intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

42
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện Vĩnh Linh. Đánh giá tổng thể về tình hình sinh trưởng, phát triển, khả năng thích ứng của cây cao su. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2016. Những số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực. Tác giả luận văn Trần Cẩn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn và kính trọng tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS - TS: Nguyễn Minh Hiếu, người đã hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Nông học, các đơn vị liên quan của Trường Đại học Nông Lâm Huế. Tôi xin trân trọng cảm ơn các giáo sư, tiến sỹ, giảng viên của Trường Đại học Nông Lâm Huế - những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thành công trình này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Cục Thống kê Quảng Trị, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Linh; UBND các xã, Khuyến nông viên cơ sở, Cộng tác viên Khuyến nông thôn bản và các hộ nông dân huyện Vĩnh Linh đã giúp tôi trong quá trình điều tra số liệu. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn. Quảng Trị, ngày15 tháng7 năm 2016 Tác giả Trần Cẩn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT Đề tài Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phát triển CSTĐ bền vũng, phát huy các tiềm năng, lợi thế của đất đai, khắc phục các yếu điểm, định hướng một cách đúng đắn cho sự phát triển cao su tiêu điền lâu dài trên địa bàn Tỉnh Quảng Trị . Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển CSTĐ huyện Vĩnh Linh (điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội), nghiên cứu tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện Vĩnh Linh, đánh giá những khó khăn, thuân lợi và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững . Phương pháp nghiên cứu là điều tra số liệu thứ cấp : thu thập và phân tích các số liệu về khí tượng, vùng phân bố, diện tích, cơ cấu bộ giống, số hộ tham gia trồng cao su từ các đơn vị liên quan. Điều tra số liệu sơ cấp (điều tra phiếu + quan sát thực địa) Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: - Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có nhiều thuận lợi; đất đai phù hợp, nguồn lao động dồi dào; thu nhập/đầu người/năm ổn định thuận lợi phát triển CSTĐ; những khó khăn là điều kiện khí hậu khắc nghiệt: lượng mưa lớn phân bố/năm không đều, tập trung những tháng cuối năm gây lũ lụt, xói lở đất, xói mòn rửa trôi chất dinh dưỡng đất kết hợp gió bão làm cây đổ ngã. Mùa khô nhiệt độ cao, khô hạn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển, năng suất mủ cao su. Hiện nay giá mũ xuống thấp ảnh hưởng đến người nông dân. - Quy mô diện tích trồng cao su/hộ là 0,5 đến 3,0 ha, quy mô vườn/hộ từ 0,5-3,0 ha, 1- 4 thửa/hộ, mật độ trồng bình quân 550 cây/ha, theo tiêu chuẩn Ngành. - Cơ cấu giống cao su gồm giống GT1, RRIM600, PB260, PB235, PB 255, RRIV4, RRIC121 trong đó giống GT1, RRIM600, PB260, PB235 được các hộ trồng nhiều nhất chiếm trên 80 % tổng diện tích trồng. - Các biện pháp kỹ thuật nhìn chung đảm bảo quy trình khuyến cáo: Thời vụ trồng mới cao su tập trung từ tháng 10 - tháng 11hàng năm, mật độ trồng thích hợp, phổ biến nhất 7m x 2,5m hoặc 7m x 3m tương đương 550- 571 cây/ha. Bón đầy đủ phân hữu cơ và vô cơ, số lần bón và thời gian bón phù hợp, nhưng thấp hơn quy trình hướng dẫn theo tiêu chuẩn ngành. - Kỹ thuật khai thác mủ: Các hộ áp dụng chế độ cạo 4-5d/1 tức cạo 4 -5 ngày liên tục sau đó nghỉ 1 ngày. - Về tình hình sâu bệnh hại: có nhiều loại bệnh xuất hiện nhưng mức độ từ nhẹ đến trung bình, trong đó bệnh phấn trắng hại lá và bệnh loét sọc mặt cạo là chủ yếu, nhưng mức độ hại nhẹ (dưới 25% bộ phận bị hại). Phun thuốc trị bệnh phấn trắng và PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv bôi thuốc trừ bệnh loét sọc mặt cạo đối với vườn kinh doanh không đồng đều giữa các nhóm hộ. - Khả năng sinh trưởng của các giống đều tốt. Chiều cao dưới cành bình quân thấp nhất ở giống PB235 đạt 274,6 cm, cao nhất giống GT1 đạt 300,08 cm . - Năng suất mủ tươi cá thể giống chủ lực 15 tuổi trung bình là 90,38 - 134,81 g/c/c, trong đó giống RRIM600 cao nhất. Hàm lượng DRC đạt cao nhất vào tháng 7- 8 (34,6%) và thấp nhất vào những tháng cuối năm 11-12 (23,44%). NS mủ khô cá thể 25,41 – 40,54g/c/c, trong đó giống RRIM600 có NS cao nhất. Thời điểm cạo mủ cho năng suất cao nhất là các tháng cuối năm từ tháng 11 đến tháng 12 . - Hiệu quả kinh tế: Với giá mủ khô bình quân 25.000 đồng/kg trong năm cạo đầu tiên, sau khi trừ các khoản chi phí, thì giống PB260 lỗ 39.125.000 đồng, trong khi đó giống PB235 lỗ 39.533.000đồng, đến năm cạo thứ 2, giả sử năng suất mủ khô thu được vẫn ở mức như năm cạo thứ nhất, trừ chi phí đầu tư cho năm khai thác thứ 2, thu được lợi nhuận từ 14.947.000đồng- 15.718.000đồng/ha. - Hiệu quả môi trường : Cao su là một loại cây đa mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc rất lý tưởng, vì thời gian đứng trên đất dài 30 - 40 năm, thảm thực vật dưới tán cây cao su không đáng kể nên hầu như không có cháy rừng, mặt khác với tính chất là cây nông nghiệp nên tình trạng chặt phá rừng ít xảy ra. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii TÓM TẮT.....................................................................................................................iii MỤC LỤC ..................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... x MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 11 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 11 2. Mục tiêu đề tài: ........................................................................................................ 12 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................. 12 Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 13 1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU TRÊN THẾ GIỚI .................................... 13 1.1.1. Tình hình phát triển, sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới.................. 13 1.1.2. Tình hình phát triển cao su tiểu điền trên thế giới ............................................. 19 1.1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 21 1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU Ở VIỆT NAM ......................................... 23 1.2.1. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên ở Việt Nam ......................................... 23 1.2.2. Tình hình xuất khẩu và tiêu thụ cao su thiên nhiên ở Việt Nam ....................... 26 1.2.3. Tình hình phát triển cao su tiểu điền ở Việt Nam ............................................. 28 1.2.4. Một số kết quả nghiên cứu trong nước .............................................................. 31 1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU Ở QUẢNG TRỊ ....................................... 38 1.3.1. Thực trạng phát triển cao su ở tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua ................... 38 1.3.2. Định hướng phát triển cao su giai đoạn 2015-2020 của Quảng Trị .................. 38 1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển cao su tiểu điền ................. 40 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 42 2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 42 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 42 2.2.1. Nội dung: ........................................................................................................... 42 2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi: ......................................................................................... 42 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 44 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 48 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN Ở QUẢNG TRỊ ............................................................ 48 3.1.1. Điều kiện khí hậu và hiện trạng sử dụng đất ở Quảng Trị ................................ 48 3.1.2. Tình hình phát triển cao su ở Quảng Trị qua các giai đoạn .............................. 54 3.1.3. Cơ cấu dòng và tình hình phát triển của các dòng vô tính ................................ 60 3.1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng các dòng ...................................................... 63 3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở VĨNH LINH .................... 65 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ở Vĩnh Linh .................................................................. 65 3.2.2. Các giai đoạn phát triển cao su tiểu điền ở Vĩnh Linh ...................................... 67 3.2.3. Cơ cấu và tình hình phát triển của các dòng vô tính qua các năm .................... 77 3.2.4. Quy mô và chất lượng vườn cây ....................................................................... 80 3.2.5. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật. ........................................................ 82 3.2.6. Khả năng sinh trưởng của các dòng vô tính ...................................................... 88 3.2.7. Năng suất của một số dòng cao su ở Vĩnh Linh ................................................ 92 3.2.8. Hiệu quả sản xuất của mô hình cao su tiểu điền ............................................. 101 3.3. Các giải pháp phát triển cao su tiểu điền bền vững ............................................ 105 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 108 4.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 108 4.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................. 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 111 PHỤ LỤC ................................................................... Error! Bookmark not defined. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ARNPC Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su BVTV Bảo vệ thực vật CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CT 327 Chương trình 327 CSTĐ Cao su tiểu điền Cv% Hệ số biến động d/2 Một ngày cạo hai ngày nghĩ DT Diện tích DRC( Dry Rubber Content) Hàm lượng mủ khô trong nước ĐDHNN Đa dạng hóa nông nghiệp g/c/c gam/cây/phiên cạo IRSG Internation Rubber Study Group FAOSTAT Thống kê Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc KD Kinh doanh KTCB Kiến thiết cơ bản NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TLB Tỷ lệ bệnh TW Trung ương RRIC Rubber Research Institute of Ceyland RRIM Rubber Research Institute of Malaysia RRIV Rubber Research Institute of Viet Nam WB Ngân hàng thế giới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích cao su tiểu điền năm 2011 của một số nước trên thế giới ....... 13 Bảng 1.2. Sản lượng và tốc độ tăng trưởng cao su thiên nhiên ở một số nước........ 14 Bảng 1.3. Tiêu thụ cao su thiên nhiên của một số nước trên thế giới ...................... 16 Bảng 1.4. Tình hình xuất, nhập khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới ..................... 17 Bảng 1.5. Sản lượng cao su đại điền và tiểu điền trên thế giới qua các năm ........... 19 Bảng 1.6. Năng suất cao su đại điền và tiểu điền trên thế giới qua các năm ........... 20 Bảng 1.7. Diện tích, năng suất và sản lượng cao su qua các năm của Việt Nam .... 25 Bảng 1.8. Xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam .................................................. 26 Bảng 1.9. Diện tích cao su tiểu điền và quốc doanh của Việt Nam qua các năm .... 29 Bảng 1.10. Một số dòngcao su vô tính ....................................................................... 31 Bảng 1.11. Lượng bón và thời kỳ bón cho cao su thời kỳ khai thác .......................... 33 Bảng 1.12. Tổng diện tích cao su cả tỉnh đến năm 2015Error! Bookmark not defined. Bảng 2.1. Thang phân cấp bệnh loét sọc mặt cạo .................................................... 46 Bảng 2.2. Thang phân cấp bệnh rụng lá phấn trắng ................................................. 46 Bảng 2.3. Thang phân cấp bệnh khô miệng cạo ...................................................... 47 Bảng 3.1. Diễn biến các yếu tố khí tượng trong 5 năm tại Quảng Trị (2010-2015) 49 Bảng 3.2. Diện tích cao su của các huyện ................................................................ 54 Bảng 3.3. Diện tích cao su đại điền và tiểu điền trong toàn tỉnh ............................. 55 Bảng 3.4. Diện tích cao su thuộc Chương trình 327 ở Quảng Trị ........................... 57 Bảng 3.5. Diện tích cao su thuộc Dự án ĐDHNN ở Quảng Trị............................... 58 Bảng 3.6. Diện tích các dòng phục hồi từ Chương trình 327 và Dự án ĐDHNN ... 60 Bảng 3.7. Cơ cấu và chất lượng dòng vô tính Dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp .... 62 Bảng 3.8. Diện tích, năng suất và sản lượng mủ Chương trình 327 ở Quảng Trị .. 64 Bảng 3.9. Phân loại đất huyện Vĩnh Linh ................................................................ 66 Bảng 3.10. Đặc điểm đất trồng cao su tiểu điền ở các huyện tại Quảng Trị .............. 67 Bảng 3.11. Diện tích cao su bị gãy đỗ do bão (2010 – 2013) ................................... 68 Bảng 3.12. Diện tích cao su tiểu điền thuộc Chương trình 327 (1995-1999) ............ 70 Bảng 3.13. Cao su tiểu điền thuộc Dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp của các xã ...... 72 Bảng 3.14. Diện tích cao su Chương trình cao su tiểu điền (2007 - 2015) .............. 74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix Bảng 3.15. Tổng diện tích và số hộ trồng cao su tiểu điền qua từng giai đoạn ......... 75 Bảng 3.16. Diện tích, tỷ lệ diện tích khai thác huyện Vĩnh Linh năm 2015 .............. 75 Bảng 3.17. Cơ cấu các dòng vô tính ở các xã thuộc Dự án ĐDHNN ....................... 77 Bảng 3.18. Cơ cấu các dòng vô tính giai đoạn 2007-2015 ở các xã .......................... 79 Bảng 3.19. Quy mô và chất lượng vườn cao su tiểu điền ở một số xã ...................... 81 Bảng 3.20. Khối lượng và tỷ lệ bón phân ở vườn cao su qua các giai đoạn .............. 83 Bảng 3.21. Tình hình bệnh rụng lá phấn trắngtrên các dòng vô tính ......................... 85 Bảng 3.22. Tình hình bệnh khô miệng cạo trên các dòng vô tính.............................. 86 Bảng 3.23. Tình hình bệnh loét sọc mặt cạo trên các dòng vô tính ........................... 87 Bảng 3.24. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng vô tính .................................... 88 Bảng 3.25. Một số chỉ tiêu của các dòng vô tính trồng năm 2006 - 2015tại các xã . 89 Bảng 3.26. Một số chỉ tiêu của các dòng vô tính trồng năm 2011 - 2015 tại xã........ 91 Bảng 3.27. Diễn biến năng suất mủ tươi cá thể của một số dòngtheo dõi ................. 94 Bảng 3.28. Hàm lượng DRC của một số dòngtheo dõi .............................................. 98 Bảng 3.29. Diễn biến năng suất mủ khô cá thể của các dòng vô tính ...................... 102 Bảng 3.30. Sản lượng bình quân cả̉ năm của các dòng ............................................ 100 Bảng 3.31. Hiệu quả kinh tế sau 9 năm trồng (8 năm KTCB và 1 năm khai thác).. 103 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Sản lượng và tốc độ tăng trưởng cao su thiên nhiên ở các nước ......... 15 Biểu đồ 1.3. Lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên của một số nước trên thế giới ....... 16 Biểu đồ 1.4. Lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên năm 2013-2015 của một số nước ............................................................................................................. 18 Biểu đồ 1.5. Lượng nhập khẩu cao su thiên nhiên năm 2013-2015 một số nước.... 18 Biểu đồ 1.6. Sản lượng cao su tiểu điền và đại điền trên thế giới............................ 19 Biểu đồ 1.8. Diện tích và sản lượng cao su của Việt Nam ...................................... 24 Biểu đồ 1.9. Tổng diện tích trồng và diện tích khai thác cao su của Việt NamError! Bookmark not defined. Biểu đồ 1.10: Xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam .............................................. 27 Biểu đồ 1.11. Diễn biến DT cao su đại điền và tiểu điền ở Việt Nam qua các năm.. 29 Biểu đồ 3.1. Nhiệt độ, độ ẩm, số ngày mưa và tổng lượng mưa ở Quảng Trị . ....... 50 Biểu đồ: 3.2. Diện tích cao su của các huyện ........................................................... 55 Biểu đồ 3.3. Diện tích cao su thuộc Chương trình 327 ở Quảng Trị ....................... 57 Biểu đồ 3.4. Diện tích cao su thực hiện so với kế hoạch của Dự án ĐDHNN ........ 59 Biểu đồ 3.5. Diện tích các dòng được phục hồi từ CT 327 và Dự án ĐDHNN ...... 60 Biểu đồ 3.6. Tổng diện tích dòng vô tính trồng mới thuộc Dự án ĐDHNN ........... 63 Biểu đồ 3.7. Tổng sản lượng và năng suất mủ cao su được phục hồi từ CT 327 Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 3.8. Diện tích và số hộ trồng cao su tiểu điền thuộc Chương trình 327 ..... 71 Biểu đồ 3.9. Diện tích và số hộ trồng cao su thuộc Dự án ĐDHNN của các xã ..... 73 Biểu đồ 3.10. Diễn biến diện tích và số hộ trồng cao su tiểu điền (2007-2014)........ 73 Biểu đồ 3.11. Diễn biến diện tích của các dòng cao su Dự án ĐDHNN của các xã 78 Biểu đồ 3.12. Tổng diện tích các dòng vô tính giai đoạn 2007-2014 ........................ 80 Biểu đồ 3.13. Diễn biến năng suất mủ tươi cá thể của dòngRRIM600 ..................... 96 Biểu đồ 3.14. Diễn biến năng suất mủ tươi cá thể của dòngGT1 .............................. 96 Biểu đồ 3.15. Diễn biến năng suất mủ tươi cá thể của dòng PB260.......................... 96 Biểu đồ 3.16. Diễn biến năng suất mủ tươi cá thể của dòng PB235.......................... 97 Biểu đồ 3.17. Diễn biến hàm lượng DRC của dòngRRIM600 .................................. 99 Biểu đồ 3.18. Diễn biến hàm lượng DRC của dòngGT1 ........................................... 99 Biểu đồ 3.19. Diễn biến hàm lượng DRC của dòng PB260 ...................................... 99 Biểu đồ 3.20. Diễn biến hàm lượng DRC của dòng PB235 .................................... 100 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. xi Biểu đồ 3.21. Diễn biến năng suất mủ khô trung bình cá thể của các dòng ............ 100 Biểu đồ 3.22. Sản lượng trung bình cả̉ năm của các dòng ....................................... 101 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi vào Việt Nam năm 1893, cây cao su đã phát triển nhanh chóng và trở thành 1 trong 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất với năm 2011 đạt 3,2 tỷ USD (đứng vị trí thứ 2 giá trị kim ngạch xuất khẩu sau gạo), đồng thời đưa Việt Nam lên đứng vị trí thứ 4 về xuất khẩu và thứ 5 về sản lượng cao su trên thế giới (Phan Thành Dũng, 2004). Năm 2015 xuất khẩu 1,55 tỷ USD với số lượng 1,007 triệu tấn. Hiện nay cao su trở thành một trong bốn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thế giới. Cao su chỉ đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ. Sản phẩm cần dùng đến cao su có thể kể đến các loại sau: cao su vỏ ruột xe chiếm 70% sản lượng cao su thế giới, tiếp đến dùng làm các ống, băng chuyền, đệm giảm xóc, vật liệu chống mài mòn, các trang thiết bị hàng không, dụng cụ gia đình và dụng cụ thể thao, sản phẩm từ mủ nước: Găng tay, nệm xốp, bong bóng, chỉ thun,...(8%); Vật liệu kỹ thuật: Xây dựng, đệm chống động đất, đệm cầu cảng, đệm nối,...(7,8%), đế giày (5%), keo dán (3,2%) và các sản phẩm: Dụng cụ y tế và đồ chơi,...(8%) ( Nguyễn Minh Đức, 2011). Liệt kê có đến 50.000 công dụng của cao su. Ngoài giá trị của mủ cao su, cây cao su còn cung cấp một lượng gỗ lớn. Với mật độ trồng 500 cây/ha, sau 15 năm trồng cây cao su có thể cho 0,55 - 0,75 m3 gỗ/cây tùy theo giống, khối lượng củi có thể thu khoảng 40 - 50% khối lượng gỗ. Gỗ cây cao su có thể sử dụng trong công nghiệp chế biến gỗ và xây dựng, hiện giá trị xuất khẩu bình quân đạt 1.300 USD/m3 gỗ thành khí. Hạt cao su được dùng để làm giống, làm nguyên liệu chế biến tẩy rửa, hoá chất, sơn và các loại phụ liệu khác. Lá cao su phân huỷ có tác dụng cải tạo đất, những vùng đất cằn cỗi sau khi trồng cao su một thời gian có khả năng màu mỡ trở lại. Ngoài ra cây cao su còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, bảo vệ môi trường rất tốt, bảo vệ vùng sinh thái bền vững trong thời gian dài. Cây cao su góp phần ổn định xã hội, tạo công ăn việc làm trong thời gian dài. Nhờ vào việc ổn định xã hội nên cây cao su được trồng ở các vùng biên giới nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng (Trần Thị Thúy Hoa và ctv, 2001). Ngoài việc phát triển các vùng chuyên canh lớn tập trung, cây cao su cũng thích hợp ở quy mô nhỏ hộ gia đình (tiểu điền) để xóa đói giảm nghèo, tạo nguồn thu nhập ổn định và lâu dài cho hộ nông dân có vốn quỹ đất không lớn và năng lực đầu tư có hạn. Có thể nói đây là một giải pháp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường (Phan Thành Dũng, 2005). Tuy nhiên những năm gần đây giá cao su giảm mạnh đã ảnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 12 hưởng rất lớn đến xuất khẩu, đặc biệt là thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Ở Quảng Trị, cây Cao su được xem là “cây xóa đói giảm nghèo” cho đồng bào miền núi và trung du (vùng gò đồi)...Vì vậy chiến lược phát triển cao su của tỉnh đến năm 2020 và có tính đến 2030 đã chú trọng đến việc phát triển ở quy mô nông hộ (cao su tiểu điền). Theo Báo cáo của Sở NN & PTNT Quảng Trị tính đến cuối năm 2015 diện tích cao su toàn tỉnh là 19.679,1ha (Trong đó cao su tiểu điền 14.894,5ha, chiếm 76%) tăng 3.385,2ha so với năm 2010, hoàn thành 99,3% kế hoạch 5 năm 2011 - 2015; sản lượng mủ cao su năm 2015 đạt 12.201,5 tấn, giảm 2.227 tấn so với năm 2010. Cao su tập trung chủ yếu ở 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa. Huyện Vĩnh Linh với tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, huyện đã xác định hướng đầu tư phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, trong đó ưu tiên cây cao su. Đây cũng là cơ sở để thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, tạo cơ hội để người dân vượt khó vươn lên làm giàu trong sản xuất nông nghiệp. Cao su tiểu điền chiếm một tỷ trọng lớn, phân tán trên địa bàn rộng, hieeuj quar sanr xuaats chuwa cao. đòi hỏi cần có sự nghiên cứu đầy đủ để tìm ra các nguyên nhân thành công cũng như hạn chế là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế, khắc phục các yếu điểm, định hướng một cách đúng đắn cho sự phát triển cây cao su một cách bền vững. Chính bởi các lý do nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.” 2. Mục tiêu đề tài: - Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện Vĩnh Linh. - Đánh giá tổng thể về tình hình sinh trưởng, phát triển, khả năng thích ứng của cây cao su. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1)Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học, là những căn cứ để phát triển cao su tiểu điền một cách bền vững cho các vùng sinh thái cụ thể. - Là cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp kỹ thuật đảm bảo cho sự phát triển cao su tiểu điền ổn định và lâu dài. 2)Ý nghĩa thực tiễn - Đề xuất các giải pháp cho nông hộ trồng cao su tiểu điền trong việc chăm sóc, bảo vệ và khai thác cao su có hiệu quả cao. - Định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững trong thời gian tới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 13 CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Tình hình phát triển, sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới Theo FAOSTAT (2014), trên thế giới có 28 quốc gia trồng cao su, phân bố 90% ở Châu Á; 7,6% ở Châu Phi và 2,2% Châu Mỹ. Indonesia hiện là nước có diện tích trồng cao su lớn nhất thế giới, đạt: 2,90 triệu ha. Tuy nhiên, Thái Lan mới là nước có sản lượng mủ cao nhất, đạt 4,32 triệu tấn, chiếm đến 36,7% tổng sản lượng của toàn thế giới . Bảng 1.1. Diện tích cao su tiểu điền năm 2011 của một số nước trên thế giới Diện tích (nghìn ha) TT Quốc gia Tổng Tiểu điền Đại điền % tiểu điền 1 Indonesia 3.466,0 525,0 2.941,0 84,9 2 Thái Lan 2.489,6 134,8 2.354,8 94,6 3 Malaysia 1.280,0 73,1 1.206,9 94,3 4 Ấn Độ 683,0 78,0 605,0 88,6 5 Việt Nam 652,0 322,0 330,0 50,6 Nguồn: IRSG, 4/2011 Indonesia có tổng diện tích cao su lớn nhất thế giới, đạt 3.466,0ha. Trong đó, cao su tiểu điền đạt 2.941,0 nghìn ha (chiếm 84,9%) trong tổng diện tích cả nước. Tiếp đến là Thái Lan đạt 2.354,8 nghìn ha, Malaysia đạt 1.206,9 nghìn ha, Ấn Độ đạt 605,0 nghìn ha và cuối cùng là Việt Nam đạt 330,0 nghìn ha (chiếm 50,6%) tổng diện tích cả nước. Như vậy, Việt Nam là nước có diện tích cao su tiểu điền đứng thứ 5 trên thế giới. Tóm lại, để cao su tiểu điền đạt được mức độ thành công cao, ngoài việc tận dụng các điều kiện tự nhiên thuận lợi thì quan trọng nhất là nguồn tài trợ vốn để trồng xong các diện tích cao su mới giao cho dân, đồng thời cấp vốn dưới hình thức cho vay và nông hộ sẽ trả nợ sản phẩm cao su thu hoạch được. Nguồn vốn này chuyển cho dân qua các Ngân hàng địa phương hoặc các Tổ chức tín dụng được Nhà nước được giao PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 14 nhiệm vụ. Các cơ quan này luôn luôn theo dõi, quản lý hỗ trợ kịp thời các hoạt động của nông hộ từ chăm sóc đến khai thác và thu mua mủ. Ngoài ra, cần phải có sự quan tâm của các cơ quan hỗ trợ kỹ thuật như: Viện Khoa học, Trung tâm nghiên cứu, Trường Đại học… làm cơ sở cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông hộ trồng cao su (Tạp chí cao su Việt Nam, 2008). Theo Tập đoàn Cao su Quốc tế (IRCo), nguồn cung cao su thiên nhiên thế giới có thể bị thiếu hụt trong năm tới (2016) do lượng tồn kho thấp hơn ước tính trong khi sản lượng giảm. Sản lượng cao su thiên nhiên đang giảm, nhất là tại Thái Lan và Ấn Độ. Cao su mất giá và nhu cầu ảm đạm cũng như điều kiện thời tiết không thuận lợi đã khiến sản lượng cao su thiên nhiên năm 2015 giảm xuống. Tháng 4/2015, Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) đã cảnh báo về tình trạng dư cung cao su thiên nhiên trong những năm tới và dự đoán rằng đến năm 2020, dư cung cao su thiên nhiên đạt 1 triệu tấn và dư cung cao su tổng hợp đạt 3 triệu tấn. Tuy nhiên, IRCo lại tỏ ra lạc quan về giá cao su trong những tháng cuối năm do kinh tế toàn cầu ổn định và những nỗ lực của Hiệp hội Các nước sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC) trong việc duy trì sản lượng không đổi hoặc giảm xuống. Bảng 1.2. Sản lượng và tốc độ tăng trưởng cao su thiên nhiên ở một số nước Sản lượng (nghìn tấn) TT Nước 2013 2014 2015 1 Thái Lan 3.900 4.321 3.900 2 Indonesia 3.100 3.150 3.200 3 Việt Nam 949 953 1.017 4 Trung Quốc 850 857 830 5 Malaysia 700 915 800 6 Ấn Độ 635 655 600 Cộng 10.134 10.600 10.447 Nguồn: IRSG và ARNPC, 2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 15 Hiện châu Á chiếm trên 90% sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu, ngôi đầu thuộc về Thái Lan với sản lượng 4,32 triệu tấn trong năm 2014, năm 2015 đạt 3,90 triệu tấn dự báo năm 2016 đạt 4,50 triệu tấn, với tốc độ tăng trưởng là 3,5%. Indonesia đứng thứ hai với sản lượng năm 2014 đạt 3,15 triệu tấn, năm 2015 đạt 3,20 triệu tấn, dự báo năm 2016 đạt 3,25 triệu tấn, với tốc độ tăng trưởng là 5,5%, các vị trí tiếp theo lần lượt là Việt Nam, Trung Quốc, Malaysiavà cuối cùng là Ấn Độ ( Báo cáo thường niên ngành hàng cao su …, 2015) , thể hiện ở bảng 1.1 và biểu đồ 1.1. Biểu đồ 1.1. Sản lượng và tốc độ tăng trưởng cao su thiên nhiên (2015) ở các nước Sản lượng cao su nhiều nước sụt giảm. Nguyên nhân do nông dân ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ đều thu hoạch cầm chừng mủ cao su, thậm chí nhiều người bỏ không thu hoạch. Mặt khác, ảnh hưởng của El Nino trong năm 2015 đến giữa năm 2016 dẫn đến tình trạng khô hạn và thiếu nước tại Thái Lan, Indonesia, làm giảm sản lượng mủ. Thái Lan đang áp dụng chính sách giảm diện tích trồng cao su và hạn chế cạo mủ. Năm 2015, Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp Thái Lan ước tính sản lượng mủ cao su đạt 4,2 triệu tấn. Indonesia, nước sản xuất cao su lớn thứ 2 thế giới giảm 10% trong năm 2015. Theo Chủ tịch Hiệp hội Cao su Indonesia, Moenardji Soedarg, nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi El Nino và khói mù liên quan tới năng suất và diện tích cao su nước này. Nhưng nguyên nhân chính là do giá cao su liên tục ở mức thấp nên nông dân chặt cây cao su để trồng cây khác hoặc bán gỗ cao su để bù đắp thu nhập. Ở Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ 5 thế giới, sản lượng dự báo sẽ giảm 13,4% xuống 610.000 tấn (Rubber board India, 2014). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 16 Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế IRSG dự báo tổng nhu cầu cao su toàn cầu năm 2015 đạt 29,1 triệu tấn, và lên mức 30,3 triệu tấn năm 2016. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên năm 2015 đạt 12,3 triệu tấn, năm 2016 đạt 12,9 triệu tấn. Trong 6 tháng đầu năm 2016, tiêu thụ cao su tự nhiên đạt 6,11 triệu tấn ( IRSG, 2016. Bảng 1.3. Tiêu thụ cao su thiên nhiên của một số nước trên thế giới Tiêu thụ (nghìn tấn) TT Nước 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Trung Quốc 3040,0 3300,0 3500,0 4176,0 4800,0 5100,0 2 Ấn Độ 905,0 944,0 974,0 890,5 945,0 1060,0 3 Thái Lan 399,0 459,0 450,0 521,0 550,0 575,0 4 Malaysia 469,6 458,0 490,0 520,0 565,0 500,0 5 Indonesia 422,0 439,0 460,0 498,0 530,0 560,0 6 Việt Nam 120,0 140,0 150,0 155,0 315,0 385,0 Cộng 5355.6 5740.0 6024.0 6760.5 7705.0 8180.0 Nguồn: IRSG và ARNPC, 2015 Biểu đồ 1.2. Lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên của một số nước trên thế giới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 17 Với vị trí là quốc gia tiêu thụ cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Trung Quốc đang dần phục hồi sẽ có tác động tích cực đến cầu tiêu thụ cao su trên thế giới, dự báo năm 2018 tăng lên 6,8 triệu tấn, tốc độ tiêu thụ tăng 6,5%/năm. Trong năm tài chính 2015/16, tiêu thụ cao su của Ấn Độ được dự báo sẽ tăng 4,1% lên mức kỷ lục 1,06 triệu tấn. Trong 6 tháng đầu năm 2015, tiêu thụ cao su tự nhiên của Malaysia đạt 231,2 ngàn tấn bằng 51,55% tổng lượng tiêu thụ năm 2014( Báo cáo thường niên cao su, 2015). . Theo tập đoàn cao su Quốc tế, xuất và nhập khẩu cao su thiên nhiên có xu hướng tăng mạnh trong năm 2016. Mức nhập khẩu cao su thiên nhiên của Trung Quốc năm 2015, đạt 2.610 nghìn tấn, do nhu cầu sản xuất lốp Ô tô cao, dự báo năm 2016 khả quan hơn so với năm 2015. Ở Thái Lan, lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới đạt 2.916 nghìn tấn năm 2015, dự báo có xu hướng giảm xuống 2.592 nghìn tấn năm 2016, do ngày 4/2/2016 Hội đồng cao su Quốc tế Ba bên (ITRC) bao gồm Thái lan, Indonexia, Malaysia cắt giảm xuất khẩu cao su thiên nhiên năm 2016 là 615.000 tấn. Trong khi đó, lượng nhập khẩu của Thái Lan chỉ đạt 239,0 nghìn tấn năm 2015. Indonesia có lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên đứng thứ 2 thế giới, năm 2014 đạt 2.652,0 nghìn tấn năm 2015 lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên 2.610,0 nghìn tấn, tương ứng với lượng nhập khẩu chỉ đạt 291,4 và 255,0 nghìn tấn. Tiêu thụ cao su Ấn Độ năm 2015/2016 cũng giảm 3% xuống còn 987.540 tấn, từ mức Đỉnh điểm 1.020.910 tấn năm trước đó. Trong năm 2014/2015, tiêu thụ tăng 4%. Sản lượng cao su Ấn Độ sụt giảm mạnh, trong khi tiêu thụ chỉ giảm 3% đã khiến nhập khẩu nhiều hơn. Dự báo nhập khẩu cao su sẽ đạt mức cao nhất là 454.303 tấn trong năm 2015/2016. Bảng 1.4. Tình hình xuất, nhập khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới Xuất khẩu (nghìn tấn) Nhập khẩu (nghìn tấn) TT Nước 2013 2014 2015 2013 2014 2015 1 Thái lan 2.726,0 2.760,0 2.916,0 324,5 320,4 239,5 2 Indonesia 2.700,0 2.652,0 2.610,0 284,3 290,4 215,5 3 Việt Nam 731,4 782,2 1.152,0 144,2 327,1 385,2 4 Malaysia 703,3 888,6 930,0 738,9 905,2 910,0 5 Ấn Độ 16,0 22,0 57,0 420,0 461,5 395,6 6 Trung Quốc 3,0 25,3 18,0 2091,0 2.610,0 2.100,0 Cộng 6879.7 7130.1 7683.0 4002.9 4914.6 4245.8 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 18 Nguồn: IRSG và ARNPC, 2015 Biểu đồ 1.3. Lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên năm 2013-2015 của một số nước Việt Nam có lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên đứng thứ 3 thế giới, sau Thái Lan và Indonesia, với lượng xuất khẩu năm 2015, đạt 1,152 triệu tấn và dự báo năm 2016 chỉ đạt 780,0 nghìn tấn. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đứng thứ 4 thế giới (sau Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ) đạt 385.270 nghìn tấn năm 2015 và dự kiến 515.270 nghìn tấn năm 2016. Biểu đồ 1.4. Lượng nhập khẩu cao su thiên nhiên năm 2013-2015 của một số nước Tóm lại, theo dự báo mới nhất của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên thế giới (ANRPC), sản lượng năm 2014 đạt 12,07 triệu tấn, năm 2015 đạt 11 triệu tấn giảm so với năm 2014 do các nước có diện tích lớn như Thái Lan, Malaysia, Indonexia, Ấn độ giảm sản lượng do Enino kéo dài gây hạn hán và khói bụi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 19 1.1.2. Tình hình phát triển cao su tiểu điền trên thế giới Trên thế giới, hình thức sản xuất cao su tùy từng quốc gia, có nơi trồng cao su trên diện tích rộng từ 500-10.000ha, hoặc lớn hơn nữa gọi là cao su đại điền, có nơi trồng cao su trên diện tích hẹp 1,0-2,0ha với quy mô nhỏ gọi là cao su tiểu điền. Trên phạm vi toàn thế giới thì cao su tiểu điền chiếm 80-90% tổng diện tích cao su. Riêng ở Mêhicô, Nigieria, Cameroon, Campuchia và Trung Quốc, thành phần cao su tiểu điền chiếm không đáng kể (khoảng 3-5%) hoặc kém hơn nữa (Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, 1998). Sản lượng cao su tiểu điền và cao su đại điền ở bảng 1.5. Bảng 1.5. Sản lượng cao su đại điền và tiểu điền trên thế giới qua các năm Sản lượng (nghìn tấn) Năm Tỷ lệ (%) Tổng số Tiểu điền Đại điền 1989 5.150 1.450 3.700 71,84 1997 6.420 1.760 4.660 72,58 2007 7.368 2.523 4.845 65,75 2010 7.769 2.644 5.125 66,18 2012 8.000 2.700 5.300 66,25 2014 12.070 4.050 8.020 66,44 Nguồn: Rubber statistical buletin, 2014 14000 12000 10000 Tổng số 8000 Tiểu điền 6000 Đại điền 4000 2000 0 1989 1997 2007 2010 2012 2014 Biểu đồ 1.5. Sản lượng cao su tiểu điền và đại điền trên thế giới Theo ARNPC, tổng sản lượng cao su đại điền và tiểu điền thế giới năm 2012 đạt khoảng 8.000.000 tấn, trong đó cao su đại điền tăng 56.000 tấn, tiểu điền tăng 175.000 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 20 tấn. Như vậy, tốc độ tăng sản lượng cao su tiểu điền nhanh hơn và đang chiếm vị trí trên 65% tổng sản lượng thế giới [ARNPC, 2013]. Năm 2014 tổng sản lượng cao su đại điền và tiểu điền thế giới năm 2014 đạt khoảng 12.070.000 tấn ở mức cao nhất trong đó Tiểu điền đạt 4.050.000 tấn, đại điền 8.020.000 tấn Về năng suất, nhìn chung trên thế giới năng suất của cao su tiểu điền là thấp hơn so với đại điền, thể hiện ở bảng 1.6. Bảng 1.6. Năng suất cao su đại điền và tiểu điền trên thế giới qua các năm ĐVT:kg/ha Năm 1980 1995 2001 2009 2010 2011 2013 2014 Tiểu điền 507 550 580 795 1.451 1.546 1.590 1.605 Đại điền 746 1.100 1.300 1.532 1.752 1.778 1.798 1.872 Tổng 1.253 1.650 1.880 2.327 3.203 3.324 3.388 3.477 Nguồn: Rubber statistical buletin, 2014 2000 1872 1778 1798 1800 1546 1590 1605 1600 1532 1400 1300 Năng suất (kg/ha) 1200 1100 1000 795 800 746 580 600 507 550 400 200 0 1980 1995 2001 2009 2011 2013 2014 Năm Tiểu điền Đại điền Biểu đồ 1.6. Năng suất cao su đại điền và tiểu điền thế giới qua các năm Qua bảng 1.5 và biểu đồ 1.6 có nhận xét: Cao su đại điền có năng suất tương đối cao và tăng dần qua các năm. Đặc biệt năm 2011, năng suất tiểu điền đạt 1.546 kg/ha cao hơn so với năm 1980 là 1.039 kg/ha. Năng suất cao su đại điền năm 2011 đạt PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
35=>2