intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Người thực hành trong đồng phạm từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

52
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ Luật Hình sự về người thực hành trong đồng phạm. Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của luật hình sự đối với người thực hành trong đồng phạm tại địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Người thực hành trong đồng phạm từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. ĐỖ PHÚC LỘC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỖ PHÚC LỘC NGƯỜI THỰC HÀNH TRONG ĐỒNG PHẠM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ KHÓA IX.1 Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ PHÚC LỘC NGƯỜI THỰC HÀNH TRONG ĐỒNG PHẠM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô của Học viện khoa học xã hội đã tận tình giảng dạy, cung cấp lượng kiến thức vô cùng quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Người thực hành trong đồng phạm từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa. Các thông tin, tài liệu nêu trong luận văn đều là trung thực, được trích dẫn rõ ràng và được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Đỗ Phúc Lộc
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI THỰC HÀNH TRONG ĐỒNG PHẠM ............................................................ 7 1.1. Khái niệm và đặc điểm của đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm ..................................................................................................... 7 1.2. Quy định của Bộ luật hình sự về người thực hành trong đồng phạm .. 15 1.3 Quy định của luật hình sự một số nước về người thực hành trong đồng phạm ................................................................................................... 25 Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................. 29 Chương 2. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI THỰC HÀNH TRONG ĐỒNG PHẠM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................................... 30 2.1. Thực tiễn xác định người thực hành trong đồng phạm ........................ 30 2.2 Thực tiễn quyết định hình phạt đối với người thực hành trong đồng phạm ............................................................................................................ 42 2.3 Vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về người thực hành trong đồng phạm ................. 52 Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................. 63 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 66
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ BLHS Bộ luật hình sự TNHS Trách nhiệm hình sự CTTP Cấu thành tội phạm TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao HĐXX Hội đồng xét xử
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triền về kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình tội phạm trên toàn quốc diễn biến ngày càng phức tạp, gia tăng về số lượng. Những vụ án do nhiều người cùng thực hiện, mang tính chất quốc tế, xuyên quốc gia ngày càng nhiều với quy mô và tính chất phức tạp ngày càng cao. So với tội phạm do một người thực hiện, tội phạm có đồng phạm thực hiện thường mang tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn các vụ án một người thực hiện. Trong quá trình giải quyết vụ án quyết định hình phạt chính là kết quả cuối cùng của hoạt động xét xử, cụ thể hóa trách nhiệm hình sự đối với tội phạm từng trường hợp cụ thể, gắn liền với hành vi phạm tội cụ thể của người phạm tội. Trong vụ án đồng phạm, để quyết định hình phạt cần phải căn cứ vào tính chất của đồng phạm, vai trò, tính chất và mức độ tham gia của người phạm tội của từng người đồng phạm. Bên cạnh đó, thực tiễn xét xử các vụ án hình sự đồng phạm còn vướng mắc, bất cập về việc phân biệt giữa đồng phạm với vai trò là người thực hành với đồng phạm với vai trò là người giúp sức. Rất nhiều trường hợp vụ án có đồng phạm, Tòa án đã xác định chưa chính xác vai trò đồng phạm từ người thực hành trở thành người giúp sức, dẫn đến đánh giá tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội không chính xác, từ đó quyết định hình phạt khi xét xử chưa tương xứng với hành vi phạm tội. Việc xác định chính xác các giai đoạn phạm tội, từng loại người (bao gồm cả người thực hành) trong đồng phạm có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân hóa vai trò, xác định trách nhiệm hình sự, cá thể hóa hình phạt đối với mỗi bị can, bị cáo. Hành vi của người thực hành đóng vị trí trung tâm trong vụ án, hành vi của người thực hành là căn cứ để xác định tội danh, xác định giai đoạn phạm tội, đánh giá mức độ nghiêm trọng của vụ án đồng phạm. 1
  7. Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh là một huyện ngoại thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, là huyện có dân số đông nhất cả nước. Dân số năm 2019 là 705.000 người, mật độ trung bình là 2.700 người/km2. Huyện Bình Chánh được biết đến là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, dân cư đông đúc, song song với đó tình hình tội phạm hình sự xảy ra trên địa bàn huyện Bình Chánh diễn biến ngày càng phức tạp. Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy số lượng các vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn huyện Bình Chánh ngày càng gia tăng về số vụ việc và số lượng người tham gia gây ra nhiều nguy hiểm cho xã hội. Chính vì vậy học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài “Người thực hành trong đồng phạm từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh”, tìm hiểu những nguyên nhân, phát sinh những tồn tại, vướng mắc qua đó đề xuất định hướng để đảm bảo việc áp dụng pháp luật quyết định hình phạt đối với người thực hành trong đồng phạm một cách chính xác, thống nhất, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong xét xử. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian vừa qua việc nghiên cứu đồng phạm và quyết định hình phạt trong đồng phạm được nhiều nhà nghiên cứu, luật gia và cán bộ thực tiễn nghiên cứu được công bố ở một số luận văn, luận án, sách chuyên khảo, tham khảo, bình luận và giáo trình đại học như: Dưới góc độ Giáo trình dùng trong các trường đại học, có một số tài liệu như: GS.TSKH Lê Văn Cảm, chủ biên, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 2001, tái bản năm 2003, 2007. GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005. TS Cao Thị Oanh chủ biên, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010. TS Phạm Văn Beo, Luật Hình sự Việt Nam – phần chung, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010. GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Giáo trình 2
  8. Luật hình sự Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tái bản lần thứ 22 năm 2016. Trong một phần, mục của các giáo trình nêu trên trình bày khái niệm, quy định về đồng phạm và quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm. Dưới góc độ sách chuyên khảo, tham khảo, có một số tài liệu sau: Bình luận BLHS năm 2015 – phần thứ nhất của ThS. Đinh Văn Quế, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2017. Đồng phạm trong luật Hình sự Việt Nam, TS Trần Quang Tiệp, Nxb tư pháp Hà Nội, 2007. Phân hóa trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong Bộ luật hình sự 2015 – Phí Thành Chung – Nhà nước và pháp luật – số 3 2016 – trang 34-38. Dưới góc độ đề tài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học: Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, Trần Quang Tiệp, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2000. Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam, Phí Thành Chung, Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.Các hình thức đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam, Nguyễn Thị Trang Liên, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.Quyết định hình phạt trong đồng phạm, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật Hình sự của Lương Hải Yến, Học viện Khoa học xã hội, 2011. Người giúp sức trong đồng phạm theo Luật Hình sự Việt Nam, Lê Thị Loan, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội 2015. Người thực hành trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Hòa, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. Các loại người đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam, Nguyễn Khắc Toàn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2013. Trong các công trình, bài viết nói trên, các tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật về quyết định hình phạt nói chung về đồng phạm hoặc đối với từng trường hợp đặc biệt như phạm tội có tổ chức, phạm tội chưa đạt, phạm tội nhiều lần. Tác giả luận văn sẽ kế thừa nghiên cứu 3
  9. lý luận về đồng phạm, phân loại vai trò của từng loại người đồng phạm, xác định trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt trong đồng phạm. Tuy nhiên nghiên cứu về góc độ xác định vai trò của người thực hành và quyết định hình phạt đối với người thực hành gắn liền với thực tiễn xét xử, các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến vướng mắc, bất cập quy định của BLHS trong việc xác định vai trò và quyết định hình phạt đối với người thực hành trong vụ án đồng phạm, đặc biệt là vướng mắc trong quy định của BLHS năm 2015 mới có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Chính vì vậy, học viên tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy định của BLHS năm 2015 về xác định vai trò và quyết định hình phạt đối với người thực hành trong đồng phạm, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này là hoàn toàn cần thiết, phục vụ trực tiếp cho quá trình xét xử, giải quyết các vụ án hình sự của Tòa án. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ Luật Hình sự về người thực hành trong đồng phạm. Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của luật hình sự đối với người thực hành trong đồng phạm tại địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích như trên, đề tài luận văn tập trung giải quyết những vấn đề sau: Thứ nhất, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về chế định đồng phạm liên quan đến người thực hành và quyết định hình phạt đối với người thực hành trong đồng phạm. Thứ hai, Áp dụng pháp luật hình sự về người thực hành trong đồng phạm. 4
  10. Thứ ba, phân tích thực tiễn áp dụng, dẫn chứng vụ án cụ thể trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó phát hiện những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định này trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự có đồng phạm. Thứ tư, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về người thực hành trong đồng phạm và quyết định hình phạt đối với người thực hành từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm về người thực hành trong đồng phạm, quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử về đồng phạm và quyết định hình phạt đối với người thực hành trong đồng phạm từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp luật về đồng phạm và quyết định hình phạt đối với người thực hành trong đồng phạm theo quy định của pháp luật hình sự Việt nam đặc biệt là BLHS năm 2015 và thực tiễn xét xử đối với người thực hành trong đồng phạm của đề tài giới hạn trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của đề tài là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng tổng hợp và đồng bộ các phương pháp nghiên cứu phổ biến như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, nghiên cứu bản án điển hình: tác giả lựa chọn những vụ án đồng phạm có vai trò của người thực hành liên quan đến phạm vi, nội dung nghiên cứu của đề tài, qua đó phân tích làm rõ vai trò của người thực hành, căn cứ quyết định hình phạt đối với người thực hành trong 5
  11. thực tiễn áp dụng pháp luật. Qua đó làm cơ sở để đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quyết định hình phạt đói với người thực hành trong đồng phạm. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ở bình diện lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn đưa ra một số luận cứ góp phần hoàn thiện lý luận về chế định đồng phạm, người thực hành trong đồng phạm trong khoa học luật hình sự Việt Nam. Cụ thể, làm rõ các vấn đề chung về người thực hành trong vụ án có đồng phạm theo quy định của luật hình sự Việt Nam; phân biệt hình thức đồng phạm này với một số hình thức đồng phạm khác mà hiện nay thường có sự nhầm lẫn trong thực tiễn; làm sáng tỏ chế định đồng phạm quy định của Bộ luật hình sự 2015; phân tích thông qua nghiên cứu thực tiễn xét xử tại địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây để so sánh, đưa ra một số vấn đề kiến nghị hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 về người thực hành trong đồng phạm và một số giải pháp nâng cao hiệu quả các quy định này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được kết cấu thành hai chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về người thực hành trong đồng phạm. Chương 2: Áp dụng pháp luật về người thực hành trong đồng phạm từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh 6
