Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 4
download
Nội dung của luận văn bao gồm 3 chương với các nội dung những vấn đề lý luận chung về nhân thân người phạm tội cướp tài sản; thực tiễn nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3 và những yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Quận; nhân thân người phạm tội cướp tài sản và những vấn đề đặt ra đối với phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn Quận 3.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐOÀN THANH PHÚC NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HÀ NỘI - 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐOÀN THANH PHÚC NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 638.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN TỈNH HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn: “Nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Văn Tỉnh. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố bởi các công trình khác. Người viết luận văn Đoàn Thanh Phúc
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CƯỚP TÀI SẢN ..................................................................................7 1.1.Khái niệm nhân thân người phạm tội cướp tài sản ............................................7 1.2. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội cướp tài sản ......................................8 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội cướp tài sản ............13 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................22 Chương 2: THỰC TIỄN NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CƯỚP TÀI SẢN VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 ........................................................24 2.1. Thực tiễn nhận thức về nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3 giai đoạn từ năm 2015 - 2019 ...................................................................24 2.2. Thực tiễn các đặc điểm nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3 giai đoạn 2015 đến 2019 ...........................................................................35 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................50 Chương 3: NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CƯỚP TÀI SẢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 .............................................................................52 3.1. Tăng cường nhận thức về nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn quận vì mục đích phòng ngừa tình hình tội phạm .................................................52 3.2. Hoàn thiện hệ thống giải pháp phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3 từ khía cạnh nhân thân người phạm tội …………………....................................64 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................63 KẾT LUẬN ..............................................................................................................64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tỉ lệ giữa số vụ, số bị cáo của tội cướp tài sản so với tổng 25 số vụ, số bị cáo phạm tội hình sự trên địa bàn Quận 3. Bảng 2.2: Tỉ lệ số vụ, số bị cáo phạm tội cướp tài sản trên địa bàn 26 Quận 3 so với số vụ, số bị cáo phạm tội cướp tài sản trên địa bàn toàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2019. Bảng 2.3: Diễn biến của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 27 3 giai đoạn 2015 - 2019. So sánh mức độ tăng, giảm của số vụ, số bị cáo (lấy năm 2015 làm gốc 100%) Bảng 2.4: Diễn biến của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 28 3 giai đoạn 2015 – 2019 trong so sánh liên kế. Bảng 2.5: Mức độ của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3, 29 xét theo yếu tố dân cư của 14 đơn vị hành chính cấp phường (số dân cư sinh sống/bị cáo) từ năm 2015 - 2019. Bảng 2.6: Mức độ của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3, 30 xét theo yếu tố diện tích (m2) của 14 đơn vị hành chính cấp phường, (số bị cáo/ 1m2), từ năm 2015 - 2019. Bảng 2.7: Mức độ của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3, 31 xét theo yếu tố dân cư và diện tích của 14 đơn vị hành chính cấp phường, từ năm 2015 - 2019. Bảng 2.8: Cơ cấu theo chế tài đã áp dụng. 35 Bảng 2.9: Cơ cấu theo giới tính nhân thân người phạm tội cướp tài 36 sản trên địa bàn Quận 3 (2015 - 2019). Bảng 2.10: Cơ cấu theo độ tuổi nhân thân người phạm tội cướp tài sản 37 trên địa bàn Quận 3 (2015 - 2019). Bảng 2.11: Cơ cấu theo dân tộc nhân thân người phạm tội cướp tài sản 38 trên địa bàn Quận 3 (2015 – 2019) . Bảng 2.12: Cơ cấu theo trình độ học vấn của nhân thân người phạm 38
- tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3 (2015 – 2019). Bảng 2.13: Cơ cấu theo nghề nghiệp của nhân thân người phạm tội 38 cướp tài sản trên địa bàn Quận 3 (2015 – 2019). Biểu đồ 2.1: Thông số về mức độ của tình hình tội cướp tài sản trên địa 26 bàn Quận 3 giai đoạn 2015 - 2019 .
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luât hình sự TAND: Tòa án nhân dân THTP: Tình hình tội phạm HSST: Hình sự sơ thẩm
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh, Quận 3 có diện tích 4,92 km2, dân số 190.000 người [10], có phía Bắc giáp quận Phú Nhuận; phía Đông và Đông Nam giáp Quận 1 với ranh giới là đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khai; phía Nam và Tây Nam giáp quận 10 qua đường Cách mạng tháng tám và đại lộ Lý Thái Tổ. Quận 3 được coi là nơi có vị trí chiến lược quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều trục giao thông quan trọng chạy qua điạ bàn: đường Cách mạng tháng 8 nối với quốc lộ 22 đi Tây Ninh đi Camphuchia; đường Điện Biên Phủ nối với quốc lộ 1 xuyên Việt; đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đi sân bay Tân Sơn Nhất. Ở Quận này còn quy tụ nhiều công trình về khoa học, giáo dục, thương mại, y tế với hàng loạt trung tâm thương mại sầm uất, thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tình thần cho người dân, nâng cao thu nhập bình quân đầu người hàng năm. Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội thì Quận 3 cũng có những khó khăn, thách thức do những tác động tiêu cực như: do nhu cầu về việc làm nên số lượng người từ nhiều nơi kéo về đã mang theo những tệ nạn xã hội và phát sinh những tiêu cực, nảy sinh những mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư; tình hình tội phạm các loại ngày càng gia tăng, đặc biệt là tội cướp tài sản. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân (TAND) Quận 3, từ năm 2015 - 2019, trên địa bàn quận đã xảy ra 1.283 vụ án với 2.269 bị cáo, trong đó, tội cướp tài sản có 163 vụ, 271 bị cáo, tức là gần 8,37% về số bị cáo, một tỉ lệ rất cao so với toàn quốc giai đoạn 1986 - 1988 là 4,26 %, giai đoạn 2001 - 2003 là 5,77 % [4] Mặt khác, các biện pháp phòng ngừa tội phạm trên phạm vi toàn quốc, cũng như trên địa bàn cấp tỉnh và cấp huyện những năm qua đã được thực hiện thống nhất và ráo riết: Đảng có Chỉ thị 48 - CT/TW ngày 22/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Thủ tướng chính phủ có Quyết định số 282/QĐ – TTg ngày 24 tháng 1
- 02 năm 2011, Quyết định 623/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2016 về phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 – 2025 và định hướng đến năm 2030; Đảng và chính quyền cấp tỉnh và quận, huyện đều đề ra kế hoạch và chương trình hành động để triển khai thực hiện Chỉ thị và Quyết định của Trung ương như đã nêu một cách ráo riết và liên tục. Tuy vậy, kết quả đạt được còn hạn chế, tình hình tội phạm vẫn xẩy ra và có diễn biến phức tạp. Để phòng ngừa tội phạm xảy ra trên thực tế, tiến tới đẩy lùi tội phạm trên một địa bàn cụ thể như địa bàn Quận 3, thì tình hình tội phạm cần phải được nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu, tức là việc phòng ngừa tội phạm phải được nghiên cứu và thiết lập trên cơ sở hướng dẫn của khoa học chuyên ngành, cái đã và đang hiện hữu ở nước ta. Đó là tội phạm học. Trong nghiên cứu tội phạm học, nhân thân người phạm tội vốn là mặt bộc lộ ra bên ngoài bao trùm nhất và sát thực nhất về bản chất xã hội của người phạm tội, cái giữ vai trò là cơ sở khách quan cho việc xác định nguyên nhân và điều kiện của tội phạm với tính cách là sự kết tinh của môi trường sống vào con người. Chính vì vậy, đề tài: “Nhân thân ngươì phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” đã được lựa chọn để nghiên cứu trong phạm vi chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về nhân thân người phạm tội Thuộc về nhóm này, các công trình khoa học tiêu biểu sau đây cần phải được nghiên cứu: - Dương Tuyết Miên (2017), Tội phạm học đương đại, Nxb Tư Pháp; - Phạm Văn Tỉnh (2011), Phòng ngừa tội phạm và vấn để bảo vệ quyền con người một nghiên cứu liên ngành tội phạm học và nhân quyền học, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, (số 29), tr 7 - 14; - Phạm Văn Tỉnh (2011), Cơ chế hành vi phạm tội - cơ sở để xác định nguyên nhân và điều kiện phòng ngừa tội phạm, Tạp chí kiểm sát, (số 1, số 3); 2
- - Phạm Văn Tỉnh (2016), Tăng cường nhận thức về khái niệm tham nhũng và phòng, chống tham nhũng nước ta hiện nay, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, (số 2); - Bùi Ai Giôn (2018), Các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người thực hiện các tội xâm phạm tình dục, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap- luat/cac-yeu-to-tac-dong-den-su-hinh-thanh-nhan-than-nguoi-thuc-hien-cac-toi- xam-pham-tinh-duc, truy cập ngày 28/06/2020. Các công trình nghiên cứu trên là cơ sở để nhận thức những vấn đề lý luận cơ bản về nhân thân người phạm tội trong tội phạm học, bao gồm khái niệm nhân thân người phạm tội; phân biệt khái niệm nhân thân người phạm tội với một số khái niệm khác có liên quan; các đặc điểm của nhân thân người phạm tội; vai trò của nhân thân người phạm tội trong nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm theo mô hình cơ chế hành vi phạm tội… Đây là những cơ sở lý luận quan trọng mà luận văn sẽ kế thừa để giải quyết các vấn đề do đề tài luận văn đặt ra. 2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu cụ thể về nhân thân người phạm tội ở cả khía cạnh luật hình sự và tội phạm học Thuộc nhóm này có các công trình nghiên cứu sau đây đã được tham khảo: - Chu Thị Quỳnh (2015), Vai trò nhân thân người phạm tội – dấu hiệu quy trách nhiệm hình sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội. - Phan Thị Phương Thảo (2017), Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội; - Trần Thị Liên (2018), Nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ, HVKHXH. Các công trình nghiên cứu trên được xem như những tài liệu thực tế ở nhiều vùng, miền khác nhau, ở các phạm vi nghiên cứu khác nhau và ở các tội phạm khác nhau để nhận thức rõ về các vấn đề như: Thứ nhất, thấy rõ sự khác biệt giữa khoa học luật hình sự và tội phạm học trong nhận thức về cùng khái niệm nhân thân người phạm tội; 3
- Thứ hai, xác định hệ thống phân loại tối ưu đối với các đặc điểm nhân thân người phạm tội trong tội phạm học; Thứ ba, xác định mối quan hệ giữa nhân thân người phạm tội với tình hình nhân thân người phạm tội và nhờ mối quan hệ này mà nhận biết được đích thực vai trò của nhân thân người phạm tội trong cơ chế hành vi phạm tội Thứ tư, xác định đặc thù của từng địa bàn, từng môi trường sống và của từng loại tội phạm thông qua đặc điểm, cũng như hệ thống đặc điểm nhân thân người phạm tội. Tóm lại, tình hình nghiên cứu như đã trình bày cho phép khẳng định, đề tài: "Nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh" có tính kết thừa và tính khả thi cao, lại không bị trùng lặp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến mục đích là hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa tình hình người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc làm rõ những đặc điểm nhân thân người phạm tội và xác định được các yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để nghiên cứu luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây: Một là, nghiên cứu lý luận và pháp luật; Hai là, nghiên cứu thực tế; Ba là, nghiên cứu triển khai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài đã nêu thể hiện ở việc làm rõ mối quan hệ phụ thuộc giữa các đặc điểm nhân thân người phạm tội cướp tài sản với các hiện tượng, quá trình kinh tế - xã hội khác trên địa bàn Quận 3, tức là làm rõ quy luật của sự hình thành tội phạm cướp tài sản trên địa bàn quận. 4
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung, đề tài nghiên cứu nhân thân người phạm tội cướp tài sản dưới góc độ tội phạm học thuộc chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; - Về không gian, đề tài chỉ nghiên cứu đối với địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; - Về thời gian, đề tài sử dụng các số liệu thống kê trong giai đoạn từ 2015 đến năm 2019; - Về tội danh, đề tài nghiên cứu đối với tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và về từng vấn đề do đề tài luận văn đặt ra, như vấn đề Chung – Riêng – Đặc thù; vấn đề quyết định luận; vấn đề môi trường sống và con người; vấn đề khách quan, chủ quan; vấn đề phản ánh và được phản ánh; vấn đề bản chất và hiện tượng… 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu, cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu lí luận, nghiên cứu tài liệu, hệ thống hóa, khái quát hóa và cụ thể hóa được sử dụng để làm rõ những vấn đề lý luận chung về nhân thân người phạm tội cướp tài sản. - Phương pháp nghiên cứu lý luận, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, hệ thống, biểu đồ, diễn dịch, đối chiếu, suy luận, phương pháp lịch sử logic, phương pháp nghiên cứu tổng hợp bản án, nghiên cứu hồ sơ vụ án... - Phương pháp tổng kết đánh giá; phân tích luận điểm, quy định của pháp luật, số liệu… 5
- - Để nghiên cứu sâu các đặc điểm nhân thân người phạm tội, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu 100 bản án, hồ sơ vụ án với 167 bị cáo là người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 đã được TA Quận 3 xét xử cũng như các số liệu thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh để phân tích, tổng hợp số liệu thể hiện các đặc trưng về nhân thân người phạm tội cướp tài sản. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận, kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần bổ sung lý luận về nhân thân người phạm tội cướp tài sản dưới góc độ Tội phạm học. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận văn là những tài liệu quan trọng giúp các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn Quận 3 đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm cướp tài sản, góp phần bảo đảm cuộc sống bình yên cho người dân trên địa bàn. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu ba chương, cụ thể như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về nhân thân người phạm tội cướp tài sản Chương 2. Thực tiễn nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3 và những yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Quận Chương 3. Nhân thân người phạm tội cướp tài sản và những vấn đề đặt ra đối với phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn Quận 3. 6
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CƯỚP TÀI SẢN 1.1.Khái niệm nhân thân người phạm tội cướp tài sản Từ kết quả nghiên cứu những công trình tội phạm học như đã đề cập ở mục tình hình nghiên cứu, khái niệm nhân thân người phạm tội cướp tài sản trong tội phạm học được hiểu một cách cô đọng thông qua những nhận xét sau: Thứ nhất, Nhân thân người phạm tội được coi là một khách thể nghiên cứu của Tội phạm học. Sở dĩ như vậy là vì bản thân chủ thể hành vi phạm tội, các đặc điểm về nhân chủng học, dân tộc học, về tâm lý, sinh lý, về xã hội và về tư pháp hình sự của chủ thể đó đều tồn tại khách quan, có thể nhận thức được và chứa đựng những thông tin cho phép nhìn nhận ra mối quan hệ nhân quả hay quy luật của sự phạm tội, tức là cho phép thấy được đối tượng nghiên cứu của tội phạm học để dựa vào đó mà xác định biện pháp phòng ngừa hiệu quả; Thứ hai, nhân thân người phạm tội cướp tài sản được coi là một bộ phận không thể tách rời của tình hình tội cướp tài sản (tội được quy định tại Điều 168 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017). Thứ ba, có sự khác nhau giữa khoa học luật hình sự và tội phạm học trong quan niệm về nhân thân người phạm tội. Khoa học Luật hình sự khai thác nhân thân người phạm tội để tìm kiếm những đặc điểm, những yếu tố có ý nghĩa, có giá trị thiết thực cho việc thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta, đặc biệt là để giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự. Còn tội phạm học cũng khai thác những đặc điểm, những yếu tố nhân thân người phạm tội nhưng để trả lời câu hỏi tại sao con người đó lại phạm tội, đặc điểm nào, yếu tố nào đã dẫn dắt đến sự phạm tội của người đó, tức là tìm nguyên nhân của tội phạm để phòng ngừa. Chính vì mục đích của tội phạm học bao trùm như vậy, cho nên hệ thống các đặc điểm, các yếu tố thuộc nhân thân người phạm tội ở lĩnh vực tội phạm học phải bao trùm hơn, rộng hơn những gì mà khoa học Luật hình sự đã khai thác. Và những đặc điểm, những 7
- yếu tố này không bắt buộc phải có hình thức pháp lý, tức là phải có sẵn trong Luật hình sự, nhưng phải có mối liên hệ dẫn dắt tới sự phạm tội của chủ thể hành vi. Cps thể nhìn nhận nhân thân người phạm tội cướp tài sản như sau: Một là, ở mức độ chung, nhân thân của một người nào đó là cái phản ánh, tức là hình ảnh có thể nhận thức được thông qua tổng thể các đặc điểm về mặt tự nhiên, xã hội và hành vi xã hội của chủ thể đã thực hiện hành vi đó ở một địa bàn và thời gian nhất định; Hai là, ở mức độ riêng, nhân thân người phạm tội là hình ảnh có thể nhận thức được thông qua tổng thể các đặc điểm về tự nhiên, xã hội và hành vi phạm tội của chủ thể đã thực hiện hành vi đó trên một địa bàn và thời gian nhất định, tức là những đặc điểm chứa đựng những thông tin về nguyên nhân và điều kiện của sự phạm tội; Ba là, ở mức độ cụ thể của đề tài, nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh là hình ảnh ( cái phản ánh) có thể nhận thức được thông qua tổng thể các đặc điểm về tự nhiên, xã hội và hành vi phạm tội cướp tài sản của các chủ thể đã thực hiện hành vi cướp tài sản trên địa bàn Quận 3 trong giai đoạn 2015 - 2019, tức là những đặc điểm chứa đựng những thông tin về nguyên nhân và điều kiện của sự phạm tội cướp tài sản. 1.2. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội cướp tài sản Việc phân loại các đặc điểm của nhân thân người phạm tội là rất cần thiết cho nghiên cứu tội phạm học và việc này cũng có nhiều cách khác nhau. Ở đây, để phục vụ cho nghiên cứu thực tế đặc điểm của nhân thân người phạm tội cướp tài sản được phân thành ba nhóm đặc điểm: Sinh học; Xã hội; Pháp lý hình sự. 1.2.1. Các đặc điểm sinh học 1.2.1.1. Về độ tuổi Qua nghiên cứu tội cướp tài sản chủ yếu ở hai nhóm tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi và nhóm tuổi từ đủ 18 tuổi đến 30 tuổi thực hiện. Đây là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp phòng ngừa THTP cướp tài sản trong xã hội. 1.2.1.2. Về giới tính 8
- Nghiên cứu đặc điểm giới tính người phạm tội cướp tài sản, tội phạm học tập trung xác định hai vấn đề: nam giới và nữ giới có tỷ lệ phạm tội như thế nào; đặc trưng của giới tính có ảnh hưởng như thế nào đến cơ chế hành vi phạm tội. Những nghiên cứu của các nhà tội phạm học cho thấy, tội cướp tài sản chủ yếu do nam giới thực hiện. Xác định được ảnh hưởng của giới tính trong cơ chế hành vi phạm tội sẽ có nhiều ý nghĩa trong việc phòng ngừa tội phạm cướp tài sản từ khía cạnh nhân thân người phạm tội. 1.2.1.3. Về dân tộc Dân tộc là một hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác của cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử. Mỗi dân tộc có sự phân bố ở những địa bàn khác nhau dẫn đến quá trình hình thành, nảy sinh tội phạm cướp tài sản cũng khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu về đặc điểm dân tộc của tội cướp tài sản có ý nghĩa trong việc đề ra các biện pháp ngăn chặn và giáo dục 1.2.1.4. Về nơi sinh Nơi sinh hay là địa điểm sinh chính là địa danh hành chính nơi con người được sinh ra. Nơi sinh là diễn biến khách quan tại địa điểm người đó sinh ra, có thể không phải nơi thường trú, có thể là bất kỳ địa danh nào. Yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nhân thân người phạm tội cướp tài sản. Vì vậy nghiên cứu nơi sinh sẽ cho phép chúng ta nhận thức được tác động của nơi cư trú đến THTP cướp tài sản mà Tội phạm học gọi là địa lý học tội phạm. 1.2.1.6. Về nơi cư trú Yếu tố nơi cư trú có thể ảnh hưởng đến một số đặc điểm thuộc tâm lý cá nhân như yếu tố văn hóa, tập quán, thói quen, tính cách đặc trưng của địa bàn cư trú. Điều này rất có ý nghĩa trong hoạt động dự báo và phòng ngừa tội phạm cướp tài sản. Nơi cư trú, nơi sinh sống có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng phạm tội nói chung và tội cướp tài sản nói riêng cho phép chúng ta nhận thức được tỉ lệ phạm tội theo khu vực cư trú của tội cướp tài sản. 1.2.2. Các đặc điểm xã hội 9
- 1.2.2.1. Trình độ học vấn Học vấn là danh từ chỉ mức độ của việc học mà một con người đạt tới. Tội phạm học nghiên cứu trình độ học vấn của nhân thân người phạm tội cướp tài sản ở 04 cấp bậc học: mù chữ và tiểu học; Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và cao đẳng, đại học. Trình độ học vấn thấp thường đi kèm với trình độ hiểu biết thấp, nhất là hiểu biết về pháp luật, dẫn đến vi phạm pháp luật. 1.2.2.2. Nghề nghiệp Nghề nghiệp được coi là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kĩ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Người không có nghề nghiệp hoặc có nghề nghiệp không ổn định thường bị tác động bởi cơm áo gạo tiền, vật chất nên rất dễ hình thành và phát sinh các đặc điểm nhân thân tiêu cực. 1.2.2.3. Hoạt động xã hội (Hội, đoàn, đảng viên) Nghiên cứu của các nhà tội phạm học cho thấy, việc xác định được hoạt động xã hội của nhân thân người phạm tội cướp tài sản giúp xác định được vai trò xã hội của người phạm tội, đó là những chức năng xã hội của cá nhân được quyết định bởi địa vị của nó trong hệ thống các quan hệ xã hội đang tồn tại; bởi việc người đó thuộc nhóm xã hội nhất định nào, bởi mối quan hệ lẫn nhau và sự phụ thuộc lẫn nhau của người đó đối với người khác. Thái độ của người đó đối với những chức năng đó và kế hoạch đời sống… 1.2.2.4. Tôn giáo, tín ngưỡng Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lí giải những vấn đề trên trần thế cũng như thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào từng thời kì lịch sử, hoàn cảnh địa lí – văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau. Nghiên cứu vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng sẽ có vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội cướp tài sản. 10
- 1.2.2.5. Sở thích (nghiện rượu, ma túy, games…) Sở thích là những mối quan tâm khác ngoài lĩnh vực công việc. Chúng thỏa mãn sự sáng tạo và cho phép con người thử nghiệm những điều mới mẻ. Sở thích của con người thường rất rộng và có đối tượng không giống nhau ở mỗi người nên nghiên cứu về sở thích người phạm tội cướp tài sản có ý nghĩa quan trọng việc hạn chế các đặc điểm tiêu cực trong người phạm tội. Từ đó, đề ra những giải pháp phòng ngừa có hiệu quả. 1.2.2.6. Khuynh hướng giá trị ( lối sống) Việt Nam ngày nay đang ở trong quá trình vận động và biến đổi mạnh mẽ. Sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa về thực chất sẽ là một quá trình biến đổi mà trong đó cơ cấu xã hội cũng bị thay đổi tận gốc rễ. Một số biểu hiện ở người phạm tội được thể hiện như sau: + Người phạm tội thường có sự đánh giá không đúng, có sự nhầm lẫn giữa các giá trị trong xã hội như tình cảm gia đình, tình cảm nam nữ, quan hệ hàng xóm, láng giềng… + Triết lý sống của con người đã chuyển dẫn qua xu hướng thực dụng, ích kỉ, đề cao lối sống hưởng thụ, cổ xúy cho tư tưởng tự do phát triển cá nhân…. Một bộ phận không nhỏ coi thực dụng là yếu tố chủ đạo, coi đồng tiền là trên hết. + Người phạm tội cướp tài sản có xu hướng coi lợi ích của bản thân là trên hết. 1.2.1.7. Hoàn cảnh gia đình Trong những năm gần đây, do sự biến đổi của nền kinh tế thị trường đã hình thành nên sự cố kết lỏng lẻo trong lối sống gia đình tạo nên các khiếm khuyết và sự với các yếu tố khác đã tác động đến việc hình thành các đặc điểm nhân thân xấu ở người phạm tội và trong những điều kiện, tình huống thuận lợi sẽ dễ dàng phát sinh hành vi phạm tội. Nghiên cứu về hoàn cảnh gia đình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định các nguyên nhân hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội. Mặt khác, môi trường gia đình giữ vai trò đáng kể đối với cơ chế hình thành hành vi cướp tài sản thông qua đời sống vật chất của gia đình, cơ cấu của gia đình, phương pháp giáo dục của gia đình. 11
- 1.2.1.8. Tình trạng hôn nhân Tình trạng hôn nhân có ý nghĩa đối với việc hình thành đặc điểm nhân thân người phạm tội cướp tài sản. Những nghiên cứu tội phạm học về nhân thân người phạm tội cho thấy, những người đã xây dựng gia đình phạm tội cướp tài sản chiếm tỷ lệ ít hơn so với những người sống đơn thân hoặc chưa xây dựng gia đình. 1.2.3. Các đặc điểm pháp lý hình sự 1.2.3.1. Tiền sự (Vi phạm hành chính chưa được xóa) Tiền sự là hành vi phạm pháp nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự đã có trước đó. Người có tiền sự là người đã chịu các biện pháp kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm, nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự, mọi biện pháp kỉ luật và xử lý hành chính của người này chưa được xóa đi. Xác định nhân thân người phạm tội cướp tài sản là người có tiền sự (vi phạm hành chính chưa được xóa) là cơ sở để cho các cơ quan thi hành pháp luật giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Việc xác định này bảo đảm cho bị cáo được giảm nhẹ hình phạt trong trường hợp vi phạm lần đầu, có lời khai trung thực, có thái độ phối hợp với cơ quan điều tra, vừa bảo đảm tòa án sẽ đưa ra những bản án công bằng, nghiêm minh cho những trường hợp đã từng phạm tội nhiều lần. 1.2.3.2. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm Vấn đề tái phạm, tái phạm nguy hiểm được căn cứ tại Điều 53 BLHS năm 2015. Nghiên cứu đặc điểm nhân thân người phạm tội cướp tài sản đối với những người tái phạm, tái phạm nguy hiểm là cơ sở để xác định được tính chất, mức độ về hành vi chống đối pháp luật, vi phạm pháp luật của người phạm tội cướp tài sản, từ đó có những biện pháp giáo dục, cảm hóa, cải tạo cho phù hợp với từng loại đối tượng. 1.2.3.3. Động cơ phạm tội Để truy cứu trách nhiệm hình sự của một người cần phải bảo đảm yếu tố theo quy định. Trong đó khi cấu thành tội phạm cướp tài sản phải quan tâm đến động cơ phạm tội là nhân tố tâm lý bên trong chủ thể thúc đẩy họ thực hiện hành động là động cơ của hành động. Cơ sở tạo thành động cơ phạm tội là những nhu cầu 12
- về vật chất, tinh thần, các lợi ích sai lệch của cá nhân được chủ thể nhận thức hoặc những tư tưởng sai lệch của chủ thể, cũng có thể là nhu cầu bình thường nhưng chủ thể đã lựa chọn cách thỏa mãn chúng trái với các lợi ích và chuẩn mực của xã hội. 1.2.3.4. Mục đích phạm tội Tội cướp tài sản thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích của người phạm tội cướp tài sản là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Xác định được mục đích phạm tội cướp tài sản là cơ sở để đề ra các biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản. 1.2.3.5. Phương thức thực hiện tội phạm Nghiên cứu về phương thức thực hiện tội phạm cướp tài sản ở khía cạnh nhân thân người phạm tội nhằm xác định được cách thức thực hiện tội phạm diễn ra trong thực tế, để từ đó đưa ra những thông báo nhằm phòng ngừa tội phạm này có hiệu quả. 1.2.3.6. Địa bàn gây án Nghiên cứu về địa bàn gây án của người phạm tội cướp tài sản là cơ sở để xác định mức độ và diễn biến của tội phạm được thực hiện ở từng địa điểm cụ thể như: đoạn đường vắng, ít người qua lại; những khu vực thường xuyên có hoạt động giao nhận tài sản lớn; thông qua các dịch vụ của mạng internet, mạng xã hội, mạng viễn thông… Từ đó, kịp thời tham mưu các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời tội phạm cướp tài sản xảy ra. 1.2.3.7. Chế tài đã áp dụng Chế tài áp dụng đối với người phạm tội cướp tài sản được căn cứ tại Điều 168 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có 05 khung hình phạt đối với tội này được quy định tại các khoản 2,3,4,5,6. Tùy thuộc vào mức độ thực hiện tội phạm và hậu quả do người phạm tội cướp tài sản gây ra mà áp dụng chế tài đối với họ cho phù hợp. 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội cướp tài sản Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội cướp tài sản được thể hiện qua những ý nghĩa như sau: 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 316 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 224 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 185 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 204 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 244 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 106 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 159 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam
7 p | 118 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 87 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn