Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
lượt xem 7
download
Luận văn hướng đến tập hợp, hệ thống hoá những quy định của pháp luật quốc tế về chống khủng bố để đưa đến một cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật liên quan đến khủng bố quốc tế; đánh giá hệ thống pháp luật quốc tế về phòng, chống khủng bố, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện khung pháp lý quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố; đồng thời, đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về chống khủng bố, đề xuất những điều ước quốc tế về chống khủng bố Việt Nam nên ký kết và tham gia trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN MINH THU PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỚI VẤN ĐỀ KHỦNG BỐ QUỐC TẾ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số : 60 38 60 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2012
- Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hoàng Anh Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 20…. Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG BỐ QUỐC TẾ ................................. 7 1.1. Khái niệm khủng bố quốc tế và nguyên nhân dẫn đến khủng bố quốc tế ................................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm ................................................................................. 7 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến hành động khủng bố quốc tế 23 1.2. Đặc điểm của khủng bố quốc tế ............................................... 25 1.2.1. Đặc điểm của hoạt động khủng bố ........................................... 25 1.2.2. Đặc điểm pháp lý của tội khủng bố ......................................... 26 1.2.3. Đặc điểm chủ yếu của hoạt động khủng bố quốc tế hiện nay 36 Chương 2: KHÁI QUÁT KHUNG PHÁP LÝ QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ ................................................... 44 2.1. Khái quát khung pháp lý quốc tế về phòng, chống khủng bố.. 44 2.1.1. Điều ước quốc tế ..................................................................... 44 2.1.2. Nghị quyết chống khủng bố của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ................................................................................... 100 2.2. Một số điểm hạn chế của pháp luật quốc tế về phòng, chống khủng bố hiện nay và phương hướng hoàn thiện..................... 104 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ............. 109 3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống khủng bố.... 110 3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về phòng, chống khủng bố........ 121 3.3. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố ở Việt Nam hiện nay ................................................................... 123
- 3.4. Quan điểm, định hướng hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố ................................................................................... 125 3.5. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác phòng chống khủng bố ở Việt Nam trong tình hình hiện nay ..................................................................... 128 3.5.1. Tăng cường ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố ............................................................ 128 3.5.2. Ban hành Luật Phòng, chống khủng bố - đạo luật quy định toàn diện, thống nhất về phòng, chống khủng bố .................... 130 3.5.3. Sửa đổi, bổ sung, khắc phục những điểm bất cập, không hợp lý trong các văn bản pháp luật hiện hành về phòng, chống khủng bố ................................................................................... 133 KẾT LUẬN 137 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 139
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khủng bố là một trong những loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm, trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con người và đe doạ nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội của quốc gia và cộng đồng quốc tế. Trên thực tế, hoạt động khủng bố đã tồn tại từ lâu trong xã hội loài người tuy nhiên đến nay nó mới trở thành một trong những chiến lược chủ chốt của chủ nghĩa cực đoan. Trong những năm qua, hoạt động khủng bố quốc tế ngày càng gia tăng với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 là hành vi điển hình của hoạt động khủng bố quốc tế. Sự kiện này đã làm cho tất cả các quốc gia chú ý hơn đến vấn đề an ninh đồng thời nó đã mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của chủ nghĩa khủng bố quốc tế và cùng với đó là kỷ nguyên của sự hợp tác quốc tế chống khủng bố. Sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 và sau cuộc tấn công vào Afghanistan, chủ nghĩa khủng bố không hề thuyên giảm, thậm chí nó còn bột phát và trở nên táo tợn hơn. Các vụ tấn công khủng bố liên tiếp xảy ra, gây bất ổn ở nhiều nơi, đe doạ hoà bình và an ninh thế giới. Chủ nghĩa khủng bố đã và đang làm cho nhiều quốc gia, chính phủ trên thế giới phải đau đầu. Cho đến thời điểm hiện tại, hoạt động khủng bố đã trở thành vấn đề toàn cầu, không chỉ xâm hại đến sự ổn định của một quốc gia, một chính phủ mà còn đe doạ nghiêm trọng đến hoà bình và an ninh quốc tế. Trong thực tiễn, khủng bố thường nhằm vào các mục tiêu quân sự, chính trị để gây tiếng vang lớn; các mục tiêu kinh tế để giảm bớt sức mạnh kinh tế của đối phương; các hệ thống thông tin để gây thiệt hại về cơ sở vật chất, gián đoạn thông tin, thậm chí là nhằm vào các mục tiêu dân sự, ám sát thủ lĩnh phe đối lập hoặc gây ra các cuộc khủng bố trước hoặc sau các cuộc bầu cử nhằm phá hoại uy tín của các ứng cử viên sáng giá. Chủ nghĩa khủng bố hiện nay đã không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà còn lan rộng ra các 1
- khu vực và toàn cầu với quy mô phá hoại ngày càng lớn và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Tội phạm khủng bố đang trở thành thách thức lớn đối với hoà bình, an ninh quốc tế, do đó, hợp tác đấu tranh chống khủng bố là một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại. Chống khủng bố là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia trên thế giới. Muốn giải quyết được vấn đề khủng bố quốc tế cần phải có sự nỗ lực chung của toàn nhân loại, sự hợp tác chặt chẽ của tất cả các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính trị xã hội và mọi công dân. Đứng trước thách thức của hoạt động khủng bố, Liên hợp quốc đã có những nỗ lực quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý quốc tế về chống khủng bố để thu hút và tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia trong khuôn khổ đa phương cùng đấu tranh ngăn chặn các hoạt động này. Cho đến nay, đã có 14 Công ước và Nghị định thư quốc tế và nhiều Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc… liên quan đến chống khủng bố được xây dựng, ban hành. Việc xây dựng, ban hành các điều ước quốc tế về chống khủng bố nêu trên đã khẳng định sự thành công của Liên hợp quốc trên lĩnh vực xây dựng pháp luật quốc tế và góp phần định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật của các quốc gia về phòng, chống khủng bố. Trên cơ sở các văn bản pháp lý quốc tế về chống khủng bố, các quốc gia ký kết hoặc tham gia Công ước và Nghị định thư có trách nhiệm nội luật hoá những quy phạm pháp lý quốc tế, ban hành các văn bản pháp luật và áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm đấu tranh chống khủng bố có hiệu quả. Mặc dù đến nay, cộng đồng quốc tế đã xây dựng được 14 Công ước và Nghị định thư quốc tế cũng như nhiều Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan đến chống khủng bố quốc tế và đã có sự hợp tác của nhiều quốc gia trong việc chống khủng bố nhưng do tính chất nguy hiểm, thủ đoạn tinh vi và phạm vi hoạt động xuyên quốc gia của tội phạm khủng bố nên hoạt động đấu tranh chống khủng bố quốc tế vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả 2
- cao. Do vậy, việc nghiên cứu pháp luật quốc tế về chống khủng bố, tìm ra những điểm bất cập của hệ thống pháp luật này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các quy định, đề ra các giải pháp mới phù hợp với thực trạng hoạt động khủng bố quốc tế hiện nay để có thể trừng trị, hạn chế và ngăn ngừa các hành vi khủng bố quốc tế. Đối với Việt Nam, vấn đề chống khủng bố cũng luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc mối nguy cơ và thảm hoạ tiềm tàng của các hành động khủng bố, trong Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VII tại Brunei ngày 05 tháng 11 năm 2001, Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng tuyên bố: “Việt Nam cho rằng cần kiên quyết lên án và chống lại các hành động khủng bố dưới mọi hình thức”. Để thể hiện quyết tâm chống khủng bố quốc tế, trong những năm qua, Việt Nam đã gia nhập nhiều điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực chống khủng bố và ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, pháp luật về chống khủng bố của Việt Nam còn thiếu và chưa đồng bộ. Một số quy định của các Công ước quốc tế liên quan đến vấn đề chống khủng bố mà Việt Nam đã ký kết và tham gia chưa được nội luật hoá đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu pháp luật về chống khủng bố quốc tế để xây dựng và hoàn thiện pháp luật chống khủng bố của Việt Nam, khắc phục những điểm bất cập trong hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay. Từ chủ trương của Đảng và Nhà nước, yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam, việc nghiên cứu, hệ thống hoá các văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến khủng bố, phân tích, chỉ ra những điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam về chống khủng bố để hoàn thiện hơn nữa pháp luật Việt Nam là cần thiết. Vì lý do đó tôi chọn đề tài "Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" làm luận văn tốt nghiệp của mình. 3
- 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có một số tác giả nghiên cứu về đề tài chống khủng bố trong pháp luật quốc tế. Trong đó có thể kể đến một số công trình khoa học sau: - Đề tài khoa học cấp Bộ “Những giải pháp cơ bản phòng, chống khủng bố ở Việt Nam trong tình hình hiện nay” do TS. Bùi Trung Thành, Học viện An ninh nhân dân làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2004; - Đề tài khoa học cấp Bộ “Khủng bố và giải pháp phòng, chống khủng bố ở nước ta hiện này” do PGS. TS. Hoàng Công Tư, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục I, Bộ Công an làm Chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2007; - Sách Khủng bố và chống khủng bố của tác giả Nam Hồng, Nxb Lao động, Hà Nội năm 2001; - Sách Pháp luật về chống khủng bố của một số nước trên thế giới do Phạm Văn Lợi (chủ biên), Nxb Tư pháp, Hà Nội; - Công Phương Vũ (2003), Khủng bố quốc tế - Cơ sở pháp lý quốc tế ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế, Luận văn tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Luật Quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003. Tuy nhiên, các công trình kể trên nghiên cứu vấn đề khủng bố và chống khủng bố một cách khái quát và sơ lược trên một phạm vi nhất định (như: nghiên cứu về khái niệm khủng bố, các tổ chức khủng bố); chỉ đưa ra các giải pháp để phòng, chống khủng bố nói chung hoặc phòng, chống khủng bố xảy ra trên một địa bàn nhất định; chưa phản ánh toàn diện và đầy đủ về khủng bố quốc tế và vấn đề chống khủng bố quốc tế. Hơn nữa, các công trình được nghiên cứu từ những năm trước đây nên chưa cập nhật được những thay đổi trong pháp luật chống khủng bố cho đến thời điểm hiện tại. Đến nay, chưa có một công trình tập hợp, hệ thống hoá một cách toàn diện hệ thống pháp luật quốc tế về chống khủng bố. Chính vì vậy, trong luận văn của mình tác giả sẽ đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa khủng bố; đưa ra nhận thức chung về khủng bố; khái quát khung pháp lý quốc tế và văn bản 4
- pháp luật quốc gia về chống khủng bố và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện quy định của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố quốc tế. 3. Mục đích của luận văn Luận văn hướng đến tập hợp, hệ thống hoá những quy định của pháp luật quốc tế về chống khủng bố để đưa đến một cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật liên quan đến khủng bố quốc tế; đánh giá hệ thống pháp luật quốc tế về phòng, chống khủng bố, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện khung pháp lý quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố; đồng thời, đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về chống khủng bố, đề xuất những điều ước quốc tế về chống khủng bố Việt Nam nên ký kết và tham gia trong thời gian tới. 4. Nhiệm vụ của luận văn Luận văn tập trung vào việc giải quyết những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, khái quát những vấn đề lý luận về khủng bố như khái niệm, nguyên nhân dẫn đến khủng bố, đặc điểm của tội phạm khủng bố. Thứ hai, tập hợp, khái quát hoá, đưa đến cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật quốc tế về phòng, chống khủng bố. Thứ ba, phân tích một số quy định cơ bản của một số Công ước quốc tế về chống khủng bố; phân tích cơ chế triển khai, giám sát việc thực hiện các khung pháp lý này. Thứ tư, nêu và phân tích một số hạn chế trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về khủng bố và đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố quốc tế. 5. Phương pháp tiếp cận vấn đề Để tài nghiên cứu được tiếp cận theo phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - phương pháp luận của khoa học pháp lý nói chung và 5
- khoa học luật quốc tế nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh luật học, phương pháp đối chiếu và các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại khác… 6. Nội dung Luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về khủng bố quốc tế. Chương 2: Khái quát khung pháp lý quốc tế về phòng, chống khủng bố. Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống khủng bố ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 6
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG BỐ QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm khủng bố quốc tế và nguyên nhân dẫn đến khủng bố quốc tế 1.1.1. Khái niệm khủng bố quốc tế Khủng bố là một hiện tượng xã hội phức tạp, mang tính tiêu cực và đang trở thành mối đe doạ đối với loài người trong thế kỷ XXI. Do mức độ ảnh hưởng của nó tới hoà bình và an ninh quốc tế nên khủng bố đang là một trong những vấn đề được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau để tìm ra biện pháp đấu tranh có hiệu quả. Dưới góc độ chính trị, xã hội, trong những điều kiện, bối cảnh lịch sử khác nhau, nhận thức về chủ nghĩa khủng bố cũng có những điểm khác biệt nhất định. Chủ nghĩa khủng bố đã xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu của lịch sử nhân loại. Nhà sử học người Hy Lạp Xenophone (431-350TCN) đã viết về hiệu quả của chiến tranh tâm lý đối với dân chúng phe đối lập. Các hoàng đế Roma đã sử dụng các biện pháp trục xuất, xung công tài sản riêng và tử hình như là các biện pháp để ngăn chặn sự chống đối với chế độ cai trị của họ. Một số hoàng đế Trung Hoa đã nâng lên thành cơ sở lý luận đặt nền móng cho sự nhận thức về “chủ nghĩa khủng bố” ngày nay. Đó là tư tưởng “Sát nhất dân, vạn dân cụ” (Giết một người, hàng vạn người khác phải sợ hãi) [56]. Tư tưởng này còn được thể chế trong luật pháp của nhiều quốc gia châu Á và gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu mang tính hợp pháp của nhiều chế độ chuyên quyền độc đoán phương Đông. Tuy hiện tượng khủng bố đã xuất hiện từ lâu nhưng thuật ngữ khủng bố đến thời kỳ sau này mới xuất hiện. Trên thực tế, thuật ngữ "khủng bố" và "kẻ khủng bố" được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1795, từ Thời kỳ khủng bố 7
- (1793 - 1794) ở nước Pháp. Chính quyền cách mạng nước Pháp lúc đó (chính quyền Terreur) đã thiết lập một chế độ độc tài và tiến hành các biện pháp kinh tế hà khắc. Tuy nhiên, những người Giacôbanh lãnh đạo chính phủ Pháp lúc đó đồng thời cũng là những người cách mạng và dần dần "sự khủng bố" - “terreur” được dùng để chỉ hoạt động bạo lực cách mạng nói chung. Tuy nhiên, cũng có một số quan niệm cho rằng thuật ngữ “khủng bố” xuất hiện vào năm 1798 do nhà triết học Đức Immanuel Kant sử dụng để mô tả sự bi quan về số phận con người và cùng năm đó thuật ngữ này cũng xuất hiện trong một phụ lục của Đại từ điển Viện Hàn lâm Pháp [27]. Việc sử dụng thuật ngữ "kẻ khủng bố" theo nghĩa một người chống lại chính phủ được ghi lại tại Ailen năm 1866 và tại Nga năm 1883. Khái niệm này được dùng để chỉ những kẻ chống phá chính quyền với triết lý và lý tưởng vô chính phủ, phủ nhận nhà nước, các đạo luật do nhà nước ban hành và tài sản của công dân [28]. Trên bình diện quốc tế, lần đầu tiên khái niệm “khủng bố quốc tế” được sử dụng tại diễn đàn của 06 hội nghị quốc tế về thống nhất hoá luật hình sự (năm 1927). Các hội nghị này đã lưu ý cộng đồng quốc tế về vấn đề chống khủng bố quốc tế. Các hội nghị đã hoàn thành việc xếp loại các tội phạm trong nội hàm khái niệm khủng bố quốc tế và gián tiếp góp phần đưa ra quyết định loại bỏ một số hành vi khỏi nhóm tội phạm chính trị không bị dẫn độ trong điều ước quốc tế về lĩnh vực này [56, tr.9]. Tiếp đó, vào năm 1934, Hội nghị quốc tế về thống nhất hoá luật hình sự được triệu tập tại Mardrit (Tây Ban Nha) đã thành công trong việc đưa ra một định nghĩa khủng bố, theo đó, đây là việc sử dụng biện pháp bất kỳ có khả năng khủng bố dân cư nhằm mục đích phá huỷ toàn bộ cơ cấu tổ chức xã hội, chống phá nhân dân. Năm 1934, vụ sát hại vua Nam Tư và Bộ trưởng Ngoại giao Pháp ngay trên lãnh thổ nước Pháp đã làm dấy lên làn sóng đấu tranh trên toàn thế giới và theo đề nghị của Pháp, Hội quốc liên với vai trò gìn giữ hòa bình và an 8
