intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự từ thực tiễn Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

43
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố cục của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1 - Một số vấn đề lý luận về thủ tục xét xử sơ thẩm; Chương 2 - Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục phiên tòa hình sự sơ thẩm và thực tiễn thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh; Chương 3 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự từ thực tiễn Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THẾ KẾT THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN GÒ VẤP,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THẾ KẾT THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số: 838.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH THỊ MAI HÀ NỘI, năm 2020 LỜI CAM ĐOAN
  3. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực mà các tác giả, nhà khoa học đã nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Đinh Thế Kết
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1:Một số vấn đề lý luận về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự……………................................................................................................6 1.1. Khái niệm thủ tục xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam ..... 6 1.2. Bản chất, vai trò của thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự…………..8 1.3. Chủ thể, hoạt động, văn bản và trình tự của thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự……………………………………………………………………12 1.3.1. Chủ thể tiến hành và tham gia thủ tục xét xử sơ thẩm………….12 1.3.2. Các hoạt động và văn bản tố tụng trong thủ tục xét xử sơ thẩm13 1.3.3. Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thủ tục xét xử sơ thẩm18 1.4. Các nguyên tắc và điều kiện chung của thủ tục xét xử hình sự sơ thẩm…………………………………………………………………………..19 Chương 2:Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về thủ tục xét xử sơ thẩmvụ án hình sự và thực tiễn thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh 22 2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự……................................……22 2.1.1. Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sựthông thường...................22 2.1.2. Thủ tục xét xử sơ thẩmvụ án hình sự đối với người dưới tuổi….....…………31 2.1.3. Thủ tục xét xử sơ thẩmvụ án hình sựđối với pháp nhân thương mại phạm tội ………………………………….37 2.1.4. Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sựrút gọn………………......43 2.2. Thực tiễn thủ tục xét xử sơ thẩmvụ án hình sự tại TP. Hồ Chí Minh………44
  5. 2.2.1. Tình hình xét xử sơ thẩmvụ án hình sự tại Tòa án nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh...................................................................44 2.2.2. Thực trạng thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sựcủa Tòa án nhân dân Quận Gò Vấp Thành Phố Hồ Chí Minh.........................................48 2.3. Đánh giá kết quả thực hiện thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của của Tòa án nhân dân Quận Gò Vấp Thành Phố Hồ Chí Minh...................52 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp...................................................56 3.1. Các yêu cầu cải cách tư pháp liên quan đến thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ................... ………………………………………………………56 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về thủ tục xét xử sơ thẩm ...................................................................59 3.2.1. Kiến nghị về hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản liên quan đến thủ tục xét xử sơ thẩm …………………………….………………………59 3.2.2. Kiến nghị về hoàn thiện quy định về quan hệ giữa VKS và TA trong thủ tục xét xử sơthẩm...........................................................................63 3.2.3. Kiến nghị về hoàn thiện các quy định về nội dung thủ tục phiên tòa sơ thẩm..............................................................................................64 3.2.4 Một số định hướng thay đổi trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015…………………………………………………………………………………69 KẾT LUẬN …………………………………………………..72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bảng 2.1 Số liệu thụ lý và giải quyết án hình sự năm 2015 đến 2019….51
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADPL Áp dụng pháp luật BLHS Bộ luật Hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự HĐXX Hội đồng xét xử PNTM Pháp nhân thương mại KSV Kiểm sát viên TAND Tòa án nhân dân TA Tòa án TTHS Tố tụng hình sự VKS Viện kiểm sát XHCN Xã hội Chủ nghĩa NTGTT Người tham gia tố tụng
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thủ tục xét xử sơ thẩmtrong tố tụng hình sự được xem là giai đoạn rất quan trọng, vì khingười nàobị đưa ra xét xử trước phiên tòađể xác định có tội hay không sẽ chịu hình phạt; Cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định được thể hiện trong bản án về một người có tội hay không chính là Tòa án. Hiến pháp nước ta năm 2013 quy định tại Điều 31khoản 1: “Người bị buộc tội … không có tội… hiệu lực pháp luật”. Tòa án sẽ thay mặt Nhà nước đưa ra những phán quyết dựa trên những chứng cứ, thông qua phiên tòa để tuyên người đó có tội hay không. Luật tố tụng hình sự quy định rất rõ về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,nhà nước, tổ chức bằng việc đảm bảo trình tự xét xử vụ án hình sự phải đúng người, đúng tội, đúng pháp. Vì thế, việc xét xử vụ án hình sự có thể phải trải qua các cấp xét xử như sơ thẩm, phúc thẩm đảm bảo đúng trình tự, thủ tục.Việc vụ án xem xét theo trình tự tái thẩm, giám đốc thẩm khi phát hiện có những tình tiết mới hoặc khi phát hiện vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng mà dẫn đến thay đổi nội dung bản án. Tòa án Gò Vấp phải thụ lý giải quyết khoảng hơn hai trăm vụ án hình sự, với việc xét xử sơ thẩm chiếm hơntám mươi phần trăm mỗi năm. Việc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nếu không tuân thủ các quy định thủ tục tố tụng thì Tòa án dễ bị sai sót, gây ra hậu quả xấu cho xã hội, người dân không còn tin vào hệ thống pháp luật. Chính vì thế với đề tài: “Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự từ thực tiễn Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh” mang tính cấp thiết, thông qua hoạt động thực tiễn và lý luận, sẽ giúpcho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm tại Quận Gò Vấp thêm hiệu quảgóp phần làm cho thành phố Hồ Chí Minh ngày càng bình yên. 1
  8. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học được các giảng viên, nhà nghiên cứu,nhà khoa học, viết và trình bày trongsách, tạp chí, luận văn, trong đó có: ThS. Đinh Văn Quế là tác giả sách “Thủ tục xét xử sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2005) và “Thủ tục xét xử sơ thẩm trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” (Nxb Chính trị Hà Nội, 2000) cũng đã phần nào nêu bật các nội dung liên quan thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, qua đó còn có một số vấn đề vướng mắc trong tố tụng hình sự để góp phần hoàn thiện thủ tục xét xử sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự hiện nay. [18] GS.TSKH Đào Trí Úc là tác giả sách “Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam” (Nxb Khoa học Xã hội, năm 2001) cũng đã phân tích hệ thống tư pháp mang tính thống nhất của quá trình tố tụng và hệ thống thống nhất của quá trình áp dụng pháp luật và chỉ rõ giữa việc ban hành pháp luật,áp dụng pháp luật và bảo vệ pháp luật có mối liên hệ với nhau, thúc đẩy lẫn nhau trong đó vai trò áp dụng pháp luật giúp hoàn thiện pháp luật. [25] TS. Vũ Gia Lâm cũng có các bài viết như “Đổi mới tổ chức hệ thống Tòa án nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử” đăng trên tạp trí Luật học, số 06 năm 2007 vàbài viết “Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm” đăng trên tạp trí Luật học số 01năm 2015 liên quan việc thành lập các Tòa án sơ thẩm, phúc thẩm theo khu vực, giúp thu gọn đầu mối, tiết kiệm ngân sách. Qua đó đã làm rõ cơ sở pháp lý, sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm theo hướng bảo đảm tranh tụng giữa các bêngỡ tội và buộc tội, đặc biệt là quy định về xét hỏi, tranh luận. 2
