intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội gây rối trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:158

38
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ bản của các tội xâm phạm trật tự công cộng như: khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, hình phạt, phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với các tội phạm khác, đồng thời đi sâu vào phân tích thực tiễn xét xử tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn cả nước, đặc biệt là qua các vụ án tại một số thành phố lớn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội gây rối trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THANH HẢI TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2010
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THANH HẢI TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Tiến Việt Hà nội - 2010
  3. Môc lôc Trang Trang phô b×a Lêi cam ®oan Môc lôc Danh môc c¸c b¶ng Më ®Çu 1 Ch-¬ng 1: C¸c vÊn ®Ò chung vÒ téi g©y rèi trËt tù 7 c«ng céng trong luËt h×nh sù ViÖt Nam 1.1. An toµn c«ng céng, trËt tù c«ng céng víi t- c¸ch lµ kh¸ch thÓ 7 quan träng ®-îc luËt h×nh sù ViÖt Nam b¶o vÖ 1.1.1. Kh¸i niÖm an toµn c«ng céng, trËt tù c«ng céng vµ c¸c téi x©m 7 ph¹m an toµn c«ng céng, trËt tù c«ng céng 1.1.2. Ph©n lo¹i c¸c téi x©m ph¹m an toµn c«ng céng, trËt tù c«ng céng 14 1.2. Kh¸i niÖm vµ ph©n biÖt téi g©y rèi trËt tù c«ng céng víi mét 21 sè téi ph¹m kh¸c trong luËt h×nh sù ViÖt Nam 1.2.1. Kh¸i niÖm téi g©y rèi trËt tù c«ng céng 21 1.2.2. Ph©n biÖt téi g©y rèi trËt tù c«ng céng víi mét sè téi ph¹m kh¸c 26 1.3. Kh¸i qu¸t lÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña luËt h×nh sù ViÖt 32 Nam tõ C¸ch m¹ng th¸ng T¸m n¨m 1945 ®Õn tr-íc khi ban hµnh Bé luËt h×nh sù n¨m 1999 vÒ téi g©y rèi trËt tù c«ng céng 1.3.1. Giai ®o¹n tõ C¸ch m¹ng th¸ng T¸m n¨m 1945 ®Õn tr-íc ph¸p 32 ®iÓn hãa lÇn thø nhÊt - Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam n¨m 1985 1.3.2. Giai ®o¹n tõ khi ban hµnh Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam n¨m 37 1985 ®Õn tr-íc ph¸p ®iÓn hãa lÇn thø hai - Bé luËt h×nh sù n¨m 1999
  4. Ch-¬ng 2: Téi g©y rèi trËt tù c«ng céng theo quy 47 ®Þnh cña Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam n¨m 1999 vµ thùc tiÔn xÐt xö 2.1. Téi g©y rèi trËt tù c«ng céng theo quy ®Þnh cña Bé luËt h×nh 47 sù ViÖt Nam n¨m 1999 2.1.1. Mét sè ®iÓm míi söa ®æi, bæ sung 47 2.1.2. C¸c dÊu hiÖu ph¸p lý h×nh sù cña téi g©y rèi trËt tù c«ng céng 55 2.1.3. H×nh ph¹t 66 2.2. Thùc tiÔn xÐt xö téi g©y rèi trËt tù c«ng céng 69 2.2.1. NhËn xÐt chung 69 2.2.2. T×nh h×nh xÐt xö téi g©y rèi trËt tù c«ng céng 75 2.2.3. Mét sè tån t¹i, v-íng m¾c vµ c¸c nguyªn nh©n cña thùc tr¹ng nµy 89 Ch-¬ng 3: Hoµn thiÖn ph¸p luËt vµ nh÷ng gi¶i ph¸p 106 N©ng cao hiÖu qu¶ ¸p dông c¸c quy ®Þnh cña bé luËt h×nh sù ViÖt Nam vÒ téi g©y rèi trËt tù c«ng céng 3.1. Sù cÇn thiÕt vµ ý nghÜa cña viÖc hoµn thiÖn c¸c quy ®Þnh cña 106 Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam vÒ téi g©y rèi trËt tù c«ng céng 3.1.1. Sù cÇn thiÕt ph¶i hoµn thiÖn c¸c quy ®Þnh cña Bé luËt h×nh sù 106 ViÖt Nam vÒ téi g©y rèi trËt tù c«ng céng 3.1.2. ý nghÜa cña viÖc hoµn thiÖn c¸c quy ®Þnh cña Bé luËt h×nh sù 108 ViÖt Nam vÒ téi g©y rèi trËt tù c«ng céng 3.2. Hoµn thiÖn c¸c quy ®Þnh cña Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam n¨m 109 1999 vÒ téi g©y rèi trËt tù c«ng céng 3.2.1. NhËn xÐt chung 109 3.2.2. Néi dung söa ®æi, bæ sung cô thÓ 112 3.3. Nh÷ng gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ¸p dông c¸c quy ®Þnh cña 114 Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam vÒ téi g©y rèi trËt tù c«ng céng
  5. 3.3.1. T¨ng c-êng c«ng t¸c h-íng dÉn, gi¶i thÝch c¸c quy ®Þnh cña 114 Bé luËt h×nh sù trong t-¬ng quan víi c¸c v¨n b¶n ph¸p luËt kh¸c vÒ hµnh vi g©y rèi trËt tù c«ng céng 3.3.2. Tuyªn truyÒn, phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt trong nh©n d©n 115 3.3.3. Phèi hîp c¸c c¬ quan, tæ chøc víi c¸c c¬ quan b¶o vÖ ph¸p 121 luËt vµ Tßa ¸n ®Ó phßng ngõa, ng¨n chÆn vµ xÐt xö nghiªm minh téi g©y rèi trËt tù c«ng céng 3.3.4. Gi¶i ph¸p mang tÝnh nghiÖp vô, chuyªn ngµnh, qu¶n lý hµnh 124 chÝnh vÒ trËt tù x· héi 3.3.5. Gi¶i ph¸p t¨ng c-êng ®êi sèng, c¬ së vËt chÊt, trang thiÕt bÞ, 128 c«ng cô hç trî cho c¸n bé, chiÕn sÜ, ng-êi thi hµnh c«ng vô vµ tr¸ch nhiÖm cña ®éi ngò lµm c«ng t¸c thi hµnh c«ng vô, b¶o vÖ an toµn, trËt tù x· héi KÕt luËn 131 Danh môc Tµi liÖu tham kh¶o 134
  6. Danh môc c¸c b¶ng Sè hiÖu Tªn b¶ng Trang b¶ng 1.1 Sù kh¸c nhau gi÷a téi g©y rèi trËt tù c«ng céng vµ téi ph¸ 27 rèi an ninh 1.2 Sù kh¸c nhau gi÷a téi g©y rèi trËt tù c«ng céng vµ téi cè ý 28 g©y th-¬ng tÝch hoÆc g©y tæn h¹i cho søc kháe cña ng-êi kh¸c 1.3 Sù kh¸c nhau gi÷a téi g©y rèi trËt tù c«ng céng vµ téi ®ua 30 xe tr¸i phÐp 1.4 Sù kh¸c nhau gi÷a téi g©y rèi trËt tù c«ng céng vµ téi 31 chèng ng-êi thi hµnh c«ng vô 2.1 C¸c nhãm quan hÖ x· héi ®-îc Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam 56 b¶o vÖ 2.2 Tæng sè vô, sè bÞ c¸o ph¶i xÐt xö vµ tæng sè vô, sè bÞ c¸o 76 ®· xö vÒ téi g©y rèi trËt tù c«ng céng trªn tæng sè vô ¸n, sè bÞ c¸o ®-a ra xÐt xö trong 10 n¨m (2000-2009) 2.3 Tæng sè vô, sè bÞ c¸o bÞ Tßa ¸n xÐt xö vÒ téi g©y rèi trËt 77 tù c«ng céng trong 10 n¨m (2000-2009) 2.4 Tæng sè vô ¸n, sè bÞ c¸o do Tßa ¸n xÐt xö vÒ téi g©y rèi 78 trËt tù c«ng céng trong t-¬ng quan víi c¸c téi x©m ph¹m an toµn c«ng céng, trËt tù c«ng céng trong 10 n¨m (2000-2009) 2.5 Tæng sè vô ¸n, sè bÞ c¸o do Tßa ¸n xÐt xö vÒ téi g©y rèi 80 trËt tù c«ng céng trong t-¬ng quan víi téi ph¸ rèi an ninh, téi giÕt ng-êi, téi cè ý g©y th-¬ng tÝch, téi ®ua xe tr¸i phÐp vµ téi chèng ng-êi thi hµnh c«ng vô trong 10 n¨m (2000-2009)
  7. 2.6 VÒ h×nh ph¹t vµ c¸c biÖn ph¸p tha miÔn tr¸ch nhiÖm h×nh 83 sù vµ h×nh ph¹t ¸p dông ®èi víi bÞ c¸o bÞ Tßa ¸n xÐt xö vÒ téi g©y rèi trËt tù c«ng céng trong 10 n¨m (2000-2009) 2.7 Ph©n tÝch ®Æc ®iÓm nh©n th©n cña c¸c bÞ c¸o bÞ Tßa ¸n 84 xÐt xö vÒ téi g©y rèi trËt tù c«ng céng trong 10 n¨m (2000-2009) 2.8 Lo¹i téi vµ sè vô ¸n thùc hiÖn trªn ®Þa bµn thµnh phè Hµ 86 Néi qua nghiªn cøu ngÉu nhiªn tæng sè 172 b¶n ¸n
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén và hữu hiệu của Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền làm chủ của nhân dân, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, duy trì trật tự, an toàn xã hội, đồng thời pháp luật hình sự còn góp phần chống lại mọi hành vi phạm tội, giáo dục người ý thức chấp hành và tuân theo pháp luật. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của cả nước đã có những khởi sắc đáng mừng, từ đó có những tác động tích cực đến đời sống của toàn bộ nhân dân cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực đã đạt được, chúng ta không thể không thấy những khó khăn và thách thức to lớn đặt ra với toàn Đảng và toàn dân, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội (nhất từ sau khi Hà Nội được mở rộng ra bao trùm lên toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình), thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ; v.v... Hiện nay, tội phạm nói chung, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói riêng và đặc biệt là tội gây rối trật tự công cộng trên các thành phố, khu đô thị, thị xã lớn đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, tuy loại tội phạm này không có tính nguy hiểm cao so với các loại tội phạm khác nhưng nó có tính phổ biến, đa dạng hình thức và có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội. Tội phạm này thể hiện ở chỗ - hành vi gây rối trật tự công cộng xâm phạm nghiêm trọng các quan hệ xã hội trong lĩnh vực công cộng, gây tổn hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân, hành vi này được thực hiện công khai và thường ở những nơi đông người, biểu hiện ý thức coi thường kỷ cương xã hội, pháp luật của
  9. Nhà nước. Hình thức biểu hiện của hành vi gây rối thường là: Hành hung, đánh lộn, đập phá, gây lộn xộn ở nơi đông người, tụ tập đi xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, gây huyên náo đường phố... và ngày càng có xu hướng gia tăng, kèm theo đó là các hành vi hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích, thậm chí là giết người; v.v... Qua các số liệu thống kê chính thức được thu thập từ các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án trong cả nước, đặc biệt là các thành phố lớn cho thấy, diễn biến của loại hành vi và tội phạm này ngày càng phức tạp (ví dụ: vụ án gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản tại 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội năm 2008; vụ án đua xe trái phép và gây rối trật tự công cộng tại quận Hoàng Kiếm, Hà Nội năm 2009), với nhiều hình thức vi phạm và phạm tội khác nhau, trong đó đáng báo động là số lượng những người phạm tội tham gia ngày một đông hơn, trẻ hơn và trong độ tuổi học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ cao (ví dụ: vụ án gây rối trật tự công cộng tại Đồng Nai năm 2009 với 46 bị cáo; vụ án gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản tại tỉnh Phú Yên năm 2006 với 37 bị cáo; vụ án giết người và gây rối trật tự công cộng tại thành phố Đà Nẵng năm 2007 với 18 bị cáo; v.v...). Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2005 đến năm 2008, tổng số vi phạm pháp luật hình sự trong học sinh, sinh viên khoảng hơn 8.000 trường hợp, trong đó các hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng (hơn 2.000 trường hợp), các tội phạm ma túy (815 trường hợp), giết người (83 vụ), cướp tài sản (1.372 vụ), xâm hại sức khỏe, tính mạng (1.117 vụ) [3]. Bên cạnh đó, dưới góc độ thực tiễn xét xử cho thấy nếu năm 2007, Tòa án xét xử tổng số 320 vụ án và 983 bị cáo về tội gây rối trật tự công cộng, thì đến năm 2008 là 288 vụ án và 1.004 bị cáo, đến năm 2009 là 320 vụ án và 1.170 bị cáo, có sự gia tăng về số vụ và đặc biệt là số bị cáo tham gia... [70], xảy ra trên nhiều lĩnh vực, khu vực với quy mô, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, để làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý của tội gây rối trật tự công cộng, phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với một số tội phạm khác, phân tích lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam về tội gây rối 2
  10. trật tự công cộng từ năm 1945 đến nay, đánh giá thực tiễn xét xử loại tội phạm này ở nước ta trong thời gian vừa qua (2000-2009), trên cơ sở đó, chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn, lý luận và các nguyên nhân cơ bản, qua đó bước đầu tìm giải pháp hoàn thiện trên phương diện lập pháp hình sự và giải pháp về mặt thực tiễn (góc độ tội phạm học) để góp phần phòng, chống tội phạm này, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội có ý nghĩa chính trị - pháp lý và lý luận - thực tiễn quan trọng. Đây còn là lý do để chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: "Tội gây rối trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu và điểm mới khoa học của luận văn Chương XIX Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Các nội dung chính cũng như các điều luật trong chương này, trong đó có sự phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội gây rối trật tự công cộng đã được một số nhà khoa học - luật gia hình sự quan tâm nghiên cứu, đồng thời thể hiện ở một số sách chuyên khảo, tham khảo, bình luận và giáo trình đại học, chẳng hạn như: 1) GS.TS. Đỗ Ngọc Quang, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm)", do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. 2) GS.TS. Võ Khánh Vinh, Chương X - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm)", do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. 3) GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Chương XXV - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Giáo trình Luật hình sự Việt Nam", (Tập II), do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010. 3
  11. 4) TS. Phạm Văn Beo, Bài 10 - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Luật hình sự Việt Nam" (Quyển 2 - Phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. 5) TS. Trương Quang Vinh, Bình luận các điều 241 đến 256, Trong sách: "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999" (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. 6) TS. Trần Minh Hưởng (chủ biên), TS. Đỗ Đức Hồng Hà, TS. Trịnh Tiến Việt và tập thể tác giả, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành", Nxb Lao động, Hà Nội, 2010. 7) TS. Trần Minh Hưởng, Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002. 8) TS. Nguyễn Đức Mai, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999", Tập thể tác giả, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. 9) ThS. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm, Tập VI - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; v.v... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã nêu trên chỉ xem xét tội gây rối trật tự công cộng với ý nghĩa là một tội phạm để bình luận các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt, cũng như phân tích việc định tội danh trong tương quan giữa tội phạm này với tội phá rối an ninh, tội giết người, tội chống người thi hành công vụ, tội gây rối trật tự công cộng hoặc chỉ xem xét dưới góc độ phòng ngừa dưới góc tội phạm học cả nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trong Bộ luật hình sự năm 1999, mà chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu độc lập, có hệ thống và ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học dưới góc độ pháp lý hình sự về tội gây rối trật tự công 4
  12. cộng. Do đó, điểm mới về mặt khoa học của đề tài là lần đầu tiên trong khoa học luật hình sự đề cập đến riêng tội phạm này dưới góc độ một luận văn thạc sĩ luật học. 3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ bản của các tội xâm phạm trật tự công cộng như: khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, hình phạt, phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với các tội phạm khác, đồng thời đi sâu vào phân tích thực tiễn xét xử tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn cả nước, đặc biệt là qua các vụ án tại một số thành phố lớn (như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng; v.v...). Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong công tác xử lý, định tội để đề xuất một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về xử lý loại tội phạm này. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Tội gây rối trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử, lý luận về Nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học và triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí trong và ngoài nước. 5
  13. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học luật hình sự như: phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp điều tra án điển hình để phân tích các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề khoa học cần nghiên cứu. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng của luận văn là ở chỗ - tác giả đã làm rõ các vấn đề chung tội gây rối trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam, phân tích khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định trong luật hình sự nước ta về tội phạm này từ năm 1945 đến nay, phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác hay có sự nhầm lẫn trong thực tiễn; làm sáng tỏ các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử (2000-2009), qua đó chỉ ra nguyên nhân của thực trạng này và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng trong thực tiễn. Bên cạnh đó, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan đến tội gây rối trật tự công cộng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này, cũng như giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội hiện nay ở nước ta. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Các vấn đề chung về tội gây rối trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam. 6
  14. Chương 2: Tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực tiễn xét xử. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng. 7
  15. Chương 1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. AN TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG VỚI TƯ CÁCH LÀ KHÁCH THỂ QUAN TRỌNG ĐƯỢC LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM BẢO VỆ 1.1.1. Khái niệm an toàn công cộng, trật tự công cộng và các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và những hành vi vi phạm pháp luật nhằm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn là đòi hỏi cấp bách trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta năm 1991 đã viết: "Kết hợp lực lượng chuyên trách, nửa chuyên trách, các cơ quan bảo vệ pháp luật với phong trào quần chúng. Kết hợp biện pháp phòng ngừa, giáo dục là cơ bản với trấn áp, trừng trị các loại tội phạm..." [20, tr. 17]. Thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, trước tiên phải xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, bảo đảm Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, "pháp chế như là tính thiêng liêng của pháp luật, tính bền vững của các quy phạm pháp lý... Pháp chế có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật, với bình đẳng và với sự tuân thủ luật pháp, không một ai, không một người nào có bất kỳ một đặc quyền nào trước pháp luật..." [1, tr. 100-102]. Sau nữa, phải tổ chức được mọi tầng lớp nhân dân cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm mọi hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân, trật tự 8
  16. công cộng, an toàn xã hội đều bị xử lý nghiêm minh, kịp thời và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội. Đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm phải kể đến luật hình sự với tư cách là một ngành luật duy nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là các tội phạm và danh mục hình phạt và các biện pháp pháp lý hình sự cần áp dụng đối với những người đã thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội đó. Luật hình sự đã xác định các khách thể cần được xác lập và bảo vệ trong Điều 1 Bộ luật hình sự. Do đó, với tư cách là khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ, đòi hỏi phải làm rõ hai phạm trù "an toàn công cộng" và "trật tự công cộng". Trước hết, "an toàn công cộng" không được đề cập với tư cách là một thuật ngữ trong các Từ điển, tuy nhiên, xét riêng cụm từ "an toàn" được hiểu: "Yên ổn hoàn toàn không nguy hiểm" [90, tr. 26], còn "công cộng" được hiểu là "chung cho hoặc thuộc về mọi người" [90, tr. 345]. Do đó, dưới góc độ pháp lý, "an toàn công cộng" được hiểu là trạng thái ổn định, hoàn toàn không có nguy hiểm đối với mọi người xung quanh hoặc an toàn xã hội đối với mọi người. Trong khi đó, nếu "trật tự" được hiểu là "tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỹ thuật" [90, tr. 1641] thì chỉ riêng Từ điển Luật học lại có giải thích "trật tự công cộng". Theo đó, trật tự công cộng được hiểu là: Trạng thái ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng. Những nơi phục vụ lợi ích công cộng như đường phố, quảng trường, công viên, bệnh viện, nhà hát, rạp chiếu bóng, bãi biển, khu nghỉ mát... được tổ chức sắp xếp ngăn nắp, các quy ước chung được mọi người tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh. Quy tắc bắt buộc phải tuân theo để bảo vệ lợi ích chung của xã hội, thể hiện toàn bộ yêu cầu cơ bản của xã hội về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... [78, tr. 809]. 9
  17. Như vậy, xét riêng trong lĩnh vực chung của xã hội, an toàn công cộng, trật tự công cộng được coi là điều kiện bảo đảm cho mọi công dân có cơ hội tồn tại, phát triển và sử dụng tốt năng lực, cống hiến của mình để xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ, giàu đẹp, có cuộc sống ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Cho nên, dưới bất kỳ hình thức nào, bằng cách này hay cách khác, việc giữ gìn và bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng không những là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhà nước, mà đến lượt mình, Nhà nước lại đòi hỏi tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi công dân phải tuân thủ một cách nghiêm túc pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội xã hội chủ nghĩa. Cho nên, dưới góc độ pháp lý, tất cả các hành vi xâm phạm "an toàn công cộng, trật tự công cộng" đều gây nên những thiệt hại nhất định cho cuộc sống bình thường của công dân cần thiết phải bị xử lý, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà áp dụng hình thức xử lý khác nhau từ xử phạt hành chính đến xử lý hình sự. Có thể nói, ngay từ khi giành được chính quyền, bên cạnh việc bảo vệ thành quả cách mạng, Đảng và Nhà nước ta cũng quan tâm đến việc bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng không chỉ bằng việc ban hành hàng loạt các văn bản có liên quan đến lĩnh vực này, mà còn có những biện pháp thiết thực để đưa các văn bản đó vào thực tiễn cuộc sống. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã nhấn mạnh: "Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng" (Điều 78) và "Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc của sinh hoạt công cộng" (Điều 79). Nói một cách khác, tôn trọng và bảo vệ "an toàn công cộng, trật tự công cộng là một trong những thước đo, tiêu chí để đánh giá sự ổn định của xã hội, đánh giá sức mạnh của các cơ quan bảo vệ pháp luật, khả năng quản lý của các cơ quan, tổ chức, đồng thời nó cũng đánh giá được ý thức pháp luật, văn minh pháp lý của công dân" [31, tr. 439]. 10
  18. Đặc biệt, ngày 31/7/1998, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. Qua năm năm thực hiện các văn bản trên, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng: từng bước nâng cao nhận thức của toàn xã hội về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo lập cơ chế phối hợp đồng bộ, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm; từng bước kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, làm giảm một số loại tội phạm nghiêm trọng; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm từ nay đến năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 37/2004/Ct-TTg "Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010" ngày 08/11/2004, trong đó nhấn mạnh: Một là, về mục tiêu, yêu cầu: "1. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống, tạo ra môi trường xã hội ổn định phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Giữ vững kỷ cương pháp luật, sự nghiêm minh của pháp chế xã hội chủ nghĩa...". Hai là, về chủ trương, biện pháp: "... 3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm để mọi người dân nhận thức đầy đủ và tự giác thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; kịp thời biểu dương những gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân phòng, chống tội phạm... 6. Tiếp tục thực hiện bốn đề án của Chương trình là: "Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người 11
  19. phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư"; "Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tội phạm, tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và trách nhiệm công dân về bảo vệ an ninh trật tự"; "Đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế"; "Đấu tranh phòng, chống các loại tội xâm hại trẻ em; tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên". Nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ bổ sung một số đề án, dự án, chương trình hành động nhằm tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc mới nổi lên về an ninh trật tự và nâng cao năng lực hoạt động phòng, chống tội phạm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu tội phạm học và khoa học phòng, chống tội phạm. Nâng cao chất lượng công tác nắm tình hình, nghiên cứu dự báo tình hình tội phạm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế... ". Để bảo vệ "an toàn công cộng, trật tự công cộng" với tư cách là khách thể quan trọng được luật hình sự xác lập và bảo vệ, ngay từ Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta năm 1985, nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng được xếp chung tại Chương VIII: "Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính" với ba nhóm quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ - an toàn công cộng, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính. Quá trình áp dụng pháp luật cho thấy, các tội phạm được quy định ở chương này có các khách thể loại khác nhau. Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng xâm phạm vào những quy định, quy tắc bảo đảm an toàn, trật tự trong cuộc sống của mọi công dân. Còn các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính xâm phạm vào hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Mặt khác, nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng chiếm số lượng lớn nhất so với các loại tội phạm ở các chương khác Bộ luật hình sự, do đó, cần phải tách riêng nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng với nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Vì vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định Chương XIX - "Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng" để làm cơ sở pháp lý để 12
  20. truy cứu trách nhiệm hình sự những người có hành vi xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, qua đó gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, xâm phạm đến các hoạt động bình thường, ổn định của xã hội và nơi công cộng. Trong khi đó, xét riêng dưới góc độ khoa học, quan điểm về khái niệm "các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng" mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, song tựu trung lại tổng hợp các quan điểm đó vẫn thống nhất trong việc nêu ra bản chất pháp lý của nhóm tội phạm này. Có tác giả quan niệm: Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm vào những quy định của nhà nước về an toàn, trật tự công cộng trong các lĩnh vực giao thông vận tải, phòng cháy chữa cháy, tin học, lao động sản xuất, quản lý vũ khí, phương tiện, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, và trong những lĩnh vực khác của trật tự xã hội gây nên những thiệt hại về tính mạng, tổn hại đến sức khỏe, tài sản của Nhà nước và của công dân [44, tr. 494]. Quan điểm này có nhân tố hợp lý là đã phân loại đầy đủ và chi tiết từng nhóm tội xâm phạm đến các lĩnh vực khác nhau liên quan đến an toàn công cộng, trật tự công cộng, tuy nhiên lại chưa thấy nêu dấu hiệu chủ thể của nhóm tội phạm này trong khái niệm đã nêu. Tác giả khác lại cho rằng: Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại Chương XIX của Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây ra những thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của nhân dân, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và của cá nhân [85, tr. 401]. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2