intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo pháp luật dân sự ở Việt Nam

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

99
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn góp phần làm sáng tỏ những qui định của pháp luật về chế tài trong việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân; phân tích thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề này, chỉ ra những bất cập của pháp luật và đưa ra phương hướng hoàn thiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo pháp luật dân sự ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM MINH CHÂU CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số : 8380101.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Kiên Hà Nội – 2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Phạm Minh Châu i
  3. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Mục lục ii Danh mục từ viết tắt iv MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN 9 1.1. Chế tài dân sự 9 1.1.1. Khái niệm chế tài dân sự 9 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của chế tài dân sự 14 1.1.3. Cơ sở triết học của chế tài dân sự 16 1.1.4. Phân loại chế tài dân sự 18 1.2. Quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân 19 1.2.1. Quyền nhân thân 19 1.2.2. Quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân 25 1.3. Cơ sở áp đặt chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân 30 CHƢƠNG 2. QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN 38 2.1. Quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam 38 2.2. Các loại chế tài dân sự đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam 40 2.3. Cơ sở áp đặt chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân 62 ii
  4. phẩm, uy tín của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam 2.3.1. Cơ sở áp đặt chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo qui định của BLDS năm 2005 62 2.3.2. Cơ sở áp đặt chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo qui định của BLDS năm 2015 68 2.4. Chủ thể chịu trách nhiệm do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam 69 2.5. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm theo qui định của pháp luật dân sự Việt Nam 73 CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 82 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân 82 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân 85 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 iii
  5. DANH MỤC T VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân Tối cao TAND Tòa án nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân UBND Ủy ban nhân dân iv
  6. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong số những quyền con người, quyền nhân thân cơ bản, được ghi nhận không chỉ trong pháp luật Việt Nam mà còn được pháp luật thế giới thừa nhận. Từ nhiều năm trước đây, các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của việc công nhận và bảo vệ đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín. Điều này được thể hiện rất rõ trong các văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người. Theo đó, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 đã khẳng định: “Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy” [2, Điều 12]. Bên cạnh đó, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng nhấn mạnh: “Không ai có thể bị xâm phạm trái phép hay độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm trái phép đến danh dự và thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy” [1, Điều 17]. Để đảm bảo quyền này được thực hiện trên thực tế, pháp luật Việt Nam cũng đã sớm có quy định về vấn đề này. Từ Hiến pháp năm 1980 đã quy định: “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm” [3, Điều 70]. Đến Hiến pháp năm 1992 lại tiếp tục ghi nhận quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân tại Điều 71 “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm” [4, Điều 71]. Tiếp đến, Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không 1
  7. bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” [5, Điều 20]. Như vậy quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một quyền hiến định. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin cũng đã len lỏi sâu rộng vào cuộc sống của con người, bên cạnh việc mang lại cho chúng ta một cuộc sống đầy đủ hơn, tiếp cận thông tin tốt hơn thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhiều công dân rất dễ bị bêu rếu, xúc phạm trên mạng Internet, trên báo chí với nhiều động cơ, mục đích khác nhau, điều đó khiến cho những người bị xúc phạm gặp không ít khó khăn trong cuộc sống. Mặc dù sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc so với Bộ luật Dân sự năm 2005 trước đó khi đã quy định cụ thể, chi tiết hơn về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và những biện pháp để bảo đảm quyền này được bảo vệ, thực thi trên thực tế. Nếu BLDS năm 2005 quy định: “Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền: 1. Tự mình cải chính; 2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; 3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.” [7, Điều 25] Đến BLDS năm 2015, các phương thức bảo vệ quyền dân sự đã được quy định cụ thể và chi tiết hơn, theo đó: 2
  8. “Khi quyền dân sự của cá nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo qui định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: 1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền dân sự của mình; 2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; 3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai; 4. Buộc thực hiện nghĩa vụ; 5. Buộc bồi thường thiệt hại; 6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền; 7. Yêu cầu khác theo qui định của luật” [8, Điều 11] Song với sự phát triển của xã hội, pháp luật cũng chưa thể dự liệu hết được các trường hợp có thể xảy ra trên thực tế khi mà tình trạng xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín ngày càng trở nên phổ biến, đa dạng và phức tạp hơn, pháp luật điều chỉnh về vấn đề này cũng gặp phải những hạn chế nhất định từ đó gây khó khăn và lúng túng cho cán bộ làm công tác xét xử. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học các qui định của pháp luật về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân để hiểu đúng và thực hiện đúng cũng như phát hiện những điểm bất cập cần hoàn thiện là việc hết sức cần thiết và cấp bách. Với mục đích làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tôi xin lựa chọn đề tài “Chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo pháp luật dân sự ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào những tri thức cơ bản về quyền nhân thân, về chế tài dân sự nói chung và chế tài đối với hành vi 3
  9. xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nói riêng để từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Liên quan đến nội dung quyền nhân thân, nội dung chế tài dân sự nói chung và chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nói riêng đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn, bài viết trên tạp chí đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan. Về nội dung quyền nhân thân và nội dung trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã có sự nghiên cứu tương đối nhiều, có thể kể đến như: Bài viết của tác giả Lê Đình Nghị (2004), Một số vấn đề về quyền nhân thân, Dân chủ và pháp luật, số 7; Bài viết trên Tạp chí luật học của tác giả Lê Đình Nghị, Quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS năm 2005 – những bất cập và hướng hoàn thiện, số 3, 2014; bài viết của tác giả Lê Hương Lan (2005), Qui định về các quyền nhân thân cơ bản của cá nhân trong Bộ luật Dân sự năm 2005, Dân chủ và pháp luật, số 9; Trần Thùy Dương (2012), Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khóa luận tốt nghiệp; Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013), Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân, luận văn thạc sĩ luật học; Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trương Tín (2011), Tự do báo chí và vấn đề bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín của cá nhân, Khoa học pháp lý, số 3; Nguyễn Tôn (2010), Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, Luận văn Thạc sĩ; ... trong đó các công trình này cũng đã ít nhiều đề cập đến chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Tuy nhiên, các đề tài, công trình nghiên cứu triển khai trực tiếp về vấn đề này hoặc đã được thực hiện từ rất lâu hoặc số lượng 4
  10. đề tài nghiên cứu còn khá khiêm tốn trong khi tình hình xã hội hiện nay biến động và thay đổi không ngừng. Do đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn sẽ phần nào khắc phục được những tồn tại nói trên, góp phần bổ sung kịp thời những nghiên cứu về vấn đề này với hy vọng tăng cường nhận thức của mọi người về chế tài dân sự nói chung và chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nói riêng. 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Để đảm bảo quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau như hình sự, dân sự, hành chính,… để điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, để tập trung sâu hơn về vấn đề chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín và phù hợp với chuyên ngành học, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về chế tài dân sự đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo pháp luật Dân sự Việt Nam từ góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định chủ yếu trong Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017. Mục đích nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu các qui định của pháp luật hiện hành về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân; tìm hiểu thực tiễn áp dụng qui định này để nghiên cứu làm sáng tỏ những vướng mắc, khó khăn khi áp dụng. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn nhằm tìm ra những phương hướng, giải pháp kịp thời góp phần hoàn thiện pháp luật về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5
  11. Để có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi luận văn phải giải quyết các vấn đề sau: Một là, phân tích khái quát nội dung chế tài dân sự, quyền nhân thân, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín và cơ sở áp đặt chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân từ góc độ lý luận. Hai là, phân tích, đánh giá các qui định của pháp luật dân sự Việt Nam về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Ba là, phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình nghiên cứu, để hoàn thành đề tài luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như:  Phương pháp phân tích (phương pháp phân tích qui phạm, phương pháp phân tích vụ việc), phương pháp diễn giải: những phương pháp này được sử dụng phổ biến trong việc làm rõ các qui định của pháp luật và các vụ việc trên thực tế về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.  Phương pháp đánh giá: phương pháp này được người viết vận dụng để đưa ra ý kiến nhận xét qui định của pháp luật hiện hành có hợp lý hay không, những thành tựu nào đã đạt được và những vướng mắc gì còn tồn tại. 6
  12.  Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: được vận dụng để triển khai có hiệu quả các vấn đề liên quan đến chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, đặc biệt là các kiến nghị hoàn thiện... Chẳng hạn, trên cơ sở những kiến nghị mang tính khái quát, người viết dùng phương pháp diễn dịch để làm rõ nội dung của kiến nghị đó.  Phương pháp so sánh: phương pháp này sẽ phân tích khoa học pháp lý của một số nền tài phán điển hình trên thế giới điều chỉnh, giải thích về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.... 6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ những qui định của pháp luật về chế tài trong việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân; phân tích thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề này, chỉ ra những bất cập của pháp luật và đưa ra phương hướng hoàn thiện. Về mặt thực tiễn: Những giải pháp hoàn thiện pháp luật là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng trong phạm vi, thẩm quyền của mình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tương ứng. Đồng thời, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ với đội ngũ giảng viên, sinh viên mà còn có giá trị đối với những cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật về chế tài do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm ở Việt Nam. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 7
  13. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt, mục lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 03 chương: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Chƣơng 2: Qui định của pháp luật dân sự Việt Nam về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Chƣơng 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và kiến nghị hoàn thiện. 8
  14. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN 1.1. CHẾ TÀI DÂN SỰ 1.1.1. Khái niệm chế tài dân sự Chế tài dân sự với tư cách là một chế tài pháp lý có lịch sử hình thành và phát triển một cách lâu dài. Thời kỳ thái cổ, khi chính quyền trong xã hội còn chưa được tổ chức một cách vững chãi, trong trường hợp nếu quyền của một cá nhân bị xâm phạm thì người đó được phép áp dụng chế độ “tư nhân phục cừu” đối với người đã gây thiệt hại cho mình. Theo đó, cá nhân bị thiệt hại được tự ý trả thù đối phương để trừng phạt, bắt đối phương làm nô lệ hoặc lấy tài sản của người có hành vi gây thiệt hại. Giai đoạn thứ hai, để tránh sự trả thù, người gây thiệt hại có thể nộp tiền chuộc hay thục kim cho nạn nhân. Tiến lên một bước nữa, chính quyền nhận thấy việc áp dụng chế độ thục kim thực sự đem lại hiệu quả, có thể chấm dứt chế độ phục cừu, do đó họ đã ấn định cả ngạch số các khoản tiền chuộc. Số tiền này vừa được coi là hình phạt, vừa mang tính chất như một khoản bồi thường. Trước đây, pháp luật châu Á nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng không có sự phân biệt giữa chế tài dân sự và chế tài hình sự. Trong cuốn Việt Nam Dân luật lược khảo của Vũ Văn Mẫu có đoạn viết: “Theo tinh thần của luật pháp Đông phương, Cổ luật Việt Nam thường không quy định những vấn 9
  15. đề liên hệ đến ngành tư pháp (Droit privé), và chỉ giải quyết các vấn đề thuộc trật tự công. Vì vậy, các điều khoản trong các bộ luật cổ như bộ Quốc triều Hình luật của nhà Lê hay Hoàng Việt luật lệ của Gia Long đều có tính cách các điều khoản thuộc về luật hình. Những điều khoản liên quan đến các vấn đề trách nhiệm cũng không thoát khỏi thông lệ ấy”. [18, tr.439] Trong khi đó, một số trường hợp, luật La Mã đã tiến tới sự phân biệt giữa chế tài dân sự và chế tài hình sự. Mặc dù các nhà làm luật thời kỳ này chưa quy định được hẳn một nguyên tắc trách nhiệm dân sự tổng quát nhưng có thể thấy, người La Mã đã có công lao rất lớn trong việc phân biệt giữa hai khái niệm này. Trong luật La Mã, đạo luật Aquilia về trách nhiệm dân sự chỉ dự trù trường hợp một người nô lệ hay một súc vật bị thương hoặc bị chết, hay một vài trường hợp đồ vật khác bị tổn thiệt. Tuy các pháp quan La Mã cũng tìm cách nới rộng phạm vi áp dụng đạo luật Aquilia, song cũng không đề lập được một nguyên tắc tổng quát về các vấn đề trách nhiệm [18, tr.438]. Đến năm 1804, Bộ Dân luật Nã – phá – Luân ra đời đã đặt ra một nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm dân sự. Theo đó, tại Điều 1382 có quy định: “Phàm một tác động do người làm đã gây tổn thiệt cho người khác, thì người có lỗi làm tác động ấy phải bồi thường sự tổn thiệt”[18, tr.441]. Khi các nước trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, bên cạnh việc du nhập văn hóa thì pháp luật cũng đã phần nào bị ảnh hưởng. Từ đây, chế tài dân sự (trách nhiệm dân sự) mới chính thức hình thành với tư cách là một chế định biệt lập. Có thể thấy, những quy định của pháp luật về chế tài dân sự có lịch sử hình thành cùng với sự xuất hiện của chế độ tư hữu và nhà nước. Trong mỗi chế độ xã hội khác nhau thì những biện pháp chế tài cũng được áp dụng rất khác nhau đối với người gây ra thiệt hại. 10
  16. Xoay quanh khái niệm chế tài dân sự (trách nhiệm dân sự), các học giả trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Chẳng hạn, phản ánh quan điểm của hầu hết các luật gia Nga, O. S. Ioffe đưa ra định nghĩa: “Trách nhiệm dân sự – đó là những chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ mà việc áp dụng những chế tài đó sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi cho bên vi phạm dưới hình thức tước quyền dân sự và/hoặc bằng hình thức đặt ra cho họ những nghĩa vụ mới hoặc nghĩa vụ bổ sung như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nộp phạt vi phạm hoặc trả tiền lãi đối với khoản nợ chậm trả”. Hay các luật gia Việt Nam