  9. Tiến sỹ Phạm Minh Tuyên với công trình nghiên cứu khoa học: “Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự” theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2018) đã hệ thống được trình tự và thủ tục tố tụng, theo đó có các tình huống, vụ án thực tiễn màKiểm sát viên, Thẩm phánvà luật sư có thể vận dụng vào công tác xét xử và chuyên môn.[34] Các tác giả nói trên tập trung chủ yếuphân tích các quy định của pháp luật tố tụng thực địnhvới những vấn đề lý luận chung mang tính giá trị về lý luận và thực tiễn, là tài liệu tham khảo có ích cho việc nghiên cứu, thực hiện luận văn này. Dù vậy, nội dung của các bài viết cũng như nội dung trong các cuốn sách này chưa mang tính đầy đủ và toàn diện trong điều kiện cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, đặc biệt là thực tiễn tại Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó Học viên đã chọn đề tài “Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu, trình bày trong luận văn thạc sĩ luật. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ lý luận và thực tiễn của Tòa án Quận Gò Vấptrong việc thực hiệnthủ tục xét xét xử sơ thẩm.Học viên đưa ra các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả xét xử cũng như hoàn thiện pháp luật Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Học viên nghiên cứu các nội dung  Những vấn đề về lý luận về thủ tục xét xử sơ thẩm.  Các quy địnhvề thủ tục xét xử sơ thẩm.  Đánh giá một cáchkhách quan về thực trạng, và toàn diệntừ thực tiễn tại Tòa án Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.  Xác định được nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt 3
  10. động xét xử, từ đó có những giải pháp hoàn thiện quy định thủ tục xét xử sơ thẩm và hoàn thiện pháp luật nước ta. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu  Các vấn đề lý luận, một số quan điểm của các tác giảtrong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.  Học viên tập trung nghiên cứu về quy định thủ tục xét xử sơ thẩmtrong BLTTHS2015. Qua thực tiễn xét xử tại Tòa án sẽ giúp cho việc đánh giá chất lượngbản án và tính đúng đắn trong hoạt động xét xử. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự củaTòa án Nhân dân Quận Gò Vấp nói riêng và TAND quận, huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung là một đề tài rộng, có nhiều vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn, do đó khi nghiên cứu phải hết sức khách quan, khoa học. Do đó phạm vi nghiên cứu cần tập trung:  Nghiên cứuvề thủ tục xét xử sơ thẩm với những vấn đề lý luậnđược quy định trong Bộ luật tố tụng năm 2015. Học viên chọn không gian nghiên cứu đó là tình hình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.  Về thời gian thực tiễn hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sựQuận Gò Vấp từ năm 2015 đến 2019. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu Học viên đúc kết từ những đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, tác giả đề cập đến Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự, đặc biệt là nội dung liên quan đến xét xử sơ thẩm. 4
  11. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Học viêncòn sử dụng trong một số các phương pháp nghiên cứu như sau: tổng hợp, hệ thống, so sánh, dự báo, lịch sử, kết hợp với phương pháp sử dụng ý kiến của các chuyên gia và nhà khoa học,rút ra cácvấn đềvề lý luận khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn sẽcó ý nghĩa giúp cho việc đề xuất bổ sung một số vấn đề mang tính lý luận rút ra từ thực tiễnvề thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án quy định trongBộ luật tố tụng hình sự. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Bên cạnh đó luận văn cũngcó thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho cácđối tượng là học viên, người nghiên cứu tìm hiểu về thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án. 7. Kết cấu của Luận văn Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thủ tục xét xử sơ thẩm. Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục phiên tòa hình sự sơ thẩm và thực tiễn thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thủ tụcxét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp. 5
