intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

39
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung nghiên cứu có hệ thống các quy định của pháp luật về bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại: tìm hiểu các quy định của các điều ước quốc tế đa phương về bảo lưu điều ước quốc tế và những quy định về bảo lưu điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam. Từ đó, chỉ ra một số điểm bất cập, hạn chế trong vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THANH HÀ VẤN ĐỀ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ TRONG LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THANH HÀ VẤN ĐỀ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ TRONG LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN LAN NGUYÊN HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thanh Hà
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ ...... 4 1.1. Đặc điểm, cơ sở pháp lý của Bảo lƣu điều ƣớc quốc tế ................ 4 1.1.1. Đặc điểm của bảo lưu điều ước quốc tế ............................................ 5 1.1.2. Cơ sở pháp lý của bảo lưu điều ước quốc tế.................................... 10 1.2. Một số quy định về bảo lƣu điều ƣớc quốc tế ............................. 12 1.2.1. Điều kiện bảo lưu điều ước quốc tế ................................................. 12 1.2.2. Thủ tục liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tế.............................. 16 1.2.3. Hệ quả của bảo lưu điều ước quốc tế .............................................. 20 Chƣơng 2: THỰC TIỄN BẢO LƢU ĐỐI VỚI MỘT SỐ ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ ĐA PHƢƠNG ............................................................. 25 2.1. Bảo lƣu đối với quy định của một số điều ƣớc quốc tế .............. 25 2.1.1. Bảo lưu đối với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài (Công ước Newyork năm 1958) ...................................................... 25 2.1.2. Bảo lưu đối với quy định của công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng (Công ước rome 1961) ....................................................................................... 29 2.1.3. Bảo lưu đối với quy định của công ước quốc tế về các chất hướng thần 1971 .............................................................................. 34 2.1.4. Bảo lưu đối với quy định của Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ 1979 .................................. 42 2.1.5. Bảo lưu đối với quy định của Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (CAT, 1984)........................................................... 47
  5. 2.2. Nhận xét, đánh giá về bảo lƣu điều ƣớc quốc tế trong thực tiễn quan hệ quốc tế ....................................................................... 52 2.2.1. Một số quy định của điều ước quốc tế thường được bảo lưu .......... 52 2.2.2. Tính tích cực và Tính hạn chế của bảo lưu điều ước quốc tế .......... 55 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM ............................................................................................ 60 3.1. Pháp luật Việt Nam về bảo lƣu điều ƣớc quốc tế ....................... 60 3.1.1. Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1989 ............. 60 3.1.2. Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 ............. 60 3.1.3. Quy định về bảo lưu điều ước quốc tế theo Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 ................................ 62 3.2. Thực tiễn bảo lƣu điều ƣớc quốc tế của Việt Nam ..................... 63 3.3. Một số kiến nghị về bảo lƣu điều ƣớc quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ................................................................ 72 3.3.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo lưu điều ước quốc tế .......................... 73 3.3.2. Nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế .............................. 75 3.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung điều ước quốc tế và các vấn đề liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tế ....... 76 3.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ký kết, thực hiện điều ước quốc tế và bảo lưu điều ước quốc tế ................................. 77 3.3.5. Thực hiện công tác thống kê các nội dung của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã bảo lưu .................................................................. 78 3.3.6. Tiếp tục nghiên cứu tham gia một số điều ước quan trọng và đề xuất bảo lưu phù hợp ....................................................................... 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90
  6. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, các mối quan hệ giữa các nước ngày càng mở rộng, điều ước quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực quan hệ quốc tế. Ngoài ra, điều ước quốc tế còn là công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện các chính sách đối ngoại của các quốc gia. Về nguyên tắc, khi các quốc gia tham gia ký kết điều ước quốc tế đều thể hiện ý chí chấp nhận sự ràng buộc với toàn bộ nội dung của điều ước đó. Tuy nhiên, trong một số điều ước quốc tế quan trọng, thông qua hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế đã cho phép các quốc gia không bị ràng buộc bởi một hoặc một số điều khoản của điều ước. Hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quốc gia khi tham gia vào một điều ước quốc tế, đây cũng là vấn đề tương đối nhạy cảm và phức tạp. Nghiên cứu, tìm hiểu về bảo lưu điều ước quốc tế là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Bảo lưu điều ước quốc tế là một vấn đề quan trọng trong quá trình tham gia vào quan hệ điều ước quốc tế. Những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế được đề cập trong các bài giảng, sách chuyên khảo chủ yếu là một hoạt động bổ trợ. Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện bảo lưu điều ước quốc tế đã có nhiều bài viết thể hiện, nhưng các vấn đề được trình bày chủ yếu là sự phân tích khái quát về vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế và hiện nay chưa có một công trình nào có tính chất tổng quan về “Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế 1
  7. hiện đại”. Do đó, đề tài này sẽ hệ thống một cách khoa học về các cơ sở lý luận thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Việt Nam và một số nước trong một số điều ước quốc tế đa phương, đồng thời so sánh, đối chiếu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu có hệ thống các quy định của pháp luật về bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại: tìm hiểu các quy định của các điều ước quốc tế đa phương về bảo lưu điều ước quốc tế và những quy định về bảo lưu điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam. Từ đó, chỉ ra một số điểm bất cập, hạn chế trong vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các quy định của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế về bảo lưu điều ước quốc tế. Cụ thể là: Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo lưu điều ước quốc tế trước khi ban hành Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005; Quy định về bảo lưu điều ước quốc tế trong Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005; Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia; Công ước Viên 1986 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa quốc gia với các tổ chức quốc tế và giữa tổ chức quốc tế với nhau. Ngoài ra, luận văn còn đi sâu nghiên cứu về vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong một số công ước như: Công ước New york 1958 về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài; Công ước Rome 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Công ước về các chất hướng thần 1971; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ 1979; Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người 1984. 2
  8. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và thực tế thực hiện về bảo lưu điều ước quốc tế để chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế của các quy định của pháp luật và thực tế thực hiện. Phương pháp so sánh, đối chiếu: đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để định hướng xây dựng luật; đối chiếu giữa pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế để chỉnh sửa cho phù hợp. 6. Những điểm mới của luận văn Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật quốc tế, thực tiễn áp dụng của Việt Nam và một số nước nhằm: Đưa ra phương hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo lưu điều ước quốc tế. Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế nói chung và ở Việt Nam nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày thành 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về bảo lưu điều ước quốc tế. Chương 2: Thực tiễn bảo lưu đối với một số điều ước quốc tế đa phương. Chương 3: Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo lưu điều ước quốc tế ở Việt Nam. 3
  9. Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ 1.1. Đặc điểm, cơ sở pháp lý của Bảo lƣu điều ƣớc quốc tế Quan hệ quốc tế ngày càng phát triển theo hướng vừa đa dạng, vừa cụ thể đã làm phong phú thêm các loại hình văn bản pháp lý quốc tế. Điều ước quốc tế thực sự đã trở nên phổ biến trong sinh hoạt quốc tế, một phương tiện không thể thiếu và được áp dụng rộng rãi trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia vì lợi ích riêng, chung và vì lợi ích cộng đồng. Điều ước quốc tế là loại nguồn cơ bản của luật quốc tế. Quá trình tham gia kí kết và trở thành tổ chức thực hiện điều ước quốc tế không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của các chủ thể luật quốc tế. Vì vậy, trong hệ thống pháp luật quốc tế đã có những văn bản quan trọng quy định những vấn đề cơ bản về điều ước quốc tế. Cụ thể là công ước Viên về Luật điều ước quốc tế ngày 23/5/1969 (Công ước này chỉ áp dụng cho những điều ước quốc tế giữa các quốc gia) và Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế (kí tại Viên ngày 21/3/1986). Hàng năm, mỗi quốc gia ký hàng trăm điều ước quốc tế nên việc tuyên bố bảo lưu điều ước quốc tế là việc làm đương nhiên khi điều ước có hiệu lực với họ. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, bảo lưu của quốc gia khi tham gia ký, phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Bảo lưu là việc tuyên bố đơn phương của quốc gia hoặc tổ chức quốc tế nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số điều khoản của điều ước quốc tế đa phương khi áp dụng đối với quốc gia hoặc đối với tổ chức quốc tế [4]. Việc bảo lưu được thể hiện bằng văn bản dưới bất kỳ tên gọi nào khi ký 4
  10. kết thông qua văn bản điều ước, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế, hoặc khi gia nhập điều ước quốc tế. Trường hợp bảo lưu liên quan đến kế thừa điều ước quốc tế thì áp dụng theo quy định trong Công ước Viên về kế thừa của các quốc gia đối với các điều ước quốc tế năm 1978. Từ thế kỷ XIX, chế đinh bảo lưu đã phổ biến trong luật quốc tế, nhưng đến thế kỷ XX, việc pháp điển hóa thành quy phạm thanh văn mới được thực hiện. Trong các hội nghị, hội thảo quốc tế, vấn đề bảo lưu đã được đưa ra thảo luân rất nhiều.Chẳng hạn như tại Hội nghị của các quốc gia châu Mỹ Latinh về luật điều ước năm 1938, các quốc gia tham dự đã bàn luận nhiều về chế định này, đặc biệt là sau khi Ủy ban Luật quốc tế bắt đầu pháp điển hóa luật điều ước. Năm 1951, bảo lưu được ghi nhận trong kết luận tham vấn của Tòa án quốc tế và năm 1952 bảo lưu được ghi nhận trong Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc, trong đó khẳng định rằng: bảo lưu chỉ được áp dụng đối với điều ước quốc tế đa phương. Rất nhiều các vấn đề liên quan đến bảo lưu đã được thảo luận tiếp theo vào các năm sau đó. Việc bảo lưu được Tòa án quốc tế Liên hợp quốc xem là một chế định trong luật điều ước quốc tế và được ghi nhận trong công ước Viên năm 1969 (Điều 20) đã đánh dấu kết quả hoạt động thực tiễn của Tòa án quốc tế và của Ủy ban Luật quốc tế, đồng thời khẳng định sự phát triển tiến bộ của luật pháp quốc tế [4]. 1.1.1. Đặc điểm của bảo lưu điều ước quốc tế Hiện nay, có nhiều quan điểm và thực tiễn áp dụng khác nhau liên quan đến vấn đề bảo lưu tuy nhiên có thể nói Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và Công ước Viên 1986 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế được coi là nguồn pháp luật thành văn chủ yếu của luật quốc tế hiện hành. Tại điểm d, khoản 1, điều 2 Công ước Viên 1969 đã quy định: Bảo lưu dùng để chỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách viết 5
  11. hoặc tên gọi như thế nào, của một quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó [13, Điều 2]. Từ quy định này, có thể rút ra một số đặc điểm của bảo lưu điều ước quốc tế như sau: - Bảo lưu điều ước quốc tế là một tuyên bố đơn phương Bảo lưu điều ước quốc tế là một tuyên bố đơn phương chứ không phải là một thỏa thuận mang tính song phương hay đa phương. Bởi vì, với tư cách là chủ thể tham gia vào điều ước quốc tế, khi ký, phê chuẩn, phê duyệt để trở thành thành viên của điều ước quốc tế, các quốc gia có thể đưa ra quan điểm của riêng mình một cách công khai đối với các vấn đề liên quan đến nội dung của điều ước quốc tế. Qua tuyên bố bảo lưu, quốc gia thể hiện quan điểm của mình về việc loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng đối với quốc gia. Ví dụ: Khi gia nhập Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Cu Ba bảo lưu Điều 22 về việc sử dụng Tòa án Quốc tế giải quyết các bất đồng liên quan tới Công ước. - Chủ thể đưa ra bảo lưu là các thành viên của điều ước quốc tế Chủ thể đưa ra bảo lưu điều ước quốc tế phải là thực thể tham gia vào những quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính các chủ thể đưa ra khi bảo lưu. Bảo lưu điều ước quốc tế được tiến hành vào thời điểm quốc gia thực hiện các hành vi xác nhận sự ràng buộc với một điều ước. Do đó, chỉ có các quốc gia thành viên mới có thể đưa ra bảo lưu để việc tham gia điều ước không gây bất lợi cho quốc gia trong quan hệ quốc tế đồng thời phù hợp với hoàn cảnh khách quan cũng như quan điểm, chính sách của quốc gia. Phù hợp với mục đích của việc ký kết điều ước quốc tế và lợi 6
  12. ích của các quốc gia thành viên, luật điều ước quốc tế thừa nhận bảo lưu là quyền của các chủ thể khi tham gia ký kết điều ước quốc tế. Việc vận dụng tốt quyền bảo lưu sẽ góp phần giúp các quốc gia thực hiện tốt nghĩa vụ điều ước với tư cách là thành viên của điều ước quốc tế đồng thời bảo đảm được quyền lợi của quốc gia. - Thời điểm đưa ra bảo lưu điều ước quốc tế Đối với những bảo lưu được quốc gia đưa ra trước thời điểm thực hiện các hành vi ràng buộc với điều ước quốc tế, bảo lưu đươc thực hiện ngay khi đàm phán tại hội nghị hoặc khi soạn thảo, thông qua điều ước. Trong trường hợp này bảo lưu thường được ghi nhận trong biên bản của kỳ họp và được gọi là “bảo lưu trước” hoặc “bảo lưu sơ bộ”. Hành động bảo lưu này chưa làm phát sinh hệ quả pháp lý. Đối với bảo lưu đưa ra trước thời điểm thực hiện các hành vi ràng buộc với điều ước quốc tế sẽ phải được chính thức khẳng định lại khi quốc gia biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước. Trong trường hợp này, bảo lưu coi như được đề ra vào ngày mà bảo lưu đó được khẳng định. Ngoài ra, Tuyên bố bảo lưu còn được quốc gia đưa ra khi tiến hành biểu thị sự chấp nhận ràng buộc với một điều ước quốc tế. Phụ thuộc vào quy định của mỗi điều ước quốc tế mà hình thức chấp nhận sự ràng buộc của quốc gia với một điều ước quốc tế có thể là ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập điều ước quốc tế. Như vậy, thời điểm đưa ra bảo lưu điều ước quốc tế có thể là khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập. - Mục đích của bảo lưu điều ước quốc tế Bảo lưu điều ước quốc tế nhằm loại trừ hay thay đổi hiệu lực của một hay một số điều khoản của điều ước. Thông qua hoạt động bảo lưu mà các quốc gia thể hiện ý chí của riêng mình nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số điều khoản cụ thể của điều ước khi áp dụng và 7
  13. chỉ những tuyên bố nào làm phát sinh hệ quả pháp lý nêu trên thì mới được ghi nhận là tuyên bố bảo lưu. Bảo lưu không phụ thuộc vào tên gọi hoặc hình thức thể hiện mà phụ thuộc vào nội dung và mục đích của nó. Như vậy, thực chất của hành vi bảo lưu điều ước quốc tế là việc giải thoát cho quốc gia ký kết khỏi nghĩa vụ thực thi một số điều khoản của điều ước do việc thực thi điều khoản đó dẫn tới khả năng gây bất lợi cho quốc gia thành viên. Bảo lưu được đưa ra dưới hình thức tuyên bố đơn phương, tuy nhiên không phải tuyên bố đơn phương nào của quốc gia khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập điều ước quốc tế đều được coi là bảo lưu điều ước quốc tế. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, tuyên bố đơn phương là một hành vi pháp lý thể hiện quan điểm của riêng quốc gia một cách công khai đối với các vấn đề phát sinh. Như vậy, bảo lưu điều ước quốc tế có những điểm khác với tuyên bố đơn phương của các quốc gia khi trở thành thành viên điều ước quốc tế như sau:  Tuyên bố đơn phương của quốc gia thành viên đưa ra nhằm làm sáng tỏ một thuật ngữ, một quy định nào đó của điều ước quốc tế mà không nhằm loại bỏ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một số điều khoản của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia thì không được coi là bảo lưu. Có thể coi đây là các tuyên bố giải thích điều ước quốc tế. Tuy nhiên, sự giải thích này là giải thích không chính thức và không có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các quốc gia thành viên điều ước quốc tế. Ví dụ: Ngày 9/6/2000, khi phê chuẩn Quy chế Rome về Tòa hình sự quốc tế (ICC), Pháp đã kèm theo văn kiện phê chuẩn một tuyên bố có nội dung: Một số quy định của điều 8 Quy chế đề cập đến việc sử dụng một số loại vũ khí bị cấm phải được hiểu là vũ khí thông thường. Điều 8 không điều chỉnh và cũng không cấm việc sử dụng vũ khí hạt nhân.  Tuyên bố đơn phương của quốc gia thể hiện quan điểm của quốc gia 8
  14. về một vấn đề nào đó mà không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước quốc tế cũng không được coi là bảo lưu. Ví dụ: Khi ký Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế, các quốc gia Algeria, Syria, Ma-rốc, Kuwait, đã tuyên bố rằng sự tham gia của họ vào Công ước Vienna năm 1969 về luật điều ước quốc tế không bao hàm sự công nhận Nhà nước Israel, cũng như việc thiết lập quan hệ điều ước quốc tế với Israel. Hoặc nhà nước Liên Xô gia nhập Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế với tuyên bố: Liên Xô giữ cho mình quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ các lợi ích của chính mình, trong trường hợp các quốc gia khác không tuân thủ các điều khoản của Công ước này có liên quan đến lợi ích của Liên Xô [4].  Tuyên bố đơn phương của quốc gia nhằm hủy bỏ hay bãi bỏ điều ước quốc tế: Tuyên bố bảo lưu và tuyên bố hủy bỏ hay bãi bỏ điều ước quốc tế đều là các tuyên bố thể hiện quan điểm cũng như thái độ của quốc gia thành viên đối với điều ước quốc tế mà quốc gia đã hoặc sẽ tham gia và đều dẫn tới những hệ quả nhất định. Tuy nhiên, nếu như tuyên bố hủy bỏ hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế với mục đích loại trừ hoặc hủy bỏ toàn bộ hiệu lực của điều ước quốc tế đối với quốc gia đồng thời từ hoạt động này chấm dứt quan hệ điều ước giữa quốc gia đưa ra tuyên bố với tất cả các quốc gia thành viên khác thì bảo lưu có mục đích và hệ quả pháp lý khác. Bản chất của bảo lưu không nhằm đưa ra các điều khoản bị bảo lưu ra khỏi nội dung của điều ước. Về tổng thể quan hệ giữa các thành viên của điều ước sẽ thay đổi trong phạm vi có bảo lưu. Sự thay đổi liên quan đến bảo lưu khác nhau tùy thuộc vào việc phản đối hoặc chấp nhận bảo lưu. Từ việc phản đối bảo lưu do một quốc gia đưa ra có thể làm cho quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu không có quan hệ điều ước hoặc không áp dụng điều khoản bảo lưu trong quan hệ giữa hai bên, còn đối với các điều khoản còn lại quan hệ điều ước vẫn diễn ra bình thường. 9
  15. Qua những phân tích trên, có thể thấy, để xác định một tuyên bố có phải là tuyên bố bảo lưu điều ước quốc tế hay không phải căn cứ bốn đặc điểm của bảo lưu điều ước quốc tế trong đó đặc biệt quan trọng là mục đích của việc đưa ra tuyên bố có nhằm loại bỏ hoặc thay đổi hiệu lực của một hay một số điều khoản của điều ước quốc tế hay không. 1.1.2. Cơ sở pháp lý của bảo lưu điều ước quốc tế Về phương diện pháp lý thì nguồn pháp luật chủ yếu hiện nay quy định về vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế là Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và Công ước Viên năm 1986 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế. 1.1.2.1. Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia (có hiệu lực ngày 27 tháng 1 năm 1980) là văn bản quan trọng nhất trong hệ thống văn bản pháp lý quốc tế quy định về bảo lưu điều ước quốc tế. Sự ra đời của Công ước Viên năm 1969 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của điều ước quốc tế và Luật điều ước quốc tế. Khác với nhiều công ước đa phương khác, Công ước Viên 1969 là khuôn mẫu của một điều ước quốc tế (nhìn từ phương diện hình thức), đồng thời có giá trị là luật của luật, khi các điều khoản trong nội dung của công ước được chủ thể luật quốc tế viện dẫn để hình thành nên các điều ước quốc tế khác [1]. Công ước Viên năm 1969 ra đời không chỉ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước mà đã góp phần làm rõ vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế. Theo đó, lần đầu tiên bảo lưu điều ước quốc tế đã được pháp điển hóa một cách chi tiết, cụ thể cả về định nghĩa, các thủ tục cũng như hệ quả của việc bảo lưu. Tuy nhiên, Công ước Viên năm 1969 không phải là khung pháp lý duy nhất điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện điều ước quốc tế phát sinh 10
  16. giữa các chủ thể luật quốc tế mặc dù Công ước đã bao trùm phần lớn các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực này. 1.1.2.2. Công ước Viên 1986 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa quốc gia với các tổ chức quốc tế và giữa tổ chức quốc tế với nhau Việc ký kết Công ước Viên năm 1986 xuất phát từ yêu cầu thực tiễn quan hệ quốc tế khi mà các tổ chức quốc tế tham gia ngày càng nhiều vào các điều ước quốc tế. Khi nhắc đến luật điều ước quốc tế cũng như vấn đề bảo lưu điều ước thường đề cập nhiều tới Công ước Viên năm 1969, tuy nhiên không thể phủ nhận được vị trí của Công ước Viên 1986, mặc dù Công ước này hiện nay chưa chính thức có hiệu lực vì chưa đủ số lượng quốc gia phê chuẩn (theo Điều 85 của công ước quy định rằng phải có 35 quốc gia phê chuẩn thì công ước mới có hiệu lực, nhưng đến nay công ước chỉ được phê chuẩn bởi 31 quốc gia và 12 tổ chức quốc tế). Mặc dù hiện nay Công ước Viên 1986 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia với tổ chức quốc tế và giữa tổ chức quốc tế với nhau chưa có hiệu lực nhưng chắc chắn trong tương lai công ước sẽ là khung pháp lý quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia cũng như tổ chức quốc tế tham gia vào việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế nói chung cũng như bảo lưu điều ước quốc tế nói riêng. 1.1.2.3. Các điều ước quốc tế quy định cụ thể về việc bảo lưu Ngoài những quy định chung tại hai văn bản nói trên, thực tiễn hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế đã cho thấy có nhiều điều ước quốc tế quy định cụ thể về việc bảo lưu điều ước quốc tế trong chính nội dung của nó. Các điều ước quốc tế thường quy định việc cho phép bảo lưu và các thủ tục cụ thể đối với việc bảo lưu. Trong thực tiễn thường có hai trường hợp quy định về vấn đề bảo lưu điều ước, đó là trường hợp điều ước có điều khoản quy định về bảo lưu và trường hợp điều ước không có điều khoản quy định về bảo lưu: 11
  17. - Trường hợp thứ nhất, nếu điều ước quốc tế cho phép bảo lưu và chỉ được bảo lưu ở những điều khoản cụ thể thì những vấn đề bảo lưu sẽ tuân theo các quy định của chính điều ước quốc tế đó. Ví dụ: Điều 99 Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì các nước tham gia hay gia nhập Công ước này đều không có quyền đưa ra các bảo lưu riêng và nếu có bảo lưu thì chỉ bảo lưu trong các trường hợp mà Công ước cho phép. - Trường hợp thứ hai, nếu điều ước quốc tế không quy định về bảo lưu thì vấn đề bảo lưu sẽ được thực hiện trên các quy định của luật điều ước quốc tế cụ thể là quy định của Công ước Viên năm 1969 và trong tương lai là cả Công ước Viên năm 1986. 1.2. Một số quy định về bảo lƣu điều ƣớc quốc tế 1.2.1. Điều kiện bảo lưu điều ước quốc tế Khi quốc gia thực hiện các hành vi ràng buộc với điều ước quốc tế như ký, phê chuẩn, phê duyệt hay gia nhập điều ước quốc tế thì toàn bộ các quy định của điều ước được xem là có hiệu lực đối với quốc gia. Tuy nhiên, quốc gia cũng có thể thay đổi hoặc loại trừ hiệu lực của một hay một số điều khoản của điều ước quốc tế. Đối với các điều ước quốc tế đa phương, bảo lưu là một giải pháp pháp lý hữu hiệu để giải quyết hài hòa lợi ích riêng của mỗi quốc gia với lợi ích chung của tất cả các quốc gia tham gia điều ước. Tuy nhiên, bảo lưu là một vấn đề rất phức tạp, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của các bên tham gia điều ước. Do vậy, mặc dù bảo lưu là quyền không thể phủ nhận của các bên tham gia điều ước nhưng nó không phải là quyền tuyệt đối mà có những hạn chế nhất định. Hành động bảo lưu mà các quốc gia thành viên đưa ra không phải hành động nào cũng hợp pháp, có giá trị ràng buộc các bên tham gia điều ước mà các bảo lưu này chỉ có giá trị pháp lý khi thỏa mãn những điều kiện nhất định, không thuộc các trường hợp cấm, hạn chế bảo lưu. 12
  18. Theo quy định tại Điều 19 Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia: Khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, một quốc gia có thể đề ra một bảo lưu, trừ khi: - Điều ước đó ngăn cấm việc bảo lưu; - Điều ước đó quy định rằng chỉ có thể có những bảo lưu cụ thể, nhưng bảo lưu của quốc gia không nằm trong số đó; - Bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước; Qua thực tiễn bảo lưu của các chủ thể luật quốc tế và căn cứ vào các quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia, một bảo lưu sẽ được coi là hợp pháp khi thỏa mãn các điều kiện sau: Thứ nhất, bảo lưu chỉ được đặt ra đối với điều ước quốc tế đa phương Trong thực tiễn quan hệ quốc tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về bảo lưu. Có nhiều ý kiến tranh luận nên quy định chế định này cho loại điều ước quốc tế nào là phù hợp? Theo giáo sư M.Iasin (Irắc) thì bảo lưu chỉ đúng với điều ước đa phương vì nó phù hợp với Điều 2 Công ước Viên 1969 còn đối với điều ước song phương thì điều đó chỉ có nghĩa là một đề nghị mới mà không thể xem đó là một bảo lưu. Giáo sư R.Ago (Ý) cũng có quan điểm tương tự khi Ông cho rằng không nên áp dụng bảo lưu đối với điều ước song phương kể cả khi nó được các bên điều ước thể hiện bằng các cách thức khác nhau [4]. Mặc dù công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia không phân biệt cũng như không chỉ ra bảo lưu được áp dụng cho loại điều ước quốc tế nào, nhưng rõ ràng vấn đề bảo lưu chỉ đặt ra đối với các điều ước quốc tế đa phương mà không áp dụng đối với điều ước quốc tế song phương. Bởi vì: - Điều ước quốc tế song phương là kết quả của quá trình đàm phán mà mỗi quốc gia đều có thể đưa ra những bảo lưu của mình dưới dạng các đề nghị và những đề nghị này đòi hỏi các quốc gia phải tiếp tục đàm phán, thỏa 13
  19. thuận. Vì vậy, khi ký, phê chuẩn hay phê duyệt điều ước quốc tế song phương, việc bảo lưu do một quốc gia đưa ra sẽ được hiểu là một đề nghị mới. Trong trường hợp này, các quốc gia phải tổ chức đàm phán, thỏa thuận lại nếu không điều ước quốc tế không thể được ký phê chuẩn hay phê duyệt. - Điều ước quốc tế song phương chỉ liên quan và ràng buộc lợi ích giữa hai bên ký kết. Bất kỳ bảo lưu từ bên nào cũng có thể gây phương hại tới lợi ích của bên kia. Hai bên có nghĩa vụ phải tôn trọng và thực hiện các thỏa thuận đã đạt được. Với phân tích nêu trên có thể thấy bảo lưu chỉ có thể đặt ra đối với điều ước quốc tế đa phương. Việc bảo lưu được đặt ra trong những trường hợp nào với nội dung và điều kiện như thế nào lại phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể được quy định tại điều ước quốc tế. Thứ hai, bảo lưu phải phù hợp với những quy định trong điều ước quốc tế. Mỗi điều ước khác nhau lại có những quy định khác nhau về bảo lưu, có điều ước cho phép bảo lưu, cũng có điều ước cấm bảo lưu hoặc hạn chế bảo lưu, quốc gia thành viên chỉ được bảo lưu trong phạm vi những điều khoản mà điều ước quốc tế đã giới hạn trước. - Với điều ước quốc tế đa phương chỉ cho phép bảo lưu một số điều khoản nhất định thì quốc gia thành viên chỉ được đưa ra bảo lưu đối với điều khoản mà điều ước cho phép. Xét trong thực tiễn hoạt động ký kết điều ước quốc tế thì phần lớn các điều ước quốc tế quy định về việc cho phép bảo lưu một hoặc một số điều khoản nhất định. Theo đó các quốc gia khi thực hiện các hành vi ràng buộc với điều ước quốc tế có thể đưa ra bảo lưu đối với điều khoản đó. Quốc gia đưa ra tuyên bố bảo lưu sẽ không bị ràng buộc bởi những điều khoản mà họ đã bảo lưu cho dù quốc gia thành viên khác phản đối hay chấp thuận. Ví dụ: Điều 32 Công ước về các chất hướng thần 1971, không cho phép có sự bảo lưu nào khác ngoài những bảo lưu phù hợp với quy định tại khoản 2,3,4 của Điều 32. 14
  20. - Với điều ước quốc tế đa phương, có điều khoản cấm bảo lưu thì quốc gia muốn trở thành thành viên của điều ước đó phải tuân thủ toàn bộ điều ước. Nếu quốc gia không có khả năng thực hiện dù chỉ một hay một số điều khoản thì họ cũng không thể là thành viên của điều ước. Trên thực tế, có một số điều ước quy định về việc cấm bảo lưu. Ví dụ: Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế tại Điều 40 có quy định: “Không chấp nhận việc bảo lưu đối với Công ước”. Công ước không chấp nhận bảo lưu, có nghĩa là việc phê chuẩn hoặc tham gia Công ước đòi hỏi quốc gia phải có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các điều khoản của Công ước. Nếu Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế không cấm bảo lưu thì rất có thể việc thực hiện quyền bảo lưu của các quốc gia thành viên sẽ phá vỡ tính toàn vẹn của Công ước. Với quy định tại Điều 40 của Công ước, các quốc gia muốn trở thành thành viên Công ước thì phải tuân thủ toàn bộ điều ước mà không được phép bảo lưu. - Thứ ba, bảo lưu phải phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước quốc tế Điều ước quốc tế ra đời là nhằm hướng tới đối tượng và thực hiện mục đích đã đặt ra. Những bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước đương nhiên không có hiệu lực. Các điều ước quốc tế có đối tượng và mục đích điều chỉnh không giống nhau vì vậy để đánh giá bảo lưu như thế nào là không phù hợp thì phải xem xét trong từng trường hợp cụ thể. Khi phân tích về tính pháp lý của bảo lưu K.Zemanek đã nhấn mạnh rằng: “Bảo lưu sẽ vô nghĩa nếu nó không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước và khi đó việc phản đối bảo lưu này là đúng” [3]. Ví dụ như tại khoản 2 Điều 20 của Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965(Công ước được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn theo Nghị quyết số 2106 A (XX) ngày 21/12/1965 của Đại Hội 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1