Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển Công ty Dược Sài Gòn đến năm 2020
lượt xem 13
download
Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Đánh giá tình hình vĩ mô và hiện trạng hoạt động của Công ty dược Sài Gòn, chỉ ra cơ hội và những mối đe dọa mà công ty cần né tránh hoặc giảm thiểu khi phát triển chiến lược; hoạch định chiến lược phát triển đến năm 2020; đưa ra các đề xuất hướng giải pháp thực hiện chiến lược.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển Công ty Dược Sài Gòn đến năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- LƯƠNG PHAN CHƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY DƯỢC SÀI GÒN ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành : 60340102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN PHÚ TỤ TP. HỒ CHÍ MINH, 2013
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS Nguyễn Phú Tụ Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM ngày 24 tháng 04 năm 2013 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: 1. TS. Trương Quang Dũng. 2. TS. Nguyễn Hải Quang. 3. TS. Trần Anh Minh. 4. TS. Đặng Thanh Vũ. 5. TS. Nguyễn Văn Dũng. Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
- TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH - ĐTSĐH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm.... NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: LƯƠNG PHAN CHƯƠNG. ........................................................ Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 09/02/1988..................................................................Nơi sinh: Bình Định Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh................................................................ MSHV:1184011019 I- TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng chiến lược phát triển Công ty Dược Sài Gòn đến năm 2020 II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Thực hiện nghiêm túc theo quy trình nghiên cứu, nghiên cứu các kết quả chính xác và đảm bảo đúng thời gian quy định trong tiến trình thực hiện luận văn. Kết thúc nghiên cứu, luận văn cần giải quyết được các vấn đề sau: Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Công ty Dược Sài Gòn, xác định điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức đối với công ty trong hoạt động kinh doanh. Phân, tích đánh giá môi trường bên ngoài, đối thủ cạnh tranh và trên cơ sở lý luận và các ma trận chiến lược, luận văn đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển Công ty Dược Sài Gòn đến năm 2020. III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 24/06/2012 IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/03/2013 V- GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô trường Đại Học Kỹ thuật Công nghệ TPHCM và quý Anh/Chị ở Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn. Đầu tiên, tôi xin kính gửi lời cám ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô trường Đại Học Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, Ban lãnh đạo Công ty Dược Sài Gòn, tất cả các Anh/Chị bộ phận kinh doanh, bộ phận tài chính kế toán, phòng kinh doanh – tiếp thị, phòng Thư ký – Trợ lý, … các tổ chức, cá nhân đã truyền đạt kiến thức, cung cấp tài liệu cần thiết cùng với những góp ý chân thành giúp tôi hoàn thành bài luận văn này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Phú Tụ đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Và tôi cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của Quý thầy cô và các bạn. Trân trọng. Học viên thực hiện Luận văn Lương Phan Chương Lớp Cao Học 11SQT11 Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM
- iii TÓM TẮT Trước đây, các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là nhiều công ty quốc doanh vẫn chưa quen với khái niệm chiến lược và công tác hoạch định chiến lược. Điều này dẫn đến tình trạng các công ty hoạt động thiếu định hướng, không có một kế hoạch cụ thể rõ ràng, gây nên tình trạng phát triển không đồng bộ, dẫn tới thua lỗ hoặc kết quả kinh doanh không khả quan. Cho đến những năm gần đây, việc hoạch định chiến lược đã dần được phổ biến và trở thành một thói quen của các doanh nghiệp. Họ đã biết đặt ra những mục tiêu, vạch đường lối để công ty phát triển. Việc hoạch định một chiến lược phát triển không phải là một thuật ngữ mới hay quá xa lạ với các doanh nghiệp. Thực tế, các doanh nghiệp trong nước đều đã và đang nắm trong tay đường lối của riêng mình. Tuy nhiên, những chiến lược trên phần lớn chỉ mang tính chất tự phát, các doanh nghiệp gần như chỉ nhắm vào các mục tiêu ngắn hạn mà không định hướng một cách dài hạn cho công ty. Chính vì vậy, những chiến lược phát triển cần phải nhanh chóng được thiết lập. Và vì thế mà tác giả đã chọn đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển công ty dược Sài Gòn đến năm 2020” trong bài luận văn của mình. Luận văn được tiến hành qua ba bước: Thứ nhất là giới thiệu về chiến lược và cách xây dựng chiến lược. Tại bước này, tác giả đã khái quát về một chiến lược là như thế nào, tầm quan trọng cũng như các yếu tố cấu thành nên sự thành công của một chiến lược phát triển. Dù tại bất cứ lĩnh vực hay đối tượng nào đi nữa, các bước xây dựng một chiến lược vẫn mang những nét đặc thù cơ bản đó là: hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, và điều chỉnh. Lồng vào đó là những mô hình phân tích, ma trận hoạch định nhằm để củng cố hơn các luận điểm mà tác giả nêu lên. Khung chiến lược này sẽ là trục liên kết chính của toàn bộ luận văn. Thứ hai, tác giả nêu lên thực trạng của công ty Dược Sài Gòn và qua đó sẽ tiến hành sử dụng kỹ thuât phân tích tổng hợp với ma trận đánh giá các yếu tố bên trong để đưa ra luận điểm của mình. Ma trận này cũng chính là kết quả của toàn bộ bước 2. Kết quả sau khi phân tích cho thấy tình hình hiện trạng của công ty khá
- iv mạnh về cơ sở hạ tầng nền tảng, một số giải pháp quản lý tồn kho tỏ ra có hiệu quả, tuy nhiên phần quản lý chi phí và nguồn nhân lực lại mang nhiều nguy cơ bất lợi, đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển của Sapharco vì mang tính dài hạn trong việc thực thi và cải tổ. Cuối cùng, để lên khung chiến lược, các mô hình phân tích tiếp tục được tác giả sử dụng dựa trên những số liệu thứ cấp từ nhiều nguồn đáng tin cậy. Với những gì đã phân tích, kết quả là có khá nhiều cơ hội để phát triển công ty, đồng thời cũng tồn tại nhiều thách thức chủ yếu đến từ các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh về lĩnh vực này cũng đang có những hướng đi tích cực nhằm phát triển mạnh công ty của họ và điều này khiến cuộc đua trong lĩnh vực dược phẩm trở nên khắc nghiệt hơn. Căn cứ theo những kết quả có được từ việc phân tích, một chuỗi các chiến lược đã được đưa ra và lựa chọn. Kết quả là Sapharco sẽ thực hiện ba chiến lược phát triển của mình đó là: Xâm nhập thị trường: Sapharco sẽ đi sâu vào chất lượng sẵn có qua việc: tăng cường phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, cải tạo nguồn nhân lực và ứng dụng hệ thống công nghệ mới nhất. Kết hợp về phía trước: Chiến lược này giúp Sapharco củng cố mạnh hơn đầu ra bằng cách liên kết hợp tác với các đại lý, quầy thuốc tư nhân. Thu hẹp bớt hoạt động: Khắc phục các điểm yếu nội tại bằng cách lên kế hoạch cắt giảm. Sau khi các chiến lược đã được lựa chọn, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp chủ yếu để việc thực thi chiến lược được dễ dàng, tăng tính khả thi.