  12. Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM 1.1. Thủ tục xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Từ thời cổ đại xa xưa, con người đã khẳng định: nơi nào hiện hữu pháp luật thì nơi đó phải có hệ thống bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh. Nói về sự bảo đảm cho pháp luật được thi hành, trước tiên phải bằng hoạt động của cơ quan nhà nước có chức năng xử lý các hành vi vi phạm quy định trong các văn bản pháp luật có hiệu lực. Hiểu theo phương diện khác, sự bảo đảm đó chính là việc các cơ quan chức năngtrong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện quyền lực của mình thông qua hoạt động xét xử đối với các hành vi vi phạm. Xét xử sơ thẩm được xác định như là một giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một vụ án hình sự, mọi tài liệu chứng cứ của vụ án do Cơ quan điều tra, truy tố thu thập trong quá trình điều tra đều được xem xét một cách công khai tại phiên toà, những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được nghe trực tiếp lời khai của nhau, được tranh luận chất vấn những điều mà tại Cơ quan điều tra họ không có điều kiện thực hiện. Xét xử sơ thẩm được coi như là đỉnh cao của quyền tư pháp, tại phiên toà quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tồ tụng được thực hiện một cách công khai, đầy đủ nhất; những lo âu của bị cáo, người bị hại và của những người tham gia tố tụng khác được giải toả tại phiên toà.Tâm lý nói chung đối với những người tham gia tổ tụng là mong muốn vụ án nhanh được đưa ra xét xử để họ biết được Toà án sẽ phán quyết như thế nào. Xét xử sơ thẩm là một giai đoạn tố tụng mà ở đó đòi hỏi những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải tập trung trí tuệ, xử lý các tình huống một cách mau lẹ, các lý lẽ đưa ra không chỉ đòi hỏi sự chính xác 6
  13. mà phải có sức thuyết phục, nhưng đồng thời lại phải tuân theo những quy định của pháp luật thông qua phiên toà có thể đánh giá được trình độ nghiệp vụ của Thẩm phán, của Hội thẩm, của Kiểm sát viên, của Luật sư và những người tham gia tố tụng tố tụng thác. Cũng thông qua phiên toà mà Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Luật sư nâng cao được trình độ nghiệp vụ năng lực công tác và kỹ năng nghề nghiệp; thông qua phiên toà, những người dự phiên toà hiểu biết thêm về pháp luật, củng cố thêm lòng tin vào Toà án. Vì vậy, việc tổ chức phiên toà sơ thẩm tốt có tác dụng to lớn không chỉ đối với một vụ án cụ thể mà còn có tác dụng đối với việc nâng cao ý thức pháp luật cho mọi công dân Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân của Việt Nam thì “Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làTòa án”; còn hoạt động xét xử chính là nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu của Tòa án. Vì vậy việc xét xử phải được xác định làm sáng tỏ sự thật khách quan. Qua đó, Tòa án nhân danh Nhà nướcđưa ra quyết định về bản án để xác định hành vi phạm tội, người phạm tội sẽ bị trừng phạt theo quy định. Với nhiệm vụ và chức năng Tòa án là cơ quan xét xử trong hệ thống Tòa án nhân dân của nước ta, cùng với các cơ quan tư pháp như cơ quan thi hành án, cơ quan tổ chức bổ trợ tư pháp, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, thi hành mọi hoạt động phải bảo đảm thực thi đúng pháp luật. Tại Tòa án, các kết quả hoạt động điều tra, truy tố,giám định, bào chữa, được đưa ra tại tòa để xét xử và hội đồng thẩm phán sử dụng một cách công khai thông qua các thủ tục tố tụng, để từ đó hội đồng thẩm phán sẽ đưa ra những phán xét cuối cùng. Tòa án chính là nơi thể hiện công lý, sự đối xử bình đẳng,công bằng trong tất cả các mối quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng và những người có liên quan; Tòa án cũng là nơi thể hiệntrình độ hoạt động và uy tín của các cơ quan, tổ 7
