intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự "Định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Bình Dương" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và pháp luật về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Tổng quan tình hình định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Bình Dương; Các giải pháp đảm bảo định tội danh đúng định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Bình Dương

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- NGUYỄN THỊ MỸ ĐỊNH TỘI DANH TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội, năm 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- NGUYỄN THỊ MỸ ĐỊNH TỘI DANH TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH XUÂN NAM Hà Nội, năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 3 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ MỸ
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH TỘI DANH TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI ...................................... 7 1.1. Cơ sở lý luận về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi .............. 7 1.2 . Định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. .................................... 20 1.3 Phân biệt dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với một số tội phạm khác có dấu hiệu pháp lý tương đồng hoặc ly lai................. 36 Chương 2: THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG ......... 41 2.1. Tổng quan tình hình định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2016 đến năm 2020............................. 41 2.2. Thực trạng định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. ............................................................................... 46 Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẦM BẢO ĐẢM ĐỊNH TỘI DANH ĐÚNG ĐỐI VỚI TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI ............................................................................................................... 61 3.1. Giải pháp .................................................................................................. 61 3.2. Một số kiến nghị về hướng dẫn áp dụng pháp luật nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng hiệu quả định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. .......................................................................................... 72 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật Hình sự CQĐT Cơ quan điều tra TAND Toà án nhân dân TTHS Tố tụng hình sự VKS Viện kiểm sát VKSND Viện kiểm sát nhân dân
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật Việt Nam luôn đề cao quyền con người, đặc biệt là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền con người được nhà nước đảm bảo bằng việc quy định vào Hiến pháp của Nhà nước. Vì vậy, thực tiễn đảm bảo giữ gìn trật tự an toàn xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật luôn kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và phòng ngừa các loại tội phạm nói chung, tội phạm xâm phạm quyền con người nói riêng. Việc nhận thức rõ về loại tội phạm xâm phạm đến quyền con người, đặc biệt là người dưới 16 tuổi đang là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự, nó giúp các cơ quan tiến hành tố tụng khắc phục những khó khăn trong việc xác định tội phạm nói chung, tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng. Người dưới 16 tuổi hiện đang được toàn xã hội, được Đảng, nhà nước quan tâm, bảo hộ để họ phát triển hơn nữa khi trưởng thành sẽ xây dựng và phát triển đất nước, người dưới 16 tuổi nói chung được coi là tương lai của đất nước. Và đây cũng là đối tượng rất đặc biệt, rất cần sự quan tâm của cộng đồng. Lại đặc biệt hơn những đối tượng này là nữ (có những yếu tố nhất định, nhạy cảm.v.v.) cần cộng đồng quan tâm hơn trên tất cả mọi góc độ khác nhau khi có sự tác động đến đối tượng này. Trong hoạt động tố tụng hình sự, vấn đề định tội danh đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi đang có những bất cập, khó khăn trong cả nhận thức và thực tiễn thực hiện như: việc xác định độ tuổi, giới tính, các yếu tố cấu thành khác của đối tượng lẫn người bị hại tạo cho việc định tội danh cực kỳ khó khăn. Và thực tiễn khi có vụ án xảy ra, việc thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự theo hướng nào ? chuyển họ từ tội này sang tội khác giống hơn, hay chuyển từ khung hình phạt này sang khung hình phạt khác rất cần thiết 1
  7. phải xác định được tội danh để cơ quan tố tụng lấy đó làm cơ sở và ra các quyết định áp dụng các hoạt động tố tụng cho phù hợp và đúng pháp luật. Tỉnh Bình Dương mặc dù có địa giới hành chính còn hẹp, tuy nhiên trong thực tế khảo sát đã xuất hiện nhiều vụ phạm tội có liên quan đến tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, đây chính là cơ sở để học viên lựa chọn đề tài này. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề định tội danh nói chung và định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật do đó luôn nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu lý luận về pháp luật hình sự và những người làm công tác thực tiễn áp dụng pháp luật. Chính vì vậy đã có nhiều sách chuyên khảo, luận án, luận văn, đề tài và các bài viết về vấn đề này có thể dẫn một số công trình điển hình sau đây: - Lệ Văn Đệ (2004) Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật Hình sự Việt Nam. Sách chuyên khảo Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. - Gs.Ts Võ Khánh Vinh (2007) lý luận về định tội danh, sách chuyên khảo nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội. - Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Tp. Hồ Chí Minh (2020). Định tội danh khi thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, giáo trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát. - Hoàng Thị Kim Thư (2017). Định tội danh Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tại Tp. Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội. - Đỗ Ngọc Lợi (2011). Định tội danh các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo luật hình sự Việt Nam, luận văn thạc sĩ, trường Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh. 2
  8. - Trần Văn Thường (2018). “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội. - Lữ Thị Hằng (2017). Tội xâm phạm tình dục trẻ em và ván đề bảo vệ quyền trẻ em qua công tác xét xử ở khu vực miền Trung Tây Nguyên. Tạp chí nghiên cứu lập pháp. Số ra ngày 01/11/2017 - Nguyễn Triệu Luật (2018). Xâm hại tình dục trẻ em – Thực trạng và giải pháp. Tạp chí nghiên cứu và xây dựng pháp luật số ra ngày 07/7/2018. - Lê Việt Nga, Bùi Thị Hường (2020), pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay. Một số kiến nghị hoàn thiện. Trang thông tin điện tử Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ngày 06/01/2020. Qua nghiên cứu các sách chuyên khảo, các luận văn và các bài viết trên đây cho thấy các công trình khoa học này đã nghiên cứu trên nhiều phương diện và dưới nhiều góc độ khác nhau về những vấn đề liên quan đến định tội danh, định tội danh một số tội phạm cụ thể, liên quan đến các quy định của pháp luật hình sự về tội xâm hại tình dục trẻ em; tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng chống các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Đây là những kiến thức lý luận và thực tiễn mà tác giả có thể tham khảo, kế thừa và phát triển trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên, chưa có một công trình, bài viết nào có nội dung trùng lặp với đề tài luận văn. Do đó, đề tài luận văn là một vấn đề mới cần phải được nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về định tội danh, phân tích các quy định của pháp luật về tội Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và thực tiễn định tội danh tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Dương qua khảo sát trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020, luận văn đề 3
  9. xuất các giải pháp định tội danh đúng định tội danh tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: + Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về định tội danh và định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. + Nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. + Khảo sát, thu thập số liệu, hồ sơ một số vụ án điển hình về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. + Phân tích, đánh giá để tìm ra những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế, khó khăn vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về định Tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong thực tiễn. + Rút ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc khi định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. + Đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm đảm bảo định tội danh đúng đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về loại tội phạm này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật hình sự về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Dương để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung của luận văn. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung: Vấn đề định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. 4
  10. + Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Dương. + Phạm vi về thời gian: 05 năm kể từ năm 2016 đến năm 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Trong quá trình thực hiện, để bảo đảm cho việc nghiên cứu của đề tài đi đúng hướng, đề tài luận văn sử dụng phương pháp luận là phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac – Lê Nin; quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. - Phương pháp cụ thể: Để bảo đảm cho kết quả nghiên cứu của đề tài đạt được mục đích, nhiệm vụ đã đề ra. Trong quá trình thực hiện, đề tài có những nhiệm vụ cụ thể sau đây: + Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng để phân tích những vấn đề lý luận và pháp luật về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và làm rõ những đặc điểm đặc thù của việc định tội danh đối với loại tội phạm này. + Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin, số liệu, hồ sơ vụ án dùng để có cơ sở đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về định tội danh đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. + Phương pháp chuyên gia dùng để trao đổi, tọa đàm, phỏng vấn đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có năng lực kinh nghiệm trong việc định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi qua đó tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất giải pháp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo luật thuộc lĩnh vực luật Hình sự và Tố tụng hình sự và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng của ngành kiểm sát. 5
  11. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cơ cấu thành 03 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Chương 2: Tổng quan tình hình định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Bình Dương. Chương 3: Các giải pháp đảm bảo định tội danh đúng định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. 6
  12. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH TỘI DANH TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI 1.1. Cơ sở lý luận về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của định tội danh 1.1.1.1. Khái niệm của việc định tội danh Định tội danh là vấn đề được cả người làm công tác thực tiễn cũng như làm công tác nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, khái niệm định tội danh vô cùng phong phú, mỗi khái niệm tập trung khai thác các tiêu chí khác nhau nhưng dù thế nào thì khái niệm định tội danh cũng cùng chung mục đích là làm sao định tội một hành vi được cho là nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm theo đúng tội danh đã được quy định trong BLHS. Sau đây có thể viện dẫn một số quan điểm khác nhau về khái niệm định tội danh. Theo quan điểm của GS.TSKH Lê Cảm thì “định tội danh là quá trình nhận thức lý luận có tính logic, là một dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng do Luật Hình sự quy định nhằm đạt được sự thật khách quan tức là đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hoá và phân hoá trách nhiệm hình sự một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật.” [9, tr 716]. Quan điểm trên đây đã khái quát được vấn đề định tội danh là gì và ý nghĩa của việc định tội danh. Tuy nhiên, khái niệm này còn dài, chưa mang tính khái quát cao do đó việc nhận thức và áp dụng vào thực tiễn còn có những khó khăn nhất định. 7
  13. + Theo quan điểm của PGS.TS Võ Khánh Vinh: “định tội danh là một dạng hoạt động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nhằm đi tới chân lý khách quan trên cơ sở xác định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội được thực hiện nhận thức đúng nội dung quy định pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng với mối liên hệ tương đồng giữa các dấu hiệu cấu thành tội phạm với các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định.” [34, tr 9-10] Quan điểm của GS.TS Võ Khánh Vinh về khái niệm định tội danh mang tính khái quát cao, tập trung vào nội dung định tội danh do đó dễ hiểu, dễ nhận thức hơn đặc biệt là đã làm rõ vấn đề định tội danh là gì? Cần phải có phương pháp và phải trải qua các giai đoạn nhất định. Tuy nhiên khái niệm này chưa đề cập đến mục đích và ý nghĩa của định tội danh. + Theo quan điểm của TS Dương Tuyết Miên: “định tội danh là hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạm tội hay không, nếu có phạm tội thì tội đó là tội gì? Theo Điều luật nào của BLHS hay nói cách khác đây là quá trình xác định tội danh cho hành vi nguy hiểm cho xã hội.” [3] Quan điểm trên đây của TS Dương Tuyết Miên về khái niệm định tội danh là ngắn gọn, dễ hiểu. Tuy nhiên, khái niệm này còn đơn giản mang tính thực tiễn chưa khái quát được các nội dung có liên quan đến định tội danh. + Theo Giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội về định tội danh và quyết định hình phạt thì: “định tội danh là hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nhằm cá biệt hoá các quy định của BLHS vào từng trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể xảy ra được thực hiện trên cơ sở xác định đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết cụ thể của hành vi được thực hiện và tình tiết khác của vụ án nhận thức đúng nội dung 8
  14. quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm nhất định với các tình tiết cụ thể của hành vi được thực hiện và các tình tiết khác của vụ án, bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định” [23] Quan điểm trên đây tương đối giống với quan điểm của GS.TS Võ Khánh Vinh về định tội danh. Khái niệm này đã khái quát được nội dung của định tội danh, căn cứ để định tội danh và yêu cầu khi định tội danh phải bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định. Tuy nhiên khái niệm này còn mang tính lý luận, tính khái quát chưa cao do đó việc nhận thức và nắm vững cũng như áp dụng còn gặp những khó khăn nhất định. Từ sự nghiên cứu và phân tích một số quan điểm về khái niệm định tội danh, chúng tôi thống nhất cao với quan điểm của GS.TSKH Lê Cảm và quan điểm của GS.TS Võ Khánh Vinh. Theo đó, khái niệm định tội danh được hiểu là: định tội danh là một dạng hoạt động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nhằm đi tới chân lý khách quan trên cơ sở xác định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội được thực hiện nhận thức đúng nội dung quy định pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng với mối liên hệ tương đồng giữa các dấu hiệu cấu thành tội phạm với các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định, làm tiền đề cho việc cá thể hoá và phân hoá trách nhiệm hình sự. 1.1.1.2 Đặc điểm của định tội danh: + Định tội danh là hoạt động thực tiễn: Đây chính là việc CQĐT, VKS, Toà án thực hiện các chức năng của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để xác định người, pháp nhân đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Hành vi phạm tội đó đã phạm vào tội phạm gì được quy định tại điều, khoản nào của BLHS. 9
  15. + Định tội danh là hoạt động nhận thức: hoạt động nhận thức ở đây bao gồm nhận thức về nội dung vụ án, các tình tiết liên quan đến vụ án cũng như nhận thức các quy định của pháp luật có liên quan. + Định tội danh là quá trình tư duy lôgic: quá trình định tội danh là quá trình nhận thức. Việc nhận thức phải trên nguyên tắc tư duy lôgic. Nghĩa là, đây là quá trình nhận thức khách quan, đánh giá mọi vấn đề phải dựa trên quy luật tự nhiên vốn có của nó. + Định tội danh mang tính khoa học, sáng tạo: định tội danh là việc các chủ thể có thẩm quyền hoạt động độc lập dựa trên cơ sở tuân theo quy trình chặt chẽ và theo trình tự thủ tục do pháp luật Tố tụng hình sự quy định. 1.1.1.3 Ý nghĩa của định tội danh. - Định tội danh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là yêu cầu bắt buộc đối với CQĐT, VKS, Toà án trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng. - Định tội danh đúng là thực hiện đúng chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, thực hiện đúng ý chí của nhân dân. Góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ có hiệu quả quyền con người, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đồng thời góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Định tội danh đúng là cơ sở cho việc thực hiện các chế định tố tụng khác trong khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự, cụ thể như: xác định đúng thẩm quyền, là căn cứ để áp dụng đúng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp cưỡng chế và xác định đúng thời hạn trong tố tụng. - Ngoài ra định tội danh đúng còn có ý nghĩa trong tổ chức thi hành án, giúp cho công tác thống kê xác định chính xác tình hình tội phạm để từ đó có cơ sở đánh giá đúng diễn biến tội phạm và đề ra biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hợp lý. 10
  16. - Đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm việc định tội danh đúng sẽ là yếu tố cấu thành niềm tin nội tâm trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự, nâng cao uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật. - Đối với công dân, định tội danh đúng tức là công lý được thực thi là biện pháp thuyết phục hữu hiệu nhất để người dân nghiêm chỉnh chấp hình pháp luật có hiệu quả. - Đối với người phạm tội, định tội danh đúng giúp cho họ nhận thấy tính công bằng của các biện pháp áp dụng với mình, hình thành cho họ ý thức phải chấp hành các biện pháp đó và cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội. - Đối với hoạt động định tội danh sai: định tội danh sai sẽ dẫn đến một loạt các hậu quả tiêu cực như: dẫn đến việc quyết định hình phạt không chính xác, không công bằng, truy cứu trách nhiệm hình sự người vô tội, bỏ lọt tội phạm, xâm phạm đến danh dự nhân phẩm quyền con người và quyền công dân. Mặt khác, định tội danh sai dẫn đến việc kháng cáo, kháng nghị kéo dài thời hạn giải quyết vụ án và có thể gây ra trường hợp khiếu nại, tố cáo gây ra bức xúc trong quần chúng nhân dân làm giảm uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, chủ thể và các giai đoạn định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 1.1.2.1. Khái niệm định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Định tội danh nói chung là quá trình hoạt động có tính tư duy lôgic, khoa học và sáng tạo, định tội danh chính là việc đánh giá, xem xét và đối chiếu sự phù hợp giữa hành vi tội phạm xảy ra trên thực tế với các yếu tố cấu thành tội phạm trong nội dung của từng điều luật cụ thể để xem xét có thoả mãn hay không thoả mãn để từ đó có cách giải quyết phù hợp đưa ra hình phạt tương ứng với mức độ hành vi phạm tội. Tại Điều 142 BLHS, quy định chi tiết Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi cụ thể như sau: người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực 11
  17. hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác (Đây là dấu hiệu bắt buộc nếu nạn nhân là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tuy nhiên nếu nạn nhân dưới 13 tuổi thì hành vi trên không phải là dấu hiệu bắt buộc), nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ khác trái với ý muốn của nạn nhân (thái độ của nạn nhân trên chỉ áp dụng đối với nạn nhân là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, còn nạn nhân dưới 13 tuổi thì dù trái ý muốn hay thuận tình đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi). Như vậy, việc định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tương tự như việc định tội danh một số loại tội phạm khác, đó cũng là quá trình hoạt động của các chủ thể tiến hành tố tụng sử dụng các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự cũng như các quy định của pháp luật có liên quan từ việc đánh giá sự phù hợp giữa hành vi khách quan của người phạm tội có thoả mãn các yếu tố cấu thành các Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 142 BLHS hay không, trên cơ sở đó đưa ra nhận định chính xác về tội danh cũng như mức hình phạt mà người thực hiện hành vi phải gánh chịu. Như vậy: định tội danh Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi được hiểu là các chủ thể có thẩm quyền trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình đã áp dụng quá trình áp dụng pháp luật để nhận thức sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành cụ thể của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 142 BLHS để xác định chính xác hành vi nguy hiểm đó có phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi hay không để từ đó buộc người đó phải chịu trách nhiệm hình sự tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi mà họ gây ra. 1.1.2.2. Đặc điểm định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Một là: Hoạt động định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật. Hoạt động thực tiễn này phải đảm bảo đúng 12
  18. nguyên tắc, đúng quy trình, chuẩn xác để đảm bảo việc định tội danh đúng, tránh tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm trong thực tiễn. Hai là, định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là hoạt động có tính tư duy lôgic, được tiến hành bởi CQĐT, VKS, Toà án và một số cơ quan khác theo quy định của pháp luật. Tính tư duy lôgic được hiểu là các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành hoạt động xem xét, phân tích, đánh giá, so sánh, đối chiếu với các dấu hiệu cấu thành của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. 1.1.2.3 Chủ thể định tội danh tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Hoạt động định tội danh là hoạt động được thực hiện ở tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự. Từ khi giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố đến giai đoạn khởi tố, truy tố và xét xử (các cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án hình sự). Định tội danh được bắt đầu từ khi tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố. Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra đối với Cơ quan điều tra và Cơ quan khác có thẩm quyền điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Chuyên viên đối với Viện kiểm sát; Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đối với Tòa án qua nhiệm vụ quyền hạn của mình khi phát hiện có các dấu hiệu tội phạm thì khởi tố vụ án hình sự. Quyết định khởi tố vụ án phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng. Trong quá trình điều tra vụ án nếu Cơ quan điều tra thấy đủ căn cứ để xác định một người, hoặc một pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội thì ra Quyết định khởi tố bị can đối với cá nhân hoặc pháp nhân đó. Trong quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ khởi tố về tội gì áp dụng Điều khoản nào của Bộ luật hình sự. Kết thúc điều tra Cơ quan điều tra phải có Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố bị can ở khoản nào điều nào của Bộ luật hình sự. 13
  19. Trong giai đoạn truy tố, sau khi nhận được Bản kết luận điều tra và hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra đề nghị truy tố, Viện kiểm sát xem xét toàn bộ tài liệu chứng cứ cùng như quá trình tiến hành tố tụng của Cơ quan điều tra đúng quy định của pháp luật thì ra Quyết định truy tố bằng Bản Cáo trạng, nội dung cáo trạng thể hiện rất rõ truy tố bị can ở điểm nào, khoản nào, Điều nào của Bộ luật hình sự. Trong giai đoạn xét xử, ngay say khi nhận hồ sơ vụ án và Cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố, Thẩm phán được phân công thụ lý hồ sơ phải nghiên cứu Bản cáo trạng và toàn bộ chứng cứ cùng như xem xét tiến hành tố tụng của Cơ quan điều tra cũng như Viện kiểm sát có đúng theo quy định của pháp luật hay không? Để từ đó đưa ra các Quyết định: Quyết định đưa vụ án ra xét xử hay Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay Quyết định tạm đình chỉ, Quyết định đình chỉ. Tất cả các quyết định đưa ra của Thẩm phán đều căn cứ vào việc định tội danh. Vấn đề định tội danh của Hội đồng xét xử thể hiện rất rõ trang Bản án. Định tội danh trong Bản án có ý nghĩa rất lớn. Vì không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hành phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nội dung của Bản án thể hiện rất rõ bị cáo phạm tội gì, điều, khoản, điểm nào của Bộ luật hình sự. Trong giai đoạn phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm việc xem xét định tội danh cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 1.1.2.4 Các giai đoạn định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Việc định tội danh Tội hiếp dâm dưới 16 tuổi phải trải qua các giai đoạn sau đây. Giai đoạn thứ 1: Xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội dựa vào các hành vi khách quan của các chủ thể thực hiện hành vi. Đối với giai đoạn này chủ thể tiến hành tố tụng phải tận dụng tối đa các biện pháp nghiệp vụ mà pháp luật cho phép kết hợp với kinh nghiệm, kỹ năng 14
  20. nghề nghiệp, với kiến thức lý luận, thực tiễn, bám sát vào các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn đối với loại tội phạm này để đưa ra kết luận hành vi khách quan đó có phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không, hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội nhưng đã đến mức buộc phải truy cứu trách nhiệm hình sự hay chỉ bị xử lý vi phạm hành chính. Giai đoạn thứ 2: Đối chiếu hành vi người phạm tội thực hiện đến mức buộc phải chịu trách nhiệm hình sự với các dấu hiệu cấu thành của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 142 BLHS. Sau khi xem xét chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì tiếp tục đối chiếu, so sánh một cách lôgic tư duy vật chất chặt chẽ với các dấu hiệu cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thoả mãn hay không. Nếu đã thoả mãn yếu tố cấu thành của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì hành vi đó thoả mãn khoản nào của Điều 142 BLHS. Giai đoạn thứ 3: Ban hành các văn bản pháp luật phát sinh sau khi xác định đúng tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, đúng chủ thể thực hiện hành vi. 1.1.3. Cơ sở pháp lí của việc định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 1.1.3.1. Quy định của Bộ luật hình sự Các điều luật phần chung của BLHS quy định nhiệm vụ của Bộ luật, cơ sở trách nhiệm hình sự; nguyên tắc xử lý, quy định hiệu lực áp dụng của BLHS, quy định các chế định của pháp luật hình sự liên quan đến tội phạm. Các quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng cho người định tội lấy làm căn cứ để thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật của mình. Điều 142 BLHS năm 2015, Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định như sau: “Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2