  12. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI THỰC HÀNH TRONG ĐỒNG PHẠM 1.1 Khái niệm và đặc điểm của đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm. Khái niệm và đặc điểm của đồng phạm. Tội phạm trên thực tế diễn ra hết sức đa dạng, một tội phạm có thể do một người thực hiện hoặc do nhiều người thực hiện. Khi tội phạm do nhiều người thực hiện thì có thể có đồng phạm hoặc là trường hợp những người thực hiện tội phạm hành động độc lập với nhau. Trong đó trường hợp có đồng phạm nguy hiểm cho xã hội hơn cả. Chính vì vậy mà cơ sở, phạm vi, các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm có những yếu tố khác biệt so với trường hợp phạm tội độc lập do một người thực hiện. Khái niệm đồng phạm là khái niệm cơ bản, khái niệm xuất phát để từ đó xác định các quy phạm khác của chế định đồng phạm về những loại người đồng phạm; các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm, các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. Khái niệm đồng phạm còn là cơ sở pháp lý để phân biệt hành vi đồng phạm và những hành vi liên quan đến tội phạm nhưng không phải là đồng phạm, đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực hình sự nhằm xử lý đúng người, đúng tội, không kết tội oan và không bỏ lọt tội phạm. Khoản 1 Điều 17 BLHS 2015 quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” Trước hết, với tư cách là một hình thức của tội phạm, đồng phạm có những dấu hiệu chung giống như tội phạm đơn lẻ. Tuy nhiên, đồng phạm là 7
  13. hình thức phạm tội đặc biệt nên những dấu hiệu của nó cũng có những đặc điểm riêng biệt [23, tr.199] Dấu hiệu khách quan: Số lượng người tham gia thực hiện tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Thứ nhất, về số lượng người tham gia thực hiện tội phạm: một vụ án đồng phạm đòi hỏi có ít nhất hai người trở lên cùng tham gia thực hiện một tội phạm. Đây là điều kiện tất yếu vì chỉ khi có ít nhất hai người thì mới gọi là “cùng phạm tội”. Đồng thời những người này cũng phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện về yếu tố chủ thể của tội phạm nói chung là đủ tuổi chịu TNHS theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015 và không thuộc trường hợp không có năng lực TNHS quy định tại Điều 21 BLHS 2015 (không xét trường hợp chủ thể đặc biệt). Nếu có hai người trở lên cùng tham gia thực hiện một tội phạm nhưng chỉ có một người đủ điều kiện về chủ thể thì không được xem là đồng phạm mà chỉ là phạm tội đơn lẻ. Nếu nhiều người cùng tham gia thực hiện tội phạm nhưng trong đó có một vài người đủ điều kiện chủ thể và các dấu hiệu khác của đồng phạm còn những người còn lại không thỏa mãn dấu hiệu về chủ thể thì vẫn là vụ án có đồng phạm nhưng người nào không thỏa mãn dấu hiệu chủ thể thì không phải là người đồng phạm. Đối với trường hợp tội phạm có chủ thể đặc biệt thì chỉ cần người thực hành thỏa mãn các dấu hiệu đặc biệt đó còn những đồng phạm khác không đòi hỏi phải có các dấu hiệu đặc biệt. Thứ hai, hành vi nguy hiểm cho xã hội: Những người đồng phạm cùng thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong mặt khách quan của CTTP cụ thể. Trong quá trình tham gia thực hiện tội phạm, giữa những người đồng phạm có sự liên kết với nhau, thống nhất và tác động qua lại lẫn nhau nhằm đạt được ý định phạm tội chung. Nếu nhiều người thực hiện tội phạm tại cùng một địa điểm, trong cùng một thời điểm nhưng giữa họ không có sự 8
  14. liên kết với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau để cùng thực hiện một tội phạm thì không phải là đồng phạm mà chỉ là phạm tội riêng lẻ. Mỗi người đồng phạm có thể thực hiện các hành vi sau: Hành vi thực hiện tội phạm (thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm), người có hành vi này được gọi là người thực hành; hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, người có hành vi này được gọi là người tổ chức; hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm, người có hành vi này được gọi là người xúi giục; hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm, người có hành vi này được gọi là người giúp sức. Mỗi người đồng phạm có thể tham gia với một hoặc nhiều loại hành vi nêu trên. Có thể tất cả cùng trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội hoặc mỗi người thực hiện một loại hành vi khác nhau. Họ có thể tham gia ngay từ đầu hoặc ở bất cứ giai đoạn nào khi tội phạm chưa kết thúc. Thứ ba, hậu quả nguy hiểm cho xã hội: việc cùng thực hiện một tội phạm dẫn tới hậu quả gây ra bởi đồng phạm là hậu quả chung, là kết quả của quá trình tham gia thực hiện tội phạm chung tạo nên. Thứ tư, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chung: bằng việc tham gia vào tội phạm chung với một trong các hành vi đã nêu trên, mỗi đồng phạm đều có hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là kết quả của sự phối hợp hoạt động giữa những người đồng phạm mang lại. Do đó hành vi của mỗi người đồng phạm đều có mối quan hệ nhân quả với hậu quả phạm tội chung. Khi các đồng phạm đều là người trực tiếp thực hiện một phần hoặc toàn bộ hành vi khách quan được mô tả trong CTTP (đồng phạm giản đơn) thì hành vi của mỗi người là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả chung của tội phạm. Khi có sự phân chia vai trò giữa các đồng phạm thì hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã 9
  15. hội, còn hành vi của những người đồng phạm khác sẽ gián tiếp thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả đó. Trong các dấu hiệu khác quan nêu trên, dấu hiệu về số lượng người tham gia và dấu hiệu cùng thực hiện tội phạm là bắt buộc đối với mọi vụ án đồng phạm. Hai dấu hiệu còn lại là hậu quả và mối quan hệ nhân quả chỉ bắt buộc đối với các tội phạm có cấu thành vật chất. Dấu hiệu chủ quan: mặt bên trong của tội phạm bao gồm lỗi, mục đích và động cơ phạm tội. Dấu hiệu lỗi cố ý: cố ý cùng thực hiện tội phạm là dấu hiệu đặc trưng thuộc mặt chủ quan của đồng phạm, thể hiện sự liên kết thống nhất về mặt ý chí giữa những người đồng phạm. Lỗi trong đồng phạm phải là lỗi cố ý, nếu trường hợp hai người trở lên cùng thực hiện tội phạm nhưng với lỗi vô ý thì chỉ là trường hợp phạm tội riêng lẻ. Mỗi người đồng phạm đều biết hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội và đều biết hành vi của người khác cũng nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. Nếu chỉ biết mình có hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà không biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm thì chưa thỏa mãn dấu hiệu lỗi cố ý trong đồng phạm và do vậy cũng không có đồng phạm. Bên cạnh đó, các đồng phạm còn phải thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện. Nếu mỗi người đồng phạm chỉ biết mình có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình thì chưa thỏa mãn lỗi cố ý trong đồng phạm. Do đó hành vi giúp sức bí mật hay xúi giục ngụy trang không thỏa mãn dấu hiệu chủ quan của đồng phạm. Về ý chí: Đồng phạm là việc người phạm tội có sự bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện tội phạm hoặc có sự tiếp nhận về nhận ý chí tức là sự ăn ý, 10
  16. hiểu ý giữa những người phạm tội mặc dù không có sự bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện hành vi phạm tội. Mỗi người trong đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Những trường hợp không mong muốn có sự liên kết hành vi để cùng gây ra hậu quả thiệt hại cũng chỉ là trường hợp phạm tội riêng lẻ. Ngoài hai dấu hiệu nêu trên, đồng phạm còn đòi hỏi dấu hiệu cùng mục đích phạm tội trong trường hợp đồng phạm những tội có mục đích phạm tội là dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Nếu không có đồng phạm, trong trường hợp này những người tham gia sẽ chịu TNHS độc lập với nhau. Dấu hiệu động cơ phạm tội: cũng tương tự như dấu hiệu mục đích phạm tội, đối với những tội phạm có động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc được quy định trong mặt chủ quan của CTTP thì những người đồng phạm về tội đó bắt buộc phải có cùng động cơ phạm tội. Nếu không cùng động cơ phạm tội thì cũng không phải là đồng phạm. Khái niệm và đặc điểm của người thực hành trong đồng phạm. Từ khái niệm khoa học về đồng phạm nêu trên, có thể hiểu “Người đồng phạm là người cố ý tham gia vào việc thực hiện tội phạm cùng với người khác.” [15, tr.67]. Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 BLHS 2015: “Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức” Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Tức là bằng hành vi của mình, người thực hành thực hiện những hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm [1, tr.255]. Người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm bao gồm hai trường hợp là: Trường hợp người thực hành tự mình thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong CTTP. Trường hợp người thực hành không tự mình thực hiện hành vi 11
  17. CTTP mà tác động người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP nhưng họ lại không chịu TNHS cùng với người đã tác động. Ở dạng thứ nhất, người thực hành là người tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP. Đối với trường hợp này, hành vi phạm tội của người thực hành cũng giống như trường hợp phạm tội đơn lẻ. Nếu mỗi người thực hành thực hiện một phần hành vi được mô tả trong CTTP (đồng thực hành) thì hành vi tổng hợp của họ chứa đủ các dấu hiệu của CTTP. Khi tự mình thực hiện hành vi phạm tội, người thực hành có thể sử dụng hoặc không sử dụng đến các công cụ, phương tiện phạm tội. Ở dạng thứ hai, người thực hành là người không tự mình trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP mà thông qua một người khác, cụ thể như là cố ý tác động, sử dụng hoặc lợi dụng người đó như “công cụ, phương tiện phạm tội” để người này thay mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP. Hành vi đó có thể xảy ra các trường hợp sau: Một là, sử dụng người không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự để người này trực tiếp thực hiện các hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Người không có năng lực TNHS ở đây là người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Người bị sử dụng thực hiện một hành vi phạm tội không phải chịu TNHS. Hai là, lợi dụng sai lầm của người khác để gây ra hậu quả của tội phạm mà người gây ra hậu quả không có lỗi hoặc lỗi vô ý. Trong trường hợp này, người bị lợi dụng vẫn có thể phải chịu TNHS. Ba là, sử dụng người khác bằng cách cưỡng bức, uy hiếp về tính mạng, sức khỏe hoặc tinh thần ở mức độ cao để người đó gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trong trường hợp này tùy theo mức độ mà người bị cưỡng bức, uy 12
  18. hiếp có thể bị truy cứu TNHS. Trường hợp người đó bị cưỡng bức tinh thần ở mức độ tê liệt ý chí hay cưỡng bức thân thể thì họ được miễn TNHS. Bốn là, sử dụng người dưới quyền mình bằng cách ra mệnh lệnh trái pháp luật mà người thi hành không biết được tính trái pháp luật của mệnh lệnh, dẫn đến người thi hành mệnh lệnh gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Khi đó người ra mệnh lệnh bị coi là người trực tiếp thực hiện tội phạm, người thi hành mệnh lệnh không phải chịu TNHS. Xét về hình thức, người bị tác động là người đã trực tiếp thực hiện tội phạm và gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nhưng về bản chất, họ đã bị lợi dụng như một “công cụ, phương tiện phạm tội”. Đồng thời, khi xét đến yếu tố lỗi thì trong những trường hợp kể trên, người bị tác động không có lỗi hoặc có lỗi vô ý. Do đó, họ hoặc không phạm tội hoặc phạm tội với lỗi vô ý. Tuy nhiên, họ chắc chắn không phải là đồng phạm với người đã tác động mình vì không thỏa mãn dấu hiệu “cố ý cùng thực hiện tội phạm”. Bên cạnh đó, có những tội phạm mà tính chất của hành vi khách quan được mô tả trong CTTP đòi hỏi chủ thể phải tự mình thực hiện hành vi như Tội hiếp dâm (Điều 144), Tội loạn luân (Điều 184), Tội đào ngũ (Điều 402) thì hành vi của người thực hành chỉ có thể biểu hiện ở dạng thứ nhất. Nhìn chung, dù là biểu hiện ở dạng nào thì hành vi của người thực hành cũng là hành vi thực hiện tội phạm chung của đồng phạm. Bên cạnh đó, cần phân biệt hai thuật ngữ “người thực hành” và “người thực hiện tội phạm”. Trong đó “người thực hiện tội phạm” là một khái niệm khoa học thuộc lĩnh vực Luật hình sự có ngoại diện rộng bao gồm cả ba trường hợp: tội phạm do một người thực hiện; tội phạm do nhiều người thực hiện nhưng không có đồng phạm và trường hợp đồng phạm. “Người thực hành” là một khái niệm pháp lý, thể hiện một vai trò – một loại người trong đồng phạm. Có thể hiểu, người thực hành chỉ là người thực hiện tội phạm trong trường hợp đồng phạm. 13
  19. Những đồng phạm khác có thể chỉ tham gia ở một số hành vi nhất định góp phần vào việc thực hiện tội phạm hoặc không tham gia trực tiếp vào việc thực hiện tội phạm (như người xúi giục…) Điểm khác biệt là trong khi hành vi thực hành có thể được thực hiện dưới hình thức hành động hoặc không hành động phạm tội thì hành vi xúi giục nhất thiết phải là hành vi hành động phạm tội. Hành vi đó được thể hiện dưới các dạng: kích động, khêu gợi, lôi kéo, lừa phỉnh, dụ dỗ. Hành vi xúi giục để người này dụ dỗ người khác nữa thực hiện tội phạm cần được xác định là hành vi xúi giục, hành vi xúi giục người khác giúp sức cho việc thực hiện tội phạm cần xác định là hành vi giúp sức. Hành vi của người thực hành cũng khác với hành vi của người giúp sức bởi lẽ hành vi của người giúp sức chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm chứ không trực tiếp thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, trong thực tế việc phân biệt hành vi giúp sức và hành vi thực hành nhiều khi còn gặp nhiều khó khăn vì nhiều hành vi vừa mang tính chất tạo điều kiện lại vừa mang tính chất thực hiện tội phạm. Điểm khác biệt nữa giữa người thực hành với người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đó là đối với những tội quy định chủ thể đặc biệt là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm thì người thực hành phải đáp ứng được dấu diệu này.Trường hợp đồng phạm có nhiều người thực hành thì tất cả những người thực hành đó cũng phải đáp ứng được dấu hiệu chủ thể đặc biệt. Trong khi đó những đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức thì không nhất thiết phải có dấu hiệu này. Mặc dù có những điểm khác nhau như đã nêu trên nhưng giữa người thực hành và người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức vẫn có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau thể hiện trước hết và chủ yếu ở mặt chủ quan của người thực hành với những người đồng phạm khác. Người thực hành và 14
  20. những người đồng phạm khác thống nhất về ý chí và có ý định thống nhất về việc thực hiện tội phạm chung. Tóm lại, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm giúp chúng ta có nhận thức chung nhất về khái niệm, đặc điểm của người thực hành trong đồng phạm và các loại người thực hành trong đồng phạm trên cơ sở đó có những đánh giá sát thực để xây dựng nên những quy phạm pháp luật hình sự phù hợp với vị trí, vai trò, tính chất mức độ nguy hiểm của người thực hành trong đồng phạm và trong tội phạm nói chung. 1.2 Quy định của Bộ luật hình sự về người thực hành trong đồng phạm 1.2.1 Quy định của Bộ luật hình sự về các dấu hiệu của người thực hành trong đồng phạm Theo khái niệm về người thực hành được quy định tại Khoản 3 Điều 17 BLHS năm 2015 thì người thực hành trong đồng phạm trước hết phải thỏa mãn các dấu hiệu về đồng phạm đã phân tích ở phần trên, bên cạnh đó họ cũng phải thỏa mãn dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của người thực hành trong đồng phạm cụ thể như sau: a) Hoạt động của người thực hành là trung tâm của hoạt động phạm tội: Người thực hành có thể trực tiếp thực hiện toàn bộ hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc thực hiện một trong những hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, nhưng nói chung hành vi của những người thực hành thỏa mãn dấu hiệu khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Trường hợp người thực hành thực hiện toàn bộ hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm thì hành vi của họ có nhiều điểm giống như hành vi phạm tội riêng lẻ nhưng khác biệt với hành vi phạm tội đơn lẻ vì hành vi của người thực hành trong động phạm có sự tác động, liên hệ qua lại với các hành vi của những người đồng phạm khác cũng như hậu quả phạm tội chung của đồng 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2