- vành quốc tế đã đảm nhận trách nhiệm về vấn đề khủng bố. Hội quốc liên đã thành lập một Uỷ ban đặc biệt gồm 11 quốc gia để soạn thảo công ước chống các tội phạm được thực hiện nhằm mục đích chính trị và khủng bố. Bản dự thảo điều ước sau đó đã được 20 quốc gia thông qua tại Giơ ne vơ ngày 16- 11-1937 [56, tr.10]. Công ước năm 1937 được ghi nhận là sự cố gắng của cộng đồng quốc tế trong việc đấu tranh phòng, chống khủng bố và có tác động thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực này. Sau Công ước Giơ ne vơ 1937, dưới sự nỗ lực của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác (như Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO, Tổ chức Hàng hải quốc tế IMO…), nhiều Công ước quốc tế liên quan đến phòng, chống khủng bố đã tiếp tục được ban hành. Tuy nhiên, các công ước quốc tế này không nêu ra một khái niệm cụ thể về chống khủng bố mà chỉ liệt kê các hành vi bị coi là khủng bố. Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm đầy đủ, toàn diện và thống nhất quan điểm của các quốc gia về khủng bố. Do đó, để đưa ra khái niệm khủng bố cần xem xét quan điểm của các quốc gia và cộng đồng quốc tế về vấn đề này. 1.1.1.1. Khái niệm khủng bố trong các văn bản quốc tế Hiện nay, trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ chức thành viên (ICAO, IMO, IAEA…) có 14 điều ước quốc tế đa phương về chống khủng bố đã được thông qua. Ngoài ra còn rất nhiều điều ước quốc tế khu vực, hiệp định quốc tế song phương và các nghị quyết của Đại hội đồng, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về các biện pháp đấu tranh chống khủng bố. Mặc dù, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quốc tế về chống khủng bố tương đối lớn, tuy nhiên chưa văn bản nào đưa ra được định nghĩa rõ ràng, toàn diện về khủng bố. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc đưa ra định nghĩa chung về khủng bố là cấp thiết vì có như vậy mới nâng cao được hiệu quả hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm này [26]. Trong 14 điều ước quốc tế thuộc khuôn khổ Liên hợp quốc về đấu tranh chống khủng bố hiện nay chỉ có 3 công ước trực tiếp nhắc đến khái 9
- niệm "khủng bố” (terrorism) ngay tại tiêu đề, đó là: Công ước New York năm 1997 về trừng trị khủng bố bằng bom (International convention for the suppression of terrorist bombings); Công ước New York năm 1999 về trừng trị việc tài trợ khủng bố (International convention for the suppression of the financing of terrorism); Công ước New York năm 2005 về ngăn chặn các hành vi khủng bố hạt nhân (International convention for the suppression of acts of nuclear terrorism). Trong ba công ước quốc tế nêu trên, Công ước New York năm 1999 về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố bên cạnh việc định nghĩa hành vi tài trợ khủng bố đã gián tiếp quy định thế nào là khủng bố. Theo Công ước này thì khủng bố là: i) "Bất kì hành vi nào cấu thành một tội phạm trong phạm vi và được định nghĩa tại một trong số các điều ước về đấu tranh chống khủng bố còn lại (được quy định tại phụ lục)” hoặc ii) "Bất kì hành vi nào khác với ý định giết hại hoặc làm bị thương nghiêm trọng đến thân thể thường dân, hoặc bất kì người nào khác không tham gia vào chiến sự trong bối cảnh xung đột vũ trang, nếu mục đích của hành vi này về bản chất hoặc bối cảnh xảy ra là nhằm hăm doạ dân chúng hay ép buộc một chính phủ hoặc một tổ chức quốc tế phải thực hiện hoặc không thực hiện bất kì hành vi nào” (Điều 2). Tuy nhiên, khó có thể coi quy định nêu ra tại Điều 2 Công ước New York năm 1999 là định nghĩa khủng bố hoàn chỉnh bởi: Thứ nhất, đây là định nghĩa gián tiếp được đưa ra thông qua định nghĩa khác; Thứ hai, Khoản 1 Điều này không nêu được dấu hiệu cấu thành tội khủng bố mà dẫn chiếu đến một số tội phạm được quy định tại các công ước khác cho nên chỉ thuần tuý mang tính chất liệt kê; Thứ ba, Khoản 2 có nêu được một số dấu hiệu của tội khủng bố (về hành vi, khách thể, mục đích…) nhưng cũng chỉ đề cập thêm được các hành vi xâm phạm tính mạng và sức khoẻ con người. Trong khi đó, Công ước New York năm 1997 về trừng trị khủng bố bằng bom và Công ước New York năm 2005 về ngăn chặn các hành vi khủng 10
- bố hạt nhân chỉ đưa ra định nghĩa về từng loại hành vi khủng bố cụ thể, ví dụ khủng bố bằng bom là việc: "ném, đặt làm nổ hoặc kích nổ một cách bất hợp pháp và cố ý một thiết bị gây nổ hoặc gây chết người khác tại, vào, hoặc chống lại một địa điểm công cộng, một trang thiết bị của nhà nước hoặc Chính phủ, một hệ thống giao thông công cộng hoặc cơ sở hạ tầng” (Điều 2 Công ước New York năm 1997 về việc trừng trị khủng bố bằng bom); theo Công ước New York năm 2005 về ngăn ngừa các hành vi khủng bố hạt nhân thì "một người bị coi là phạm tội khủng bố hạt nhân nếu người đó, một cách có chủ định và bằng con đường bất hợp pháp sở hữu nguyên liệu phóng xạ, chế tạo hay sở hữu thiết bị hạt nhân với mục đích gây thương vong lớn hay nhằm phá hoại cơ sở hạ tầng hay môi trường; sử dụng nguyên liệu hay thiết bị phóng xạ, sử dụng hoặc phá hoại cơ sở hạt nhân để tạo ra sự rò rỉ phóng xạ gây thương vong lớn, nhằm phá hoại cơ sở hạ tầng hay môi trường để ép buộc thể nhân hay pháp nhân, tổ chức quốc gia hay quốc gia phải thực hiện hay không thực hiện hành động nào đó” (Điều 2 Công ước). Ngoại trừ 3 Công ước nêu trên, 11 Công ước còn lại không nhắc đến khái niệm khủng bố một cách trực tiếp ở tiêu đề mà chỉ quy định về những tội phạm mà việc thực hiện các tội phạm đó được coi như biểu hiện của khủng bố quốc tế. Ví dụ tại phần mở đầu, Công ước New York năm 1979 về chống bắt cóc con tin ghi nhận: "Xét rằng việc bắt cóc con tin là một tội phạm gây lo ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế...; Nhận thấy rõ sự cấp thiết phải phát triển hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong việc đưa ra các sáng kiến và sử dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, truy tố và trừng trị tất cả các hành vi bắt con tin như là những biểu hiện của khủng bố quốc tế”; hay như Công ước Montreal năm 1991 về việc đánh dấu chất nổ dẻo để nhận biết tại phần mở đầu có ghi: "Bày tỏ mối lo ngại sâu sắc đối với các hành vi khủng bố nhằm phá hoại tàu bay, các phương tiện giao thông và các mục tiêu khác; Lo ngại rằng các vật nổ dẻo vẫn được sử dụng cho các hành vi khủng bố như 11
- vậy; Xét rằng việc đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết sẽ góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp đó”... Không chỉ các công ước quốc tế mà các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về các biện pháp phòng, chống khủng bố cũng không đưa ra định nghĩa cụ thể nào về khủng bố. Ngay cả Nghị quyết số 1373 ngày 28/9/2001 làm cơ sở ra đời Uỷ ban chống khủng bố thuộc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mặc dù kêu gọi "các quốc gia hợp tác khẩn thiết nhằm phòng và trấn áp các hành động khủng bố, thông qua sự tăng cường hợp tác và thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế liên quan đến chủ nghĩa khủng bố” cũng không đưa ra định nghĩa cụ thể về khủng bố. Hầu hết các điều ước quốc tế khu vực cũng không đưa ra được định nghĩa khủng bố. Các điều ước này trong phạm vi hợp tác đấu tranh chống khủng bố lại dẫn ra những hành vi được quy định tại các công ước quốc tế đa phương của Liên hợp quốc. Ví dụ, Công ước của châu Âu về chống khủng bố năm 1977 ngay tại Điều 1 đã đưa ra các hành vi thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước, yêu cầu các quốc gia thành viên phải tội phạm hoá, đó là các hành vi được nêu trong Công ước La Haye năm 1970 về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay; Công ước Montreal năm 1971 về việc trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng; Công ước New York năm 1973 về việc ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao. Thời gian kí kết Công ước châu Âu năm 1977 thì Công ước về chống bắt cóc con tin năm 1979 hay Công ước trừng trị khủng bố bằng bom năm 1997... chưa ra đời, tuy nhiên các tội phạm nghiêm trọng liên quan đến bắt cóc, giam giữ trái phép, tội phạm nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng bom, lựu đạn, rocket, súng tự động, bom thư... đã được liệt kê trong Công ước. Tiếp đó, vào tháng 11/2007 tại Cebu, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đã ký Công ước chung về chống khủng bố (ASEAN Convention on Counter Terrorism). Điều 12
- 2 Công ước này quy định về "Những hành vi phạm tội khủng bố” đã ghi nhận các hành vi theo 13 công ước đa phương về đấu tranh chống khủng bố trong khuôn khổ Liên hợp quốc: "Đối với các mục đích của Công ước này, tội phạm có nghĩa là bất kì hành vi phạm tội trong phạm vi được liệt kê như sau: - Công ước La Haye năm 1970 về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay. - Công ước Montreal năm 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng. - Công ước New York năm 1973 về ngăn chặn và trừng trị các tội phạm chống lại những người được bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao. - Công ước New York năm 1979 về chống bắt cóc con tin. - Công ước Viên năm 1979 về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân. - Nghị định thư Montreal năm 1988 về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại cảng hàng không dân dụng quốc tế. - Công ước Rome năm 1988 về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải. - Nghị định thư Rome năm 1988 về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại những công trình cố định trên thềm lục địa. - Công ước New York năm 1997 về trừng trị khủng bố bằng bom. - Công ước New York năm 1999 về trừng trị hành vi tài trợ cho khủng bố. - Công ước Viên năm 2005 (sửa đổi Công ước Viên năm 1980) về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân. - Công ước New York năm 2005 về ngăn ngừa các hành vi khủng bố bằng hạt nhân. - Nghị định thư năm 2005 bổ sung Công ước về ngăn chặn các hành vi phi pháp chống lại an toàn hàng hải. - Nghị định thư năm 2005 bổ sung Nghị định thư về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại những công trình trên thềm lục địa ký tại London ngày 14/10/2005 [26]. 13
- Mặc dù một số văn bản quốc tế nêu trên không định nghĩa khủng bố một cách trực tiếp nhưng nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta vẫn có thể xác định được nội hàm của khái niệm khủng bố trong nhiều văn bản quốc tế khác nhau. Theo Quyết định của Hội đồng chung của EU ngày 13/6/2002 về việc chống chủ nghĩa khủng bố định nghĩa các tội khủng bố “với bản chất hoặc tuỳ bối cảnh, có thể gây nguy hại nghiêm trọng đối với một quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế và tội đã phạm có mục đích: đe doạ nghiêm trọng người dân hoặc ép buộc chính phủ hoặc một tổ chức quốc tế thực hiện hoặc rút bỏ việc thực hiện một hành động hoặc làm mất ổn định nghiêm trọng hoặc huỷ hoại cơ cấu xã hội, kinh tế, thể chế và chính trị căn bản của một quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế”. Theo Công ước của Hội nghị các quốc gia Hồi giáo (Công ước OIC) thì “Khủng bố là bất kỳ hành động bạo lực nào, hay sự đe doạ sử dụng bạo lực được tiến hành kế hoạch phạm tội bởi một cá nhân hay một tập thể nhằm khủng bố người dân hay đe doạ làm hại họ, hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng, danh dự của người dân, đến tài sản của cá nhân hay tập thể”. Theo Công ước về đấu tranh chống khủng bố của tổ chức các quốc gia châu Mỹ thì khủng bố có thể là các dạng tội phạm điển hình như giết người, đốt cháy hoặc thiêu huỷ và sử dụng chất nổ hoặc thuốc nổ, nhưng khác với các hành vi hình sự là khủng bố cố ý mang đến sự hoảng sợ, phá hoại và những tên khủng bố thường nằm trong một tổ chức với mục đích phá kỉ cương xã hội, làm tê liệt sức phản kháng của xã hội, làm tăng thêm sự đau đớn cho xã hội [9]. Các cơ quan hữu quan của Liên hợp quốc nhận định: Hoạt động khủng bố là hoạt động huỷ hoại nhân quyền, quyền dân chủ và tự do cá nhân, uy hiếp sự an toàn và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, tạo sức ép lên quốc gia, phá vỡ văn minh xã hội, là hành vi phạm tội với việc gây hậu quả bất lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội [28]. 14
- Tuyên ngôn về vấn đề chủ nghĩa khủng bố của Liên hợp quốc nêu rõ: "Tất cả các hình thức của chủ nghĩa khủng bố, dù xảy ra ở nơi nào, ai là kẻ chủ mưu, và hành vi phạm tội ra sao, cũng không thể thanh minh, cho nên thông qua các điều của Hiệp ước quốc tế, cần tăng thêm mức độ xử phạt" [28]. Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, cộng đồng quốc tế vẫn chưa đưa ra được định nghĩa chung hoàn chỉnh về khủng bố mà mới chỉ ghi nhận một số hành vi nhất định là khủng bố và các biện pháp để hợp tác đấu tranh chống lại các hành vi này. Song, những hành vi được ghi nhận này đã ít nhiều phản ánh được bản chất của hiện tượng khủng bố. Chúng ta có thể nhận biết hành động khủng bố dựa trên một số dấu hiệu như: dấu hiệu về động cơ chính trị của hành vi bạo lực; dấu hiệu về mục đích của hành vi bạo lực, các yếu tố chủ thể, khách thể của hoạt động khủng bố… 1.1.1.2. Khái niệm khủng bố quốc tế theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới Để ngăn chặn hoạt động khủng bố, trừng trị hành vi xâm hại tới hoà bình, an ninh, các quốc gia đã có nhiều nỗ lực trong việc đưa ra khái niệm khủng bố. Có thể kể đến một số khái niệm pháp lý về khủng bố của một số quốc gia như: a) Hoa Kỳ: + Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra quan điểm về khủng bố như sau: "Khủng bố là việc sử dụng hoặc đe doạ sử dụng bạo lực một cách có tính toán nhằm tạo ra nỗi khiếp sợ, với ý đồ ép buộc hoặc đe doạ các chính phủ hoặc (các cộng đồng) xã hội, trong việc theo đuổi những mục tiêu mà thường là về chính trị, tôn giáo hoặc tư tưởng". + Bộ luật Hình sự Hoa Kỳ quy định: "Khủng bố quốc tế - Những hoạt động liên quan đến các hành động bạo lực hoặc nguy hiểm với đời sống con người, mà vi phạm pháp luật hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hoặc của bất kỳ bang nào thuộc Hợp chủng quốc, hoặc sẽ vi phạm Luật Hình sự nếu 15
- hành động đó được thực hiện trong phạm vi nước Mỹ hoặc bất kỳ bang nào; được thực hiện nhằm mục đích đe doạ hoặc cưỡng ép, khống chế một cộng đồng dân cư; hoặc nhằm gây ảnh hưởng đến chính sách của một chính phủ bằng sự cưỡng bức đe doạ; hoặc nhằm tác động đến sự điều hành của một chính phủ thông qua việc sát hại hoặc bắt cóc; và xảy ra chủ yếu bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ kiểm soát, hoặc ở những vùng biên giới liên quốc gia, theo những cách thức mà đã được hoàn tất, những người này có ý đồ đe doạ hoặc cưỡng ép chính phủ, hoặc khu vực ở đó những kẻ phạm tội hoạt động hoặc tìm cách xin tị nạn" (Điều 18, Bộ luật Hình sự Hoa Kỳ). Như vậy, Hoa Kỳ đã xác định hoạt động khủng bố theo những dấu hiệu: Hành vi (hành động bạo lực hoặc nguy hiểm với đời sống con người); dấu hiệu mục đích (nhằm đe doạ hoặc cưỡng ép, khống chế một cộng đồng dân cư; hoặc nhằm gây ảnh hưởng đến chính sách của một chính phủ bằng sự cưỡng bức đe doạ; hoặc nhằm tác động đến sự điều hành của một chính phủ thông qua việc sát hại hoặc bắt cóc). b) Liên bang Nga - Luật về chống khủng bố (ngày 25 tháng 7 năm 1998 số 130 - FZ) của Liên bang Nga đã đưa ra khái niệm: + Chủ nghĩa khủng bố là việc sử dụng bạo lực hoặc đe doạ sử dụng bạo lực đối với các cá nhân hoặc tổ chức, cũng như làm tổn hại hoặc đe doạ làm tổn hại tài sản và các mục tiêu vật chất khác, tạo ra mối nguy hiểm chết người, gây thiệt hại tài sản đáng kể hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác đối với xã hội, được thực hiện nhằm gây rối loạn an toàn xã hội, làm cho dân chúng khiếp sợ, hoặc tác động đối với việc thông qua các quyết định của các cơ quan chính quyền có lợi cho bọn khủng bố, hoặc đáp ứng những lợi ích tài sản phi pháp và (hoặc) những lợi ích khác; xâm hại đến cuộc sống của nhà hoạt động quốc gia hoặc xã hội, được tiến hành nhằm mục đích chấm dứt hoạt động quốc gia hoặc hoạt động chính trị của người đó hoặc trả thù do hoạt 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 317 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 224 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 189 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 204 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 246 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 109 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 128 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 116 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 235 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 162 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 87 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn