intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong xét xử sơ Thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

33
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu một số vấn đề về những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; Quy định về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự trong thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay và một số giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong xét xử sơ Thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hải Dương

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ************ Họ và tên: Nguyễn Hoàng Sơn Tên đề tài: Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Thuân Hà Nội, năm 2021 1
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Văn Thuân. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện khoa học xã hội. Các kết quả, số liệu nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố, trùng lặp trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Hoàng Sơn 2
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU: Chương I: Những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 1.1. Khái quát về Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 1.2. Vai trò, vị trí của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 1.3. Nội dung địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Chương II: Quy định về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 2.1. Pháp luật quy định về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thời kỳ trước năm 2015. 2.2. Pháp luật quy định về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. 2.3. Một số nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự và sự tác động của chúng tới địa vị pháp lý của Thẩm phán. Chương III: Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự trong thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay và một số giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự. 3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư tỉnh Hải Dương. 3.2. Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự trong thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay 3.3. Những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 3
  4. 3.4. Một số giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự KẾT LUẬN: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 4
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả thụ lý giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2016 – 2020. Bảng 2.2: Thống kê số lượng giải quyết sơ thẩm tất cả các vụ án nói chung và số lượng giải quyết sơ thẩm vụ hình sự nói riêng. Bảng 2.3: Bảng kết quả giải quyết của thẩm phán so với số lượng giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự. Bảng 2.4: Bảng đối chiếu số lượng giải quyết sơ thẩm tất cả các vụ án nói chung và số lượng giải quyết sơ thẩm vụ hình sự nói riêng 5
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự HĐXX Hội đồng xét xử TAND Toà án nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân CQĐT Cơ quan điều tra THTT Tiến hành tố tụng XHCN Xã hội chủ nghĩa 6
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Tòa án nhân dân là một cơ quan có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống bộ máy nhà nước. Bằng hoạt động của mình, Tòa án bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền dân chủ của công dân, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, nhân phẩm danh dự của công dân và bảo vệ tài sản của Nhà nước. Thông qua hoạt động xét xử, Tòa án góp phần giáo dục công dân ý thức pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống, tham gia cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Trong đó, Thẩm phán là người trực tiếp thực thi nhiệm vụ quan trọng đó. Thẩm phán là một chức danh cao quý, do Chủ tịch nước bổ nhiệm để xét xử, thực hiện quyền tư pháp, khi xét xử Thẩm phán được nhân danh Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thẩm phán xét xử các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật; căn cứ các tài liệu, chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử, Thẩm phán ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân của đương sự. Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Do đó, được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán là niềm tự hào, là mục tiêu mà hầu hết những công chức trong ngành Tòa án đều phấn đấu để đạt được. Trong những năm gần đây, việc hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực sâu rộng đòi hỏi Việt Nam ta phải có những cải cách về thể chế tư pháp và pháp luật tố tụng hình sự. Vị trí, vai trò và địa vị pháp lý của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là nội dung quan trọng, không thể thiếu trước yêu cầu cải cách tư pháp tại nước ta hiện nay. Củng cố đội ngũ và tăng cường địa vị pháp 7
  8. ý của Thẩm phán là yêu cầu cơ bản để bảo vệ công lý bởi sự ổn định của trật tự pháp luật, giữ kỷ cương xã hội. Chính vì lý do trên, tác giả chọn đề tài “Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hải Dương” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ là vấn đề rất cần thiết về từ lý luận đến thực tiễn trong quá trình giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Trên thực tế hiện nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự. Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự được đề cập trong Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2013 do tác giả Nguyễn Ngọc Chí chủ biên; Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam xuất bản năm 2019 của Trường Đại học Luật Hà Nội do tác giả Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên; Giáo trình Luật TTHS xuất bản năm 2019 của Học viện Tòa án do Tiến sĩ Nguyễn Trí Tuệ chủ biên. Bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu trên nhiều diễn đàn pháp luật, trên các tạp chí điện tử của ngành Công an nhân dân, Toà án nhân dân, Kiểm sát nhân dân. Ngoài ra có một số công trình nghiên cứu đã tập trung vào địa vị pháp lý của thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự như: Luận án Thạc sĩ luật học của tác giả Trương Thị Hạnh với đề tài “Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam” bảo vệ năm 2009; Luận văn thạc sĩ luật học "Địa vị pháp lý của Thẩm phán chủ toạ phiên toà sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Lê Thị Mỹ Giang bảo vệ năm 2017; Luận văn thạc sĩ luật học "Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Cà Mau” của tác giả Huỳnh Việt Hằng bảo vệ năm 2018 của Học viện khoa học xã hội; tác giả 8
  9. Nguyễn Thị Minh Hạnh với Luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu đề tài “Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” bảo vệ năm 2020. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về “Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự trong thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay” nên công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu. Luận văn của Tác giả nghiên cứu nhằm bổ sung thêm những vấn đề lý luận về Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự trong thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay. Mục đích nghiên cứu là làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và các quy định của pháp luật tố tụng hình sự để xác định địa vị pháp ý của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật để nang cao địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết sơ thẩm các vụ án hình sự, đồng thời tăng cường hiệu quả phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Làm rõ những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự - Nêu thực trạng Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự trong thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hải Dương 9
  10. - Đưa ra một số yêu cầu và đề xuất giải pháp nâng địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết sơ thẩm các vụ án hình sự. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định và thực tiễn thi hành về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Phạm vi nghiên cứu chỉ nghiên cứu về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Về thực tiễn chỉ nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng các biện pháp biện chứng của Chủ nghĩa Mác Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và các đường lối của Đảng và nhà nước. Đề tài nghiên cứu kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp lịch sử; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp nghiên cứu những vụ án điển hình; phương pháp thống kê, tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong khoa học pháp luật hình sự Việt Nam. Tác giả hi vọng Luận văn sẽ đóng góp khoa học về lý luận áp dụng địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và được kiểm chứng thông qua thực tiễn hoạt động xét xử trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ địa vị của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và các quy định của pháp luật tố tụng hình sự để xác định 10
  11. địa vị pháp ý của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật để nang cao địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết sơ thẩm các vụ án hình sự, đồng thời tăng cường hiệu quả phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cơ cấu thành 03 chương. Chương I: Những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Chương II: Quy định về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Chương III: Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự trong thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay và một số giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự. 11
  12. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM PHÁN TRONG GIẢI QUYẾT XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. Khái quát về Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 1.1.1. Khái niệm về Thẩm phán. Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển hệ thống Tòa án nhân dân ở nước ta đặt trong lịch sử hình thành và phát triển Nhà nước ta, điều đó cho thấy sứ mệnh của Tòa án nhân dân gắn liền với sứ mệnh của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phát triển các quy định của các bản Hiến pháp trước, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, Hiến pháp năm 2013 quy định“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.” Khi nhắc đến Tòa án nhân dân thì điều đầu tiên phải nói đến Thẩm phán vì thực hiện nhiệm vụ xét xử của Tòa án phải thông qua hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán. Trong Tòa án, chỉ có Thẩm phán thực hiện hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Thẩm phán là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động xét xử. Ở nước ta do trình độ dân trí còn thấp, khái niệm Thẩm phán còn xa lạ đối với một số tầng lớp nhân dân. Còn nhiều người hiểu nhầm Thẩm phán là luật sư hoặc là một chức danh khác nào đó của cơ quan hành pháp trong bộ máy nhà nước. Thậm chí kể cả trong nhận thức của những người đang là công chức, viên chức nhà nước cũng nhận thức không rõ được hoặc không phân biệt được Thẩm phán là ai, có nhiệm vụ gì và họ làm việc ở đâu? Thực tế cho thấy, chỉ trong 12
  13. trường hợp cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào có liên quan đến một vụ án cụ thể nào đó, thì lúc này họ mới tìm hiểu một cách sơ lược về vị trí vai trò của Thẩm phán. Điều này cho thấy xã hội còn chưa quan tâm đúng mức đến vị trí, vai trò của Thẩm phán, ngay cả những người làm việc tại các cơ quan công quyền cũng chưa hẳn đã nhận thức đúng và đủ về vấn đề này. Thẩm phán với tư cách là người đại diện cho Nhà nước, họ được pháp luật quy định quyền ban hành các quyết định công nhận, hướng dẫn, dẫn dắt và quyết định các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức. Tại phiên tòa, với vai trò là người điều khiển phiên tòa, hướng dẫn cho những người tham gia tố tụng trong vụ án thực hiện quyền tranh tụng đúng pháp luật. Đặc biệt trong các vụ án hình sự, vai trò của Thẩm phán xét xử được thể hiện rõ nét nhất. Chính tại phiên tòa, nơi diễn ra tất cả các quy trình của sự tranh tụng, Thẩm phán là người điều khiển, dẫn dắt việc tranh tụng để việc tranh tụng diễn ra một cách tôn nghiêm, có trật tự, đi đúng vào trọng tâm của vụ án. Để từ đó, các chứng cứ, các sự thật khách quan của vụ án đều được đưa ra làm rõ tại phiên tòa. Trên cơ sở tranh tụng khách quan, hội đồng xét xử (HĐXX) sẽ áp dụng pháp luật một cách đúng đắn để đưa ra một bản án với các quyết định hợp tình, hợp lý nhất. Với các quyết định của mình, cùng với các cơ quan liên quan, Thẩm phán đã góp phần định hướng cho xã hội phát triển. Nếu nhìn nhận dưới góc độ xã hội, Thẩm phán được xem như là một nghề nghiệp, với sự phân công của xã hội thì Thẩm phán thực hiện nghề xét xử. Về khái niệm Thẩm phán, theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002, Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án”. Với cách hiểu này, Thẩm phán là người thực hiện nhiệm vụ xét xử và quyền tư pháp. Chức năng xét xử của Tòa án được thực 13
  14. hiện thông qua hoạt động xét xử của Thẩm phán, bằng việc ra bản án hoặc quyết định nhân danh nhà nước, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thay mặt hội đồng xét xử tuyên án hoặc các quyết định nhân danh nhà nước. Như vậy, trước tiên nhắc đến Thẩm phán là nói đến người làm nhiệm vụ xét xử, công việc xét xử cũng được coi là một nghề. Nghề xét xử này được thực hiện để đảm bảo việc thực thi công lý, đảm bảo sự ổn định an ninh chính trị, bảo đảm tính pháp quyền của nhà nước. Để làm công việc này Thẩm phán dựa phải trên cơ sở các nguyên tắc của pháp luật quy định để thực hiện việc xét xử. Thẩm phán được hiểu theo nghĩa chung là một chức danh tư pháp. Cho đến nay ở nước ta chưa có văn bản pháp luật nào của Nhà nước quy định về khái niệm chức danh tư pháp. Có quan điểm cho rằng những người nào trực tiếp thực hiện quyền lực tư pháp thì mới là chức danh tư pháp. Trong các chức danh tư pháp thì Thẩm phán được xác định là một chức danh tư pháp quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện quyền tư pháp. Trong hệ thống Tòa án nhân dân, đội ngũ Thẩm phán là lực lượng lao động nòng cốt, kết quả công tác của Thẩm phán quyết định hiệu quả của hệ thống Tòa án nhân dân trong thực hiện quyền tư pháp, bởi không phải Tòa án hoặc một chức danh tư pháp nào khác mà chỉ có Thẩm phán, Hội đồng xét xử mới nhân danh Nhà nước thực hiện quyền tư pháp. Tại lời nói đầu của Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán được Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia ban hành năm 2018 xác định: “Thẩm phán là người được Chủ tịch nước bổ nhiệm để nhân danh Nhà nước thực hiện quyền tư pháp. Trọng trách của Thẩm phán rất nặng nề, sứ mệnh của Thẩm phán rất cao quý. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước và Nhân dân yêu cầu các Thẩm phán phải thực hiện nhiệm vụ một cách vô tư, khách quan, thượng tôn pháp luật; đòi hỏi các Thẩm phán phải trở thành biểu 14
  15. tượng của đạo đức thanh liêm, tuân thủ những nguyên tắc của Hiến pháp về hoạt động tư pháp, thực hiện được lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thẩm phán phải “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” và “Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”. Với sự phát triển của nền tư pháp Việt Nam, khái niệm về Thẩm phán đã xuất hiện và được hoàn thiện dần theo theo thời gian. Tới quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử và thực hiện quyền tư pháp. Thẩm phán là người có kiến thức về pháp luật cũng như kinh nghiệm công tác pháp luật, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và phải trải qua kỳ thi tuyển Thẩm phán. Giai đoạn xét xử là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tố tụng. Do vậy, người Thẩm phán phải thực sự nghiêm minh và sáng suốt, để có thể đưa ra một quyết định đúng đắn. Trong hệ thống người tiến hành tố tụng, Thẩm phán là người có địa vị pháp lý đặc biệt, hoàn toàn khác so với những người tiến hành tố tụng còn lại. Để trở thành Thẩm phán thì phải có đầy đủ các điều kiện sau: - Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chư nghĩ Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực; - Có trình độ cử nhân luật trở lên; - Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử; - Có thời gian làm công tác thục tiễn pháp luật.; - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao; Theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân hiện hành, Tòa án nhân dân được tổ chức bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân cấp cao, tòa 15
  16. án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự. Tương ứng với các cấp Toà án, Thẩm phán làm việc tại các cấp Toà án bao gồm Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp. Dù kinh qua các điều kiện làm việc từ đơn giản đến phức tạp, trong chiến tranh, ở thời bình hay trước yêu cầu hội nhập sâu rộng, sứ mệnh nhân danh Nhà nước đã được các thế hệ Thẩm phán trong hệ thống Tòa án nhân dân đảm nhận và khẳng định, như trong lời phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019 là “…Những đóng góp bền bỉ, thầm lặng của các thế hệ cán bộ, Thẩm phán đã làm nên truyền thống tốt đẹp của ngành Tòa án; luôn được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận và trân trọng…”. 1.1.2. Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Giai đoạn xét xử sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên. Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân và Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm ở Việt Nam là các Toà án cấp huyện, Toà án cấp tỉnh, Toà án quân sự khu vực, Toà án quân sự cấp quân khu. Xét xử sơ thẩm được xác định như là một giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một vụ án hình sự, mọi tài liệu chứng cứ của vụ án do Cơ quan điều tra, truy tố thu thập trong quá trình điều tra đều được xem xét một cách công khai tại phiên toà, những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được nghe trực tiếp lời khai của nhau, được tranh luận chất vấn những điều mà tại Cơ quan điều tra họ không có điều kiện thực hiện; tại phiên toà quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tồ tụng được thực hiện một cách công khai, đầy đủ nhất. Xét xử sơ thẩm là một giai đoạn tố tụng mà ở đó đòi hỏi Thẩm phán phải tập trung trí tuệ, xử lý các tình huống một cách mau lẹ, các lý lẽ 16
  17. đưa ra không chỉ đòi hỏi sự chính xác mà phải có sức thuyết phục, nhưng đồng thời lại phải tuân theo những quy định của pháp luật thông qua phiên toà có thể đánh giá được trình độ nghiệp vụ của Thẩm phán. Cũng thông qua phiên toà mà Thẩm phán nâng cao được trình độ nghiệp vụ năng lực công tác và kỹ năng nghề nghiệp; thông qua phiên toà, những người dự phiên toà hiểu biết thêm về pháp luật, củng cố thêm lòng tin vào Toà án. Vì vậy, việc tổ chức phiên toà sơ thẩm tốt có tác dụng to lớn không chỉ đối với một vụ án cụ thể mà còn có tác dụng đối với việc nâng cao ý thức pháp luật cho mọi công dân. Đội ngũ Thẩm phán nhận thức rõ sứ mệnh và trọng trách của họ, không chỉ nhân danh Nhà nước tiếp nối truyền thống xây dựng và phát triển hệ thống Tòa án nhân dân, mà còn đảm bảo thực thi quyền tư pháp trong thời đại mới với năng lực, tâm thế, bản lĩnh vững vàng, sánh vai với các nền tư pháp tiên tiến trên thế giới, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì lẽ đó, đối với Thẩm phán, suy cho cùng, đảm trách và thực thi sứ mệnh nhân danh Nhà nước trong thực hiện quyền tư pháp không chỉ là niềm vinh dự mà chính là trách nhiệm lớn nhất, lâu dài, sau cùng của Đảng và Nhân dân đã giao – sứ mệnh gắn với cả cuộc đời, sự nghiệp mỗi người Thẩm phán nhân dân. Công lý được xem là một trong những giá trị cốt lõi, nền tảng để thực hiện quản lý xã hội vì lợi ích của nhân dân. Công lý trước hết được quan niệm là sự tôn trọng tự do và các quyền cá nhân, sự tôn trọng con người và phẩm giá con người như những mục đích tự thân. Trong xã hội hiện đại, công lý là điều kiện tiên quyết cho cuộc sống tốt đẹp, là phẩm hạnh thiết yếu của một xã hội văn minh, hòa bình, hợp tác, tiến bộ, trật tự và ổn định. Nhiều quan điểm tiến bộ cho rằng: một quốc gia văn minh phải được quản lý trên cơ sở nền tảng của đạo lý, công lý, lẽ công bằng. Công lý ở nhà nước ta, 17
  18. trong thời kỳ hội nhập, suy cho cùng là phát huy giá trị cốt lõi của truyền thống đạo lý, văn hóa của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công bằng, vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân và nhân loại, vì một Việt Nam hùng cường. Thực tế, trong lịch sử xây dựng và phát triển hệ thống Tòa án nhân dân, đằng sau từng bản án đã xét xử, sâu hơn pháp luật là lòng nhân, là tình người; mục tiêu của xét xử không chỉ là bảo vệ pháp luật, bảo vệ nhà nước, bảo vệ quyền, lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức mà hướng cho nhân dân lấy nhân, dựa vào đạo lý dân tộc ngàn đời để sửa mình; khi cần Nhà nước sẽ áp dụng pháp luật với nguyên tắc pháp luật là thượng tôn và với yêu cầu “Quốc pháp vô thân”. Hơn ai hết, mỗi Thẩm phán đã được rèn luyện và thấm nhuần đạo lý dân tộc, và thuận lợi hơn khi họ được đào tạo bài bản, được giao đảm trách sứ mệnh nhân danh Nhà nước, bảo vệ công lý ở tuổi trưởng thành, trong môi trường tư pháp xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống Tòa án nhân dân từng bước trưởng thành, thành quả đó hun đúc nên niềm tin mãnh liệt của nhân dân Việt Nam nói chung, của các Thẩm phán trong hệ thống Tòa án nhân dân nói riêng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ công lý, bảo vệ nhân dân trong thời đại mới. 1.2. Vai trò, vị trí của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Với mỗi quốc gia, hệ thống tư pháp trong đó có Tòa án đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Sứ mệnh của TAND được xác định là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, và người thực thi nhiệm vụ cốt lõi chính là các Thẩm phán. Tuy nhiên, cùng là công chức như các ngành nghề khác nhưng Thẩm phán hiện nay đang phải chịu rất nhiều áp lực trong quá 18
  19. trình thực thi nhiệm vụ của mình và xã hội luôn đòi hỏi ở họ cao hơn các ngành nghề khác. Trong số đội ngũ cán bộ, công chức của nước ta thì đội ngũ công chức Tòa án, đặc biệt là Thẩm phán chịu sự giám sát nhiều nhất trên cả hai phương diện, đó là cơ chế tiền kiểm và hậu kiểm. Trước mỗi phiên tòa, hay khi ban hành bản án, các Thẩm phán bị Kiểm sát viên, bị những người tham gia tố tụng giám sát. Đặc biệt, có 2 đối tượng là Kiểm sát viên và Luật sư với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ cho các đương sự, họ là những người có kiến thức pháp luật rất cao, cùng với đó là đội ngũ phóng viên báo chí được tham dự những phiên tòa công khai, họ cũng có thể giám sát. Còn theo cơ chế hậu kiểm là Kiểm sát viên không chỉ giám sát Thẩm phán trong quá trình xét xử và bản thân họ lại chịu sự giám sát của Viện Kiểm sát cùng cấp, Viện Kiểm sát cấp trên và Thẩm phán cũng chịu sự giám sát của Tòa án cấp trên. Ngoài ra theo Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP ngày 16/3/2017 của Tòa án nhân dân tối cao quy định về việc phải công khai các bản án, Quyết định trên công thông tin điện tử của Tòa án do đó Tòa án phải chịu sự giám sát của toàn xã hội. Không chỉ chịu sự giám sát chặt chẽ từ nhiều phía, Thẩm phán hiện nay đang chịu sự quá tải của công việc. Lượng án tăng lên hàng năm, nhưng biên chế từ năm 2012 đến nay không tăng mà tới đây còn phải tinh giản theo Nghị quyết 39 của Trung ương. Vừa qua, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cũng đã nêu một thực tế là theo quy định, mỗi Thẩm phán phải xét xử 5 vụ/tháng, nhưng nhiều nơi, Thẩm phán đã phải xử đến 12 vụ/tháng, thậm chí là 18 vụ/tháng. Với số lượng công việc nhiều vậy, nguy cơ rủi ro về chất lượng rất cao, dù rằng các Thẩm phán đã cố gắng hết mình. Năm 2017, toàn hệ thống Tòa án xét xử 60.048 vụ, với 100.077 bị cáo. Số lượng án lớn như vậy, nhưng chỉ có 0,45% vụ án bị hủy do lỗi chủ quan. Mà lỗi chủ quan ở đây được hệ thống Tòa án đánh giá là lỗi của cá nhân Thẩm phán, chỉ 19
  20. có 1,09% sai do lỗi chủ quan của Tòa án. Con số đó đã nói lên sự nỗ lực rất lớn của các Thẩm phán. Trong khi đó, các chỉ tiêu thi đua áp dụng trong Tòa án khá chặt. Theo quy định, 1 Thẩm phán có án bị hủy, sửa; đặc biệt là hủy, còn bị sửa thì chỉ cần 0,7% đã không được xét thi đua; nếu quá 1,16% trên tổng vụ án đã xét xử thì Thẩm phán bị dừng không được tái bổ nhiệm. Đây cũng là điều mà đại đa số các Thẩm phán lo lắng. Vấn đề xã hội cũng là điều đáng quan tâm và chia sẻ đối với các Thẩm phán. Đó là với những vụ án dân sự, kinh tế, hôn nhân và gia đình, Tòa án có xử như thế nào cũng không bao giờ làm hài lòng cả hai bên. Bên thắng thì ca ngợi, còn bên thua thì đương nhiên họ sẽ oán ghét, thậm chí họ còn cho rằng Tòa án có tiêu cực, họ có thể có những hành động nguy hiểm. Đã có những Thẩm phán phải chịu những hậu quả vô cùng ghê gớm từ những đương sự như vậy. Trên thực tế, hàng chục năm qua có nhiều gương sáng tư pháp, Thẩm phán tâm huyết, liêm chính, cống hiến hết mình cho hệ thống Tòa án mà mọi người đều biết đến. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những nơi đã xảy ra tiêu cực và chính sự tiêu cực này đã làm lu mờ đi những thành tựu, những nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán. Nếu coi Toà án là một công cụ pháp lý bảo vệ công lý được thực thi thì Thẩm phán chính là trụ cột trong hoạt động đấu tranh và phòng chống tội phạm. Thông qua hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Thẩm phán trực tiếp góp sức vào quá trình phòng chống tội phạm, trừng trị kịp thời hành vi tội phạm gây nguy hại đến tính mạng sức khoẻ con người, an ninh trật tự xã hội…., mặt khác nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật tới nhân dân, rút kinh nghiệm từ thực tiễn xét xử của mình để bổ sung hoàn thiện pháp luật; giúp duy trì kỉ cương phép nước, tạo nên môi trường an toàn bền vững để thúc đẩy sự phát triển kinh tế văn hoá, chính trị đất nước. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0