intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch

Chia sẻ: Pham Quynh Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:98

739
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực trạng quy định pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN NHẬT  VŨ PHÁP LUẬT  VỀ KINH DOANH  LƯU TRÚ DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC                                                 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN NHẬT VŨ PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH  LƯU TRÚ DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Kinh tế
  4. Mã số: 60380107 Người hướng dẫn khoa học:PGS. TS. BÙI XUÂN HẢI                                                 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận Văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, với   sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Xuân Hải. Các kết quả nghiên cứu nêu   trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các tài liệu   và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, có nguồn gốc, tin cậy và   trung thực. TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Phan Nhật Vũ
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật dân sự BVHTTDL: Bộ văn hóa thể thao Du lịch LDN: Luật Doanh Nghiệp LDL: Luật Du Lịch TCDL: Tổng cục Du lịch
  7. MỤC LỤC  MỞ ĐẦU                                                                                                                                   ...............................................................................................................................      1  1. Lý do chọn đề tài                                                                                                               ...........................................................................................................      1  2. Tình hình nghiên cứu đề tài                                                                                               ...........................................................................................      2  3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu                                                ............................................      3  a. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:                                                                                      .................................................................................      3  b. Đối tượng nghiên cứu:                                                                                                      ..................................................................................................      3  c. Phạm vi nghiên cứu:                                                                                                          .....................................................................................................      3  4. Phương pháp nghiên cứu:                                                                                                  ............................................................................................      4  5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:                                                                        ....................................................................      4  6. Bố cục của luận văn:                                                                                                        ....................................................................................................      4  CHƯƠNG 1                                                                                                                               ...........................................................................................................................      5  NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH                              ..........................     5  1.1. Khái niệm dịch vụ du lịch và lưu trú du lịch                                                                 .............................................................      5  1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ du lịch                                                          ......................................................      5  1.1.2. Khái niệm lưu trú du lịch                                                                                      ..................................................................................       14  1.2. Khái niệm và đặc điểm của kinh doanh lưu trú du lịch                                              ..........................................       17  1.2.1. Khái niệm kinh doanh lưu trú du lịch                                                                    ................................................................       17  1.2.2.  Đặc điểm của kinh doanh lưu trú du lịch                                                            ........................................................       19  1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch                              ..........................      23  1.4 Vai trò của hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch                                                         .....................................................       28  1.5. Vai trò của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch                          ......................      30  KẾT LUẬN CHƯƠNG 1                                                                                                        ....................................................................................................       36  CHƯƠNG 2                                                                                                                             .........................................................................................................................       37  THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH                             .........................       37  VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN                                                                                       ..................................................................................       37  2.1. Thực trạng quy định pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch                                    ................................       37  2.1.1. Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch                                                                    ................................................................       37  2.1.2. Các loại cơ sở lưu trú du lịch.                                                                               ...........................................................................       45  2.1.3. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch                                                                             .........................................................................       49  2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch                                ............................       53  2.1.5. Xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.                                      ..................................       69  2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch.                                                      ..................................................       72  2.2.1. Thị trường cơ sở lưu trú du lịch.                                                                           .......................................................................       72  2.2.2. Thực tiễn kinh doanh lưu trú ở Đà Lạt.                                                               ...........................................................       75 2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh lưu trú du   lịch.                                                                                                                                       ...................................................................................................................................       77  2.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch                ............      77  2.3.2 Các kiến nghị cụ thể                                                                                              ..........................................................................................       78  KẾT LUẬN                                                                                                                              ..........................................................................................................................       84
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay trên thế giới du lịch đã trở  thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ  biến, là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc  gia, dân tộc. Không nằm ngoài xu thế  đó, Việt Nam với nền kinh tế  thị trường   định hướng xã hội chủ nghĩa, du lịch là cánh cửa mở ra thế giới để  chúng ta tìm  kiếm sự giao thoa về kinh tế xã hội. Tầm quan trọng đó đã được Nghị quyết Đại  hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một  nghành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở  khai thác lợi thế về  điều kiện tự  nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử,  đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt  trình độ  phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ  sở  vật chất,   hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước.1  Cụ thể hoá chủ trương này, văn kiện đại hội Đảng lần thứ X đã ra những quyết  sách nhằm khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt  động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch. 2 Có thể khẳng định  rằng, với những chủ trương nêu trên, du lịch trong nước đã có những bước phát   triển khá mạnh mẽ, mà trong đó các thành phố  phát triển về  dịch vụ  du lịch đã   đóng góp một nguồn ngân sách lớn cho đất nước. Trong các thành phố  du lịch thì Đà Lạt được xem là một điểm đến lý   tưởng với những điều kiện thiên nhiên  ưu đãi, có các tiềm năng thế  mạnh về  phát triển kinh tế  du lịch dịch vụ  nghỉ  dưỡng và các lễ  hội văn hóa lớn. Hằng  năm, Đà lạt thu hút một lượng lớn khách du lịch tới tham quan và nghỉ dưỡng. Do  đó, cùng với sự  phát triển của ngành du lịch Đà Lạt thì ngành nghề  kinh doanh  dịch vụ lưu trú du lịch cũng chiếm một vị thế rất quan trọng đối với sự phát triển   của ngành du lịch. Tuy nhiên, có thể nói hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du  lịch còn mang tính tự  phát và pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này vẫn còn tồn tại  nhiều hạn chế  vướng mắc. Đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang có những nỗ  lực vượt bậc nhằm đánh thức tiềm năng phát triển của ngành du lịch, vì thế việc   Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính  1 trị quốc gia, tr.178. 2  Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), tlđd 1, tr.202. 
  9. 2 nghiên cứu về  “Pháp luật kinh doanh lưu trú du lịch” là việc làm cấp thiết và   mang tính thời sự sâu sắc. Bởi những lẽ trên, tác giả đã chọn đề  tài “ Pháp luật  về kinh doanh lưu trú du lịch” làm nội dung nghiên cứu cho Luận văn Thạc sỹ  Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xuất phát từ  nhu cầu thực tiễn về  kinh doanh lưu trú du lịch mà trong  những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như: Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Kim Dung năm 2007: “  Pháp  luật về kinh doanh du lịch­thực trạng và hướng hoàn thiện ’’; Luận văn Thạc sĩ  Luật học của Trần Thị  Mai Phước năm 2007: “ Quản lý nhà nước đối với hoạt   động kinh doanh du lịch’’; Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Lâm Trâm  Anh (2010) “Xử lý vi phạm hành chính trong lịch vực du lịch’’; Luận văn cử nhân  của Nguyễn Thị  Giáng Sao năm 2011 “  Đánh giá thực trạng trong hoạt động   quảng cáo tại khách sạn Sammy Đà Lạt”; Luận văn cử  nhân của Nguyễn Thị  Hiền năm 2012 “  Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả  hoạt động kinh   doanh của khách sạn Vietsovpetro” (2012)… Các công trình nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào phân tích sự quản lý  nhà nước trong kinh doanh dịch vụ du lịch và pháp luật trong kinh doanh du lịch   nói chung, hoặc so sánh đánh giá sự thay đổi giữa pháp lệnh Du lịch 1999 và LDL   2005, các cam kết khi gia nhập WTO đối với dịch vụ  kinh doanh lữ  hành. Các  công trình nghiên cứu này chưa đi sâu phân tích pháp luật điều chỉnh trong lĩnh   vực kinh doanh lưu trú du lịch một cách cụ  thể. Dù vậy, các nghiên cứu này là   những tài liệu tham khảo quan trọng, tạo tiền đề  cho việc nghiên cứu sâu hơn  các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Ngoài ra, qua nghiên cứu các bài viết, tạp chí liên quan tác giả còn tiếp cận   được một số  bài báo đăng trên các tạp chí như  Hoàng Thị  Lan Hương (2010),   "Bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du   lịch ở một số nước trên thế giới" đăng trên Tạp chí Kinh tế phát triển số 2; Hải  Dương (2008), "Một số  bất cập trong hoạt động kinh doanh cơ  sở  lưu trú du   lịch",  đăng trên Tạp chí Du lịch Việt Nam số 11; hay một số bài viết trên các tờ  báo điện tử, chẳng hạn như bài viết "Những thuận lợi khó khăn trong kinh doanh   lưu trú du lịch khi luật du lịch thực thi ” của tác giả  Đỗ  Thị  Hồng Xoan…Tuy 
  10. 3 nhiên những bài báo, kết quả nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc phân tích dưới   góc độ quản lý nhà nước về  hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Mặc dù vậy,   các thông tin từ  các bài viết trên cũng có những giá trị  tham khảo nhất định cho  việc nghiên cứu chuyên sâu pháp luật kinh doanh lưu trú du lịch. Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể  các quy định của pháp luật kinh doanh lưu trú du lịch nhằm bổ sung, làm sáng tỏ  những vấn đề  lý luận và thực tiễn về  hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Do   đó, việc nghiên cứu có hệ  thống về  vấn đề  này là một yêu cầu mang tính cấp   thiết. 3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:  Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực trạng quy định   pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch. Từ  đó, đề  xuất một số kiến nghị nhằm   hoàn thiện pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch ở Việt Nam. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên  cứu cụ thể sau: Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ  các vấn đề  lý luận cơ  bản về  du lịch và   kinh doanh lưu trú du lịch và thực tiễn thi hành. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật du lịch về  kinh doanh lưu trú du lịch. Ba là, đề  xuất một số  kiến nghị  nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật  về kinh doanh lưu trú du lịch của Việt Nam. b. Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của đề  tài là pháp   luật về kinh doanh lưu trú du lịch, thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động kinh  doanh lưu trú du lịch. c. Phạm vi nghiên cứu:  Nghiên cứu pháp luật kinh doanh lưu trú du lịch, tác giả chủ yếu tập trung   nghiên   cứu   các   quy   định   về   kinh   doanh   lưu   trú   du   lịch   tại   Luật   Du   lịch   số  44/2005/QH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành kết hợp với việc nghiên cứu   thực trạng áp dụng pháp luật hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch.
  11. 4 Về  thực tiễn: Tác giả  nghiên cứu về  thực tiễn thực hiện pháp luật kinh  doanh lưu trú du lịch và hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trong cả nước, đặc  biệt là tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 4. Phương pháp nghiên cứu:   Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp biện chứng   duy vật của chủ  nghĩa Mác­Lênin và phương pháp nghiên cứu khoa học cụ  thể  như: phương pháp khảo sát được sử  dụng tại Chương II phần thực trạng kinh  doanh lưu trú: khảo sát các cơ  sở  kinh doanh lưu trú trên địa bàn thành phố  Hồ  Chí Minh, thành phố  Đà lạt để  tìm ra được loại hình kinh doanh lưu trú mới;   phương pháp thu thập số  liệu thực tế  của các cơ  sở  kinh doanh lưu trú tại Đà  Lạt, phương pháp phân tích; phương pháp so sánh được áp dụng chủ  yếu trong  phần 2.1 về thực trạng quy định pháp luật về  kinh doanh lưu trú du lịch như  là:   so sánh quy định của Luật Du lịch 2005 với Pháp lệnh du lịch 1999, so sánh các   Nghị định hướng dẫn về kinh doanh du lịch để tìm ra sự chồng chéo và thiếu sót  của các văn bản quy phạm pháp luật về  du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú   du lịch nói riêng; phương pháp tổng hợp: tổng hợp các nhận định của các chuyên   gia, các công trình đã nghiên cứu trước đó, cũng như tổng hợp các số liệu về kinh  doanh lưu trú du lịch. Từ các phương pháp trên, tác giả có được kết quả để đánh   giá và nghiên cứu những nội dung cơ bản của luận văn. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Kết quả  nghiên cứu giúp cho người đọc tiếp cận và đánh giá hoạt động  kinh doanh lưu trú du lịch dưới góc độ  pháp luật và thực tiễn. Luận văn này có  thể  là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người muốn tìm hiểu về  pháp luật   kinh doanh lưu trú du lịch và thực tiễn thi hành, như người kinh doanh, sinh viên,  và các nhà nghiên cứu.  Một số kiến nghị cũng có thể được những cơ quan chức năng quan tâm.  6. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm  hai chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về kinh doanh lưu trú du lịch. Chương 2: Thực trạng pháp luật kinh doanh lưu trú du lịch và Định hướng  hoàn thiện.
  12. 5 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH 1.1. Khái niệm dịch vụ du lịch và lưu trú du lịch Sự phát triển khoa học luôn gắn liền với việc xây dựng hệ thống các   khái niệm. Bởi lẽ, khái niệm vừa là kết quả  của tư  duy khoa học vừa là  phương tiện để tư duy. Vì thế, để nghiên cứu pháp luật về kinh doanh lưu   trú du lịch chúng ta sẽ bắt đầu từ những khái niệm cơ bản. 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ du lịch Trong lịch sử  nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như  một sở thích,  một hoạt động nghỉ  ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở  thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa xã hội của  các quốc gia. Về  mặt kinh tế, đối với các nước đang phát triển du lịch  được coi là cứu cánh để  vực dậy nền kinh tế   ốm yếu của quốc gia. 3 Hội  đồng lữ hành và Du lịch quốc tế (World travel and Tourism Council­WTTC)  đã công bố  du lịch là một ngành kinh tế  lớn nhất thế  giới, vượt trên cả  ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử  và nông nghiệp. Ở  một số  quốc gia, du  lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương.4 Chính vì vậy, du lịch hiện nay là mối quan tâm của nhiều quốc gia  bởi nó đem lại một nguồn thu ngoại tệ  lớn, thậm chí  ở  một số  nước, du   lịch đã trở  thành ngành kinh tế  mũi nhọn. Do vậy khái niệm về  du lịch có  nhiều cách hiểu rất khác nhau.  Mathieson và Wall của Mỹ  cho rằng  "Du   lịch là sự  di chuyển tạm thời của người dân đến ngoài nơi  ở  và làm việc   của họ, là những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến và các   cơ sở vật chất tạo ra để đáp ứng những nhu cầu của họ" .5 Với quan niệm  này, cho thấy du lịch có đối tượng hướng đến đó là người du lịch và thể  hiện một hoạt động đơn thuần của khách du lịch. Cũng có quan niệm cho   3  Trần Đức Thanh (1998), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, tr. 5. 4  Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa(2008), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Đại học kinh  tế quốc dân, Hà Nội, tr 5. 5  Trần Đức Thanh (1998), tldd 3, tr. 12.
  13. 6 rằng du lịch là chuyến đi của con người trong một khoảng thời gian không  nhằm mục đích kiếm tiền như  trong định nghĩa của Hội nghị  quốc tế  về  thống kê du lịch  ở Otawa Canada:  "Du lịch là hoạt động của con người đi   tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình   trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du   lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các   hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm". 6   Ở  góc độ  bao quát hơn,  Tổ  chức Du lịch Thế  giới   (World Tourist   Organization) cho rằng du lịch là bao gồm tất cả mọi hoạt động của những  người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu,  trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ  ngơi, giải trí, thư  giãn; cũng như  mục đích hành nghề  và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục  nhưng không quá một năm,  ở  bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng  loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một   dạng nghỉ  ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.7  Đây là một định nghĩa tương đối đầy đủ và khái quát về du lịch. Tóm lại, từ  những định nghĩa trên cho thấy, khái niệm du lịch trên  thế giới có một nội hàm khá rộng, dùng để chỉ sự  đi lại của con người tới   những vùng, lãnh thổ khác ngoài nơi họ sinh sống, với bất cứ mục đích gì,  chẳng hạn như tham quan, khám phá, nghỉ ngơi thư giản, thậm chí cả hành  nghề, nhưng loại trừ  mục đích kiếm tiền một cách trực tiếp nơi họ  đặt  chân đến. Ở một góc độ khác, du lịch còn được xem xét dưới khía cạnh kinh tế  như đánh giá của Trường Tổng hợp kinh tế thành phố Varna, Bulgarie: "Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội được lặp đi lặp lại đều   đặn chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ và hàng hóa của các đơn vị   kinh tế riêng biệt, độc lập ­ đó là các tổ  chức, các xí nghiệp với cơ   sở vật chất kỹ thuật chuyên môn nhằm đảm bảo  sự đi lại, lưu trú, ăn    Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4.tr 15. 6  Nguồn từ: http://vi.wikipedia.org/wiki/Du_l%E1%BB%8Bch, truy cập ngày 19/8/2015. 7
  14. 7 uống, nghỉ  ngơi với mục đích thỏa mãn các nhu cầu về  vật chất và   tinh thần của những người lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của họ   để  nghỉ  ngơi, chữa bệnh, giải trí (thuộc các nhu cầu về  văn hóa,   chính trị, kinh tế,v.v...) mà không có mục đích lao động kiếm lời".8  Như  vậy, từ  những phân tích trên đưa đến một nhìn nhận là, khái   niệm du lịch còn được đánh giá  ở  góc độ  kinh tế, đó là một ngành kinh   doanh, sự trao đổi và cung cấp các dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu tham quan,  tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng của con người trong một thời gian nhất định.  Mặc dù mới hình thành và phát triển trong thời gian ngắn nhưng pháp   luật du lịch Việt Nam đã có điều kiện tiếp thu những giá trị  tích cực từ  quan niệm du lịch của các nước trên thế  giới, đồng thời từng bước hoàn  thiện những quy định pháp luật nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động   du lịch. Theo điều 10 Pháp lệnh Du lịch năm 1999 thì du lịch là hoạt động  của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu  cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.  Với định nghĩa này thì du lịch mới dừng lại  ở  việc chỉ  những hoạt động   của con người ngoài nơi cư  trú thường xuyên của mình để  thỏa mãn nhu  cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, Khoản 1 Điều 4 Luật Du lịch 2005 đã   điều chỉnh khái niệm về du lịch theo hướng cụ thể hơn, theo đó thì "Du lịch   là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú  thường xuyên của mình nhằm đáp  ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải  trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định". Như vậy, khái niệm  du lịch theo quy định của Việt Nam có phạm vi khá hẹp, với bốn mục đích  chính là tham quan, tìm hiểu, giải trí và nghỉ dưỡng. Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh việc phát triển ngành du lịch  thì cũng kéo theo các loại hình dịch vụ liên quan. Theo định nghĩa của ISO   9001:1991 dịch vụ  là kết quả  mang lại nhờ  các hoạt động tương tác giữa   người cung cấp và khách hàng, cũng như  nhờ  các hoạt động của người   Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr. 15. 8
  15. 8 cung cấp để  đáp  ứng nhu cầu của người tiêu dùng.9 Dịch vụ  có thể  được  tiến hành nhưng không gắn liền với sản phẩm vật chất.10 Như vậy, có thể hiểu các hoạt động dịch vụ  bổ  trợ du lịch bao gồm  các hình thức sau:  Thứ nhất, dịch vụ lữ hành, Dịch vụ lữ hành gồm các hoạt động chính như:  “Làm nhiệm vụ giao   dịch kí kết với các tổ  chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để   xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch”.11  Trong đó tồn tại song song hai hoạt động phổ biến sau: + Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business) là việc thực hiện các  hoạt động nghiên cứu thị  trường, thành lập các chương trình du lịch trọn   gói, hay từng phần; Quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay   gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ  chức thực hiện   chương trình và hướng dẫn du lịch. + Kinh doanh đại lý lữ  hành(Travel Sub­agency   Business) là việc  thực hiện các dịch vụ  đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng   dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành,  cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng. Thứ hai, dịch vụ lưu trú du lịch,  Kinh doanh lưu trú du lịch là hoạt động kinh doanh dịch vụ  lưu trú   của khách du lịch. Dịch vụ này được thực hiện tại các cơ sở lưu trú du lịch,  gồm: Khách sạn; Làng du lịch; Biệt thự  du lịch; Căn hộ  du lịch; Bãi cắm   trại du lịch; Nhà nghỉ du lịch; Nhà ở có phòng cho khách thuê; và các cơ sở  lưu trú du lịch khác. Thứ ba, kinh doanh vận chuyển khách du lịch (Transportation), Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ  vận  chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch và tại các khu du lịch, điểm du  lịch, đô thị  du lịch. Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự  dịch  9  Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr. 94.  10  Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr. 94. 11  Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr. 69.
  16. 9 chuyển của con người từ  nơi này đến nơi khác ngoài nơi cư  trú thường   xuyên của họ, với một khoảng cách xa. Do vậy khi đề  cập đến hoạt động  du lịch nói chung, đến hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng, không thể  không đề cập đến hoạt động kinh doanh vận chuyển. Để phục vụ cho hoạt  động kinh doanh này có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như: Ô  tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay… Thực tế cho thấy ít có doanh nghiệp du lịch  (trừ một số tập đoàn du lịch trên thế  giới) có thể đảm nhiệm toàn bộ  việc   vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch. Phần lớn   trong các trường hợp khách du lịch sử  dụng dịch vụ  vận chuyển của các   phương tiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh   dịch vụ vận chuyển. Đây cũng là một loại hình kinh doanh có điều kiện.12 Thứ tư, dịch vụ phát triển khu du lịch,  Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư bảo  tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có, đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng  vào khai thác, phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh kết cấu   hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất­ kỹ thuật du lịch. Chủ thể kinh doanh phát  triển khu du lịch, điểm du lịch phải xây dựng dự án phù hợp với phát triển  du lịch, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Thứ năm, dịch vụ du lịch khác.13   Ngoài các hoạt động kinh doanh như  đã nêu  ở  trên, trong lĩnh vực  hoạt động kinh doanh du lịch còn có một số  hoạt động kinh doanh bổ  trợ  như kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí; tuyên truyền, quảng   cáo du lịch; tư vấn đầu tư du lịch. Cùng với xu hướng phát triển ngày càng   đa dạng những nhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật   và sự  gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch dẫn đến sự  cạnh tranh   ngày càng tăng trên thị  trường du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ  trợ  này ngày càng có xu hướng phát triển mạnh.  Điều 57 Luật Du lịch 2005 12  Mục 6 Chương V Luật Du lịch 2005. 13
  17. 10 Như vậy, từ  những phân tích trên có thể khẳng định: Du lịch là một   ngành kinh tế  dịch vụ. Sản phẩm của ngành du lịch chủ  yếu là dịch vụ  không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho lưu bãi, không chuyển  quyền sở  hữu khi sử  dụng. Dịch vụ  du lịch là kết quả  mang lại nhờ  các   hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch,  thông qua các hoạt động tương tác đó để  đáp  ứng nhu cầu của khách du  lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng dịch vụ.14 Cụ thể, đó là việc  cung cấp các dịch vụ  về  lữ  hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi  giải trí, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu   cầu của khách du lịch. Với khái niệm này thì kinh doanh dịch vụ du lịch có những đặc điểm  cơ bản như sau: (i) Tính phi vật chất. Đây là tính chất quan trọng nhất của dịch vụ du lịch, tính phi vật chất   đã  làm   cho   du  khách   không  thể   nhìn  thấy   hoặc  không   thể   thử   nghiệm   trước. Cho nên đối với du khách thì tính phi vật chất của dịch vụ du lịch là   trừu tượng khi mà họ  chưa một lần sử  dụng nó. Dịch vụ  du lịch không   đồng hành với những sản phẩm vật chất,  nhưng dịch vụ  du lịch mãi mãi  tồn tại tính phi vật chất của mình. Du khách thực sự rất khó đánh giá dịch   vụ. Từ  những nguyên nhân nêu trên mà nhà cung  ứng dịch vụ  du lịch cần   phải cung cấp đầy đủ  thông tin về  lợi ích của dịch vụ  chứ  không chỉ  đơn  thuần chương trình dịch vụ, qua đó làm cho du khách phải quyết định mua  dịch vụ của mình15.  (ii) Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch. Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng thể hiện sự khác biệt giữa   dịch vụ và hàng hóa. Đối với hàng hóa (vật chất) quá trình sản xuất và tiêu   dùng tách rời nhau. Người ta có thể sản xuất hàng hóa ở một nơi khác và ở  một thời gian khác với nơi bán và tiêu dùng, còn đối với dịch vụ không thể   Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr194. 14  Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr195. 15
  18. 11 như  vậy. Do tính đồng thời như  trên nên sản phẩm dịch vụ  du lịch không  thể lưu kho được. Chẳng hạn thời gian nhàn rỗi của nhân viên du lịch vào  lúc không có khách không thể để  dành cho lúc cao điểm, một phòng khách   sạn không cho thuê được trong ngày thì đã coi như mất dịch vụ, do đó mất   một nguồn thu…Dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời nên cung và  cầu cũng không thể  tách rời nhau. Cho nên việc tạo ra sự  ăn khớp giữa  cung và cầu trong dịch vụ là hết sức quan trọng16.  (iii) Sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ. Đặc điểm này nói lên rằng khách du lịch ở một chừng mực nào đó đã  trở thành nội dung của quá trình sản xuất. Sự  gặp gỡ  giữa khách hàng và người sản xuất như  một sự  gắn bó  qua lại giữa các chủ thể với nhau. Sự gắn liền họ trong sự tác động qua lại   này trong dịch vụ được khẳng định phụ  thuộc vào mức độ  lành nghề, khả  năng cũng như  ý nguyện của người tiêu dùng và người cung cấp dịch vụ.   Ngoài những nội dung kinh tế, những tính cách của con người trong sự  tương tác đóng vai trò quan trọng như  cảm giác, sự  tin tưởng, tính thân  thiện về  cá nhân, mối liên kết và những mối quan hệ  trong dịch vụ  được  coi trọng hơn như  khi mua những hàng hóa tiêu dùng khác. Dịch vụ  gắn   liền với những kinh nghiệm chủ  quan, đối với mỗi người là duy nhất đó  cũng là một quá trình xã hội, và tất nhiên có nhiều nhân tố  khác nhau tác   động lên quá trình này người cung cấp dịch vụ  và người tiêu dùng không  thể  bí mật thay đổi thời gian, địa điểm và các tình tiết liên quan đến quá  trình cung  ứng dịch vụ. Ngoài trao đổi thương mại, sự  tương tác qua lại  còn biểu hiện nhân tố thứ ba đó là sự trao đổi tâm lý. Mức độ  hài lòng của  khách hàng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự sẵn sàng cũng như khả năng của   nhân viên làm dịch vụ, khả năng thực hiện ý nguyện của khách hàng, trong  những trường hợp này thái độ  và sự  giao tiếp với khách hàng còn quan  trọng hơn cả các tiêu chí kĩ thuật, sản xuất và tiêu dùng những loại dịch vụ   Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr195. 16
  19. 12 này đòi hỏi phải tăng cường sự liên hệ của người sản xuất với khách hàng.  Trong thời gian cung cấp dịch vụ, những chức năng truyền thống đã gắn  liền hai người bạn hàng (đối tác) với nhau trên thị trường. Người tiêu dùng   đồng thời trở thành người đồng sáng tạo trong quá trình sản xuất dịch vụ.  Người tiêu dùng tham gia hoặc là về mặt thể chất, trí tuệ hay là về mức độ  tình cảm trong quá trình tạo ra dịch vụ, xác định thời gian cũng như các khả  năng sản xuất17.  (iv) Tính không chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ. Khi mua hàng hóa người mua có quyền được sở  hữu đối với hàng  hóa và sau đó có thể sử dụng như thế nào, nhưng đối với dịch vụ khi được   thực hiện thì không có quyền sở  hữu nào được chuyển từ  người bán sang  người mua. Người mua chỉ là người đang mua quyền sử dụng với tiến trình  dịch vụ. Chẳng hạn khi đi du lịch được chuyển chở, được  ở  khách sạn,   được sử  dụng bãi biển nhưng trên thực tế  họ  không có quyền sở  hữu đối  với chúng.18  (v) Tính không thể di chuyển của dịch vụ du lịch. Vì các cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụ  nên dịch vụ  du lịch thuộc loại không di chuyển được. Khách hàng muốn   tiêu dùng dịch vụ thì phải đến cơ sở du lịch. Do đó để nâng cao chất lượng   dịch vụ và đem lại hiệu quả kinh doanh, khi xây dựng các điểm du lịch cần  lựa chọn địa điểm thỏa mãn các điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, thủy  văn, tài nguyên… Và điều kiện xã hội (dân số, phong tục tập quán, chính  sách dân số, cơ  sở  hạ  tầng…). Đặc điểm này của dịch vụ  du lịch đòi hỏi  các cơ  sở  kinh doanh du lịch tiến hành các dịch vụ  du lịch xúc tiến mạnh   mẽ để kéo được du khách đến với điểm du lịch.19  (vi) Tính thời vụ của dịch vụ du lịch. Dịch vụ có đặc trưng rất rõ nét ở tính thời vụ. Ví dụ các khách sạn ở  các khu nghỉ  mát thường vắng khách vào mùa đông nhưng lại đông nhất  17  Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr196. 18  Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr197. 19  Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr197.
  20. 13 vào mùa hè. Các nhà hàng trong khách sạn thường đông khách vào buổi trưa   hoặc chiều tối, hoặc các khách sạn gần trung tâm thành phố  thường đông  khách vào ngày nghỉ  cuối tuần… dẫn đến cung cầu dịch vụ  mất cân đối,  vừa gây lãng phí cơ  sở  vật chất lúc trái vụ  và chất lượng dịch vụ có nguy  cơ  giảm sút. Vì vậy các doanh nghiệp thường   đưa ra các chương trình  khuyến mãi cho khách du lịch khi cầu giảm hoặc tổ chức quản lí tốt chất  lượng dịch vụ khi cầu cao điểm.20  (vii) Tính trọn gói của dịch vụ du lịch. Bao gồm các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ bổ sung. Dịch vụ cơ bản   là những dịch vụ  mà nhà cung  ứng cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa  mãn nhu cầu cơ  bản, không thể  thiếu được với khách hàng như  dịch vụ  vận chuyển, dịch vụ  phòng, dịch vụ  nhà hàng, bar… dịch vụ  bổ  sung là  những dịch vụ  phụ  cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc  trưng và nhu cầu bổ sung của khách.  Tuy chúng không có tính bắt buộc như dịch vụ cơ bản nhưng phải có  trong chuyến hành trình của du khách. Nhiều khi dịch vụ bổ sung lại có tính  quyết định đến sự lựa chọn của khách du lịch. Tính trọn gói của dịch vụ du  lịch xuất phát từ  nhu cầu đa dạng và tổng hợp của du khách. Mặt khác nó  cũng đòi hỏi tính chất đồng bộ của chất lượng dịch vụ.  (viii) Tính không đồng nhất của dịch vụ du lịch. Do khách hàng rất muốn chăm sóc như là những con người riêng biệt  nên dịch vụ  du lịch thường bị  cá nhân hóa và không đồng nhất. Doanh   nghiệp du lịch rất khó đưa ra các tiêu chuẩn dịch vụ. Tóm lại, dịch vụ  du lịch mang những đặc trưng cơ  bản mà các loại  hình khác không có. Có thể  thấy rõ sự  khác nhau giữa sản phẩm vật chất   và sản phẩm du lịch đó là: Đối với sản phẩm vật chất là một sản phẩm cụ thể, được trưng bày  trước khi bán, sản phẩm vật chất có thể  được cất giữ  hay lưu kho, vận    Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr198. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0