intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI" được hoàn thành với mục tiêu nhằm trình bày, phân tích cơ sở của mối quan hệ giữa tỉnh Bình Dương (Việt Nam) và tỉnh Champasak (Lào); Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHAN THỊ MINH HÂN QUAN HỆ HỢP TÁC BÌNH DƯƠNG - CHAMPASAK TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ : 8 22 90 13 BÌNH DƯƠNG - 2021
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHAN THỊ MINH HÂN QUAN HỆ HỢP TÁC BÌNH DƯƠNG - CHAMPASAK TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ : 8 22 90 13 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG HUẾ BÌNH DƯƠNG - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan, khoa học, có xuất xứ rõ ràng, trích dẫn đầy đủ. Bình Dương, ngày 25 tháng 12 năm 2020 Tác giả luận văn Phan Thị Minh Hân i
  4. LỜI CẢM ƠN Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Trung học cơ sở Định Hòa, trong thời gian qua đơn vị đã tạo điều kiện cho giáo viên tham gia nhiều lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giúp hoạt động giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn. Năm 2018, trường Trung học cơ sở Định Hòa đã tạo điều kiện tôi tham gia lớp cao học khóa V với chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. Trong suốt thời gian học tập, tôi đã đón nhận được sự truyền đạt nhiệt tình, tâm huyết của các giảng viên. Ngoài kiến thức đã học tôi còn được Thầy, Cô chia sẻ những kinh nghiệm quí báu trong cuộc sống. Nhân dịp làm bài luận văn tốt nghiệp, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện để tôi được tham gia lớp học; đồng cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Xã hội và Nhân Văn, các giảng viên đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hoàng Huế đã hướng dẫn tận tình cho tôi viết luận văn tốt nghiệp, giúp tôi hoàn thành khóa học với kết quả tốt nhất. Cảm ơn Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Định Hòa, quý đồng nghiệp và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi an tâm hoàn thành khóa học. ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii A. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 3 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 5 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 5 2.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................... 5 3. Tổng quan nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 9 4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 10 6. Đóng góp của đề tài.......................................................................................... 11 7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................ 12 B. PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ QUAN HỆ BÌNH DƯƠNG - CHAMPASAK ............. 13 1.1. Mối quan hệ Việt Nam – Lào ........................................................................ 13 1.2. Khái quát về tỉnh Bình Dương ...................................................................... 28 1.3. Khái quát về tỉnh Champasak (Lào) ............................................................. 32 1.4. Chính sách đối ngoại của Bình Dương và Champasak ................................. 35 1.5. Khái quát về quan hệ Bình Dương và Champasak trước năm 2000 ............. 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ BÌNH DƯƠNG VÀ CHAMPASAK TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI .............................................. 44 2.1. Quan hệ Bình Dương và Champasak (2000 - 2006) ..................................... 44 2.1.1. Quá trình thiết lập quan hệ hợp tác giữa Bình Dương và Champasak ...... 44 2.1.2. Một số lĩnh vực hợp tác giữa Bình Dương và Champasak ........................ 46 2.2. Quan hệ Bình Dương và Champasak năm 2006 đến nay ............................. 49 iii
  6. 2.2.1. Giai đoạn là từ năm 2006 - 2016 ................................................................ 49 2.2.1.1. Lĩnh vực chính trị, ngoại giao ................................................................ 49 2.2.1.2. Lĩnh vực kinh tế ..................................................................................... 51 2.2.1.3. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục ..................................................................... 53 2.2.1.4. Lĩnh vực y tế ........................................................................................... 54 2.2.2. Giai đoạn là từ năm 2016 - 2020 ................................................................ 55 2.2.2.1. Lĩnh vực chính trị, ngoại giao ................................................................ 55 2.2.2.2. Lĩnh vực kinh tế ...................................................................................... 61 2.2.2.3. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục ..................................................................... 63 2.2.2.4. Lĩnh vực y tế ........................................................................................... 68 2.2.2.5. Trên một số lĩnh vực khác ....................................................................... 70 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ BÌNH DƯƠNG - CHAMPASAK TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẤU THẾ KỈ XXI 76 3.1. Kết quả, hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 76 3.1.1. Kết quả ....................................................................................................... 76 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 78 3.2. Triển vọng quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak ................................ 80 3.3. Giải pháp thúc đẩy mối quan hệ giữa hai địa phương .................................. 84 C. PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 92 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1 iv
  7. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu, khách quan của thế giới đương đại, đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của các dân tộc, các quốc gia và của toàn thể nhân loại. Bước sang thế kỉ XXI, xu thế toàn cầu hóa tiếp tục phát triển sâu rộng. Sự tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia. Xu thế chung của thế giới ngày nay là: Hòa bình, hợp tác và phát triển, vừa tạo ra những cơ hội to lớn nhưng cũng tạo nên những thách thức đối với các nước, nhất là các nước đang phát triển. Trong xu thế toàn cầu hóa, hợp tác khu vực diễn ra sôi động từ liên khu vực đến hợp tác theo nhóm nước và song phương, xuất phát từ lĩnh vực kinh tế mở rộng sang lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục…Tính năng động trong quá trình hợp tác, liên kết, hội nhập khu vực có ảnh hưởng tích cực cho sự hòa bình, ổn định và phát triển. Tuy nhiên, xu thế đó cũng đem lại những thách thức về tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực, biên giới, tài nguyên các nước, dẫn đến sự bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội giữa các nước trong khu vực với nhau. Trên con đường xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam luôn coi trọng vấn đề hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Giữ gìn hòa bình, tạo lập môi trường quốc tế thuận lợi, một mặt sẽ góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, mặt khác sẽ tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ, hợp tác của quốc tế cho sự phát triển của đất nước. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Việt Nam nâng cao uy tín và vị thế của mình trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong suốt quá trình phát triển đất nước, Việt Nam luôn luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Khu vực này có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam và là 3
  8. một bộ phận quan trọng trong chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại và “láng giềng hữu nghị” của Đảng, Nhà nước ta vì nó liên quan trực tiếp tới môi trường an ninh và phát triển của đất nước. Việc củng cố và thúc đẩy các mối quan hệ song phương, nhất là quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, có mối quan hệ truyền thống, gắn bó từ lâu đời. Quan hệ hai nước đã trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc và quy luật phát triển chung của cách mạng mỗi nước. Quan hệ Việt Nam và Lào được dày công vun đắp, tôi luyện trong thực tế, được hun đúc bằng công sức và xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ và bằng sự hy sinh phấn đấu của nhiều thế hệ người Việt Nam và Lào. Trải qua hai thập niên đầu của thế kỉ XXI, tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi đã tác động đến quan hệ quốc tế, khu vực và sự phát triển của mỗi quốc gia. Song quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Lào vẫn không ngừng được giữ gìn, củng cố và phát huy. Quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai dân tộc Việt - Lào trong hai thập niên qua là công sức, trí tuệ của nhiều thế hệ của cả hai nước. Điều này có thể minh chứng qua tiến trình lịch sử cách mạng của hai quốc gia. Mối quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào tiếp tục củng cố và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Qua đó, góp phần quan trọng đưa hai quốc gia bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển của khu vực và trên toàn thế giới. Vị thế của hai nước trong khu vực và quốc tế ngày càng được nâng lên. Quan hệ Việt Nam - Lào được thể hiện trên các lĩnh vực khác nhau, trong đó tiêu biểu về các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục… Đồng thời, mối quan hệ truyền thống đặc biệt giữa Việt Nam và Lào cũng được thể hiện trên nhiều cấp độ khác nhau, trong đó có sự đóng góp quan 4
  9. trọng của mối quan hệ hợp tác giữa các địa phương của hai quốc gia với nhau. Đặc biệt là mối quan hệ giữa hai tỉnh Bình Dương (Việt Nam) và Champasak (Lào). Ngày 13/11/2006, trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Lào, tỉnh Bình Dương và tỉnh Champasak đã chính thức ký thỏa thuận về việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác đầu tư giữa hai địa phương. Quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương nói riêng và của hai quốc gia láng giềng Việt Nam - Lào nói chung. Để hiểu và làm rõ hơn về mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Bình Dương và Champasak trong thời gian qua, tôi chọn đề tài “Quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI” để tiến hành nghiên cứu. Qua đề tài này, tôi muốn trình bày cơ sở, quá trình phát triển và những kết quả của mối quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI. Thông qua đó, trình bày những triển vọng và giải pháp của mối quan hệ của hai địa phương trong thời gian sắp tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài nhằm phản ánh quan hệ hợp tác Bình Dương – Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Trình bày, phân tích cơ sở của mối quan hệ giữa tỉnh Bình Dương (Việt Nam) và tỉnh Champasak (Lào). - Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI. 5
  10. - Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được và những hạn chế trong quan hệ Bình Dương – Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI đưa ra những nhận định, đánh giá và dự báo triển vọng của quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trong thời gian tới. 3. Tổng quan nghiên cứu của đề tài Vấn đề: “Quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI” đã được các nhà nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể tìm thấy nội dung về quan hệ Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI trong các công trình nghiên cứu đã được công bố. - Nhóm các công trình nghiên cứu chung về quan hệ Việt Nam - Lào: Có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Hoài Nguyên, “Lào - đất nước và con người”, nhà xuất bản Thuận Hóa, tái bản năm 2008; Trần Xuân Hiệp, “Quan hệ an ninh - chính trị Việt Nam với Lào và Campuchia (1991 - 2007) ”; Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm - Huế, 2009; Đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào, thực tiễn và bài học lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2013; PGS, TS. Lê Đình Chỉnh, “55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào: Nhìn lại và hướng tới”, Nxb thông tin và truyền thông, 2017; Một số văn kiện và tài liệu về liên minh chiến đấu và quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam, Lào, Campuchia… Đặc biệt là công trình: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào hợp tác cùng biên soạn đã hoàn thành vào tháng 6 năm 2011. Công trình này gồm 6 bộ sản phẩm: Sản phẩm chính “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007)” (gọi tắt là Sản phẩm chính); Lịch 6
  11. sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Văn kiện; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Biên niên sự kiện; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Hồi ký (gồm Bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Hồi ký các chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào qua các thời kỳ); Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Sách ảnh (tập hợp nhiều bức ảnh quý, chọn lọc, có bức ảnh lần đầu tiên được công bố, phản ánh về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước qua các thời kỳ lịch sử...); Bộ phim “Bản anh hùng ca quan hệ Việt - Lào” (ghi lại những chặng đường, những giai đoạn bằng hình ảnh về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam). Đây là một tài liệu tham khảo rất bổ ích cho tác giả khi thực hiện đề tài. Trong các công trình nghiên cứu chuyên khảo về quan hệ Việt Nam - Lào, vấn đề quan hệ Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI được đề cập ở một khía cạnh nào đó. Tuy nhiên, các công trình này chỉ đề cập tới một khía cạnh hay một khoảng thời gian ngắn của quan hệ Quan hệ Bình Dương – Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI. So với các công trình chuyên khảo thì các bài nghiên cứu công bố trên các tạp chí Lịch sử Đảng, tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí Sự kiện và nhân chứng, tạp chí nghiên cứu lịch sử, tạp chí nghiên cứu quốc tế…. có số lượng nhiều hơn. Ưu điểm nổi bật của các công trình này là trình bày tập trung quan hệ Việt Nam - Lào trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI. Tuy vậy, hạn chế của các bài nghiên cứu là thiếu tính toàn diện, khái quát và tổng hợp vấn đề, thường chỉ là số liệu trong một năm hoặc một vài năm. Trong các Tuyên bố chung Việt Nam - Lào, những bài viết, bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn của các nhà lãnh đạo Việt Nam và Lào, quan hệ 7
  12. Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI cũng được đề cập tới ở những mức độ nhất định. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu chung về mối quan hệ Việt Nam - Lào được trình bày rất khoa học, chi tiết. Các công trình nghiên cứu trên cũng đề cập đến “Mối quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak ”, tuy nhiên nội dung đề cập không nhiều, chỉ là bộ phận phận nhỏ so với tổng thể các vấn đề đã trình bày. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nhóm công trình này có thể giúp cho các nhà nghiên cứu những tư liệu có ích về quan hệ Quan hệ Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI. - Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI: Quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI được tập trung nghiên cứu nhiều qua các công trình nghiên cứu của các cơ quan ban ngành tỉnh Bình Dương. Trong đó, có thể kể đến các công trình tiêu biểu là: Khánh Vinh, “Bình Dương - Champasak: Thắm đượm tình thân”, bài viết trình bày những kết quả hợp tác giữa hai tỉnh trong những năm 2006 -2016; Quách Lắm, “Bình Dương đẩy mạnh hợp tác với tỉnh Champasak (Lào)”, nội dung phản ánh khái quát các lĩnh vực hợp tác của hai tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2012; Chí Thanh, “Bình Dương luôn quan tâm củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị với tỉnh Champasak”, phản ánh quan hệ Bình Dương - Champasak nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước CHXHCNVN với CHDCND Lào, 35 năm ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào và năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào ( 2012) . Về phía đơn vị trường Đại Học Thủ Dầu Một cũng có những bài viết và công trình nghiên cứu được công bố như: TS. Nguyễn Hoàng Huế - Ths. Nhâm Văn Sơn, Nhìn lại quan hệ Bình Dương - Champasak, giai đoạn: 2006 - nay, tác giả đã trình bày những thành tựu và hạn chế trong quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak, 8
  13. giai đoạn: 2006 - 2018, đồng thời nêu lên những triển vọng phát triển trong thời gian tới của Bình Dương - Champasak. Đề tài “Quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak (2006 - 2018)” của tác giả Nguyễn Tạ Bảo Tín, 2018. Đây là công trình nghiên cứu mà tác đã đề cập mối quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong mốc thời gian từ năm 2006 đến năm 2018. Ưu điểm nổi bật của các công trình này là trình bày tập trung quan hệ Bình Dương – Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI. Tuy vậy, hạn chế của các bài nghiên cứu là thiếu tính toàn diện, khái quát và tổng hợp vấn đề, thường chỉ là số liệu trong một năm hoặc một vài năm, chưa đề cập đến quan hệ giữa hai tỉnh trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI. Như vậy, các công trình nghiên cứu và công bố nêu trên cơ bản chỉ tập trung trình bày một cách khái quát chung chung hay cũng chỉ trình bày số liệu minh họa cho các thành tựu trong quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong một vài năm nhất định mà chưa đề cập đến “Mối quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI”. Chính vì thế, tôi tiếp tục chọn vấn đề “Quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Tập trung nghiên cứu và trình bày các vấn đề có liên quan đến mối quan hệ hợp tác của hai tỉnh Bình Dương (Việt Nam) và Champasak (Lào). - Phạm vi về thời gian: Hai thập niên đầu thế kỉ XXI (2000 – 2020). 9
  14. - Phạm vi về nội dung: Phân tích cơ sở, quá trình phát triển và những kết quả của mối quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI. Thông qua đó, trình bày những triển vọng và giải pháp của mối quan hệ của hai địa phương trong thời gian sắp tới. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp luận sử học Mác-xít: Bản thân trong quá trình nghiên cứu tài liệu luôn có nhận thức đúng đắn và phân tích nguồn tài liệu dựa trên quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài đảm bảo tính khách quan, mang tính khoa học. Những vấn đề phân tích, dẫn chứng mang tính cốt lõi, có tính chất nguyên lý, đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy cao. Phương pháp lịch sử: Trong quá trình thu thập và xử lý các nguồn tài liệu, tôi tiến hành tập hợp các nguồn tài liệu đã thu thập có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Sau đó, thực hiện tiến trình nghiên cứu sự kiện theo thứ tự các mốc thời gian phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của các vấn đề. Qua các nguồn tư liệu nghiên cứu, tôi nêu được nhận định, đánh giá, tổng hợp và trình bày quan điểm của cá nhân một cách khoa học. Phương pháp logic nhằm tổng quát lại các sự kiện để làm nổi bật lên những vấn đề cốt lõi mà đề tài hướng đến. Trình bày sự kiện một cách theo thứ tự một chuỗi của sự kiện một cách logic, khoa học, sự phong phú, đa dạng và phát triển đi lên của các vấn đề nghiên cứu. Thông qua những vấn đề nghiên cứu, tác giả khái quát hóa và rút ra từ hiện thực để tránh tình trạng kết luận trừu tượng thiếu cơ sở, nhận xét chung chung. Đồng thời cũng tránh trường hợp chỉ dựa vào vài dữ kiện ít ỏi để khái quát hóa vấn đề trình bày nghiên cứu. 10
  15. Phương pháp nghiên cứu bộ môn: Sưu tầm, tổng hợp, phân loại, so sánh…các nguồn tư liệu nghiên cứu để trình bày một cách khoa học, tránh dài dòng, máy móc và rập khuôn. Phương pháp điền dã tại tỉnh Champasak: Nhằm tìm hiểu rõ hơn và tập hợp nguồn minh chứng một cách thực tế về “Quan hệ hợp tác Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI”, được sự đồng ý và giúp đỡ của Ban lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một, cùng các thầy cô Khoa Xã hội và Nhân văn, Khoa Môi Trường đã nhiệt tình giúp đỡ và tổ chức cho tôi được tham gia chuyến đi thực tế chuyên ngành tại tỉnh Champasack nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Qua chuyến đi điền dã tại tỉnh Champasak đã giúp tác giả thu thập thêm nguồn tài liệu khoa học phục vụ cho đề tài làm luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như: Thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, dự báo khoa học… để làm nổi bật quá trình hợp tác giữa hai tỉnh: Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI. Trên cơ sở đó giải quyết những vấn đề được đặt ra trong đề tài. 6. Đóng góp của đề tài Về mặt khoa học, đề tài góp phần làm rõ mối quan hệ giữa hai tỉnh Bình Dương và Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI với các lĩnh vực chính trị, ngoại giao; kinh tế; văn hóa, giáo dục; y tế; an ninh quốc phòng… Qua đó, nêu được thành tựu và hạn chế cũng như triển vọng của quan hệ hợp tác giữa hai địa phương. Phân tích, luận giải những vấn đề liên quan trong các lĩnh vực của quá trình hợp tác giữa hai tỉnh Bình Dương và Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và kết luận mang tính độc lập. 11
  16. Cung cấp nguồn tư liệu tương đối hoàn chỉnh về quan hệ giữa hai tỉnh Bình Dương và Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI. Về mặt thực tiễn, đề tài giúp hiểu sâu sắc và có hệ thống hơn về tiến trình hợp tác giữa hai tỉnh Bình Dương và Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI cùng những tác động của nó tới hai địa phương nói riêng và quan hệ Việt Nam - Lào nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức hợp tác cùng phát triển của nhân dân hai địa phương nói riêng và quan hệ Việt Nam - Lào nói chung trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hơn thế, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho sinh viên ngành Lịch sử, Quốc tế học, Quan hệ quốc tế… trong quá trình học tập và nghiên cứu. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được cấu tạo trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở quan hệ Bình Dương - Champasak. Chương 2: Thực trạng quan hệ Bình Dương và Champasak trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI. Chương 3: Một số nhận xét, đánh giá về quan hệ Bình Dương - Champasak trong hai thập niên đấu thế kỉ XXI. 12
  17. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ QUAN HỆ BÌNH DƯƠNG - CHAMPASAK 1.1. Mối quan hệ Việt Nam – Lào Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế lớn của quan hệ quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa đã tác động tới quan hệ quốc tế nói chung và từng quốc gia trong đó có Việt Nam nói riêng. Toàn cầu hóa ngày càng khẳng định là một quá trình tất yếu của sự phát triển chung thế giới, là một xu thế lớn của quan hệ quốc tế hiện đại. Nó vừa có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện mức sống cho người dân, đem lại sự ổn định về xã hội và hướng tới xây dựng môi trường hòa bình, hợp tác của các nước với nhau. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa cũng tạo ra nhiều thách thức với các nước như hủy hoại môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo thêm hố ngăn cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội và giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Nền dân chủ bị đe dọa bởi tình trạng khủng bố hay xảy ra vấn đề dịch bệnh… Thế kỷ XXI đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chứa đựng rất nhiều thách thức đối với sự phát triển của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Các nước này mong muốn có một môi trường hoà bình, hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực phát triển nền kinh tế của mình tiến kịp với sự phát triển chung của nhân loại. Trong thời đại ngày nay, khi mà các yếu tố của sản xuất đã được quốc tế hóa một cách sâu sắc, không một quốc gia nào có thể đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển nếu không tham gia vào quá trình này, nhất là toàn cầu hóa luôn gắn với cải cách cơ cấu kinh 13
  18. tế của từng nước dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu giữa các nước. Ðiều đó giải thích tại sao Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - định chế cơ bản của toàn cầu hóa đã thu hút hơn 150 nền kinh tế thành viên tham gia, mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại. Các nước chưa phải là thành viên cũng đang khẩn trương đàm phán để được gia nhập tổ chức này. Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, thế giới đang trải qua một thời kỳ có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh kiềm chế lẫn nhau quyết liệt, giành vị thế và lợi ích gây ra tình hình phức tạp tại nhiều khu vực và nhiều nước. Xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế, chiến tranh cục bộ, chiến tranh kinh tế, chiến tranh mạng, các hoạt động can thiệp, lật đổ, bất tuân dân sự, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, tài nguyên… diễn ra dưới những hình thức mới, gay gắt hơn. Những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống như: an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, v.v.. diễn biến nghiêm trọng. Chủ nghĩa dân tuý, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng gia tăng mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế. Luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương toàn cầu đứng trước những thách thức lớn. Trong bối cảnh đó, sự gắn kết về lợi ích gia tăng cùng với nhận thức về trách nhiệm chung trong giải quyết những vấn đề toàn cầu trở thành yếu tố thuận lợi cho không khí hợp tác và đối thoại. Cùng với xu thế đa cực hóa và dân chủ hóa quan hệ quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh, các dân tộc nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, ngăn ngừa những hành vi áp đặt và can thiệp của các thế lực cường quyền; các nước có cơ hội để triển khai hiệu quả chính 14
  19. sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển. Cùng với toàn cầu hoá và bổ sung cho toàn cầu hoá là xu thế khu vực hoá. Xu thế khu vực hoá vừa là sự thể hiện vừa là sự phản ứng đối với xu thế toàn cầu hoá. Trong quan hệ với toàn cầu hoá thì xu thế khu vực hoá được xem là bước chuẩn bị để tiến tới toàn cầu hoá, mặt khác khu vực hoá hiện nay phản ánh một thực trạng co cụm nhằm bảo vệ những lợi ích tương đồng giữa một vài quốc gia trước những nguy cơ, những tác động tiêu cực do toàn cầu hoá đặt ra. Khu vực hoá có nhiều mức độ khác nhau từ một vài nước và một vài vùng lãnh thổ đến nhiều nước tham gia vào một tổ chức nhằm hỗ trợ cho nhau trong phát triển, tận dụng những ưu thế của khu vực trong quá trình tham gia nền kinh tế toàn cầu. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, làn sóng hợp tác trong khu vực diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Đây là một xu thế tất yếu trong tương lai cùng với quá trình toàn cầu hóa mà trong đó kinh tế là hạt nhân chi phối trực tiếp đến quan hệ quốc tế. Như sự hoạt động năng động của các tổ chức kinh tế khu vực ASEAN, NAFTA, APEC… góp phần không nhỏ đến sự phát triển kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đang được nhiều nước quan tâm nhất, kể cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… Trong khu vực Đông Nam Á có 11 quốc gia với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, văn hóa và xã hội, là một trong những khu vực phát triển năng động trên thế giới hiện nay. Chính nhờ những điểm tương đồng này là yếu tố quan trọng thúc đẩy các quốc gia tăng cường quan hệ hợp tác với nhau, tập hợp trong một tổ chức thống nhất chặt chẽ đó là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Qua hơn 50 năm tồn tại và phát triển, ASEAN được 15
  20. đánh giá là một tổ chức khu vực rất thành công, hợp tác chặt chẽ, có quan hệ đối tác mật thiết với nhiều quốc gia và nhiều tổ chức quan trọng hàng đầu thế giới. Uy tín và vị thế của ASEAN ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, tạo tiền đề vững chắc cho những bước phát triển mạnh mẽ tiếp theo. Trong những năm qua, cũng ở khu vực Đông Nam Á nổi lên hiện tượng hội nhập liên vùng khá phổ biến dưới dạng các tam giác, tứ giác phát triển. Đây là một hình thức hợp tác giữa một số vùng lãnh thổ thuộc các nước khác nhau. Do có những lợi thế bổ sung được cho nhau, các vùng này có thể liên kết với nhau để phát huy các lợi thế khác nhau. Trong quá trình hội nhập, xu thế khu vực hoá và liên kết tiểu vùng được mở ra như sự bổ sung và như là một cách thích ứng với xu thế toàn cầu hoá. Sự phồn vinh của cả khu vực sẽ là nền tảng cho sự phát triển của mỗi nước riêng biệt. Trong đó có quan hệ hợp tác giữa các địa phương của các nước góp phần xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia ngày càng phát triển. Tóm lại, bối cảnh quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI đã đi theo một xu hướng tích cực hơn. Xu thế đối thoại thay cho đối đầu mở ra cho nhân loại một thời kỳ mới - thời kỳ hòa bình hợp tác và cạnh tranh trên cơ sở các bên cùng có lợi. Đó là một xu thế khách quan hợp quy luật. Với bối cảnh quốc tế như vậy, không một nước nào dù lớn hay nhỏ tránh khỏi được sự tác động của nó. Vì thế, việc hoạch định chính sách ngoại giao càng phức tạp, nếu không thấy được xu thế chung của thế giới hiện nay là hòa bình, phát triển để tranh thủ thời cơ đưa đất nước tiến lên theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì sẽ là một sai lầm chiến lược. Mặt khác, nếu không thấy hết tính chất phức tạp của thế giới trong giai đoạn chuyển tiếp sang một thời kỳ mới thì sẽ mất cảnh giác, đe dọa đến nền an ninh quốc gia và dân tộc. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2