intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nhân học: Sinh kế của lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha, tỉnh Luangnamtha, nước CHDCND Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

40
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu các sinh kế chính của lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha, tỉnh Luangnamtha nói riêng, tại Lào nói chung; các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của lao động di cư người Việt Nam như các nguồn lực, chính sách của Chính phủ Lào cũng như Chính quyền địa phương về quản lý và hỗ trợ đối với lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha, tỉnh Luangnamtha.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân học: Sinh kế của lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha, tỉnh Luangnamtha, nước CHDCND Lào

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------- PHANH TOUNKHAMMAI SINH Ủ ĐỘNG I Ƣ NGƢỜI VI T N TẠI TH TRẤN U NGN TH T NH U NGN TH NƢỚ H N À LUẬN VĂN THẠ SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------- PHANH TOUNKHAMMAI SINH Ủ ĐỘNG I Ƣ NGƢỜI VI T N TẠI TH TRẤN U NGN TH T NH U NGN TH NƢỚ H N À Chuyên ngành: Nhân Học Mã số : 8310302.01 LUẬN VĂN THẠ SĨ NHÂN HỌC Chủ tịch Hội đồng Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Văn Sửu TS. Lâm Minh Châu HÀ NỘI – 2020
  3. ỜI Đ N Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Các bảng biểu, số liệu được thu thập và phân tích dựa trên nguồn số liệu của các cơ quan nhà nước của CHDCND Lào, trước hết là Chính quyền thị trấn Luangnamtha, Phòng Lao động và Phúc lợi xã hội huyện Luangnamtha. Các nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ và trung thực. Hà Nội, ngày…… tháng……năm 2020 Tác giả Phanh TOUNKHAMMAI
  4. ỜI Ả ƠN Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thầy, cô giáo trong Khoa Nhân học và Phòng Đào tạo đã giúp đỡ và hỗ trợ trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lâm Minh Châu- người đã gợi mở những ý tưởng đầu tiên của luận văn và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn đúng với mục tiêu đề ra. Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Chính quyền thị trấn cũng như huyện Luangnamtha; các cô chú, anh chị em cũng như cộng đồng người Việt Nam di cư tại quê hương mới trên đất Lào thân yêu đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này tại địa phương. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng……năm 2020 Tác giả Phanh TOUNKHAMMAI
  5. Ụ Ụ Trang ỜI Đ N LỜI CẢ ƠN MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 DANH MỤC CÁC TỪ VI T TẮT ................................................................ 4 DANH MỤC BẢNG, HÌNH ........................................................................... 5 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 7 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 9 3. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................ 14 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 16 5. Nguồn tài liệu của luận văn ..................................................................... 16 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 17 7. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 20 8. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 21 HƢƠNG 1: TỔNG QU N VỀ Đ BÀN VÀ ỘNG ĐỒNG NGHIÊN ỨU ................................................................................................................ 22 1.1. Khái quát lịch sử di cư của người Việt sang Lào ................................. 22 1.1.1. Thời kỳ phong kiến Nhà Nguyễn .................................................... 23 1.1.2. Thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp .................................................. 25 1.1.3. Thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ................................ 28 1.1.4. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay ......................................................... 30 1.2. Địa bàn nghiên cứu: Thị trấn Luangnamtha, tỉnh Luangnamtha ......... 32 1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ....................................................... 32 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 34 1
  6. 1.3. Cộng đồng lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha, tỉnh Luangnamtha ........................................................................................ 39 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 44 HƢƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG SINH K ............................................. 45 2.1. Các phương thức sinh kế truyền thống ................................................. 46 2.2. Các phương thức sinh kế mới ............................................................... 52 2.3. Thu nhập và mức sống.......................................................................... 57 2.3.1. Thu nhập ......................................................................................... 57 2.3.2. Mức sống ........................................................................................ 59 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 62 HƢƠNG 3: Á Y U TỐ TÁ ĐỘNG Đ N SINH K ...................... 63 3.1. Các nguồn lực ....................................................................................... 63 3.1.1. Nguồn vốn con người ..................................................................... 63 3.1.2. Nguồn vốn vật chất......................................................................... 64 3.1.3. Nguồn vốn tự nhiên ........................................................................ 65 3.1.4. Nguồn vốn xã hội............................................................................ 65 3.2. Chính sách của Nhà nước Lào và Chính quyền địa phương tỉnh Luangnamtha về quản lý và hỗ trợ đối với lao động di cư người Việt Nam tại Lào .......................................................................................................... 67 3.2.1. Chính sách của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đối với lao động di cư người Việt Nam tại Lào.............................................. 67 3.2.2. Chính sách quản lý và hỗ trợ của Chính quyền địa phương đối với lao động người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha ................................ 75 3.3. Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với lao động người Việt Nam di cư tại Lào ................................................................................................. 78 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 81 2
  7. HƢƠNG 4: NHỮNG THUẬN LỢI HÓ HĂN VÀ ỘT SỐ GIẢI PHÁP H NGƢỜI ĐỘNG VI T N I Ƣ ............................ 82 4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 82 4.2. Khó khăn ............................................................................................... 84 4.3. Một số giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha, tỉnh Luangnamtha ...................................... 90 K T LUẬN .................................................................................................... 97 TÀI LI U THAM KHẢO ............................................................................... i PHỤ LỤC ........................................................................................................ vi BẢN ĐỒ VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ HÌNH ẢNH VỀ THỊ TRẤN LUANGNAMTHA ....................................................................................... vi MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM DI CƯ TẠI THỊ TRẤN LUANGNAMTHA ................................................................... ix CÂU HỎI PHÒNG VẤN ........................................................................... xvi 3
  8. NH Ụ Á TỪ VI T TẮT Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ CHDCND : Cộng hoà Dân chủ Nhân dân CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa NDCM : Nhân dân cách mạng Nxb : Nhà xuất bản XHCN : Xã hội chủ nghĩa 4
  9. DANH MỤC BẢNG, HÌNH TT Số hiệu Tên Bảng, Hình Số trang Bảng 1.1. Thống kê dân số tại thị trấn Luangnamtha 1 35 năm 2019 Bảng 1.2. Thống kê lao động người nước ngoài tại thị 2 38 trấn Luangnamtha giai đoạn 2015-2019 Bảng 1.3. Thống kê lao động người Việt Nam có thẻ 4 39 lao động trong thị trấn Luangnamtha Bảng 1.4. Thống kê nghề nghiệp của lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha 43 giai đoạn 2015-2019 Bảng 2.1. Thống kê nghề nghiệp hiện tại của lao 5 động di cư người Việt Nam tại thị trấn 45 Luangnamtha năm 2019 Bảng 2.2. So sánh tỷ lệ giữa phương thức sinh kế truyền thống và phương thức sinh kế mới 6 52 của người lao động Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha Bảng 2.3. Tỷ lệ phân hóa phương thức sinh kế mới 7 của người lao động Việt Nam tại tỉnh 53 Luangnamtha Bảng 2.4. Thu nhập trung bình/tháng của người lao động Việt Nam tại Luangnamtha theo các 57 nhóm ngành nghề Bảng 2.5. Mức thu nhập của người lao động Việt 8 59 Nam so với chi tiêu 5
  10. Bảng 3.1. Khảo sát tiêu chí nguồn vốn xã hội của 9 người lao động di cư Việt Nam tại thị trấn 65 Luangnamtha Hình 1.1. Vị trí địa lý của thị trấn Luangnamtha, tỉnh 11 32 Luangnamtha Hình 2.1. Cơ cấu ngành nghề của người lao động 12 49 Việt Nam trước khi di cư sang Lào 6
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sinh kế ổn định đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển và nâng cao đời sống của con người. Tuy nhiên, không phải lúc nào người lao động cũng tìm kiếm được sinh kế phù hợp cho mình tại nơi “chôn nhau cắt rốn”. Hệ quả là di dân (migration) vì mục đích kinh tế đã trở thành một hiện tượng tất yếu trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia nào. Trong lịch sử Việt Nam đã chứng kiến nhiều cuộc di dân lớn nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc khai hoang lấn biển, mở mang bờ cõi từ thời đầu dựng nước, cho đến các cuộc di dân có tổ chức với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước. Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài, hầu hết đến hai nhóm nước: các nước phát triển (tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc); và các nước trong khu vực Đông Nam Á, gần gũi nhất như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, đặc biệt là Lào. Với khoảng 2.337,459km đường biên giới chung (trong đó đường biên giới trên bộ là 2.026,667km, đường biên giới trên sông, suối là 310,792km), địa thế “núi tựa núi”, “lưng tựa lưng” đã tạo nên mối quan hệ láng giềng thân thiện lâu đời giữa hai nước Việt Nam - Lào. Trong lịch sử, Lào là mảnh đất thuận lợi cho người Việt đến sinh sống. Bước sang thế kỷ XXI, người Việt Nam di cư sang Lào phần lớn là vì mục đích kinh tế. Theo Báo cáo Điều tra - Khảo sát lực lượng lao động Lào năm 2017 của Cục Thống kê Quốc gia Lào (2018), hiện có 80.000 người Việt Nam sinh sống tại Lào [33, tr.51], trong đó có khoảng 13.000 lao động di cư người Việt Nam tại Lào, phục vụ 7
  12. trong nhiều ngành, từ thủy điện, xây dựng, lâm sản, đến đồn điền cao su, khai khoáng… [39, tr.3]. Luangnamtha (Tiếng Lào: ຫລວງນ້ ຳທຳ, nghĩa là "Xứ sở cọ đường" hoặc "Xứ sở sông xanh") là một tỉnh nằm ở phía bắc quốc gia Lào, có biên giới với Vân Nam - Trung Quốc ở phía bắc, bang Shan - Myanmar về phía tây bắc, giáp các tỉnh Oudomxay về phía đông và tỉnh Bokeo về đông nam, phía tây nam. Tỉnh có diện tích 9.325 km2, bao gồm 05 huyện (Muang): Luangnamtha, Nalae, Viengphoukha, Sing và Long, được chia thành 367 bản với khoảng 34 nghìn hộ gia đình [37, tr.11]. Những năm qua, Luangnamtha đã có sự chuyển mình mạnh mẽ với những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các khu kinh tế, đặc khu kinh tế như đặc khu kinh tế Boten, chiến lược phát triển kinh tế công nghiệp, du lịch, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng với các khu đô thị hiện đại đang được xây dựng, đã thu hút một lượng lớn lao động di cư người nước ngoài, trong đó có di cư Việt Nam đến làm ăn sinh sống tại thị trấn Luangnamtha - trung tâm của huyện cũng như của tỉnh. Theo thống kê của Phòng Lao động và Phúc lợi xã hội huyện Luangnamtha, tổng số lao động người nước ngoài có thẻ lao động trong thị trấn Luangnamtha trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019 là 3.085 lượt người, trong đó, lao động người Việt Nam là 671 lượt người, chiếm gần một phần tư (¼) tổng số lao động nước ngoài có thẻ lao động trong thị trấn [22, tr.1]. Đối với người lao động Việt Nam di cư đến làm ăn sinh sống tại thị trấn Luangnamtha, họ phải thích nghi với sự khác biệt về môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa tín ngưỡng, cũng như những tác động của chính sách quản lý đối với người nước ngoài di cư của chính quyền sở tại. Điều này không những tác động tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội tộc người, mà còn tác động đến các mối quan hệ quốc tế, hợp tác phát triển giữa Việt Nam với nước bạn Lào. 8
  13. Có thể nói, vấn đề di cư và sinh kế của người lao động di cư đang là vấn đề có ý nghĩa xã hội và thực tiễn to lớn, cần được quan tâm nghiên cứu, nhằm làm rõ thực trạng và những tác động của nó đối với cả nơi xuất cư và nhập cư; trên cơ sở đó gợi ý giải pháp khả thi cho công tác quản lý đối với vấn đề di cư tự do, hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của di cư; cải thiện sinh kế cho người lao động di cư, góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đoàn kết và hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia, dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Từ góc độ nhân học, việc nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, sinh kế của người lao động di cư Việt Nam nói riêng, nhằm nhận diện vấn đề một cách tổng thể từ lịch sử di dân và định cư cho đến nguồn lực sinh kế, hoạt động kinh tế, biến đổi trong sinh kế và vai trò của họ trong mối bang giao Việt Nam – Lào trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Nó góp phần nâng cao nhận thức về cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Lào, giúp nhân dân hai nước hiểu biết về văn hóa, lối sống của nhau, thông qua đó, vun đắp cho mối tình hữu nghị Việt Nam – Lào ngày càng bền vững hơn. Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi đã lựa chọn đề tài “ inh kế của lao động di cư người iệt Nam tại thị trấn Luangnamtha, t nh Luangnamtha, nước D ND Lào” làm đề tài luận văn nghiên cứu của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Các nghiên cứu về di dân và di dân người Việt tại Lào Việc nghiên cứu vấn đề di cư cũng như về đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng người Việt ở nước ngoài từ lâu đã nhận được sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước ở nhiều ngành khoa học: kinh tế học lao động, nhân học, quốc tế học, khu vực học, quan hệ quốc tế... Tuy nhiên, mỗi khoa 9
  14. học tiếp cận và giải quyết vấn đề di cư quốc tế theo quan điểm chuyên ngành và tuỳ thuộc vào bối cảnh của từng quốc gia, hay phạm vi quốc tế. Dưới góc độ nhân học, tác giả đã thực hiện tìm hiểu và thống kê các công trình nghiên cứu về về di dân và di dân người Việt tại Lào. Kết quả cho thấy, hệ thống các công trình về sinh kế của lao động di cư người Việt Nam tại nước ngoài, trong đó có Lào, có thể được chia thành các nhóm như: các công trình nghiên cứu về lý thuyết di cư, sinh kế bền vững; các công trình nghiên cứu liên quan đến sinh kế của người lao động di cư Việt Nam; các công trình nghiên cứu liên quan đến sinh kế của lao động di cư người Việt tại Lào. Trong đó, sinh kế của lao động di cư người Việt Nam tại Lào mới chỉ được đề cập đến như là một khía cạnh trong các công trình nghiên cứu về quá trình di dân, định cư của người Việt tại Lào và những biến đổi trong đời sống cộng đồng người Việt tại Lào như: Trần Trọng Đăng Đàn (1997), Người Việt Nam ở nước ngoài, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Trần Đình Lưu (2004), Việt kiều Lào – Thái với quê hương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Promana – Thawatchai (2007), Việc di cư của người Việt Nam đến định cư tại thị xã Savannakhet từ năm 1893-1945, in trong cuốn “Việt Nam: đất nước con người và văn hóa”, Istitute of Asia Pacific Studies, Srinakharinwirot University xuất bản; Nguyễn Hào Hùng (2007), Tài liệu lưu trữ thời kỳ thuộc địa Pháp liên quan đến đề tài – Cộng đồng người Việt ở Lào, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2007, tr.71-78; Vũ Thị Vân Anh (2007), Nguyên nhân và các đợt di dân của người Việt đến Lào, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số (2), tr.37-43; Nguyễn Duy Thiệu, Amthilo Latthanhot (2007), Bước đầu tìm hiểu luật pháp và chính sách của Chính phủ Lào đối với người nước ngoài và người Việt Nam tại Lào, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2007, tr.63-71; Phạm Đức Thành (2007), Vai trò kinh tế của người Việt tại Lào, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2007, tr.19-26… 10
  15. Đặc biệt, cần phải kể đến công trình “Di cư và chuyển đổi lối sống: Trường hợp Cộng đồng người Việt ở Lào” do tác giả Nguyễn Duy Thiệu chủ biên (2008), Nxb Thế giới. Công trình này đã chỉ ra sáu (06) vấn đề chính trong di cư và chuyển đổi lối sống trong cộng đồng người Việt ở Lào là: Nguyên nhân và các đợt di dư chính của người Việt đến Lào; những chuyển đổi trong phương thức kiếm sống và trong đời sống vật chất của cộng đồng người Việt tại Lào; những chuyển đổi trong đời sống xã hội và đời sống tâm linh của cộng đồng người Việt tại Lào; chuyển đổi bản sắc văn hóa trong nhóm hôn nhân chồng Lào vợ Việt; nghi lễ vòng đời của người Việt ở Lào và vấn đề giao thoa văn hóa Việt – Lào; bước đầu tìm hiểu luật pháp và chính sách của Chính phủ Lào đối với người nước ngoài và người Việt Nam tại Lào. Đây là những nội dung vô cùng quý báu giúp tác giả xác định được những vấn đề cần tập trung nghiên cứu khi thực hiện đề tài. Nhìn vào tổng thể tư liệu mà tác giả có điều kiện tiếp xúc và khai thác cho thấy, những nghiên cứu chuyên sâu về sinh kế (nghề nghiệp, phương thức kiếm sống) và những chuyển đổi trong đời sống vật chất của cộng đồng lao động di cư người Việt tại Lào chưa nhiều. Không thể phủ nhận rằng, các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp khá chi tiết đầy đủ về những khía cạnh khác nhau xung quanh vấn đề di cư, đời sống kinh tế - xã hội, chuyển đổi trong phương thức kiếm sống và trong đời sống vật chất của lao động di cư người Việt Nam tại Lào và sự hội nhập của họ tại Lào, là những nguồn tư liệu quý báu giúp tôi có thể bổ sung, hoàn thiện luận văn của mình một cách tốt nhất. Tuy nhiên, về vấn đề sinh kế và giải pháp cải thiện sinh kế của lao động di cư người Việt Nam tại Lào vẫn còn là mảng đề tài đòi hỏi những đầu tư nghiên cứu hoàn chỉnh trong thời gian tới. Trên cơ sở kế thừa kết quả của những công trình đi trước, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu về lịch sử di cư của lao động người Việt Nam dưới góc độ 11
  16. nhân học tại một địa điểm cụ thể là: thị trấn Luangnamtha, tỉnh Luangnamtha. Tác giả sẽ tập trung tìm hiểu đặc điểm của những người lao động; những chuyển đổi trong phương thức kiếm sống, đời sống vật chất cũng như những nguồn lực tác động đến sinh kế của họ tại đây nhằm bổ khuyết cho những nghiên cứu đã có về cộng đồng người Việt tại Lào nói chung và nghiên cứu về sinh kế của lao động di cư người Việt Nam tại Lào nói riêng. Đồng thời, chỉ ra những khó khăn, thách thức mà lao động di cư người Việt Nam tại Lào phải đối mặt khi muốn tại dựng và phát triển sinh kế. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học giúp các nhà hoạch địch chính sách có những giải pháp cụ thể nhằm tạo cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng người Việt Nam di cư tại Lào, giúp đỡ họ ổn định cuộc sống và định cư; giảm thiểu tới mức thấp nhất sự bất ổn về an ninh trật tự, xung đột có thể xảy ra giữa dân di cư và dân bản địa; từ đó, góp phần giúp quan hệ giữa Việt Nam và Lào ngày càng tốt đẹp và bền chặt hơn. 2.2. Một số khái niệm và lý thuyết Những khái niệm chính được sử dụng trong luận văn có mối liên hệ logic và hệ thống, để tập trung vào nội dung nghiên cứu sinh kế của lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha, tỉnh Luangnamtha, nước CHDCND Lào, cụ thể: - Di dân (Migration): Di dân (sự di cư của con người) có thể hiểu là sự chuyển dịch của con người từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác trong thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Nói cách khác, di dân là một thuật ngữ mô tả quá trình di chuyển dân số hoặc quá trình con người rời bỏ hoặc hội nhập, hoặc thiết lập nơi cư trú mới vào một đơn vị hành chính - địa lý trong một thời gian nhất định. 12
  17. Năm 1958, Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa về di cư như sau: “Di cư là một sự di chuyển từ một đơn vị lãnh thổ này tới một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc là một sự di chuyển với khoảng cách tối thiếu quy định. Sự di chuyển này diễn ra trong khoảng thời gian di dân xác định và được đặc trưng bởi sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên” [5, tr.15]. - Sinh kế (Livelihood): Khái niệm về sinh kế thường xuyên được sử dụng và trích dẫn trong các nghiên cứu đều dựa trên ý tưởng về sinh kế của Chambers R. and Conway G.R. (1992), trong đó, sinh kế, theo cách hiểu đơn giản nhất, là phương tiện để kiếm sống. Một định nghĩa đầy đủ hơn của Chambers R. and Conway G.R. về sinh kế là: “sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm phương tiện kiếm sống của con người” [26, tr.6]. Dựa trên khái niệm của Chambers R. and Conway G.R., Scoones I. (1998) đã định nghĩa sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn lực (bao gồm các nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người” [34, tr.5]. Năm 2001, Cơ quan phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh (DFID) đưa ra khái niệm về sinh kế để hướng dẫn cho các hoạt động hỗ trợ của mình, theo đó, sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn lực cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống cho con người” [28, tr.5]. Khái niệm này về cơ bản tương đồng với khái niệm sinh kế của Chambers R. and Conway G.R. (1992) và Scoones I. (1998). Như vậy, sinh kế có nghĩa là nghề nghiệp hoặc việc làm và cũng có nghĩa là con đường để kiếm sống. Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống. - Khung sinh kế bền vững (DIFD): 13
  18. Theo Chambers R. and Conway G.R. (1992), sinh kế chỉ bền vững (sustainable livelihood) khi nó có thể đương đầu và phục hổi sau những cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn [25, tr.21]. Dựa trên nền tảng nghiên cứu điển hình của Chambers R. and Conway G.R., đã có rất nhiều sự điều chỉnh cho khái niệm sinh kế bền vững. Tựu chung lại, sinh kế bền vững có thể hiểu là sinh kế có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai, trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên. Khung sinh kế bền vững DFID là một công cụ trực quan hoá được DFID xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ XX nhằm tìm hiểu các loại hình sinh kế. Mục đích là giúp người sử dụng nắm được những khía cạnh khác nhau của các loại hình sinh kế, đặc biệt là những yếu tố làm nảy sinh vấn đề khó khăn hay những yếu tố tạo cơ hội. Khung sinh kế bền vững đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế đó là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) chiến lược sinh kế; (iii) kết quả sinh kế; (iv) các quy trình về thể chế và chính sách; và (v) bối cảnh bên ngoài [25, tr.24]. Sinh kế chịu sự tác động của mấy vấn đề chính, đặc biệt là các nguồn lực và môi trường chính sách. 3. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu các sinh kế chính của lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha, tỉnh Luangnamtha nói riêng, tại Lào nói chung; các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của lao động di cư người Việt Nam như các nguồn lực, chính sách của Chính phủ Lào cũng như Chính quyền địa phương về quản lý và hỗ trợ đối với lao động di cư người Việt Nam 14
  19. tại thị trấn Luangnamtha, tỉnh Luangnamtha. Từ đó, luận văn muốn chỉ ra những thuận lợi, thách thức trong tạo dựng phát triển sinh kế của lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha, tỉnh Luangnamtha và đề xuất một số giải pháp cải thiện sinh kế phù hợp với cộng đồng người này. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, Luận văn đã thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Phác dựng lịch sử di cư, đặc điểm cộng đồng lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha, tỉnh Luangnamtha. - Phân tích sự bảo lưu phương thức kiếm sống truyền thống và phát triển phương thức kiếm sống mới của lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha. - Làm rõ đời sống kinh tế, đời sống vật chất của lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha và những vấn đề phát sinh. - Chỉ ra được các nguồn lực/yếu tố tác động đến sinh kế của lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha. - Hệ thống hóa chính sách của Chính phủ Lào và chính quyền địa phương Luangnamtha đối với lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha cũng như chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với lao động Việt Nam di cư tại Lào. - Chỉ ra những thuận lợi cũng như thách thức, khó khăn cho lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha trong tạo dựng và phát triển sinh kế tại nơi đây. - Đề xuất các giải pháp thích hợp để cải thiện sinh kế của lao động di cư người Việt Nam tại thị trấn Luangnamtha, tỉnh Luangnamtha. 15
  20. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Sinh kế của lao động người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống tại thị trấn Luangnamtha, tỉnh Luangnamtha, nước CHDCND Lào. * Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: thị trấn Luangnamtha, tỉnh Luangnamtha. - Về thời gian: Giai đoạn 5 năm trở lại đây (từ năm 2015 đến 2019) nhưng có sự liên hệ với thời gian trước đó. 5. Nguồn tài liệu của luận văn Để hoàn thành luận văn, tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau: - Nguồn tài liệu gốc: Thư tịch cổ, những báo cáo, văn bản hành chính của Pháp lưu trữ tại các Phòng lưu trữ tài liệu của Pháp ở Đông Dương; những văn bản, Nghị định, chính sách chính thức của Đảng và Nhà nước, của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài; một số văn bản chính sách của phía CHDCND Lào đối với cộng đồng người Việt Nam trên lãnh thổ nước này; các thiết chế, quy định của cộng đồng người Việt ở Lào. - Nguồn tài liệu tham khảo: Bao gồm các cuốn sách, các bài viết đã công bố trên các tạp chí, công trình đề tài nghiên cứu về người Việt Nam ở Lào đã được xuất bản; các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về cộng đồng người Việt Nam trên các lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, nhân học; các công trình khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các báo cáo trong các hội thảo, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành; các cuốn hồi ký, nhật ký, ghi chép (được xuất bản hoặc chép tay) của các thế hệ người Việt Nam đã và đang sinh sống ở Lào; các bài báo điện tử, các website có liên quan đến đề tài. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2