- v ABSTRACT Before, there are many local bussiness, goverment companies, that didn’t know how to use the strategy and planning. This caused many companies don’t have target, specific plans. It made them develop lowly, caused loss, or disappointed results. Until now, planning is more popular like a habit of companies. They knew creating a target, planning to develope. Moreover, they also updated many new methods, new development strategies of the world. Strategy Planning is not a new and strange word. At last time, local companies also owned a or joined into a . However, it weren’t created purposely. Companies didn’t know about that; if they knew, they couldn’t know how to control it. So, they have to build the strategy. Therefore, I decided to make “Building development Strategy of Saigon Pharmaceutical Company to 2020”. The essay includes 3 steps: First step, introducing about and how to build a Pharmaceutical Strategy. At this step, I made a summary about theory, the importance of factors that help to build a successful strategy, after that is strategic theories. With all objects, building a strategy include 4 basic steps: Planning, Organizing, Doing and Controling; with analysis models such as: IFE matrix, EFE matrix, SWOT matrix and QSPM Matrix. Second step, I reported about the current of Saigon Pharmaceutical Company. After that, I discussed my point of view through IFE Matrix. This matrix was the result of second step. The result showed that: the current of Company has a strong infrastructure, some inventory management methods were effective, but cost and human resource management has many problems. These are factors that has many influence on a because it lose much time to change and improve. Final step, to creating a strategy, I continued to use analysis matrixes that founded on trusty data sources. Result showed that: there were many opportunities to develop the Sapharco’s , but there were also many threats from local and foreign
- vi competitors. Besides, competitors were building a way to develope their . It caused the compete was harder. From the analysis result, I chose some strategies: Make inroad into market: Sapharco will focus on the quality of current Supply Channel by: increasing building infrastructure for , improving human resource and applying the best technology systems. Forward integration: This strategy will increase output by integrating and cooperate with agencies, pharmacies. Reducing operation: Solving problems by plans of reducing. After that, I put forward some solutions to increase possibility and make the strategies easier. Final conclusion besides a summary of the research results in the contents of the thesis , the author also shows the limitations of research topics and research directions.
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT ................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................x DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ xi LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH DƯỢC PHẨM ........................................................................................................................5 1.1. Khái niệm chiến lược: ..........................................................................................5 1.2. Hoạch định quy trình chiến lược: ........................................................................6 1.2.1. Mô hình PEST: ...........................................................................................7 1.2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài: ......................................................8 1.2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong: ......................................................9 1.2.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh: ....................................................................11 1.2.5. Phân tích mô hình SWOT: .......................................................................12 1.2.6. Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng QSPM: .............13 1.3. Tầm quan trọng của hoạch định chiến lược trong việc phát triển công ty dược Sài Gòn: .....................................................................................................................14 CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY DƯỢC SÀI GÒN 2008 – 2011 ...............................................................................................................17 2.1. Tổng quan về Công ty dược Sài Gòn - Sapharco: .............................................17 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:...............................................17 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và sơ đồ bộ máy tổ chức: ......18 2.1.3. Nguồn nhân lực: .......................................................................................18 2.1.4. Tình hình tài chính: ..................................................................................19 2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của SPC: ...............................................21 2.3. Kết luận: .............................................................................................................23 2.4. Phân tích môi trường bên ngoài - P.E.S.T: ........................................................24 2.4.1. Thể chế chính trị - pháp luật: ....................................................................24 2.4.2. Kinh tế: .....................................................................................................27 2.4.2.1. Tình hình kinh tế vĩ mô: ..................................................................27 2.4.2.2. Tình hình thị trường Dược phẩm: ...................................................28 2.4.3. Xã hội: ......................................................................................................30 2.4.4. Sự phát triển của công nghệ trong lĩnh vực dược phẩm: ..........................32 2.4.5. Ma trận đánh giá các yêu tố bên ngoài: ....................................................32 2.5. Phân tích môi trường cạnh tranh: ......................................................................34 2.5.1. Công ty CP Dược Hậu Giang: ..................................................................34 2.5.1.1. Tổng quan công ty: ..........................................................................34 2.5.1.2. Chiến lược phát triển của Công ty Dược Hậu Giang: .....................35
- viii 2.5.1.3. Phân tích mô hình SWOT của Dược Hậu Giang: ...........................35 2.5.2. Công ty CP Dược phẩm Imexpharm: .......................................................36 2.5.2.1. Tổng quan công ty: ..........................................................................36 2.5.2.2. Chiến lược phát triển của Imexpharm: ............................................36 2.5.2.3. Phân tích mô hình SWOT của Imexpharm: ....................................37 2.5.3. Đối thủ tiềm ẩn trong lĩnh vực dược phẩm: .............................................38 2.5.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh: ....................................................................38 CHƯƠNG 3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN & ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC THI CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY DƯỢC SÀI GÒN ĐẾN NĂM 2020 ......................................................................................................................42 3.1. Chiến lược phát triển của Công ty Dược Sài Gòn đến năm 2020: ....................42 3.1.1. Tầm nhìn và sứ mệnh của Sapharco: ........................................................42 3.1.2. Chiến lược phát triển dựa trên phân tích SWOT: .....................................43 3.1.3. Sử dụng ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp: .......45 3.1.4. Lựa chọn chiến lược: ................................................................................51 3.1.5. Kết luận: ...................................................................................................52 3.2. Một số giải pháp hỗ trợ việc thực thi chiến lược phát triển của công ty Dược Sài Gòn: .....................................................................................................................52 3.2.1. Xây dựng bản đồ chiến lược cấp tổ chức: ................................................52 3.2.2. Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng – Balance Score Card BSC: .......56 3.3. Một số đề xuất thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường: ..............................58 3.3.1. Cải tiến mô hình nhà thuốc bán lẻ SPG Pharmacy: .................................58 3.3.1.1. Mô hình SPG pharmacy hiện tại: ....................................................59 3.3.1.2. Đề xuất mô hình SPG pharmacy tương lai: ....................................60 3.3.2. Phát triển sản phẩm tự doanh mang thương hiệu Sapharco: ....................61 3.3.3. Đầu tư phát triển trung tâm phân phối từ Tổng kho quận 9: ....................62 3.4. Một số đề xuất thực hiện chiến lược kết hợp về phía trước: .............................62 3.4.1. Tăng cường thực hiện sáp nhập và chuyển đổi đại lý: .............................62 3.4.2. Thu hút đầu tư hợp tác từ các đối tác: ......................................................63 3.5. Một số đề xuất thực hiện chiến lược thu hẹp bớt hoạt động: ............................64 3.5.1. Cắt giảm tồn kho: .....................................................................................64 3.5.2. Ứng dụng Mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng SCOR: ..........................65 KẾT LUẬN ...............................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................68
- ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế SPC : Saigon Pharmaceutical Company TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh GMP : Good Manufacturing Practices. GLP : Good Laboratory Practices. GSP : Good Storage Practices. GDP : Good Distribution Practices. GPP : Good Pharmacy Practices. QSPM : Quantitative Strategic Planning Matrix. EFE : External Factor Evaluation. IFE : Internal Factor Evaluation. WTO : World Trade Organization. ROI : Return on Investment. ROA : Return on Assets. ROS : Return on Sales. ERP : Enterprise resource planning. BMI : Business Monitor International. CAGR : Compound Annual Growth Rate, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm. USD : Đơn vị tiền tệ của Mỹ. VND : Đơn vị tiền tệ của Việt Nam. FDI : Foreign Direct Investment. NHNN : Ngân hàng nhà nước. UN Comtrade : Tổ chức thống kê thương mại hàng hóa thế giới. CRM : Customer Relationship Managerment.
- x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 : Khung phân tích hình thành chiến lược. ............................................. 07 Bảng 2.1 : So sánh tỷ số tài chính của Sapharco. ................................................. 19 Bảng 2.2 : Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) của công ty Sapharco. ................. 22 Bảng 2.3 : Mô hình SWOT về môi trường chính trị vĩ mô tác động đến ............ 26 Bảng 2.4 : Kinh tế vĩ mô của Việt Nam được tổng hợp qua mô hình ................. 27 Bảng 2.5 : Doanh thu thị trường dược phẩm 2007 – 2012 dự kiến 2016. ............ 28 Bảng 2.6 : Mô hình SWOT về yếu tố xã hội tại Việt Nam................................... 31 Bảng 2.7 : Ma trận các yếu tố bên ngoài (IFE) của công ty Sapharco ................. 33 Bảng 2.8 : Mô hình SWOT của Dược Hậu Giang. ............................................... 35 Bảng 2.9 : Mô hình SWOT của Imexpharm. ........................................................ 37 Bảng 2.10 : Ma trận hình ảnh cạnh tranh. ............................................................... 40 Bảng 3.1 : Ma trận QSPM nhóm chiến lược phát triển. ....................................... 46 Bảng 3.2 : Ma trận QSPM nhóm chiến lược kết hợp. .......................................... 48 Bảng 3.3 : Ma trận QSPM nhóm chiến lược cải thiện điểm yếu. ......................... 50 Bảng 3.4 : Thẻ điểm cân bằng cấp 1 của Sapharco. ............................................. 57
- xi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 : Biểu đồ doanh thu thị trường dược phẩm Việt Nam 2007 -2012 ....... 29 Hình 2.2 : Biểu đồ dân số Việt Nam 2009. .......................................................... 31 Hình 3.1 : Bản đồ chiến lược phát triển chuỗi cung ứng cấp tổ chức của .......... 55
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Dược là một trong những ngành có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội, do vậy việc điều tiết giá thuốc sao cho cân bằng và hợp lý luôn là mối quan tâm lớn của người dân. Nếu giá thuốc tăng cao, không những ảnh hưởng đến kinh tế mà còn tác động xấu đến xã hội, người nghèo sẽ không đủ tiền để chữa trị, nhà nước sẽ bị thất thoát một khoảng tiền rất lớn để BHYT cho người dân, tuy nhiên đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là những người không có BHYT. Một hệ thống quản lý lưu thông hàng hóa dược phẩm thuận lợi sẽ giúp các công ty Dược tăng trưởng về lợi nhuận thông qua việc tối thiểu chi phí, hệ thống này nếu được vận hành một cách trơn tru sẽ cắt giảm phần lớn chi phí, điều tiết lại cung cầu, tối ưu hóa hiệu quả quản lý hàng tồn kho, ngăn ngừa những trường hợp bắt buộc tiêu hủy hàng hóa không đáng có, cũng như giảm thiểu cạnh tranh giữa các công ty nội địa, từ đó giá cả sẽ không có cơ hội tăng lên bởi các nguyên nhân như: phải qua nhiều tầng trung gian, hay tăng giá để bù chi phí mất mát… Chiến lược phát triển kinh doanh dược phẩm là hệ thống tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ. Hoạt động phân phối hàng hóa thuận lợi sẽ làm chuyển đổi các nguồn nguyên, nhiên liệu và những thành phần khác thành một sản phẩm hoàn chỉnh được chuyển đến tay khách hàng cuối cùng. Sâu bên trong một hoạt động này, các sản phẩm đã qua sử dụng vẫn có thể tái tham gia vào quá trình phân phối ở bất kỳ công đoạn nào mà tại đó chúng vẫn còn có giá trị. Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn – Sapharco là một công ty lớn gồm 18 công ty thành viên hoạt động theo mô hình mẹ - con, chiếm 30% thị phần khu vực Tp. HCM. Bên cạnh việc là nhà phân phối nhập khẩu ủy thác trên phạm vi cả nước, công ty còn hoạt động rất nhiều lĩnh vực liên quan đến dược như logistic, tổ chức sự kiện – hội thảo dược, kinh doanh thực phẩm chức năng, có mối quan hệ tốt với rất nhiều đối tác trong và ngoài nước như: Abbott Hoa Kỳ, Sanofi – aventis, Zuellig
- 2 Pharma, Vitabiotis, Meyer Healthcare, Stada Việt Nam…Do vậy, mỗi động thái của công ty sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường dược của thành phố. Với tầm ảnh hưởng và vị thế quan trọng trên thị trường dược khu vực Tp.HCM, chiến lược phát triển hệ thống kinh doanh dược phẩm hoàn hảo nếu được thực hiện sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành dược nói chung và cho công ty nói riêng. Nếu như việc hoạch định chiến lược phát triển cho công ty dược Sài Gòn - Sapharco được hoàn thành một cách hoàn hảo, quá trình phân phối sẽ tiết chế lượng hàng hóa và chủng loại sản phẩm mà các doanh nghiệp đổ vào thị trường, sẽ không còn những sản phẩm trùng lặp mà chỉ có các sản phẩm chiến lược được người bệnh chấp nhận, các doanh nghiệp dược sẽ phải tập trung khai thác thế mạnh của mình, cập nhật các công thức mới, hoạt chất mới. Thị trường dược trong nước sẽ hoạt động tích cực hơn và năng động hơn. Chính vì những mục đích như vậy mà đề tài luận văn “Xây dựng chiến lược phát triển Công ty Dược Sài Gòn đến năm 2020” được thực hiện. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tình hình kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam. Chiến lược phát triển của Công ty dược Sài Gòn. - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hoạch định chiến lược để phát triển Công ty Dược Sài Gòn. - Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu chiến lược phát triển của Công ty Dược Sài Gòn trên địa bàn tại Tp.HCM. - Phạm vi thời gian: Chiến lược được xây dựng đến năm 2020. 3. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá tình hình vĩ mô và hiện trạng hoạt động của công ty dược Sài Gòn, chỉ ra cơ hội và những mối đe dọa mà công ty cần né tránh hoặc giảm thiểu khi phát triển chiến lược.
- 3 - Hoạch định chiến lược phát triển đến năm 2020. - Đưa ra các đề xuất hướng giải pháp thực hiện chiến lược. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thu thập cả nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp. Thông tin thứ cấp: là thông tin thị trường, thông tin đối thủ cạnh tranh do các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm cung cấp và thông tin thu thập từ các báo cáo, báo – tạp chí chuyên ngành, các bản báo cáo thống kê từ cơ quan quản lý nhà nước. Thông tin sơ cấp: là thông tin tác giả thu thập được từ kết quả phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua phiếu trả lời câu hỏi (Chi tiết phiếu trả lời câu hỏi được nêu trong phụ lục 2 và phụ lục 3). Đối tượng phỏng vấn là những nhà quản lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, đã từng hoặc đang công tác tại các công ty Dược lớn trong và ngoài nước. Nghiên cứu định tính: Kết quả phỏng vấn, phiếu khảo sát được tính toán, phân tích, biện luận, lượt bỏ những dữ liệu rác, từ đó xác định giá trị trọng số các tiêu chí đưa ra phỏng vấn (chi tiết được nêu trong phụ lục 1). 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu mang đến một số ý nghĩa sau: Thứ nhất, giúp nhà quản lý nhìn nhận được tầm quan trọng, tính cấp thiết của ngành dược phẩm. Hiểu rõ hơn vai trò của công ty trong toàn bộ hệ thống mẹ - con để từ đó những giải pháp toàn diện mang tính gắn kết hơn. Thứ hai, chiến lược phát triển giúp công ty biết rõ hơn những gì cần phải làm để có thể nắm bắt và điều khiển được hoạt động kinh doanh của mình. Chiến lươc phát triển không chỉ đơn thuần là đầu tư cơ sở vật chất để tạo dựng một hệ thống kinh doanh hoàn hảo mà còn là cả một quá trình cải tổ công ty cả bên trong lẫn bên ngoài. Từ đó giúp công ty tận dụng hết tất cả mọi điểm mạnh nội tại để khắc phục
- 4 các điểm yếu, đón đầu cơ hội và hạn chế thách thức, xây dựng nên một công ty dược thành công cả mặt “chất” và “lượng”. Thứ ba, giúp công ty có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh dược phẩm. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, một hệ thống kinh doanh dược phẩm hoàn hảo nếu được phát triển toàn diện sẽ mang lại những lợi ích xã hội to lớn, khắc phục nhiều vấn đề tiêu cực, và cũng phù hợp với định hướng phát triển chung của toàn ngành.
- 5 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH DƯỢC PHẨM 1.1.Khái niệm chiến lược: Theo nghĩa thông thường, chiến lược (xuất phát từ gốc từ Hy Lạp là strategos) là một thuật ngữ quân sự được dùng để chỉ kế hoạch dàn trận và phân bố lực lượng với mục tiêu đánh thắng kẻ thù. Carl von Clausewitz - nhà binh pháp của thế kỷ 19 - đã mô tả chiến lược là “lập kế hoạch chiến tranh và hoạch định các chiến dịch tác chiến. Những chiến dịch ấy sẽ quyết định sự tham gia của từng cá nhân”. Gần đây hơn, sử gia Edward Mead Earle đã mô tả chiến lược là “nghệ thuật kiểm soát và dùng nguồn lực của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia nhằm mục đích đảm bảo và gia tăng hiệu quả cho quyền lợi thiết yếu của mình”. Bruce Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập Tập đoàn Tư vấn Boston đã kết nối khái niệm chiến lược với lợi thế cạnh tranh. Henderson viết rằng “Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”. Henderson tin rằng không thể cùng tồn tại hai đối thủ cạnh tranh nếu cách kinh doanh của họ giống hệt nhau. Cần phải tạo ra sự khác biệt mới có thể tồn tại. Michael Porter cũng tán đồng nhận định của Henderson: “Chiến lược cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt. Đó là việc lựa chọn cẩn thận một chuỗi hoạt động khác biệt để tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo”. Vậy chiến lược là gì? Chiến lược là một kế hoạch nhằm đem lại cho tổ chức một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Chiến lược là hiểu được mục tiêu của những việc bạn đang làm và tập trung vào việc lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Một chiến lược tốt, được thực hiện hiệu quả sẽ giúp các nhà quản lý và nhân viên mọi cấp xác định mục tiêu, nhận biết phương hướng hành động, góp phần vào sự thành
- 6 công của tổ chức. Trái lại, một tổ chức không có chiến lược rõ ràng chẳng khác nào con thuyền không người lái. 1.2.Hoạch định quy trình chiến lược: Quy trình chiến lược là một tập hợp các hoạt động biến đầu vào thành đầu ra. Chiến lược được lập dựa trên nhiệm vụ của công ty. Nhiệm vụ này xác định mục tiêu và những gì cần làm cho khách hàng cũng như những thành phần liên quan khác. Căn cứ vào nhiệm vụ này, cấp lãnh đạo sẽ định ra các mục tiêu. Những mục tiêu này là biểu hiện rõ ràng cho nhiệm vụ của tổ chức và được dùng để lập kế hoạch hành động và đánh giá quy trình. Thông thường, việc lập chiến lược bắt đầu bằng cách nghiên cứu rộng rãi và phân tích, đồng thời thực hiện một quy trình mà thông qua đó cấp lãnh đạo nhận biết được những vấn đề ưu tiên hàng đầu mà tổ chức cần giải quyết để thành công về lâu dài. Lập chiến lược liên quan đến việc thực hiện công việc phù hợp của các nhà điều hành. Thực hiện chiến lược liên quan đến việc thực hiện công việc đúng quy trình của toàn tổ chức. Cả nhà điều hành và quản lý cấp thấp hơn phải tập trung cao độ vào việc thực hiện chiến lược, vì ngay cả một chiến lược tuyệt vời cũng trở nên vô nghĩa nếu không được thực hiện đúng cách. Các kỹ thuật quan trọng để hình thành một chiến lược có thể được hợp nhất thành một quy trình ra quyết định gồm 3 giai đoạn. Các công cụ sử dụng cho quy trình này có thể áp dụng cho tất cả các quy mô và loại tổ chức và có thể giúp cho các chiến lược gia xác định, đánh giá và chọn lựa các chiến lược.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 444 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 373 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 273 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 281 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 281 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 242 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 243 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 171 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 145 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn