven biển đảo, quần đảo trên thế giới đã tiến hành hợp tác phân định biển với các quốc gia liên quan, nhằm tạo ra môi trường hòa bình, ổn định và đảm bảo được các quyền lợi quốc gia trên biển. Đối với Việt Nam, biển và hải đảo là một bộ phận cấu thành lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Cùng với đất liền, biển và hải đảo đã tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển kinh tế của đất nước qua các thời kỳ lịch sử.Việt Nam là quốc gia biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có vị trí địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng mà không phải quốc gia nào cũng có, chính vì vậy Việt Nam cần có vùng biển đảm bảo hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Việc phân định Vịnh Bắc Bộ một cách cụ thể, rõ ràng với Trung Quốc để quản lý biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia trên biển là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển đảo trong khu vực Vịnh Bắc Bộ của Tổ quốc. Từ năm 1974 đến năm 2000, quá trình đàm phán để giải quyết vấn đề phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ đã diễn ra trên tinh thần hòa bình, hữu nghị và thiện chí. Hai bên đã dựa trên hệ thống luật pháp quốc tế, luật biển quốc tế hiện đại, nhất là những quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 để đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ. Do đó, một đề tài nghiên cứu những nội dung của quá trình phân định 1
- biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở trong Vịnh Bắc Bộ sẽ có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần vào công tác nghiên cứu, giảng dạy về quá trình triển khai chính sách phân định biển của Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ(1993-2000) làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây những nội dung liên quan đến quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ đã và đang thu hút nhiều cơ quan, ban ngành, các nhà lãnh đạo và quản lý, các học giả trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu ở nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau. Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài sau đây: 2.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến phân định biển nói chung Luận văn tốt nghiệp đại học của Học viên Nguyễn Quang Văn chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Viện Đại học Mở Hà Nội, năm 2005 với đề tài: Một số vấn đề cơ sở pháp lý về phân định ranh giới trên biển Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Tây Nam. Tác giả đã nghiên cứu những cơ sở pháp lý để phân định ranh giới trên biển Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Tây Nam trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các quốc gia liên quan trong khu vực. Luận văn Thạc sĩ luật học của Lê Thanh Hoàn với đề tài: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển năm 1982, thực tiễn phân định biển của một số quốc gia trên thế giới và lời giải cho vấn đề tranh chấp tại Biển Đông. Chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013. Tác giả đã luận giải, nghiên cứu đề cập đến vấn đề tìm hiểu nguyên tắc, phương pháp 2
- phân định biển theo pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn phân định biển của một số quốc gia trên thế giới. Sau đó, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm, kết quả mà các quốc gia đã đạt được trong quá trình phân định biển, xác định ranh giới quốc gia trên biển. Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Dung với đề tài: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển năm 1982. Chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014. Tác giả đã khai thác, phân tích, luận giải để làm rõ các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 và các vụ án điển hình trong phân định biển từ trước đến nay do Tòa án Quốc tế, Tòa án Luật biển hay Tòa trọng tài giải quyết từ đó đi sâu vào nghiên cứu các quy định về phân định trong Công ước Luật biển năm 1982 để liên hệ với thực tiễn quản lý vùng biển của Việt Nam qua hệ thống văn bản pháp lý. Sau đó luận văn rút ra những bài học để áp dụng vào thực tế những tranh chấp trên biển đang diễn ra hiện nay. Bài viết Tranh chấp về phân định biển giữa Peru và Chile tại Tòa Công lý Quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ) và những tham chiếu cho Việt Nam trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nguyễn Bá Diến, Đinh Phạm Văn Minh đăng trên Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học, Tập 30, Số 4/(2014) tr.10 -23. Tác giả đề cập đến nội dung: Ngày 16/01/2008, Cộng hòa Peru nộp tại Cơ quan Thư ký của Tòa án Công lý Quốc tế của Liên hợp quốc một Đơn kiện nhằm chống lại Cộng hòa Chile liên quan đến việc phân định biển giữa hai nước trong đó nội dung của vụ kiện đề cập đến: thứ nhất, phân định đường biên giới giữa hai nước ở khu vực biển thuộc Thái Bình Dương, thứ hai: công nhận yêu cầu của Peru về một khu vực biển nằm trong giới hạn 200 hải lý tính từ bờ biển của Peru cho rằng thuộc về Peru, nhưng Chile cho rằng khu vực này thuộc về hải phận quốc tế. Vụ việc giữa hai nước là một ví dụ điền hình cho Việt Namvà cộng đồng quốc tế tham 3
- khảo về giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia láng giềng thông qua cơ quan tài phán quốc tế. Luận văn Thạc sĩ Luật học của Đỗ Thị Hằng với đề tài: Vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia dưới góc độ luật pháp quốc tế. Chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2015: Tác giả nghiên cứu vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia theo một cách tiếp cận và hướng nhìn mới là đi thẳng vào vấn đề áp dụng cơ sở pháp lý để giải quyết triệt để vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia dưới góc độ luật pháp quốc tế trong đó có phân tích, so sánh để tìm ra một cách giải quyết đạt hiệu quả nhất và đưa ra đề xuất một cơ chế riêng dựa trên các ưu điểm và hạn chế của tình hình hiện có . Bài viết Quá trình phân định biển của Việt Nam với các nước láng giềng của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Minh đăng trên http://nghiencuuquocte.org. Tác giả đưa ra quá trình nghiên cứu phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Biển Đông, trong đó có phần đề cập đến việc phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Tác giả đã phân tích và luận giải quá trình phân định biển giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Hai nước đã vận dụng những quy định của UNCLOS năm 1982 làm cơ sở cho việc phân định Vịnh Bắc Bộ và cùng nhau ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ vào ngày 25/12/2000. Bài viết Phân định biển và hợp tác cùng phát triển của tác giả Trần Hữu Duy Minh đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 2 (358), tháng 02/2018, tr. 62 – 67. Tác giả đã phân tích cơ sở pháp lý về mối quan hệ giữa phân định biển và hợp tác cùng phát triển là hai giải pháp chính mà các quốc gia có vùng biển chồng lấn có thể lựa chọn, trong đó bài viết có đưa ra ví dụ điển hình về hợp tác cùng phát triển sau khi ký kết hiệp định phân định giữa 4
- Việt Nam với Thái Lan năm 1997 trong phân định Vịnh Thái Lan, giữa Việt Nam và Trung Quốc trong phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000. 2.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu có liên quan đến chính sách và pháp luật về biển đảo của Việt Nam Cuốn sách Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế (1988), Sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đây là một công trình quan trọng đã thẳng thắn bác bỏ các quan điểm không có căn cứ pháp lý của Trung Quốc về khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thể hiện qua việc quản lý hành chính và khai thác biển đảo của các triều đại phong kiến Việt Nam và sự kế thừa về mặt chủ quyền của nước Pháp. Sau đó, nước Pháp đã trao trả cho Việt Nam sau khi rút khỏi Việt Nam theo quy định của Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954. Cuốn sách về Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và Chiến lược phát triển bền vững (2006), của Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Tư pháp do PGS.TS. Nguyễn Bá Diến chủ biên.Các tác giả đã tập trung phân tích và luận giải những thông tin cơ bản, toàn diện, hệ thống chính sách và pháp luật về biển của Nhà nước Việt Nam. Cuốn sách Công ước Biển năm 1982 và Chiến lược biển của Việt Nam (2008), của PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, PGS.TS. Đỗ Minh Thái, ThS. Nguyễn Thị Như Mai và ThS. Nguyễn Thị Hường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Các tác giả làm rõ quá trình tham gia và thực hiện các quy định, yêu cầu trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982 đối với một quốc gia ven biển. 5
- Cuốn sách Việt Nam Quốc hiệu và Cương vực. Hoàng Sa - Trường Sa (2013), của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã khái quát, phân tích và luận giải chiều dài lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc Việt Nam, từ thuở Vua Hùng dựng nước đến nay. Cuốn sách Tìm kiếm giải pháp hòa bình và công lý ở Biển Đông, do PGS.TS. Đặng Đình Quý (Chủ biên), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, năm 2015. Cuốn sách gồm 3 phần, tập hợp 16 bài nghiên cứu của các tác giả, chủ yếu tập trung phân tích và luận giải các vấn đề chính yếu liên quan đến tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên một số vùng biển đảo ở khu vực Biển Đông. Cuốn sách Người Việt với Biển, do GS.TS.Nguyễn Văn Kim (Chủ biên), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội năm 2011. Cuốn sách tổng hợp 24 bài nghiên cứu của các chuyên gia, học giả nghiên cứu về Biển Đông. Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử, cuốn sách Người Việt với biển đã tập trung khai thác và lý giải mối quan hệ giữa đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam với thế giới bên ngoài qua con đường biển. Cơ tầng văn hóa biển được đắp xây từ những huyền thoại về thời lập quốc, những tín niệm tâm linh cho tới những câu chuyện dân gian đời thường cùng những ghi chép được tích lũy qua nhiều thời đại đã dần dần tạo nên ý thức về biển ngày một rộng lớn, sâu sắc. Các công trình khảo cổ học đã phát hiện từ lòng đất những di vật thời tiền – sơ sử của các vùng ven biển, các vùng biển đảo dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc đến Nam, tỏa rộng ra biển. Cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, do GS.TS.Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên), Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội năm 2012. Cuốn sách được bố cục thành 5 chương, trong đó Chương 1, tập trung phân tích về tình hình thế giới, khu vực và Trung Quốc thời gian cuối thế kỷ XX, đồng thời xem đó là bối cảnh lịch sử 6
- của việc tìm tòi giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trước công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI. Chương 2 tập trung phân tích một số vấn đề lý luận nổi bật, qua đó, góp phần chỉ đạo thực tiễn mới của cải cách mở cửa ở Trung Quốc. Còn các chương 3, 4, 5 đi sâu vào lý giải một số vấn đề lý luận nổi bật trên các phương diện kinh tế - xã hội, xây dựng chính trị và đối ngoại. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu liên quan đến các khía cạnh, lĩnh vực nghiên cứu khác như: phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển, lĩnh vực quốc phòng – an ninh về biển đảo. Công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực lịch sử và văn hóa biển nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo. 2.1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu của các công trình liên quan đến đề tài đã đạt được Qua việc trình bày tổng quan trong những công trình phân tích ở trên, các tác giả trong nước hay ngoài nước từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, trong từng lĩnh vực nhất định, tùy theo những chuyên ngành cụ thể. Trong những công trình nêu trên, có những nội dung liên quan đến quá trình phân định biển Việt Nam như cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển đảo của Tổ quốc, phát triển kinh tế biển, phân định biên giới trên biển, cơ chế hợp tác quốc tế về biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Qua tìm hiểu cho thấy, các nhóm công trình nêu trên đề cập đến những nội dung sau: Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu lĩnh vực phân định biển từ góc độ lịch sử, địa lý, văn hóa và đặc biệt là pháp luật quốc tế của các bên liên quan trực tiếp nhằm chứng minh chủ quyền của mình đối với các vùng biển đảo trên thế giới nói chung và Biển Đông nói riêng, bác bỏ luận điểm, quan điểm chủ quyền của bên khác. 7
- Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về vai trò quan trọng của biển nhìn từ góc độ an ninh, chính trị quốc tế, xem xét các khả năng xảy ra xung đột và kiểm soát xung đột trên biển. Đánh giá nguy cơ của chúng đối với các quốc gia hữu quan, khu vực và quan hệ quốc tế. Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu từ góc độ kinh tế biển nhằm tìm hiểu và đánh giá tiềm năng của biển, khả năng khai thác, phát triển kinh tế biển trong khu vực Biển Đông về vận tải biển và tài nguyên biển, đặc biệt là nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt và hải sản. Những nội dung liên quan đến đề tài luận văn chưa đề cập và nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về quá trình phân định biển giữa Việt Nam với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ. Do đó, còn có một số khoảng trống nhất định trong luận văn mà các công trình chưa được đề cập đến, hoặc có đề cập nhưng nghiên cứu chưa sâu, chưa thể hiện hết nội dung của quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ. Tóm lại, tất cả những công trình nghiên cứu khoa học của các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước nêu trên đều là nguồn tư liệu quý và bổ ích cho tác giả luận văn tham khảo, kế thừa trong quá trình nghiên cứu. Nhất là những nội dung nghiên cứu có liên quan trực tiếp ít nhiều đến nội dung phân định biển đã gợi mở cho tác giả có cái nhìn tương đối tổng quan về chính sách biển Việt Nam và vấn đề về phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia co liên quan trong khu vực, trong đó có nội dung phân định biển giữa Việt Nam – Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ. 2.1.4. Những nội dung luận văn cần tiếp tục cùng giải quyết Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học kể trên tôi lựa chọn đề tài quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ (1993 – 2000) làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Nghiên cứu đề tài này của tôi góp phần làm rõ một số nội dung sau: 8
- Một là, phân tích bối cảnh lịch sử, cơ sở hình thành và nội dung phân định biển của Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Phân tích và luận giải quá trình đàm phán phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1993 đến năm 2000 ở trong Vịnh Bắc Bộ. Hai là, phân tích, đánh giá và luận giải những thành tựu đã đạt được trong quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1993 đến năm 2000 ở Vịnh Bắc Bộ. Từ đó rút ra ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm, làm cơ sở khoa học cho việc vận dụng vào quá trình phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan trong các giai đoạn tiếp theo. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích chủ yếu của luận văn là phân tích và luận giải sâu về quá trình đàm phán phân định biển, về nội dung Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ theo cách tiếp cận ở góc độ lịch sử Việt Nam. Đánh giá những thành tựu đã đạt được, phân tích nguyên nhân thành công, nêu lên những kinh nghiệm trong quá trình phân định biển giữa Việt Nam với Trung Quốc từ năm 1993 đến năm 2000 ở khu vực Vịnh Bắc Bộ để đúc rút bài học kinh nghiệm lịch sử cho các giai đoạn tiếp theo, nhất là hợp tác phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế, cơ sở hình thành và nội dung phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ. Nghiên cứu quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1993 đến năm 2000 ở Vịnh Bắc Bộ, luận giải có hệ thống về bối cảnh lịch sử dẫn đến hai nước ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ. 9
- Đánh giá những thành tựu đạt được trong quá trình phân định biển ở Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước. Phân tích nguyên nhân của những thành tựu, ý nghĩa lịch sử, trên cơ sở đó đúc rút những bài học kinh nghiệm vào việc phân định biển trong các giai đoạn tiếp theo của Nhà nước Việt Nam với các quốc gia có liên quan trong khu vực Biển Đông. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ từ năm 1993 đến năm 2000. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu quá trình phân định biển giữa Việt Nam với Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ từ năm 1993, sau khi hai nước ký thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đến khi Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết năm 2000. Phạm vi không gian: Luận văn đi sâu nghiên cứu quá trình phân định biển giữa Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ từ năm 1993 đến năm 2000. Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu bối cảnh lịch sử, cơ sở và nội dung quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1993 đến năm 2000: Đó là quá trình đàm phán có những thuận lợi và khó khăn về quan điểm khác nhau của hai bên về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, ý nghĩa của hiệp định phân định biển. Trên cơ sở đó rút ra một số nhận xét về thành tựu, về nguyên nhân của thành tựu và những kinh nghiệm của việc phân định biển. 10
- 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Phương pháp luận quan trọng dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên xây dựng đất nước. Luận văn là một đề tài nghiên cứu lịch sử có liên quan đến nhiều quốc gia, cho nên còn vận dụng lý luận về quan hệ quốc tế, sử dụng lý thuyết về địa chính trị và sức mạnh quốc gia, trong đó nghiên cứu sự tương tác giữa yếu tố chính trị và địa lý trong việc xác lập quyền lực trên biển. Đề tài luận văn có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác như :kinh tế, an ninh - quốc phòng, quan hệ quốc tế.v.v.., nên sử dụng phương pháp liên ngành để xem xét vấn đề. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận văn thuộc chuyên ngành lịch sử Việt Nam, nội dung sự kiện diễn ra trong thời kỳ hiện đại, bởi vậy, phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu lịch sử và logic kết hợp với phương pháp nghiên cứu liên ngành khác như phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, phỏng vấn chuyên gia...xem xét vấn đề theo thời gian và không gian trong mối tương tác đa chiều, tổng thể của chính sách phân định biển giữa Việt Nam với Trung Quốc trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, trong bối cảnh chịu sự tác động của khu vực và quốc tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn về phân định Vịnh Bắc Bộ qua đó giúp cho việc phân tích, đánh giá kết quả thực tiễn và 11
- khẳng định vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ từ năm 1993 đến năm 2000. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối chuyên sâu và có hệ thống đối với quá trình phân định biển trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Qua đó, rút ra ý nghĩa lịch sử và một số bài học kinh nghiệm thực tiễn phục vụ việc triển khai chính sách phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan trong thời gian sau này. Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội các vùng ven biển, các lĩnh vực kinh tế biển cũng như mở rộng hợp tác quốc tế trên biển của Nhà nước Việt Nam, nhất là việc sử dụng nội dung luận văn trong việc nghiên cứu, giảng dạy môn lịch sử ở cấp phổ thông về chủ quyền biển đảo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục.. luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Bối cảnh lịch sử về phân định biển ở Vịnh Bắc Bộ. Chương 2: Quá trình đàm phán và kết quả phân định ở Vịnh Bắc Bộ. Chương 3: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm. 12
- Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN VỊNH BẮC BỘ 1.1. Khái quát vùng biển Vịnh Bắc Bộ 1.1.1. Sơ lược về lịch sử Vịnh Bắc Bộ Kinh đô của nước Đại Việt từ triều đại nhà Lý được gọi là Thăng Long, năm 1397 thành Thăng Long được gọi là Đông Đô. Khi nhà Minh xâm lược nước ta vào năm 1407, Đại Việt bị phụ thuộc Trung Quốc (còn gọi là thời Minh thuộc trong lịch sử Việt Nam), cho đến năm 1408 nhà Hồ đổi tên Đông Đô thành Đông Quan. Năm 1418 cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho Đại Việt vào năm 1427. Lê Thái Tổ đổi tên thành Đông Quan thành Đông Kinh [69]. Sau những cuộc phát kiến địa lý vào thế kỉ XV, ở Châu Á – Thái Bình Dương đã hình thành hai trục giao thương chính là : trục tuyến Bắc – Nam và Đông – Tây. Trục tuyến Đông – Tây với trạm dừng chân là Ấn Độ. Từ đây, các tàu thuyền phương Tây qua eo Malacca, tới Indonesia, Xiêm, Đại Việt, Trung Quốc, Philippins và Nhật Bản [70]. Vào thời Bắc thuộc, Bắc Bộ Việt Nam được mang những tên như quận Giao Chỉ, rồi Giao Châu. Đến thời Trịnh – Nguyễn phân tranh , đây là vùng đất Đàng Ngoài do chúa Trịnh kiểm soát. Tên gọi Bắc Kỳ do vua Minh Mạng đặt ra vào năm 1834 để chỉ phần đất từ Ninh Bình trở ra phía Bắc của Việt Nam. Tonkin Gulf là danh từ được người phương Tây dùng để chỉ xứ Đàng Ngoài thuộc thời Trịnh-Nguyễn phân tranh giai đoạn (1627-1775). Sang thế kỉ XIX địa danh Tonkin được người Pháp đặt tên cho vùng lãnh thổ phía Bắc Việt Nam. Vùng lãnh thổ này trong tiếng Việt được gọi là: Bắc Việt, Bắc –Kỳ, Bắc 13
- – Bộ hay Bắc - Phần [67]. Vùng biển phía Đông của Bắc Việt là một phần của Biển Đông. Vùng biển này là Vịnh Bắc Việt ( cũng được gọi là Vịnh Bắc Bộ hay Vịnh Bắc Phần là vịnh nước mặn nằm giữa Việt Nam và Trung Quốc). 1.1.2. Điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội Vịnh Bắc Bộ nằm về phía Tây Bắc Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển miền Bắc Việt Nam, lục địa Trung Quốc, bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam (Trung Quốc) là một trong những Vịnh lớn ở Đông Nam Á và thế giới với diện tích khoảng 126.250 km², Vịnh Bắc Bộ trải rộng từ khoảng 17010’ đến 21055’ độ vĩ Bắc, 105036’ đến 109055’ độ kinh Đông; chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310km và nơi hẹp nhất khoảng 220 km; có hai cửa ra vào Vịnh: Một là, eo biển Quỳnh Châu nằm giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam rộng khoảng 35 km (19 hải lý) và hai là, cửa chính từ đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) tới mũi Oanh Ca (đảo Hải Nam – Trung Quốc) rộng khoảng 207 km (112 hải lý) [10,tr.2]. Phần Vịnh phía Việt Nam tập trung khoảng 2312 đảo ven bờ với thắng cảnh Vịnh Hạ Long nổi tiếng. Phần Vịnh phía Trung Quốc chỉ có khoảng vài trăm đảo đá nhỏ ven bờ, lớn nhất là đảo Vị Châu ở Đông Bắc vịnh có diện tích rộng trên 30km2, cách đất liền Trung Quốc khoảng 35km (19 hải lý). Ở giữa Vịnh có đảo Bạch Long Vĩ thuộc Việt Nam. Đảo rộng khoảng 2,5km2, nằm cách bờ Việt Nam 110km (59 hải lý) và bờ biển đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km (70 hải lý). Trong phạm vi đó, chiều dài bờ vịnh bên phía Việt Nam là 763 km, chạy qua 10 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Bờ biển phía Trung Quốc dài 695 km, chạy qua 2 tỉnh Quảng Tây và Hải Nam. Phía Việt Nam có hàng nghìn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm gần giữa Vịnh. Phía Trung Quốc chỉ có một số ít đảo nhỏ ở phía Đông Bắc 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 241 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 181 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 204 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ XX
216 p | 165 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 151 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 173 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 153 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 188 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 153 | 36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 211 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 153 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 177 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 181 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng tại Nam kỳ (1875 – 1945)
235 p | 137 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 69 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn