intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

69
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nôi dung chính của luận văn là phân tích, làm rõ căn cứ áp dụng, thẩm quyền quyết định áp dụng và thủ tục áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định trong BLTTHS năm 2015; Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015 về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI QUẢNG KHOA TOẢN BIỆN PHÁP GIỮ NGƯỜI TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, tháng 7/2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI QUẢNG KHOA TOẢN BIỆN PHÁP GIỮ NGƯỜI TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ MÃ NGÀNH: 8.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ GIA LÂM HÀ NỘI, tháng 7/2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Gia Lâm. Các nội dung, thông tin được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 7 năm 2020 Tác giả Quảng Khoa Toản 1
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIỮ NGƯỜI TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP ............................................................................................................................................ 6 1.1. Những vấn đề lý luận về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp .................................. 6 1.1.1. Khái niệm giữ người trong trường hợp khẩn cấp ................................................................. 6 1.1.2. Cơ sở quy định biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp ....................................... 12 1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định và áp dụng biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp .......................................................................................................................................... 21 1.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp .............................................................................................................................................. 25 1.2.1. Các trường hợp được giữ người khẩn cấp .......................................................................... 25 1.2.2. Thẩm quyền ra lệnh và thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp ............................... 33 1.2.3. Những việc phải làm sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp .................................. 34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................... 35 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TUNG HÌNH SỰ VỀ BIỆN PHÁP GIỮ NGƯỜI TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................................................................................................... 37 2.1. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................... 37 2.1.1. Kết quả áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại thành phố Hồ Chí Minh từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành đến nay. ........................................................ 37 2.1.2. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành đến nay .................................................................................. 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................... 53 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIỮ NGƯỜI TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................. 54 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ................................................................................................... 54 3.2. Các giải pháp khác ..................................................................................................................... 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................... 62 KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 65 2
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Biện pháp ngăn chặn BPNC Bộ luật Hình sự BLHS Bộ luật Tố tụng hình sự BLTTHS Cảnh sát điều tra CSĐT Giữ người trong trường hợp khẩn cấp GNTTHKC Trách nhiệm hình sự TNHS Vụ án hình sự VAHS Viện kiểm sát VKS Cơ quan điều tra CQĐT Thành phố TP 3
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số người bị bắt trong kỳ thống kê 2018, 2019 Bảng 2.2. Số lượng người bị bắt do bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được Viện kiểm sát phê chuẩn và không phê chuẩn trong các năm 2018, 2019 4
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những BPNC có tính chất cưỡng chế nghiêm khắc, tác động đến quyền con người và quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Các quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp là căn cứ pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm, ngăn chặn việc họ bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ, thực hiện những hành vi khác gây khó khăn cho hoạt động giải quyết vụ án tạo điều kiện cho việc thu thập, củng cố chứng cứ, mở rộng điều tra vụ án được diễn ra nhanh chóng, khách quan, đúng quy định của pháp luật. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một biện pháp ngăn chặn độc lập được quy định tại Điều 110 BLTTHS năm 2015 và thay thế cho một trường hợp bắt người cụ thể của biện pháp ngăn chặn bắt người là trường hợp “Bắt người trong trường hợp khẩn cấp” quy định tại Điều 81 BLTTHS năm 2003. Sự sửa đổi này nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định”1. BLTTHS năm 2003 quy định khi có căn cứ bắt khẩn cấp, các cơ quan có thẩm quyền được phép bắt người trước sau đó mới đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt. Tuy nhiên, qua nghiên cứu quy định của BLTTHS năm 2015 chúng tôi nhận thấy quy định cũng như việc áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015 về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn những hạn chế nhất định như: Căn cứ giữ người vẫn chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, còn mang nặng yếu tố chủ quan của cơ quan tiến hành áp dụng biện pháp giữ người; quy định: “Có căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” (điểm a khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2015) chưa tương thích với quy định tại Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội; quy định về thủ tục giữ 1 Khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 5
  8. người trong trường hợp khẩn cấp chưa rõ ràng, chặt chẽ. Từ thực tiễn áp dụng việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy quy định pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, thực tế áp dụng vẫn còn gặp khó khăn, lúng túng, hay vẫn còn xảy ra tình trạng giữ người trong trường hợp khẩn cấp sai thủ tục, vi phạm các quy định về căn cứ, thủ tục giữ người. Trong bối cảnh thành phố Hồ Chí Minh cùng với cả nước đang thực hiện công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/4/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, việc tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2015 vào trường hợp giữ người khẩn cấp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng BPNC này trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự ở nước ta trong thời gian tới. Vì tính cấp thiết của vấn đề này, chúng tôi đã chọn đề tài “Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu làm Luận văn Thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong khoa học pháp lý chưa có nhiều công trình nghiên cứu về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Các công trình nghiên cứu thể hiện cụ thể: Về giáo trình, sách chuyên khảo có các công trình như: PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí (2014), “Chương 11 - Điều tra vụ án hình sự”, Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội; Phạm Thanh Bình (1992), Một trăm lời giải đáp về bắt giữ, khám xét, NXB Công an nhân dân, Hà Nội; Nguyễn Văn Nguyên (2002), Một trăm câu hỏi đáp về bắt, giam, giữ và khám xét đúng pháp luật, tìm hiểu pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Quang Tiệp, (2006), Biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp… gần đây có Giáo trình Luật tố tụng hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2019 có nghiên cứu về biện pháp ngăn chặn mới này nhưng ở mức độ khái quát. 6
  9. Bên cạnh giáo trình, sách chuyên khảo, thì trong khoa học pháp lý có một số bài viết tạp chí có liên quan đến giữ người trong trường hợp khẩn cấp như: Hoàng Đình Thanh (2012), “Một số bất cập về tạm giữ và thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp trong BLTTHS năm 2003”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (23); Ngô Văn Vịnh, Nguyễn Văn Tuyến (2014), “Một số kiến nghị hoàn thiện biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp”, Tạp chí Khoa học kiểm sát, Đại học kiểm sát Hà Nội (4); Phan Thanh Mai (1998), “Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (5); Ngô Văn Vinh, Ngô Thanh Nhàn (2018), “Một số vấn đề trao đổi về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp”, Tạp chí Tòa án nhân dân (5); Nguyễn Hồng Thiện (2017), “Quy định về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo BLTTHS năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát (11);... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học trên chủ yếu phân tích, bình luận và đánh giá về biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp được quy định bởi BLTTHS năm 2003. Đối với biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong BLTTHS năm 2015 mới có hiệu lực thi hành nên hiện nay chưa có nhiều tác giả nghiên cứu về biện pháp này mà cụ thể áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh thì chưa thấy nghiên cứu, chưa đi sâu vào phân tích quy định của luật về căn cứ, thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp, khảo sát và đánh giá thực tiễn áp dụng biện pháp này trên thực tế, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này. Đặc biệt chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp dưới góc độ ứng dụng nên đây cũng là định hướng nghiên cứu mới trong công trình khoa học này của tác giả. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quy định của BLTTHS hiện hành về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp cũng như khảo sát các vụ án, vụ việc xảy ra trong thực tế thành phố Hồ Chí Minh để chỉ ra những vướng mắc, bất cập còn tồn tại. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định của BLTTHS hiện hành và một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại thành phố Hồ Chí Minh. 7
  10. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, làm rõ căn cứ áp dụng, thẩm quyền quyết định áp dụng và thủ tục áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định trong BLTTHS năm 2015; - Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015 về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng BPNC này trong thực tiễn. 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu căn cứ, thủ tục các quan điểm triển khai khoa học, quy định pháp luật tố tụng hình và thực tiễn áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ khi năm 2015 đến nay (trọng tâm từ khi BLTTHS 2015 có hiệu lực thi hành đến nay). - Phạm vi nghiên cứu về không gian: tại Tp. Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng làm phương pháp luận để nghiên cứu. các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê và điều tra phỏng vấn. 6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa tực tiễn 6.1. Ý nghĩa lí luận Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm phong phú thêm cho khoa học luật TTHS những nội dung về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Đây cũng là tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành luật và những người có quan tâm về vấn đề này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 8
  11. Đề tài cũng đã làm rõ các vướng mắc, hạn chế còn tồn tại trong quy định của pháp luật và thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Đề tài có thể được tham khảo trong hoạt động lập pháp để góp phần vào việc hoàn thiện quy định của pháp luật TTHS về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế, mà trước hết tại thành phố Hồ Chí Minh. 7. Bố cục của luận văn Toàn bộ nội dung luận văn được bố cục thành ba gồm ba chương: CHƯƠNG 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp CHƯƠNG 2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại thành phố Hồ Chí Minh CHƯƠNG 3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh 9
  12. CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BIỆN PHÁP GIỮ NGƯỜI TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP 1.1. Những vấn đề lý luận về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp 1.1.1. Khái niệm biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, hoặc để bảo đảm thi hành án, Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh2. Những biện pháp ngăn chặn là một trong những nhóm của biện pháp cưỡng chế. Những biện pháp ngăn chặn mang tính cưỡng chế nghiêm khắc để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn ngừa người phạm tội, bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử cũng như để bảo đảm thi hành án. Những biện pháp ngăn chặn khi được áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật khác3. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong các biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS năm 2015. Để đưa ra được khái niệm biện pháp ngăn chặn “giữ người trong trường hợp khẩn cấp”, cần phải xác định rõ nghĩa của các thuật ngữ “giữ người, trường hợp, khẩn cấp”. Dưới góc độ ngôn ngữ học, trong từ điển tiếng Việt4, “giữ” có nghĩa là làm cho ở nguyên tại vị trí nào đó, không có sự di động, di chuyển, hoặc không rơi, không đổ. Nó còn có nghĩa là làm cho vẫn nguyên như vậy, không thay đổi hoặc trông coi, để ý đến để không bị mất mát, tổn hại. 2 Khoản 1 Điều 109 BLTTHS năm 2015. 3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hinh sự, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2019, tr.228 4 Vĩnh Quyền – Như Quỳnh,, Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, 2014, tr.208 10
  13. Thuật ngữ “giữ người” xét dưới góc độ ngôn ngữ học có thể hiểu như sau: là việc vô hiệu hóa sự tự do hoạt động hay di chuyển của một người nào đó vì lí do nhất định. Thuật ngữ “trường hợp” được hiểu là “việc xảy ra hoặc giả định xảy ra, nói về mặt tính chất cụ thể mỗi lần mỗi khác” hoặc “tình hình cụ thể trong đó sự việc nói đến xảy ra hoặc giả định xảy ra”.5 Thuật ngữ “khẩn cấp” được hiểu là “cần được tiến hành ngay, cần được giải quyết ngay, không được chậm trễ” hoặc có tính chất nghiêm trọng, đòi hỏi phải có ngay những biện pháp tích cực để đối phó, không cho phép sự chậm trễ”6. Ví dụ: việc cần làm ngay, cần hoặc giải quyết ngay không được chậm trễ. Như vậy, “biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp” dưới góc độ ngôn ngữ học được hiểu là giữ người trong trường hợp rất cấp bách, cần phải làm ngay, không thể trì hoãn. Nếu không thực hiện ngay thì sẽ có hậu quả xấu xảy ra. Trong tố tụng hình sự “biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp” là một trong những biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội trốn tránh pháp luât, đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự được thuận lợi và đúng pháp luật. Biện pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp cấp bách, không thể trì hoãn. Vì vây, giữ người trong trường hợp này được BLTTHS quy định là giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Mục đích của giữ người trong trường hợp khẩn cấp nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội trốn tránh pháp luật, tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Trên phương diện pháp lý, giữ người trong trường hợp khẩn cấp có thể được là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự áp dụng với người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người sau khi thực hiện hành vi phạm tội nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa người phạm tội bỏ trốn, hoặc có hành vi cản trở việc điều tra, phám phá tội phạm. 5 Từ Điển Tiếng Việt- Trung tâm Từ điển học- Viện Ngôn ngữ học- Nxb Đà Nẵng, 2004, tr.1057. 6 Từ Điển Tiếng Việt- Trung tâm Từ điển học- Viện Ngôn ngữ học- Nxb Đà Nẵng, 2004, tr.495. 11
  14. 1.1.2. Cơ sở quy định biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp - Cơ sở lý luận, giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định dựa trên cơ sở lý luận về quyền con người và bảo vệ quyền con người của luật pháp quốc tế và quốc gia Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu. Theo định nghĩa này, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người. Bên cạnh định nghĩa kể trên, một định nghĩa khác cũng thường được trích dẫn, theo đó, quyền con người là những sự được phép mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội...; đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người. Định nghĩa này mang dấu ấn của học thuyết về các quyền tự nhiên. Hệ thống bảo đảm thực hiện quyền con người bao gồm: bảo đảm kinh tế, bảo đảm chính trị và các bảo đảm xã hội khác. Bảo đảm pháp lý cho viêc thực hiện quyền con người phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và các điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân. Song đảm bảo về mặt pháp lý có ý nghĩa trực tiếp trong việc thực hiện trên thực tế các quyền tự do trên. Sự phân định các thành tố trong hệ thống bảo đảm chỉ là tương đối vì các bảo đảm đều thể hiện qua hình thức pháp lý và có những yếu tố trong hệ thống bảo đảm pháp lý lại chỉ là một phần của bảo đảm khác. Bảo đảm pháp lý được xây dựng trên cơ sở của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định và tác động trở lại sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự ổn định và phát triển kinh tế thúc đẩy thành một trật tự pháp lý. Việc bảo đảm cho việc thực hiện quyền con người không chỉ là biện pháp mang tính pháp lý mà trước hết là bằng chính sách, cơ chế của Nhà nước, tạo điều kiện cho con người phát triển về mọi mặt, làm chủ xã hội và làm chủ chính mình. Bảo đảm quyền con người được ghi nhận bằng pháp luật và gắn với sự điều chỉnh pháp luật; gắn với năng lực, nhận thức của mỗi cá nhân về quyền của mình; trách nhiệm cộng đồng chính trị - trách nhiệm Nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp. 12
  15. Theo nhận thức chung, để bảo đảm nhân quyền (quyền con người), các nhà nước có ba nghĩa vụ cụ thể như sau: Thứ nhất, nghĩa vụ tôn trọng các quyền con người: Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải kiềm chế không can thiệp, kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp, vào việc hưởng thụ các quyền con người đã được ghi nhận trong pháp luật. Đây được coi là một nghĩa vụ thụ động bởi lẽ không đòi hỏi các nhà nước phải chủ động đưa ra những sáng kiến, biện pháp hay chương trình nhằm hỗ trợ các công dân trong việc hưởng thụ các quyền. Thứ hai, nghĩa vụ bảo vệ các quyền con người: Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải ngăn chặn sự vi phạm nhân quyền (quyền con người) của các bên thứ ba. Đây được coi là một nghĩa vụ chủ động bởi để ngăn chặn sự vi phạm nhân quyền của các bên thứ ba, các nhà nước phải chủ động đưa ra những biện pháp và xây dựng các cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm. Thứ ba, nghĩa vụ thực hiện các quyền con người: Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải có những biện pháp nhằm hỗ trợ công dân trong việc thực hiện các quyền con người. Đây cũng được coi là nghĩa vụ chủ động, bởi nó yêu cầu các nhà nước phải có những kế hoạch, chương trình cụ thể để bảo đảm cho mọi công dân được hưởng thụ đến mức cao nhất có thể các quyền con người. Ngoài ra, liên quan đến bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, người ta còn đề cập đến các khái niệm nghĩa vụ tổ chức và nghĩa vụ đạt được kết. Nghĩa vụ tổ chức được hiểu là việc các quốc gia phải thực hiện trên thực tế các biện pháp cụ thể để bảo đảm thực thi các quyền, ví dụ như để cấm lao động cưỡng bức, đưa ra các chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hay bảo đảm giáo dục tiểu học miễn phí cho mọi trẻ em ... Nghĩa vụ đạt được kết quả đề cập tới yêu cầu với các quốc gia phải bảo đảm rằng những biện pháp và hoạt động đề ra phải mang tính khả thi và hiệu quả, chứ không phải chúng được xây dựng một cách hình thức. Giữ người là biện pháp ngăn chặn có tính cưỡng chế nghiêm khắc, tác động trực tiếp đến các quyền con người mà luật pháp quốc tế cũng như quốc gia đã thừa nhận và bảo đảm thực hiện và bảo vệ. Vì vậy, việc giữ người trong trường hợp này phải xuất phát từ các quy định về quyền con người và bảo đảm có căn cứ và cần thiết, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và luật pháp quốc tế và lợi ích quốc gia, tránh xâm phạm trái pháp luật các quyền con người. 13
  16. - Cơ sở pháp lý, giữ người trong trường hợp khẩn cấp dựa trên cơ sở quy định của Hiến pháp nước ta về quyền con người và bảo đảm quyền con người, quyền của cá nhân. Tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định. Tại Điều 102 quy định: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đây là lần đầu tiên, Hiến pháp quy định về Tòa án với những sắc thái vị nhân quyền rất rõ nét. Cùng với việc quy định quyền con người, Hiến pháp cũng quy định những bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyền con người nói chung và trong tố tụng hình sự nói riêng. Hiến pháp quy định về trách nhiệm của Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền con người; Điều 3 đã khẳng định Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Đi cùng với các quy định về quyền con người, bao giờ cũng có quy định về trách nhiệm của Nhà nước hoặc bảo hộ của pháp luật nhằm thực hiện các quyền đó trên thực tế. Hiến pháp quy định nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người là trách nhiệm của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân. Việc Hiến pháp quy định Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, phán quyết một người có tội và áp dụng trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với người phạm tội; quy định nhiệm vụ đầu tiên của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người; quy định các nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân như xét xử công khai, độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm trong xét xử, hai cấp xét xử, tranh tụng trong xét xử… có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người nói chung, quyền của người bị buộc tội nói riêng. 14
  17. Đồng thời, Hiến pháp quy định chức năng chính của Viện kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người; quy định các nguyên tắc độc lập tương đối trong tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cũng là cơ sở Hiến định quan trọng cho việc cụ thể hóa trong luật tố tụng hình sự nhằm bảo đảm để Viện kiểm sát truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm cũng bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Có thể thấy, quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và bảo đảm quyền cong người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã ghi nhận và thể hiện bước phát triển vượt bậc trong tư duy lập pháp cũng như thực tiễn lập pháp về bảo đảm quyền con người ở nước ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, các biện pháp cưỡng chế tố tụng trong đó có biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải được quy định phù hợp với quy định của Hiến pháp, không được trái với quy định của Hiến pháp. Các quy định về quyền con người và bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp là cơ sở Hiến định quan trọng để xây dựng hệ thống pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật ở nước ta. Từ góc độ luật tố tụng hình sự, các quy định của Hiến pháp lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi vì, hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động phán quyết về hành vi tội phạm của người bị buộc tội và áp dụng trách nhiệm hình sự - biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất đối với người đó; kèm theo đó là hoạt động có thể tác động rất lớn đến quyền con người nói chung, quyền của người bị buộc tội nói riêng. Điều 7 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định". Đã nói đến các vấn đề: Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng hình sự... phải nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của BLTTHS. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định. 15
  18. Việc áp dụng “biện pháp cưỡng chế” cũng như biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nhất thiết phải theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm cưỡng chế chỉ áp dụng đối với người phạm tội, nghiêm cấm làm oan người vô tội. Tất cả quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự đều dựa trên cơ sở của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự... Các quy định từ Điều 8 đến Điều 12 Từ điều 8 đến điều 12 của BLTTHS năm 2015 thể hiện rất rõ những nguyên tắc cơ bản đảm bảo quyền con người. Cụ thể: “Điều 8. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết. Điều 9. Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật. Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Điều 10. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người. Điều 11. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân. 16
  19. Người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật. - Cơ sở thực tiễn, quy định biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp dựa trên cơ sở thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội và việc mở cửa hội nhập tình hình tội phạm đang có chiều chiều hướng gia tăng về số lượng với những phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Trên thực tế có những trường hợp đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải hành động ngay tức khắc để kịp thời ngăn chặn tội phạm. Và việc quy định các biện pháp ngăn chặn là một chế định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) đã giúp các cơ quan chức năng làm được điều đó. Điều 8, BLTTHS năm 2015 nêu rõ: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.” Như vậy, tội phạm được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các mối quan hệ xã hội. Tội phạm trực tiếp hoặc gián tiếp xâm hại đến sự ổn định và bền vững của chế độ Nhà nước, đến nền kinh tế - xã hội, đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, sự tự do của công dân… Chính vì lẽ đó, Nhà nước ta rất coi trọng việc đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm, ngăn chặn và xử lí kịp thời, tiến tới loại trừ các hiện tượng phạm tội ra khỏi đời sống xã hội, đặc biệt là yêu cầu phòng ngừa tội phạm không để tội phạm xảy ra gây hậu quả xấu cho xã hội, gây tốn kém chi phí cho việc giải quyết hậu quả của tội phạm. 17
  20. Hầu như những người phạm tội nhận thức rõ về hậu quả pháp lý mà mình phải chịu do việc thực hiện tội phạm. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả ngay từ khi đối tượng phạm tội thực hiện hành vi tội phạm hoặc có hành vi trốn tránh, gây khó khăn, cản trở cho việc xử lý người phạm tội là một tất yếu khách quan. Với đặc thù của các biện pháp ngăn chặn là “cưỡng chế nhằm ngăn chặn” đã góp phần hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do người phạm tội gây ra. Có thể nói các biện pháp ngăn chặn bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tố tụng thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong những trường hợp nhất định khi có đủ căn cứ pháp luật và đối với những đối tượng nhất định thì những biện pháp ngăn chặn mới được áp dụng. Quy định và áp dụng những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự trong đó có biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp không chỉ đơn thuần là tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của mình mà còn nhằm mục đích đảm bảo sự tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Việc áp dụng hay không áp dụng các biện pháp ngăn chặn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các cơ quan có thẩm quyền mà nó xuất phát từ thực tiễn các vụ án hình sự. Tất yếu phải có các biện pháp ngăn chặn kịp thời và đòi hỏi phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật. Điều 109 BLTTHS năm 2015 quy định căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Theo tinh thần của điều luật thì căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn bao gồm: Một là, để kịp thời ngăn chặn tội phạm. Đây có thể được coi là căn cứ quan trọng nhất để áp dụng biện pháp ngăn chặn. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm vừa là căn cứ áp dụng vừa là mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Bởi lẽ, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho một hoặc nhiều quan hệ xã hội là khách thể được luật hình sự bảo vệ. Việc kịp thời ngăn chặn tội phạm, không để tội phạm xảy ra hoặc không để người phạm tội có điều kiện kết thúc hành vi phạm tội của mình gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội là việc làm rất cần thiết và cấp bách. Theo quy định của BLTTHS hiện hành, căn cứ này thường được áp dụng để bắt người phạm tội quả tang trong trường hợp đang thực hiện tội phạm hoặc giữ người trong trường hợp khẩn cấp khi xác định được một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2