  14. chức trong hệ thống tư pháp, cũng như là nơi thể hiện chất lượng xét xử trong nước. Với góc độ khoa học pháp lý thì việc đưa vụ án ra xét xử lần đầu tiên ở Tòa án có thẩm quyền đó chính là hoạt động xét xử sơ thẩm. Sau khi Tòa án đưa ra quyết định cuối cùng về bản án thì có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì đó chính là giai đoạn kết thúc của cả bốn giai đoạn hoạt động tố tụng là khởi tố; điều tra; truy tố; xét xử.Vì vậy việc đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm chính là giai đoạn thứ tư của hoạt động tố tụng. Tòa án có thẩm quyền thực hiện chức năng của mình để xem xét, giải quyết vụ án, ra quyết định đối với bản án theo quy định của pháp luật, chính vì vậyxét xử sơ thẩm là giai đoạn tố tụng độc lập. Tại phiên tòa, hội đồng xét xử trên cơ sở đánh giá công khai những chứng cứ đã được kiểm tra, xác minh căn cứ quy định sẽ ra bản án xác định người phạm tội có tội hay không có tội. Theo quan điểm của học viên thì: việc Tòa án thực hiện theo thẩm quyền mà pháp luật đã quy định xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là việc xét xử lần đầu ở cấp thứ nhất. Tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, nhưng đa số đều cùng quan điểm như trên. 1.2. Bản chất, vai trò của thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Xét xử sơ thẩm là một giai đoạn tố tụng hình sự đặc biệt quan trọng, vì thông qua đó sẽ góp phần có hiệu quả trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm mà nhà nước và xã hội rất quan tâm, giúp bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Điều đó được thể hiện qua các nội dung như sau: Thứ nhất, thủ tục xét xử các vụ án hình sự đó là hình thức pháp lý thể hiện quyền tư pháp. Ta có thể thấy rằng quyền lực nhà nước bao gồm ba bộ phận chủ yếu: 8
  15. quyền tư pháp, quyền lập pháp, quyền hành pháp. Việc ban hành pháp luật thông qua quyền lập pháp, đến cơ quan nhà nước áp dụng quyền hành pháp và việc thực thi quyền tư pháp được cơ quan nhà nước thông qua các thiết chế tổ chức và phương thức hoạt động với quy trình thủ tục chặt chẽ và nguyên tắc đặc thù để bảo vệ pháp luật, duy trì công lý, là thước đo mức độ dân chủ của Nhà nước, tính nhân văn của pháp luật nói chung, có tác động đến niềm tin của nhân dân vào Nhà nước và pháp luật. Hoạt động tranh tụng tại phiên tòa là hoạt động trong thủ tục xét xử sơ thẩm và là cơ sở pháp lý để các bên có vị trí độc lập với nhau về quyền lợi, khác nhau về chức năng tố tụng (bên buộc tội, bên bào chữa), Tòa án sẽ đánh giá về tính hợp pháp và tính đúng đắn của hành vinhằm đưa ra phán quyết về hành vi phạm tội, qua đó duy trì trật tựcủa xã hội,bảo đảm sự ổn định chung củapháp luật,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Theo quy định, không một người phạm tội nào được xem là có tội khi chưa có quyết định của tòa án. Căn cứ quy định của pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Tòa án nhân danh Nhà nước sẽra bản án hoặc quyết định để xác định: có hay không có hành vi phạm tội, ai là người thực hiện hành vi phạm tội, xác định lỗi định tội danh,bằng các biện pháp tư pháp,quyết định hình phạt,tính chất mức độ thiệt hại, nhằm bảo đảm việc xử lý vụ án đúng người, đúng tội,đúng quy định pháp luật. Thứ hai, thủ tục xét xử vụ án hình sự là cơ sở bảo đảm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt làquyền con người. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự phảidựa vào ý nghĩa của hoạt động thực tiễn, qua đó nhóm lợi ích cá nhân và lợi ích công cộng phải được bảo vệ như nhau. Hai nhóm lợi ích này là cặp phạm trù mang tính thống nhấtcó mối quan hệ biện chứng và đối lập với nhau. Lợi ích cá nhân thể hiện ở việc bảo đảm cho người vô tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan, người bị truy tố, xét xử oan được minh oan, và bồi thường thiệt hại,còn lợi ích công thể hiện ở 9
  16. việc điều tra một cáchđầy đủ và kịp thời, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, xét xử và áp dụng hình phạt công minh, đúng pháp luật đối với người phạm tội; các quyền cơ bản của công dân, quyền con người, của bị can, bị cáo, không bị hạn chế trái pháp luật [17, tr.304]. Lợi ích Nhà nước và xã hội đòi hỏi việc thực thi quyền lực công phải quyết liệt, tích cực và mạnh mẽ. Có thể thấy rằng, quá đề cao lợi ích công sẽ dẫn đến xem nhẹ lợi ích cá nhân, tức là xem nhẹ những giá trị quyền con người, ngược lại, nếu quá chú trọng đến lợi ích cá nhân thì lợi ích công sẽ dễ bị xâm phạm dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể là Nhà nước thực hiện quyền quản lý xã hội của mình thông qua việc trừng phạt người phạm tội đối với hành vi vi phạm nhưng đồng thời cũng bảo vệ người vô tội không để xảy ra oan sai, đảm bảo quyền con người khi các quyền và lợi ích của công dân bị xâm phạm. Xét xử vụ án hình sự đảm bảo các thủ tục quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự sẽ giúp cho việc bảo vệ quyền con người, quyền tự do và dân chủ của các cá nhân được bảo vệ trước hành vi xâm phạm của bất cứ chủ thể nào, kể cả đó là cơ quan nhà nước. Thứ ba, với các quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự sẽ giúp tìm ra chân lý của vụ án để xác định hành vi cũng như người phạm tội. Quá trình tố tụng sẽ làm cho việc truy tố hành vi phạm tội ra trước tòa và bị cáo ngay tại tòa. Bộ luật tố tụng hình sự quy định bên buộc tội (là Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra) có trách nhiệm thu thập chứng cứ, chứng minh hành vi phạm tội,điều tra chứng cứ, và chứng minh người thực hiện tội phạm.Trong hồ sơ vụ án sẽ thể hiện kết quả hoạt động tố tụng của các cơ quan này. Tuy nhiên, với khái niệm chung: không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, do vậy tất cả các nhận định thể hiện trong các hồ sơ và tài liệu, quyết định tố 10
  17. tụng của Viện kiểm sát cũng nhưCơ quan điều tra chuyển sang Tòa án để chuẩn bị xét xử thì chưa có giá trị kết luận về hành vi phạm tội của người bị xem là phạm tội. Xét về bản chất thì ở giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, cả hai bên (bên buộc tội và bên bào chữa) chỉ mới là ở giai đoạn công tác chuẩn bị, thu thậptài liệu về vụ án, chứng cứ, chứng minh cần thiết, các văn bản pháp lý. Toàn bộ chứng cứ, tài liệu đã thu thập sẽ được Tòa án đưa ra kiểm tra công khai tại phiên tòa nhằm đánh giátính hợp pháp, tính khách quan, tính pháp lývà từ đó xem xét những chứng cứ, tài liệu này có đúng quy định hay không. Các chủ thể tại phiên tòa sơ thẩm (gồm bên buộc tội và bên gỡ tội) được công khai đưa ra các chứng cứ, tranh tụng và đưa ra lập luận của mình, các căn cứ có lợi để bảo vệ hoặc bác bỏ những lý lẽ bất lợicủa nhau trên cơ sở pháp luật. [33, tr.19]. Thứ tư, thủ tục xét xử sơ thẩm hình sự chínhlà điều kiện nhằm bảo đảm sự công bằng,dân chủ,bình đẳng,bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự. Trong công cuộc cải cách tư pháp, xét dưới góc độ xã hội học thì vấn đềvề thủ tục sơ thẩm vụ án hình sự có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng mang một giá trị xã hội khách quan. Hoạt động TTHS xuất phát từrất lâu đời, với bản chất của xã hội là mang quyền lực nhà nước nên sẽ dùng sự trừng trị của pháp luật để quản lý nhà nước. Giá trị xã hội thể hiện ở chỗ là bảo đảm cho lợi íchmọi cá nhân và Nhà nước. Việc chuyển dần từ phương thức nặng về trừng trị sang phương thức pháp lý bao gồm các trình tự, thủ tục chặt chẽ, theo luật định. Với xu thế mà các nước phát triển đang áp dụng thì việc điều chỉnh này của pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta đòi hỏi cần thiết hoàn thiện cơ chế bảo vệ con người, bảo vệ cá nhân trước phán quyết, quyết định trái pháp luật củangười có thẩm quyền và các cơ quan được giao nhiệm vụ. Mục đích, nhiệm vụ của TTHS là bảo đảm tuân thủ chặt chẽ trình tự, thủ tục, truy 11
  18. cứu trách nhiệm hình sự và xét xửphải công minh, kịp thời, đúng luật định, giải quyết vụ án khách quan,không làm oan người vô tội, không bỏ lọtngười phạm tội và tội phạm. Trình tự, thủ tục xét xử vụ án hình sự được luật quy định chặt chẽ và bắt buộc tuân thủ còn là yếu tố bảo đảm pháp chế, phòng ngừa tội phạm, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật trong nhân dân,góp phần đảm bảo cho người vô tội không bị xét xử oan; quyền của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không bị hạn chế trái pháp luật. 1.3. Chủ thể, hoạt động, văn bản và trình tự của thủ tục xét xử sơ thẩm 1.3.1. Chủ thể tiến hành và tham gia thủ tục xét xử sơ thẩm Trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành, về cơ bản không hình thành “các bên” tố tụng như bên buộc tội, bên gỡ tội và tòa án là trọng tài xét xử mà chủ thể tố tụng được phân định thành các chủ thế tiến hành tố tụng (gồm cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án cùng các chức danh tư pháp trong cơ quan này là Điều tra viên, thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; chánh án, phó chánh án, thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án). Theo Điều 55 BLTTHS năm 2015, NTGTT bao gồm 20 loại người sau: (1) Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; (2) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; (3) Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; (4) Người bị bắt; (5) Người bị tạm giữ; (6) Bị can; (7) Bị cáo; (8) Bị hại; (9) Nguyên đơn dân sự; (10) Bị đơn dân sự; (11) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; (12) Người làm chứng; (13) Người chứng kiến; (14) Người giám định; (15) Người định giá tài sản; (16) Người phiên dịch, người dịch thuật; (17) Người bào chữa; (18) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; (19) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố 12
  19. giác, bị kiến nghị khởi tố; (20) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật này.1 Đối với xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, có các chủ thể sau tham gia phiên tòa:  Chủ thể tiến hành tố tụng bắt buộc gồm: + Hội đồng xét xử: Thẩm phán, hội thẩm nhân dân + Thư ký tòa án + Kiểm sát viên + Điều tra viên (khi được triệu tập)  Chủ thể tham gia phiên tòa bắt buộc, gồm:  Bị cáo  Bị hại (nếu vụ án có bị hại)  Người bào chữa (nếu bắt buộc)  Chủ thể khác (khi được triệu tập):Bị đơn,Nguyên đơn dân sự;Người làm chứng; Người giám định;Người phiên dịch, người dịch thuật;Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người định giá tài sản;Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội,người đại diện khác. 1.3.2. Các hoạt động và văn bản tố tụng trong thủ tục xét xử sơ thẩm Tòa ánnhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện bằng quyền lực nhà nước thông qua hoạt động xét xử Tại Điều 102 Hiến pháp năm 2013 đã quy định là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Tòa án nhân dân, có nhiệm vụ 1 Điều 55 Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015 13
  20. thực hiện quyền tư pháp, là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử, giải quyết các vụ việc có tranh chấp theo thẩm quyền quy định. Hiến pháp cũng quy định Quốc hội có quyền bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để kiểm soát quyền tư pháp từ phía cơ quan lập pháp, cũng như có thể lấy phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh do mình bầu như Thẩm phán, Chánh án Toàn án nhân dân tối cao. Có thể thấy rằng việc kiểm soát quyền lực này gần như mang tính một chiều. Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân tiến hànhhoạt động xét xử theo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Độc lập là biểu hiện của việc chỉ tuân theo pháp luật. Đó là nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp cho tới các luật chuyên ngành. Nếu việc xét xử mang tính độc lập, không chịu bất kỳ sự tác động nào thì phán quyết của Hội đồng xét xử mới có tính khách quan, vô tư, đảm bảo đúng pháp luật. Như vậy, điều kiện cần thiết để Hội thẩm và Thẩm phán tuân theo pháp luật là thực hiện nguyên tắc độc lập. Việc tuân theo pháp luật là cơ sở để thể hiện tính độc lập trong xét xử. Để làm được điều này thì Thẩm phán và Hội thẩm phải có kiến thức pháp luật và phải chấp hành nghiêm quy định của pháp luật. Thẩm phán và Hội thẩm nếucó kiến thức pháp luật vững vàng, tuân thủ quy địnhsẽ thể hiện sự độc lập trong phán quyết của mình. Khi tuân thủ theo quy định pháp luật sẽ không bị các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động xét xử, từ đó họ mới có được sự độc lập. “Độc lập” và “chỉ tuân theo pháp luật” có mối quan hệ qua lại, khăng khít với lẫn nhau. Độc lập chính là điều kiện cần thiết đểHội thẩm,Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử. Như vậy chỉ tuân theo pháp luật cũng chính là cơ sở cần thiết để hội thẩm, thẩm phán độc lập khi xét xử. Cả haimối quan hệ này 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2