Luận văn Thạc sĩ Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp: Chiến lược Công nghệ của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2025
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lựa chọn được chiến lược công nghệ phù hợp cho EVNNPT giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2025. Mời các bạn cùng tham khảo và chia sẻ ý kiến của mình về đề tài luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp: Chiến lược Công nghệ của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2025
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VÕ LƢƠNG NHÂN CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2025 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Hà Nội – 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VÕ LƢƠNG NHÂN CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2025 Chuyên ngành: Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp Mã số: Chuyên ngành thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRỌNG HIỆU Hà Nội – 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ luận văn này do chính bản thân tôi nghiên cứu và phân tích. Số liệu đƣa ra trong luận văn dựa trên kết quả nghiên cứu trung thực của tôi, không sao chép của ai hay số liệu đã đƣợc công bố. Nếu sai với lời cam kết trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn
- LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, dƣới sự chỉ dẫn của các thầy cô và sự giúp đỡ các đồng nghiệp bản luận văn cao học của tôi đến nay đã đƣợc hoàn thành. Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới: - TS. Nguyễn Trọng Hiệu - Viện nghiên cứu và phát triển Doanh nghiệp đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn; - Các thầy, cô của Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này; - Lãnh đạo và các đồng nghiệp trong Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn!
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP............... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chiến lƣợc công nghệ ........................ 6 1.2. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc và chiến lƣợc công nghệ ............................... 8 1.2.1. Khái niệm về chiến lƣợc ......................................................................... 8 1.2.2. Khái niệm về công nghệ và chiến lƣợc công nghệ ................................. 9 1.2.3. Khái niệm năng lực công nghệ của doanh nghiệp ................................ 14 1.2.4. Vai trò của chiến lƣợc công nghệ trong sự phát triển doanh nghiệp .... 16 1.3. Các công cụ phân tích, đánh giá, hoạch định chiến lƣợc công nghệ ...... 20 1.3.1. Mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh ....................................................... 20 1.3.2. Mô hình SWOT ..................................................................................... 26 1.3.3. Mô hình tháp năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh .................. 29 1.4. Quản trị chiến lƣợc công nghệ trong phát triển kinh doanh .................... 33 1.4.1. Quản trị thực thi công nghệ................................................................... 34 1.4.2.Quản trị chuyển giao công nghệ ............................................................ 34 1.4.3. Quản trị chiến lƣợc công nghệ và chiến lƣợc sản phẩm ....................... 34 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 36 2.1. Quy cứu trình nghiên cứu......................................................................... 36 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 37 2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu........................................................... 37 2.2.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ......................................................... 38 2.2.3. Phƣơng pháp thống kê........................................................................... 40
- CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ CỦA EVNNPT ...................................................................... 42 3.1. Giới thiệu khái quát về EVNNPT ............................................................ 42 3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển ......................................................... 42 3.1.2. Lĩnh vực hoạt động ............................................................................... 43 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty.......................................................... 44 3.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của EVNNPT ........................................ 46 3.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của EVNNPT giai đoạn 2011 - 2015 ................................................................................................................. 46 3.2. Phân tích môi trƣờng hoạt động sản xuất kinh doanh của EVNNPT ...... 48 3.2.1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô................................................................... 48 3.2.2. Hoạt động công nghệ của EVNNPT ..................................................... 54 3.3. Phân tích năm lực lƣợng cạnh tranh........................................................ 60 3.3.1. Áp lực của nhà cung ứng ...................................................................... 60 3.3.2. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế ........................................................ 61 3.3.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn .................................................................... 61 3.3.4. Áp lực của khách hàng .......................................................................... 62 3.3.5. Đối thủ cạnh tranh hiện tại .................................................................... 63 3.4. Phân tích SWOT ..................................................................................... 64 3.4.1. Điểm mạnh (Strengths) ......................................................................... 64 3.4.2. Điểm yếu (Weaknesses) ........................................................................ 65 3.4.3. Cơ hội (Opportunities) .......................................................................... 65 3.4.4. NGUY CƠ (THREATS) ....................................................................... 66 CHƢƠNG 4: LỰA CHỌN ĐƢỢC CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP CHO EVNNPT GIAI ĐOẠN 2016-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 VÀ CÁC KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ................................................................... 68 4.1. Lựa chọn chiến lƣợc công nghệ cho EVNNPT ....................................... 68
- 4.1.1. Quan điểm đề xuất chiến lƣợc công nghệ ............................................. 68 4.1.2. Chiến lƣợc công nghệ của Tổng công ty .............................................. 69 4.2. Một số giải pháp triển khai thực hiện chiến lƣợc công nghệ của EVNNPT giai đoạn 2016 -2020 ....................................................................................... 73 4.2.1. Giải pháp tài chính ................................................................................ 73 4.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ ............................... 75 4.2.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ..................................................... 80 4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 82 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 86 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa 1 CLCN Chiến lƣợc công nghệ 2 CLPTNNL Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực 3 EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam 4 EVNNPT Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia 5 KH&CN Khoa học và Công nghệ 6 ĐTXD Đầu tƣ xây dựng 7 TBA Trạm biến áp 8 MBA Máy biến áp i
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Mô hình SWOT 26 2 Bảng 1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ 32 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 3 Bảng 3.1 47 EVNNPT giai đoạn 2011 – 2015 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nƣớc giai đoạn 4 Bảng 3.2 52 2011 - 2015 Tình hình triển khai các đề án, đề tài khoa học 5 Bảng 4.1 công nghệ giai đoạn 2016 - 2020 trong thực thi 77 chiến lƣợc của EVNNPT ii
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Hình vẽ Nội dung Trang 1. Hình 1.1 Bốn thành phần công nghệ 10 2. Hình 1.2 Mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh 20 Mô hình tháp năng lực công nghệ và khả 3. Hình 1.3 30 năng cạnh tranh 4. Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 36 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty truyền tải 5. Hình 3.1 44 điện Quốc Gia iii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong môi trƣờng quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, khoa học công nghệ đƣợc xem là công cụ chiến lƣợc để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng, bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, về sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi doanh nghiệp và cả quốc gia. Khoa học và công nghệ không chỉ là động lực của quá trình phát triển mà trở thành lực lƣợng sản xuất hàng đầu, góp phần nâng cao năng lực quốc gia. Ứng dụng công nghệ trở thành một lợi thế đối với doanh nghiệp biết áp dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến nay việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp vẫn diễn ra chậm chạp và hiệu quả chƣa cao dẫn đến năng lực cạnh tranh bị hạn chế. Theo khảo sát của UNDP cũng cho thấy, tỷ lệ nhập khẩu công nghệ, thiết bị mỗi năm của các nƣớc đang phát triển chiếm gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu nhƣng ở Việt Nam, tỷ lệ này chƣa đến 10%. Còn theo khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng, trình độ công nghệ cũng nhƣ mức độ làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam thuộc hàng thấp và chậm so với khu vực. Với quan điểm mới hiện nay công nghệ không chỉ bao gồm: máy móc thiết bị mà con bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, dữ liệu, phƣơng pháp, ... nên đổi mới công nghệ đối với một doanh nghiệp không chỉ là một kế hoạch mà cần có 1 chiến lƣợc dài hơi và tích cực. Vấn đề đổi mới công nghệ đƣợc nhà nƣớc rất quan tâm và khuyến khích các doanh nghiệp làm. Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp đƣợc phép trích 10% lợi nhuận trƣớc thuế để đầu tƣ đổi mới công nghệ. Khảo sát về tình hình sử dụng thiết bị công nghệ và tƣ vấn công nghệ của các doanh 1
- nghiệp Việt Nam do UNDP và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng thực hiện tại 100 đơn vị ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy, mức đầu tƣ cho đổi mới thiết bị - công nghệ chỉ chiếm 3% doanh thu cả năm. EVNNPT đƣợc thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 Công ty truyền tải điện 1, 2, 3, 4 và 3 Ban quản lý dự án Các công trình điện Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam theo Quyết định số 223/QĐ-EVN ngày 11/4/2008 của EVN. EVNNPT hoạt động theo mô hình Công ty TNHH nhà nƣớc một thành viên, có nhiệm vụ quản lý vận hành, đầu tƣ phát triển lƣới truyền tải điện 220 kV trở lên trong toàn quốc và liên kết với khu vực. Ra đời trong bối cảnh phát triển kinh tế đất nƣớc gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, Công ty mẹ - EVN phải đối mặt với nhiều thử thách mới, đặc biệt là vấn đề đảm bảo cung cấp điện và tài chính cho đầu tƣ. Đối với EVNNPT áp lực về tiến độ dự án đƣa vào vận hành rất lớn, giá truyền tải điện không đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạt động; lƣới điện truyền tải tiếp tục vận hành trong tình trạng căng thẳng. Trong thời gian qua, EVNNPT triển khai ứng dụng một loạt giải pháp công nghệ tiên tiến, đƣa vào vận hành thiết bị hiện đại nhƣ hệ thống tự động hóa trạm, trung tâm điều khiển từ xa trạm biến áp, trang bị hệ thống giám sát trực tuyến máy biến áp 500kV, trạm biến áp GIS (Gas Insulated Switchgear - thiết bị cách điện bằng khí), ... góp phần quan trọng trong việc nâng cao độ tin cậy của lƣới điện. Tuy nhiên, do phải hoạt động trong một thời gian dài liên tục ở chế độ đầy tải, một số thiết bị (nhƣ máy biến áp, máy cắt) đã phát sinh sự cố, ảnh hƣởng đến độ tin cậy an toàn cung cấp điện của lƣới truyền tải điện. Bên cạnh đó, theo kết luận Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI số 10-KL/TW ngày 18/10/2011 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nƣớc 5 năm 2011- 2015 chỉ rõ: “bảo đảm an ninh năng lƣợng trên cơ sở đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực phát triển nguồn cung theo đúng sơ đồ tổng thể quy hoạch phát triển hệ thống điện 2
- lực Việt Nam đến năm 2020; đồng thời, kiểm soát có hiệu quả các nhu cầu sử dụng năng lƣợng, tăng cƣờng các biện pháp tiết kiệm điện gắn với lộ trình chuyển sang áp dụng giá thị trƣờng đối với điện, than và xăng dầu”. Điều này cho thấy, EVNNPT cần có quan tâm đúng mức, đầu tƣ vào đổi mới công nghệ nhằm đảm bảo giảm giá thành truyền tải điện, giảm áp lực cho việc vận hành lƣới điện, ... Để làm đƣợc điều này thì EVNNPT cần có một chiến lƣợc lâu dài về đổi mới công nghệ trong lĩnh vực hoạt động của mình. Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn tên đề tài: “Chiến lƣợc Công nghệ của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2025” Câu hỏi đặt ra đối với vấn đề nghiên cứu Nội dung Đề tài, về bản chất là trả lời đƣợc hai câu hỏi lớn. Câu hỏi thứ nhất, thực trạng hoạt động công nghệ của EVNNPT nhƣ thế nào? Câu hỏi thứ hai, chiến lƣợc công nghệ giai đoạn 2016-2020 phù hợp nhằm mang lại hiệu quả trong chiến lƣợc phát triển của EVNNPT là gì? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn đƣợc chiến lƣợc công nghệ phù hợp cho EVNNPT giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2025. b. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các công cụ lý thuyết và các mô hình để phục vụ việc thực hiện luận văn nhƣ: Chiến lƣợc; quản trị chiến lƣợc; mô hình SWOT; mô hình Tháp năng lực công nghệ & Khả năng cạnh tranh;. - Xác định phƣơng pháp nghiên cứu; xác định hƣớng tiếp cận, cách thức tiến hành nghiên cứu; phƣơng pháp thu thập, xử lý dữ liệu. - Phân tích, đánh giá và nêu khái quát về hoạt động công nghệ hiện tại của EVNNPT, tác động của hoạt động công nghệ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những mặt tích cực và hạn chế của hoạt động công 3
- nghệ đến chiến lƣợc phát triển của EVNNPT. - Đề xuất các nội dung về chiến lƣợc công nghệ của EVNNPT giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2025. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Chiến lƣợc công nghệ của EVNNPT. b. Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt nội dung: Luận văn nghiên cứu chiến lƣợc công nghệ. + Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu tại EVNNPT. + Phạm vi thời gian: Luận văn thu thập số liệu liên quan đến đề tài trong giai đoạn 2011 - 2015. 4. Dự kiến những đóng góp của luận văn Luận văn sau khi đƣợc hoàn thành có những đóng góp sau: • Về mặt lý luận: + Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về chiến lƣợc công nghệ và quản trị công nghệ trong phát triển kinh doanh của EVNNPT. • Về mặt thực tiễn: + Luận văn đã khái quát đƣợc thực trạng hoạt động về công nghệ của EVNNPT trong thời gian qua. + Luận văn chỉ ra những điểm đã làm đƣợc, những điểm còn hạn chế trong thực trạng hoạt động công nghệ của EVNNPT và các nguyên nhân của thực trạng đó. + Thiết lập đƣợc các giải pháp chiến lƣợc, các kế hoạch thực hiện chiến lƣợc công nghệ của EVNNPT giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2025. + Luận văn là tài liệu để EVNNPT tham khảo sử dụng trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lƣợc công nghệ phù hợp với tình hình kinh tế thị trƣờng hiện nay. + Luận văn là nguồn cơ sở dữ liệu có tính khoa học giúp các tổ chức và các cá nhân có liên quan tham khảo, khai thác và sử dụng. 4
- 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia thành 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tồng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về chiến lƣợc công nghệ của doanh nghiệp. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Phân tích, đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc công nghệ của EVNNPT. Chƣơng 4: Lựa chọn đƣợc chiến lƣợc công nghệ phù hợp cho EVNNPT giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2025 và các kế hoạch triển khai. 5
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chiến lƣợc công nghệ Trần Nguyễn Quốc Thái (2013), Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Bia Huế giai đoạn 2011 – 2016, luận văn thạc sĩ kinh tế, đã trình bày những nội dung lý luận cơ bản về chiến lƣợc kinh doanh, trình bày thực trạng xây dựng chiến lƣợc kinh doanh tại Công ty Bia Huế giai đoạn 2011 - 2016. Võ Quốc Huy (2012), Chiến lược kinh doanh công ty Cổ phần Kinh Đô đến năm 2015, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đã trình bày khái quát cơ sở lý luận về chiến lƣợc và hoạch định chiến lƣợc, thực trạng chiến lƣợc kinh doanh Công ty đang theo đuổi đồng thời đƣa ra định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh và các giải pháp phát triển của Công ty Kinh Đô đến năm 2015. Lƣu Vĩnh Hào (2011), Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre giai đoạn 2011 – 2020, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh, đã đƣa ra cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc trong doanh nghiệp, tác giả đã phân tích môi trƣờng kinh doanh của Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre. Đồng thời đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh và các giải pháp thực hiện chiến lƣợc của Công ty giai đoạn 2011 - 2020. Võ Ngọc Sơn (2013), Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 đến năm 2020, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh và quản lý, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, đã đƣa ra đƣợc cơ sở lý luận về chiến lƣợc và hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả đã phân tích đánh giá chiến lƣợc kinh doanh hiện tại của Công ty Cổ phần Sông Đà 12. Đồng thời, luận văn đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 đến năm 2020. 6
- Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2012), Chiến lược kinh doanh cho Công ty Liên doanh thiết bị viễn thông, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Học Viện Công nghệ Bƣu chính Viễn Thông, đã đƣa ra đƣợc cơ sở lý luận về chiến lƣợc kinh doanh, Phân tích cơ sở xây dựng chiến lƣợc cho Công ty Liên doanh thiết bị viễn thông. Đồng thời, tác giả đã đề xuất chiến lƣợc phát triển kinh doanh cho công ty Liên doanh thiết bị viễn thông trong giai đoạn 2011 – 2016. Đặng Quang Trung (2015), “Bài toán đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp” đăng trên báo điện tử Nhân Dân, đã đề cập đến vai trò của đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp. Đồng thời tác giả cũng cho rằng doanh nghiệp Việt Nam muốn sản xuất đƣợc những sản phẩm chất lƣợng, có giá trị cao, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của đổi mới công nghệ. Cùng với đó là Nhà nƣớc có những hỗ trợ về cơ chế, chính sách, tạo lập một môi trƣờng thể chế lành mạnh và minh bạch. Có nhƣ vậy thì tiến trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam mới thành công, nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia. Đinh Quang Hải (2014), “Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao (Saigon Hi-Tech Park Incubation Center), 2007, Sáu bước để đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” đăng trên báo Sài Gòn Doanh nhân đã đề cập đến sáu bƣớc để đổi mới chiến lƣợc Công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra bài học thành công của các SME trên thế giới. Vũ Mạnh Hùng (2014), “Chiến lược công nghệ của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2014-2019” Luận văn thạc sỹ Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã đƣa ra cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc trong doanh nghiệp, tác giả đã phân tích môi trƣờng kinh doanh của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vincem). Đồng thời đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh và các giải pháp thực hiện chiến lƣợc của Vicem giai đoạn 2014 - 2019. 7
- Lƣu Hữu Đức (2015), “Xây dựng chiến lược cho Công ty VIWASEEN.7” Luận văn thạc sỹ Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã đƣa ra cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc trong doanh nghiệp, tác giả đã phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty VIWASEEN.7 giai đoạn 2009-2014. Đồng thời đƣa ra chiến lƣợc công nghệ và các giải pháp thực hiện chiến lƣợc của Công ty. Tất cả các đề tài nghiên cứu và các bài viết trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh của chiến lƣợc công nghệ nói chung và chiến lƣợc công nghệ dành cho doanh nghiệp nói riêng nhƣng chƣa có đề tài, đề án nói về chiến lƣợc công nghệ cho EVNNPT. Vì vậy, việc nghiên cứu “Xây dựng chiến lƣợc công nghệ cho EVNNPT” là một nghiên cứu mới không trùng lặp với các nghiên cứu trƣớc đây. Luận văn đã thể hiện đƣợc các điểm mới đó là: Tập trung nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc công nghệ cụ thể cho một đơn vị kinh doanh cụ thể là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia. Bên cạnh đó, luận văn đã đề xuất các phƣơng án xây dựng chiến lƣợc công nghệ phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp trong môi trƣờng kinh doanh hiện tại cũng nhƣ định hƣớng phát triển của Tổng công ty trong tƣơng lai khi các điều kiện về môi trƣờng kinh doanh có sự biến đổi. 1.2. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc và chiến lƣợc công nghệ 1.2.1. Khái niệm về chiến lược Theo PGS.TS Hoàng Văn Hải, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Quản trị chiến lƣợc, NXB Đại học Quốc gia Hà nội - năm 2010, đã định nghĩa: “Chiến lược là chuỗi các quyết định nhằm định hướng phát triển và tạo ra thay đổi về chất bên trong doanh nghiệp”. Theo nhà nghiên cứu Wuyliam F.Glueck: “Chiến lược là 1 kế hoạch thống nhất, toàn diện và phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng những mục tiêu cơ bản của tổ chức đạt được thành tựu”. 8
- Theo GS Jame B.Quin, ĐH Dartmouth: “Chiến lược là mẫu hình hoặc kế hoạch của 1 tổ chức để phối hợp những mục tiêu chủ đạo, các chính sách và thứ tự hành động trong 1 tổng thể thống nhất”. Theo Alfred Chandler, ĐH Harvard: “Chiến lược là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của 1 tổ chức và thực hiện chương trình hành động ấy cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu”. Theo quan niệm truyền thống, chiến lƣợc đƣợc xem nhƣ là 1 kế hoạch tổng thể, dài hạn của 1 tổ chức nhằm đạt tới các mục tiêu lâu dài. Nhƣ vậy, trong luận văn này chiến lƣợc đƣợc hiểu là chƣơng trình hành động, kế hoạch hành động đƣợc thiết kế để đạt đƣợc một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đƣờng đạt đến các mục tiêu đó. Nhƣ vậy một chiến lƣợc phải giải quyết tổng hợp các vấn đề sau: - Xác định chính xác mục tiêu cần đạt. - Xác định con đƣờng hay phƣơng thức để đạt mục tiêu. - Định hƣớng phân bổ nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu lựa chọn. Trong ba yếu tố này, cần chú ý, nguồn lực là có hạn và nhiệm vụ của chiến lƣợc là tìm ra phƣơng thức sử dụng các nguồn lực sao cho nó có thể đạt đƣợc mục tiêu một cách hiệu quả nhất. 1.2.2. Khái niệm về công nghệ và chiến lược công nghệ 1.2.2.1. Khái niệm về công nghệ: Theo Cẩm nang chuyển giao công nghệ, Bộ Khoa học Công nghệ, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2001 và Luật Chuyển giao Công nghệ, Số 80/2006/QH11, 2006, định nghĩa: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”. Công nghệ xuất hiện đồng thời với sự hình thành xã hội loài ngƣời. Từ “Công nghệ” xuất phát từ chữ Hy Lạp (τεκηνε - Tekhne) có nghĩa là một công nghệ hay một kỹ năng và (λογοσ - logos) có nghĩa là một khoa học, hay sự 9
- nghiên cứu. Trong tiếng Anh, Pháp thuật ngữ “công nghệ” (technology, technologie) có nghĩa là khoa học về kỹ thuật hay sự nghiên cứu có hệ thống về kỹ thuật - thƣờng đƣợc gọi là công nghệ học. Ở Việt Nam, cho đến nay “công nghệ” thƣờng đƣợc hiểu là quá trình tiến hành một công đoạn sản xuất là thiết bị để thực hiện một công việc (do đó công nghệ thƣờng là tính từ của cụm thuật ngữ nhƣ: qui trình công nghệ, thiết bị công nghệ, dây chuyền công nghệ). Theo những quan niệm này, công nghệ chỉ liên quan đến sản xuất vật chất. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm “công nghệ” đƣợc mở rộng hơn trong mọi lĩnh vực. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khởi đầu từ Mỹ rồi Tây Âu đã sử dụng thuật ngữ “công nghệ” để chỉ các hoạt động ở mọi lĩnh vực, các hoạt động này áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng dụng nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động của con ngƣời. Khái niệm công nghệ này dần dần đƣợc chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Các bộ phận cấu thành một công nghệ Hình 1.1: Bốn thành phần công nghệ (Nguồn: Nawaz Sharif, 1986, Hướng dẫn tham khảo xây dựng và quy hoạch chiến lược công nghệ (Technology policy formulation and planning: a reference manual)) 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 444 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 373 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 273 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 281 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 281 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 242 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 243 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 171 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 140 | 18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn