intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn - Bắt, tạm giữ, tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

21
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về các biện pháp ngăn chặn: Bắt, tạm giữ, tạm giam và vai trò của Viện kiểm sát trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Từ đó làm sáng tỏ những cơ sở pháp lý của hoạt động áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam nhằm bảo đảm cho các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng các biện pháp ngăn chặn được đúng pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn - Bắt, tạm giữ, tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN BÁ PHÙNG VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN: BẮT, TẠM GIỮ, TẠM GIAM TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2010
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN BÁ PHÙNG VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN: BẮT, TẠM GIỮ, TẠM GIAM TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Hình sự Mã số : 60.38.40 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Ngọc Quang HÀ NỘI - 2010
  3. LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là : Nguyễn Bá Phùng Học viên lớp Cao học Luật hình sự khoá 13 Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Bá Phùng
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRÒ 6 CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT, TẠM GIỮ, TẠM GIAM. 1.1 Khái quát về các biện pháp ngăn chặn bắt người, tạm giữ, 6 tạm giam. 1.1.1 Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người, 6 tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự. 1.1.2 Căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn 13 bắt người, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự. 1.2 Thẩm quyền và trách nhiệm của Viện Kiểm sát trong việc áp 24 dụng biện pháp ngăn chặn bắt người, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự. 1.2.1 Thẩm quyền. 24 1.2.2 Trách nhiệm. 27 Chương 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN 36 KIỂM SÁT TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI, TẠM GIỮ, TẠM GIAM 2.1. Tình hình chung về việc bắt người, tạm giữ, tạm giam từ 36 năm 2005 đến 2008. 2.1.1. Tình hình bắt người 36 2.1.2 Tình hình tạm giữ người 40 2.1.3 Tình hình tạm giam người 46
  5. 2.2 Tình hình Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc 51 bắt người, tạm giữ, tạm giam. 2.2.1 Tình hình Viện kiểm sát phê chuẩn các quyết định bắt 51 người, tạm giữ, tạm giam. 2.2.2 Tình hình Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật 59 trong tạm giữ, tạm giam. 2.2.3. Nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại trong hoạt động 66 của Viện kiểm sát liên quan đến bắt người, tạm giữ, tạm giam. Chương 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 72 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI, TẠM GIỮ, TẠM GIAM 3.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự. 72 3.2. Hoàn thiện tổ chức Viện Kiểm sát. 78 3.3. Hoàn thiện về trình độ, năng lực Kiểm sát viên. 80 3.4 Những kiến nghị khác 83 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Tình hình bắt tạm giữ từ năm 2005 đến 2008 40 2.2 Tình hình bị can bị khởi tố và bắt tạm giam từ năm 47 2005 – 2008 2.3 Tình hình Viện kiểm sát không phê chuẩn: lệnh bắt 52 khẩn cấp; gia hạn tạm giữ; lệnh bắt tạm giam và lệnh tạm giam từ 2004 – 2005 2.4 Tình hình VKS kiểm sát việc tạm giam của từ năm 61 2005 đến 2008 2.5 Tình hình kiểm sát việc tạm giam từ năm 2005 đến 63 năm 2008
  7. MỞ ĐẦU 1. Tình thế cấp thiết của đề tài. Quán triệt Chỉ thị số 53- CT/TW ngày 21/3/2000 của trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về một số công vệc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000 đã nêu rõ: “Tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân đối với công tác bắt, giam giữ. Việc bắt, giam phải được xem xét phê chuẩn đối với từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể. Đối với trường hợp bắt giam cũng được hoặc không bắt giam cũng được thì không bắt giam. Sai sót trong việc bắt, giam, giữ ở địa phương nào thì trước hết Viện kiểm sát nhân dân ở địa phương đó chịu trách nhiệm”. Quan điểm chỉ đạo rõ ràng là đối với trường hợp bắt giam cũng được hoặc không bắt giam cũng được thì không bắt giam. Sai sót trong việc bắt, giam, giữ ở địa phương nào thì trước hết Viện kiểm sát nhân dân ở địa phương đó chịu trách nhiệm. Nghị Quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới cũng chỉ rõ: “… Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ bảo đảm đúng pháp luật; những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan sai trong bắt, giữ. Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình…”. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và trình tự, thủ tục tố tụng cần được học tập nghiên 1
  8. cứu một cách có hệ thống để vận dụng đúng vào thực tế giải quyết các vụ án tránh được các oan, sai đáng tiếc xảy ra trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam. Đảm bảo cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt kết quả cao nhất, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần vào việc tăng cường pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử thi hành án được khách quan, thuận lợi. Nhưng hiện nay việc hiểu và vận dụng các quy định pháp luật về căn cứ, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vẫn có không ít những trường hợp không đúng pháp luật, như việc bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính; bắt, tạm giữ, tạm giam, oan sai xâm phạm đến các quyền cơ bản của công dân. Ngược lại, có trường hợp cần thiết phải bắt nhưng không bắt tạm giam dẫn đến nhiều vụ án không được điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do người phạm tội bỏ trốn, đã gây nên sự hoài nghi của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, làm giảm sút uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Những sai sót, hạn chế nêu trên không thể không nhắc tới hạn chế về chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát, đảm bảo cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phát huy được tác dụng trong ngăn ngừa tội phạm và đảm bảo các hoạt động tố tụng về điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, giải quyết dứt điểm các vụ án, không để xảy ra oan sai. Thực hiện tốt công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp sẽ phản ánh đích thực về vị trí, vai trò của cơ quan Viện Kiểm sát trong bộ máy Nhà nước và trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam. Tình hình trên cho thấy việc nghiên cứu có hệ thống các quy định pháp luật về bắt, tạm giữ, tạm giam cũng như vai trò của Viện kiểm sát trong vấn 2
  9. đề này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Chính vì lý do đó tác giả quyết định chọn đề tài: “Vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn: bắt, tạm giữ, tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Luận văn nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về các biện pháp ngăn chặn: bắt, tạm giữ, tạm giam và vai trò của Viện kiểm sát trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Từ đó làm sáng tỏ những cơ sở pháp lý của hoạt động áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam nhằm bảo đảm cho các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng các biện pháp ngăn chặn được đúng pháp luật. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của Viện kiểm sát và kiểm sát viên trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn: bắt, tạm giữ, tạm giam. - Về nhiệm vụ: luận văn có các nhiệm vụ phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn công tác áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam; phân tích vai trò và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam; và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam. Trên cơ sở phân tích những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, các văn bản pháp luật khác và thực tiễn công tác áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam và hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Đề tài sẽ nêu ra những điểm hợp lý, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam cũng như vai trò của Viện Kiểm sát trong lĩnh vực này. Từ đó đưa ra một số 3
  10. đề xuất kiến nghị để đảm bảo và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp hoạt động theo đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật, đồng thời bảo vệ các quyền cơ bản của công dân và nâng cao vai trò, uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về vai trò của Viện kiểm sát trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế trong quá trình thực hiện và thực tiễn thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam ở các giai đoạn tố tụng hình sự từ năm 2005 đến năm 2008. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống các quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tăng cường Pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; nhất là quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp trong Nghị Quyết 08/NQ- TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính Trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới”. Cơ sở phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp một số phương pháp khác như Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp nghiên cứu và xử lý thông tin; Phương pháp thống kê; Phương pháp lôgic; Phương pháp khảo sát thực tế; Phương pháp dùng biểu đồ minh họa; Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phân tích, dẫn giải các quy định của pháp luật về hoạt động của Viện kiểm sát và các cơ quan tiến hành tố tụng khác, tổng kết 4
  11. thực tiễn công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trong bắt, tạm giữ, tạm giam và hoạt động của các cơ quan tư pháp khác. 5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài. Việc nghiên cứu vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam mang một ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn rất sâu sắc; về lý luận đưa đến cho chúng ta một quan điểm pháp lý chặt chẽ về vấn đề bắt, tạm giữ, tạm giam đó là các trình tự, thủ tục trong các biện pháp cụ thể hay trường hợp nào thì thực hiện biện pháp ngăn chặn nào cho đúng pháp luật, đúng người, đúng tội danh. Từ chỗ có lý luận chặt chẽ sẽ đem lại cho quá trình áp dụng vào thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử được đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Đối với Viện kiểm sát có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm sát các hoạt động tố tụng nói chung và kiểm sát việc tiến hành các biện pháp ngăn chặn: bắt, tạm giữ, tạm giam nói riêng theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. 6. Kết cấu của đề tài Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận gồm có 3 chương. Chương 1. Một số vấn đề chung về vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn: bắt, tạm giữ, tạm giam. Chương 2. Thực tiễn hoạt động của Viện Kiểm sát trong việc áp dụng biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự. Chương 3. Những kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện Kiểm sát trong việc áp dụng biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam 5
  12. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT, TẠM GIỮ, TẠM GIAM. 1.1. Khái quát về các biện pháp ngăn chặn bắt người, tạm giữ, tạm giam. 1.1.1. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự. Bắt, tạm giữ, tạm giam người là các biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế một số quyền của công dân, quyền con người của người bị bắt. Mục đích của các biện pháp này là để đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo trật tự pháp luật và pháp chế. Các biện pháp ngăn chặn nhằm bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhưng khi áp dụng chúng cũng rất dễ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bởi vì, một số hoạt động tố tụng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được thông tin... của người bị bắt. Nắm vững nội dung, thẩm quyền, thủ tục bắt, tạm giữ, tạm giam sẽ bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng đúng pháp luật, tránh vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân khi thực thi công vụ. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn 6
  13. của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. Điều 72 Hiến pháp 1992 cũng nhấn mạnh: “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh”. Những quy định trên của Hiến pháp nhằm ngăn ngừa sự vi phạm quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự của công dân từ phía các cơ quan, cán bộ nhà nước. Các quy định tại Điều 71 và Điều 72 cũng là cơ sở để xây dựng Luật Tố tụng Hình sự trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong thực tiễn. Bắt, tạm giữ, tạm giam là những biện pháp cưỡng chế cần thiết do các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo. Một số trường hợp, có thể áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố (như người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và trong trường hợp khẩn cấp) nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án. Trong thực tế nhiều vụ án xảy ra nếu không áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam đối với bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn rất lớn cho công tác điều tra, truy tố và xét xử, cụ thể như người phạm tội có thể bỏ trốn khỏi nơi cư trú sau khi gây án nhằm mục đích trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật; người phạm tội sau khi gây án có thể có những hành động gây cản trở hoạt động điều tra của các cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến hoạt động điều tra gặp nhiều khó khăn hơn; nhiều bị can, bị cáo lại không có nơi 7
  14. cư trú rõ ràng, hoặc luôn thay đổi chỗ ở, trong trường hợp này nếu không bắt, tạm giữ, tạm giam bị can, bị cáo sẽ bỏ trốn gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, mặc dù phạm tội ít nghiêm trọng; người phạm tội sau khi gây án có thể tẩu tán tài sản, tang vật do phạm tội mà có gây khó khăn cho công tác thu hồi lại tài sản phạm tội, cũng như có những hành động nhằm che dấu tội phạm; người phạm tội sau khi gây án xong nếu không bắt tạm giữ, giam sẽ có thời gian để xóa dấu vết phạm tội, tiêu hủy chứng cứ, bịt đầu mối hay tìm cho mình những chứng cứ ngoại phạm hòng trốn tránh tội; người phạm tội có thể tiếp tục phạm tội mới nếu không áp dụng các biện pháp ngăn chặn ngay đối tượng phạm tội sẽ gây nguy hiểm cho xã hội …như những tội phạm trộm cắp chuyên nghiệp, nếu không tạm giữ, tạm giam những đối tượng này có thể tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp của mình. Vì vậy, biện pháp hữu hiệu nhất là bắt, tạm giữ, tạm giam. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là biện pháp thường được áp dụng trong đấu tranh chống tội phạm. Mục đích là để ngăn chặn hành vi phạm tội và việc lẩn trốn pháp luật của bị can, bị cáo. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự. Như vậy, đối tượng bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo. Người chưa bị khởi tố với tư cách là bị can, hoặc người không bị Toà án đưa ra xét xử không thể bị bắt để tạm giam. Nếu người chưa bị khởi tố với tư cách là bị can, hoặc người không bị Toà án đưa ra xét xử mà vẫn bị bắt để tạm giam thì có nghĩa các cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện không đúng quy định của pháp luật, quyền con người, quyền công dân của người bị bắt không được đảm bảo. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam không phải là biện pháp duy nhất để ngăn chặn, vì vậy không phải mọi bị can, bị cáo đều bị bắt để tạm giam. Khi bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải căn cứ vào tính chất, mức độ 8
  15. hành vi phạm tội, nhân thân của người phạm tội và thái độ của họ khi và sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Chỉ được bắt người để tạm giam khi có đủ căn cứ để xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội và nếu xét thấy cần phải bắt để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, xử lý tội phạm. Tuy nhiên, không phải trường hợp phạm tội nào cũng bắt, tạm giữ, tạm giam, đối với những trường hợp khi có những điều kiện, dấu hiệu cho thấy người phạm tội không có ý trốn tránh pháp luật, không gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì không nên bắt (thậm chí không được bắt) mà có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác. Chẳng hạn, người phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng hoặc phạm tội do vô ý, không có hành động cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì không cần bắt để tạm giam. Với yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, việc bắt, giam giữ cần phải được tiến hành kiên quyết, kịp thời, chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam là vô cùng quan trọng trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, không thể vì bất cứ một lý do gì mà áp dụng các biện pháp ngăn chặn tràn lan, sai tính chất, sai đối tượng, không đảm bảo các yêu cầu của pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bắt người không phải là biện pháp trừng phạt đối với người phạm tội mà là biện pháp ngăn chặn được áp dụng để tước bỏ điều kiện gây ra tội phạm, ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi trốn tránh pháp luật của người thực hiện hành vi phạm tội, bảo đảm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Những năm gần đây bắt, giam, giữ là vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, và đông đảo quần chúng nhân dân. Việc bắt người tuỳ tiện, bắt oan người không có tội, tạm giữ, tạm giam người 9
  16. không có lệnh đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Mặt khác, để nâng cao hiệu quả công tác và bảo đảm được quyền con người, chủ thể tiến hành tố tụng phải nhận thức được rõ ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Phải hiểu rằng: áp dụng các biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam là nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, nhưng cần chú ý bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng. Bởi vì người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn chưa phải là tội phạm, họ mới chỉ tạm bị hạn chế một số quyền như quyền tự do đi lại, quyền tự do cư trú. Những quyền khác của người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn vẫn phải được bảo đảm và được tôn trọng. Chẳng hạn, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Việc áp dụng tùy tiện các biện pháp ngăn chặn như việc bắt oan người vô tội, bắt không đúng thủ tục, bắt sai thẩm quyền, tạm giữ hoặc tạm giam quá hạn... đều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Người thực hiện một trong các hành vi nói trên phải bị xử lí nghiêm khắc, thậm chí có thể bị truy tố theo pháp luật để bảo đảm sự nghiêm minh, công bằng xã hội, bảo đảm quyền con người của người bị bắt oan, sai, bị tạm giữ, tạm giam quá hạn. Những hành vi bắt oan người vô tội, bắt không đúng thủ tục, bắt sai thẩm quyền, tạm giữ hoặc tạm giam quá hạn, không chỉ xâm hại hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, xâm phạ m quyền bất khả xâm phạm thân thể và sinh mạng chính trị của con người, của công dân mà còn làm suy giảm uy tín của Nhà nước ta, nhà nước của dân, do dân và vì dân, làm giảm sút lòng tin của quần chúng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Ví dụ dưới đây là một vụ án điển hình về tình trạng bắt người vô tội: Cô Bùi thị Đức là giáo viên dạy thể dục (Sơn La) chồng chết cô có 02 cô con 10
  17. gái: Bùi thị Hương (đang là sinh viên năm thứ 3 ĐH Luật Hà Nội) và Bùi H.V sinh ngày 16/4/1997. Tối ngày 27/8/2010, Bùi H.V sang cửa hàng Tùng Bách Plaza – Thành phố Sơn La chơi với Bách là bạn học cùng lớp. Tại đây, Bùi H.V gặp Nguyễn Văn Hưởng (20 tuổi, quê Lào Cai) là người làm thuê cho nhà Bách. Do biết nhau từ trước, V tin tưởng theo Hưởng lên phòng của hắn chơi, nhưng vừa bước vào phòng ngay lập tức Hưởng đóng cửa lại lao bổ vào V mặc cho cô bé van xin, kêu cứu. Sau đó V vội vã về nhà trong trạng thái tinh thần hoảng loạn, mặc cho mẹ gặng hỏi nhưng V vẫn không nói. Đến ngày hôm sau khi cô Đức vừa đi làm về nhận được một cuộc điện thoại với nội dung: “V nhà cô vừa bị người ta hãm hại tại nhà thằng Bách đấy..”. Người mẹ vội lên phòng hỏi con gái lúc này V mới trình bày lại sự việc với mẹ. Sau đó cô Đức đã gặp Hưởng và ông bà chủ Thanh – Hạnh bắt Hưởng viết bản tường trình sự việc xảy ra. Ông bà Thanh – Hạnh và Hưởng đã thuyết phục cô Đức và V để được bồi thường cho V, giải quyết vụ việc bằng tình cảm với sự có mặt của thượng úy Lê Minh Phương – cán bộ Công an phường Quyết Thắng. Nghĩ Hưởng trẻ người non dạ, hành động nông nổi và nghĩ đến tương lai của con gái không muốn làm to chuyện nên cô Đức đã đồng ý phương án thỏa thuận bồi thường, giải quyết vụ việc bằng tình cảm. Nhưng không ngờ, thiện chí của gia đình bị hại và tấm lòng nhân hậu của người mẹ đã bị người ta “giăng bẫy” làm hại. Như thỏa thuận, sáng sớm ngày 30/8, mẹ Hưởng cùng hai người anh trai đi taxi từ Lào Cai đến nhà cô Đức để thỏa thuận tiến hành bồi thường sức khỏe và danh dự cho V với số tiền 130 triệu đồng. Tuy nhiên họ mới đưa trước 50 triệu đồng, số còn lại 02 anh của Hưởng nói sẽ về quê vay mượn sẽ gửi trả sau. Tin tưởng họ cô Đức đã cho họ số tài khoản của mình tại ngân hàng để họ gửi tiền. Đêm hôm đó 30/8 Hưởng cùng mẹ hắn xin được ngủ lại nhà cô Đức. Đột ngột dạng sáng ngày 31/8 lực lượng Công an TP Sơn La với gần chục người đã tiến hành kiểm tra hành chính cô Đức và 11
  18. mời cô lên trụ sở công an TP Sơn La để làm việc. Sau một ngày làm việc với cơ quan điều tra cô Đức bị bắt tạm giam về hành vì “ cưỡng đoạt tài sản” với chứng cứ là đoạn băng ghi âm nội dung thỏa thuận việc bồi thường giữa hai bên. Cô Đức một mực kêu oan, bởi lẽ gia đình cô là người bị hại. Tuy nhiên, đến ngày 01/9/2010 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sơn La đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam cô Đức về hành vi “cưỡng đoạt tài sản” cùng ngày Nguyễn Văn Hưởng cũng bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “giao với trẻ em”. Trước sự việc đó, chị gái của V đã có nhiều lá đơn kêu oan gửi đến các cơ quan bảo vệ pháp luật và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đến ngày 22/9/2010, cô Đức được trả tự do sau 23 ngày bị bắt giam oan về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”. Ngày 29/9/2010 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sơn La đã tiến hành công khai xin lỗi, minh oan cho cô Bùi Thị Đức. Đến nay cô Đức đã được khôi phục lại các quyền lợi mà trước đó đã bị đình chỉ. Đại diện Viện kiểm sát đã thừa nhận đã có những sai lầm, nóng vội, tắc trách trong việc khởi tố, bắt giam công dân. Được biết, hiện các cơ quan tiến hành tố tụng TP Sơn La cũng đang điều tra vụ án theo hướng xử lý Nguyễn Văn Hưởng về tội “hiếp dâm trẻ em” thay cho tội “giao cấu với trẻ em” trước đó đã khởi tố và có chính sách bồi thường oan sai cho gia đình bà Đức theo đúng quy định của pháp luật. Qua sự việc đáng tiếc nêu trên cho thấy việc hiểu đúng, hiểu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự sẽ nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm; qua đó cũng góp phần quan trọng và cần thiết để bảo đảm quyền con người. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân vì vậy chỉ những người có thẩm quyền mới có quyền ra lệnh bắt. Lệnh bắt nếu thiếu sự phê chuẩn của Viện kiểm sát sẽ bị coi là không có giá trị và công dân có quyền không chấp hành. 12
  19. Luật quy định sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp nhằm bảo đảm cho việc bắt người đúng pháp luật và chỉ bắt những người thực sự cần phải bắt để ngăn chặn tội phạm hoặc để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, và thi hành án hình sự. Để bảo đảm quyền con người, quyền công dân, khi thực hiện bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải đảm bảo: lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên; chức vụ của người ra lệnh; họ, tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt phải thật rõ ràng, có cơ sở pháp lý. Lệnh bắt do người có thẩm quyền ký và đóng dấu (không phải cứ cơ quan công an là có quyền ra lệnh bắt, chỉ cơ quan hoặc người có thẩm quyền mới có quyền ra lệnh) nhằm tránh sự tùy tiện, giả mạo... khi thực hiện lệnh bắt người thi hành phải tôn trọng triệt để các quy định của pháp luật. Phải đọc to lệnh bắt, giải thích cho người bị bắt rõ lý do bắt, các quyền và nghĩa vụ của họ và phải lập biên bản. Biên bản phải có chữ ký của người có thẩm quyền và người chứng kiến cùng ký vào biên bản khi thi hành lệnh bắt. Khi bắt người phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền cơ sở nơi tiến hành bắt, phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt. Từ những lý do trên cho thấy sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự điều đó đảm bảo cho công tác điều tra, truy tố, xét xử là hoàn toàn đúng, mặt khác đây cũng là biện pháp ngăn ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm hiệu quả đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật. 1.1.2. Căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự. Căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung được quy định tại điều 79 bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: 13
  20. “Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật này có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau: bắt, tạm giữ, tạm giam…” Đối tượng có thể bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn bao gồm: người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người đang thực hiện tội phạm; người đã thực hiện tội phạm và được người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm; người có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại nơi ở của người bị nghi thực hiện tội phạm; bị can, bị cáo và người đang có lệnh truy nã. Bắt hiểu theo nghĩa rộng, không phải là biện pháp trừng phạt của pháp luật đối với người phạm tội mà là biện pháp ngăn chặn của hoạt động tố tụng hình sự. Bắt đúng người, bắt kịp thời có tác dụng ngăn chặn mọi âm mưu và thủ đoạn chống đối của người phạm tội, không cho họ tiếp tục phạm tội, che dấu, trốn tránh hoặc gây khó khăn cho việc xác định sự thật để giải quyết quyết vụ án. Bắt hiểu theo nghĩa hẹp, đối với cá nhân người bị bắt là sự hạn chế một số quyền tự do của cá nhân, là điểm khởi đầu của sự trừng phạt của pháp luật nếu người đó là người thực hiện hành vi phạm tội, bởi vì khi thi hành án, thời gian tạm giữ, tạm giam được khấu trừ vào thời gian thi hành án. Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu bắt người là biện pháp cưỡng chế được quy định trong luật tố tụng hình sự do cơ quan, người có thẩm quyền do luật định áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố; người đang có hành vi phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã khi có căn cứ 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2