Cộng Hòa có quan niệm: “Trách nhiệm dân sự là một nguồn gốc của nghĩa vụ căn cứ vào hành vi mà Dân luật coi như là trái luật (illicite). Do đó dân luật đã bắt buộc người làm ra hành vi trái luật phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Tóm lại, trách nhiệm dân sự phát sinh ra nghĩa vụ bồi thường đối với người nào đã làm ra một hành vi gì trái luật mà gây tổn thiệt cho người khác” [37] Bên cạnh đó, Vũ Văn Mẫu cũng khẳng định: Trách nhiệm dân sự là một nguồn gốc của nghĩa vụ không căn cứ vào ý chí của đương sự, tức là nguồn gốc bất hợp pháp; vì vậy trách nhiệm dân sự làm phát sinh ra nghĩa vụ bồi thường đối với người đã làm một hành vi trái luật gây tổn thiệt cho một người khác.[18, tr.431] Trải qua từng thời kỳ, những quy định về chế tài dân sự cũng đã dần hoàn thiện hơn. Mặc dù vậy, cho đến nay các nhà làm luật mới chỉ theo hướng liệt kê các biện pháp chế tài, các căn cứ phát sinh trách nhiệm, năng lực chịu trách nhiệm,... mà vẫn chưa đưa ra một khái niệm cụ thể nào về chế tài dân sự. Vào thời La Mã cổ đại, đối với trường hợp xâm phạm thân thể của người khác không những về sức khỏe, tính mạng mà còn về tinh thần như 11
  17. hành vi lăng nhục người khác, hành vi xúc phạm phụ nữ nơi công cộng đều phải chịu chế tài. Trong trường hợp người bị thiệt hại là nô lệ, chủ nô chỉ có quyền kiện nếu người gây hại cố ý gây hại cho nô lệ nhằm mục đích xúc phạm chủ nô.[17, tr.17] Cũng về vấn đề này, vào thế kỷ thứ V và VI SCN, có một bộ luật rất điển hình là Bộ luật Xalíc (Lox Salica) của quốc gia Frăng được ban hành vào đầu thế kỷ thứ VI. Tại đây, có rất nhiều quy định bảo vệ quyền nhân thân của người Frăng tự do. Theo đó, luật quy định: “cướp một cô gái tự do, mỗi một người trong những kẻ đồng phạm bị phạt 30 xôlit. Nếu như số người tham gia việc cướp cô gái tự do lớn hơn 3 thì mỗi người phạm pháp chịu phạt 5 xôlit”[17, tr.18]. Bên cạnh đó, luật này còn quy định cụ thể về khoản phạt đối với các hành vi gây thiệt hại về danh dự của cá nhân như: “Hãm hiếp cô dâu trong thời điểm rước dâu bị phạt 200 xôlit, cướp vợ của một người tự do cũng bị phạt tương tự, giết một phụ nữ tự do đang trong thời kỳ mang thai bị phạt 600 thậm chí tới 700 xôlit. Một người cầm ngón tay của cô gái tự do ngoài ý muốn của người đó sẽ bị phạt 15 xôlit; nếu nắm cổ bàn tay sẽ bị phạt đến 30 xôlit; nếu nắm tay cô gái tự do tới trên khuỷu tay sẽ bị phạt tới 35 xôlit; nếu cắt đuôi sam (đoạn cuối mái tóc) của một cô gái tự do sẽ bị phạt 45 xôlit”[17, tr.19] Trong lịch sử pháp luật Việt Nam, có thể nói chế tài dân sự là một trong những chế định ra đời từ rất sớm. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, những quy định về chế tài dân sự còn khá sơ sài, tản mạn và chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa chế tài dân sự và chế tài hình sự. Pháp luật cổ Việt Nam mới chỉ dừng lại ở những quy định chung chung dựa trên nguyên tắc “người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại”. 12
  18. Chẳng hạn, Điều 472 Bộ luật Hồng Đức quy định về trường hợp kẻ dưới đánh quan lại, quan lại đánh lẫn nhau thì “khi một người đánh quan chức bị thương, ngoài việc phải chịu hình phạt, đền bù thương tổn còn phải đền tiền tạ. Trái lại, nếu đánh người không phải quan chức, theo quy định tại các điều luật khác thì không phải chịu khoản tiền tạ. Điều 473 quy định khả năng kẻ dưới mắng nhiếc quan lại, quan lại mắng nhiếc nhau. Quy định này đã không những chỉ đưa ra hình phạt mà còn quy định phạt tiền tạ nếu phạm tội lăng mạ quan chức, các trường hợp khác không phải chịu tiền tạ. Điều 474 cũng dự liệu trường hợp đánh người thân thuộc trong hoàng tộc cũng quy định trách nhiệm tiền tạ, nếu đánh hoặc lăng mạ người trong hoàng tộc từ hàng cháu năm đời của vua trở lên.” [36] Phải đến khi có sự xuất hiện của ba bộ luật: Bộ luật Nam Kỳ (ban hành ngày 10/3/1883), bộ Dân luật Bắc Kỳ (ban hành ngày 01/4/1931), bộ Dân luật Trung Kỳ (ban hành ngày 31/10/1936) thì các nguyên lý chung về trách nhiệm bồi thường dân sự mới chính thức được ghi nhận, cụ thể: tại Điều 712 đến Điều 716 (Bộ Dân luật Bắc Kỳ); Điều 761 đến Điều 767 (Bộ Dân luật Trung Kỳ); Điều 729 đến Điều 739 (Bộ Dân luật Sài Gòn). Từ những phân tích trên đây, ta có thể khái quát về chế tài dân sự như sau: Chế tài dân sự là những hậu quả pháp lý bất lợi khi một chủ thể vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải gánh chịu. Do đó, chế tài dân sự luôn được coi là một phương tiện pháp lý để bảo vệ các quan hệ dân sự, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự khỏi bị xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật. 13
  19. 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của chế tài dân sự 1.1.2.1. Đặc điểm của chế tài dân sự Chế tài trong pháp luật dân sự mang một số đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, chế tài dân sự mang tính đa dạng. Biểu hiện là chế tài dân sự có nhiều hậu quả pháp lý khác nhau được áp dụng cho từng hành vi vi phạm tương ứng. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà áp dụng chế tài mang tính tinh thần như xin lỗi, cải chính hay chế tài mang tính vật chất như bồi thường thiệt hại, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Thứ hai, chế tài dân sự có thể do các bên tự thỏa thuận và tự áp dụng. Khác với quan hệ pháp luật hành chính, trong quan hệ pháp luật dân sự khi một bên vi phạm pháp luật thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước bên còn lại chứ không phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, do đặc trưng này nên các bên có thể tự thỏa thuận và tự áp dụng các chế tài dân sự. Ví dụ, với chế tài bồi thường thiệt hại, các bên có thể thỏa thuận về số tiền bồi thường, hình thức hay phương thức bồi thường,... Thứ ba, chế tài dân sự đa phần mang tính vật chất. Lợi ích mà các bên hướng tới đa phần mang tính chất tài sản, nên việc vi phạm của bên này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên kia, do đó cần có sự bù đắp bằng những lợi ích vật chất. Trường hợp quyền nhân thân của một chủ thể bị xâm phạm (mang tính tinh thần) thì chế tài được áp dụng thường là buộc xin lỗi, đăng bài cải chính. Tuy nhiên, việc áp dụng các chế tài này không thể khắc phục hoàn toàn thiệt hại, nên kèm theo chế tài buộc xin lỗi, đăng bài cải chính bên bị xâm phạm thường yêu cầu bồi thường thiệt hại (lợi ích vật chất). Như vậy, dù là quan hệ nhân thân hay quan hệ tài sản thì khi có hành vi vi phạm, chế tài áp dụng đa phần mang tính vật chất. 14
  20. Thứ tư, khác với các chế tài khác, chế tài dân sự có chức năng khôi phục, khắc phục các hậu quả vật chất cho bên bị thiệt hại. Trong khi với chế tài hình sự và chế tài hành chính, dù người vi phạm đã khắc phục thiệt hại gây ra thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự (hoặc trách nhiệm hành chính) trước Nhà nước về hành vi vi phạm của mình. Hai loại chế tài này không nhằm mục đích khắc phục hậu quả mà nhằm trừng phạt người vi phạm. Đối với chế tài dân sự, mục đích của các bên là trả lại hiện trạng như trước khi có vi phạm, theo đó, có thể khôi phục hoặc khắc phục hậu quả. Trường hợp hành vi xâm phạm gây thiệt hại về tài sản, việc bồi thường có thể khôi phục hậu quả. Còn trong trường hợp thiệt hại về tinh thần, việc áp dụng chế tài không thể khôi phục hậu quả mà chỉ có thể khắc phục hậu quả gây ra. 1.1.2.2. Vai trò của chế tài dân sự Đời sống xã hội hiện nay với rất nhiều mối quan hệ phức tạp, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi việc cá nhân, tổ chức này gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác. Chính vì vậy, sự xuất hiện của chế tài dân sự không những có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội sâu sắc. Trước hết, chế tài dân sự là thước đo chuẩn mực cho cách xử sự của các chủ thể. Nó tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia các quan hệ pháp luật dân sự, từ đó góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đó, bằng việc buộc người gây thiệt hại phải bù đắp những tổn thất do hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho người bị thiệt hại, chế tài dân sự góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Đồng thời, thông qua việc áp dụng các biện pháp chế tài, sẽ giúp cho chủ thể nhận thức được những hậu quả bất lợi mà họ phải gánh chịu khi thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại. Qua đó, có tác dụng phòng ngừa các 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2