Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học: Chính sách Trung Đông của Liên bang Nga, giai đoạn 2000 - 2015
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích và làm sáng tỏ các mục tiêu, chủ trương và biện pháp của Liên bang Nga trong thực thi chính sách đối ngoại đối với khu vực Trung Đông; đồng thời chỉ ra những tác động của chính sách đến tình hình khu vực, tình hình Nga và quan hệ của Nga với các nước trong khu vực, cũng như tác động đến tình hình thế giới. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học: Chính sách Trung Đông của Liên bang Nga, giai đoạn 2000 - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------- NGUYỄN HUY ANH TUẤN CHÍNH SÁCH TRUNG ĐÔNG CỦA LIÊN BANG NGA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quốc tế học Mã số: 60 31 02 06 ẫn: PS Nguyễ h Thủy Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN CẢNH TOÀN Hà Nội - 2015
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 7 6. Đóng góp khoa học của luận văn ............................................................... 7 7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 8 CHƢƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHÍNH SÁCH TRUNG ĐÔNGCỦA LIÊN BANG NGA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 ........................ 9 1.1. Tình hình thế giới và khu vực Trung Đông trong 15 năm đầu thế kỷ XXI.................................................................................................................... 9 1.1.1. Tình hình thế giới .................................................................................. 9 1.1.2. Tình hình khu vực Trung Đông .......................................................... 12 1.2. Tình hình Liên bang Nga và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga thời gian gần đây ........................................................................................... 18 1.2.1. Tình hình Liên bang Nga .................................................................... 18 1.2.2. Chínhsách đối ngoạicủa Nga từ năm 2000 trở lại đây ...................... 21 1.2.3. Quan hệ của Liên bang Nga đối với khu vực Trung Đông trước năm 2000......................................................................................................... 24 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 30 CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH CỦA NGA Ở TRUNG ĐÔNGVÀ QUAN HỆ CỦA NGA VỚI MỘT SỐ NƢỚC TRONG KHU VỰC.....................32 2.1. Mục tiêu và chủ trƣơng chính sách ...................................................... 32 2.2. Biện pháp triển khai............................................................................... 33 2.2.1. Về chính trị - ngoại giao ...................................................................... 33 1
- 2.2.2. Về năng lượng ...................................................................................... 40 2.2.3. Về kinh tế, thương mại ........................................................................ 41 2.2.4. Về quốc phòng - an ninh ..................................................................... 43 2.3. Quan hệ của Nga với một số nƣớc trong khu vực ............................... 46 2.3.1. Quan hệ Nga - Iran .............................................................................. 46 2.3.2. Quan hệ Nga - Syria............................................................................ 56 2.3.3. Quan hệ Nga - Israel............................................................................ 64 2.3.4. Quan hệ Nga - Iraq .............................................................................. 71 2.3.5. Quan hệ Nga -Saudi Arabia ................................................................ 76 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 80 CHƢƠNG 3: NHỮNG TÁC ĐỘNG VÀ DỰ BÁO CHÍNH SÁCH TRUNG ĐÔNG CỦA LIÊN BANG NGA TRONG THỜI GIAN TỚI ... 82 3.1. Những tác động đối với Liên bang Nga và khu vực Trung Đông ..... 82 3.1.1. Đối với Nga ........................................................................................... 82 3.1.2. Đối với quan hệ của Nga với khu vực Trung Đông ........................... 94 3.1.3. Đối với khu vực Trung Đông ............................................................... 98 3.2. Dự báo xu hƣớng chính sách của Nga đối với Trung Đông ............. 103 3.2.1. Một số yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động .................................. 103 3.2.2. Dự báo về xu hướng chính sách của Nga đối với khu vực Trung Đông trong thời gian tới .............................................................................. 113 KẾT LUẬN .................................................................................................. 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 123 2
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT European Union EU Liên minh châu Âu Gulf Co-operation Council GCC Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh Gross Domestic Product GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐBA Hội đồng Bảo an International Atomic Energy Agency IAEA Cơ quan Năng lƣợng Nguyên tử Quốc tế Islamic State IS Tổ chức Nhà nƣớc Hồi giáo (tự xƣng) Communist Party of the Russian Federation KPRF Đảng Cộng sản Liên bang Nga LHQ Liên hợp quốc North Atlantic Treaty Organization NATO Khối Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng National Iranian Oil Company NIOC Công ty dầu khí quốc gia Iran Организация Договора о Коллективной Безопасности ODKB Tổ chức Hiệp ƣớc An ninh Tập thể Organisation of Islamic Cooperation OIC Tổ chức Hợp tác Hồi giáo Organization of Petroleum Exporting Countries OPEC Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu lửa Shanghai Cooperation Organisation SCO Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải Stockholm International Peace Research Institute SIPRI Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Xtốckhôm SNG Cộng đồng các quốc gia độc lập United Ả-rập Emirates UAE Các Tiểu Vƣơng quốc Ả-rập Thống nhất Unmanned aerial vehicle UAV Máy bay không ngƣời lái United States Dollar USD Đô-la Mỹ World Bank WB Ngân hàng Thế giới 3
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trung Đông là khu vực có vị trí địa chiến lƣợc quan trọng, tiếp giáp 3 châu lục là châu Á, châu Âu và châu Phi. Từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, Trung Đông luôn đƣợc biết đến nhƣ là một khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là về dầu mỏ, với trữ lƣợng chiếm gần 2/3 tổng trữ lƣợng đã đƣợc phát hiện của toàn thế giới và sản xuất khoảng 1/3 tổng sản lƣợng toàn cầu. Trung Đông là khu vực sinh sống củanhiều tộc ngƣời; cái nôi của ba tôn giáo lớn nhất thế giới (đạo Kito, đạo Hồi và đạo Do Thái), trong đó đạo Hồi ảnh hƣởng đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội khu vực.Tuy nhiên, Trung Đông cũng đƣợc coi là “lò lửa chiến tranh”khi môi trƣờng an ninh khu vực luôn diễn biến phức tạp, thƣờng trực bấtổn bởitình trạng mâu thuẫnsắc tộc, tôn giáo sâu sắc; chủ nghĩa khủng bố, Hồi giáo cực đoan; vấn đề tội phạm xuyên quốc gia; các điểm nóng và xung đột vũ trang; nạn tham nhũng, tình trạng thất nghiệp, nghèo đói và phân hoá xã hội lớn... Trung Đông luôn thu hút đƣợc sự quan tâm, can dự và cạnh tranh ảnh hƣởng của các cƣờng quốc thế giới nhƣ Mỹ, Nga, Trung Quốc, EU…, trong đó Mỹ luôn đóng vai trò là nhân tố chủ chốt, chi phối tình hình khu vực. Từ khi Tổng thống Putin lên nắm quyền (năm 2000), Liên bang Nga đã dành đƣợc những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực (môi trƣờng chính trị - xã hội trong nƣớc ngày càng ổn định; tiềm năng kinh tế lớn, tốc độ phát triển kinh tế đƣợc duy trì theo hƣớng hiện đại hoá; tiềm lực và sức mạnh quân sự đƣợc củng cố; vị thế, vai trò trên trƣờng quốc tế đƣợc tăng cƣờng), tạo ra những tiền đề mới để khôi phục vị thế cƣờng quốc thế giới của mình. Chính quyền Nga đã và đang có sự triển khai mạnh mẽ chính sách đối ngoại phục vụ mục tiêu khôi phục vị thế cƣờng quốc thế giới. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga ngày càng có ảnh hƣởng lớn đối với trật tự thế giới đa cực đang hình thành. 4
- Giống nhƣ các nƣớc lớn khác, Trung Đông có vị trí địa chiến lƣợc quan trọng trong chính sách khôi phục lại vị thế cƣờng quốc của Liên bang Nga. Giới lãnh đạo Nga luôn coi Trung Đông là một trong những khu vực có vị trí địa chiến lƣợc quan trọng, nơi có một loạt các nhân tố và hội tụ lợi ích chính trị, kinh tế và an ninh mang tính toàn cầu, khu vực và trong thế giới Hồi giáo. Mỗi biến chuyển ở khu vực này có ảnh hƣởng sâu rộng đến môi trƣờng an ninh toàn cầu, trong đó có Nga, bởi vì khu vực này có những mối quan hệ cả trực tiếp và gián tiếp tới lợi ích an ninh, kinh tế và chính trị của Nga. Vậy mục tiêu, chủ trƣơng chính sách Trung Đông của Liên bang Ngalà gì? Chính sách đó đƣợc thể hiện ra sao? Kết quả đạt đƣợc nhƣ thế nào? Có tác động gì đến tình hình khu vực, quốc tế và quan hệ của Nga với Trung Đông? Những nội dung này cho thấy, việc nghiên cứu về “Chính sách Trung Đông của Liên bang Nga, giaiđoạn 2000 - 2015” có ý nghĩa thực tiễn. Nó không chỉ làm rõ nội dung chính sách của Nga đối với khu vực Trung Đông trong giai đoạn 2000-2015, mà còn là luận chứng cơ sở khoa học, giúp chúng ta hiểu rõ thêm về đƣờng lối chính sách đối ngoại của Nga nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trung Đông là một khu vực nhiều tiềm năng nhƣng đầy bất ổn, còn Nga lại là nƣớc lớn đang tìm lại vị thế cƣờng quốc thế giới, nên cả Trung Đông và Nga nói chung, cũng nhƣ chính sách đối ngoại của Nga nói riêng đối với khu vực Trung Đông luôn dành đƣợc sự quan tâm của giới chuyên gia, nghiên cứu, phân tích Việt Nam và thế giới. Chính sách Trung Đông của Nga đƣợc phản ánh trong các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành“Tạp chí nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông”, “Tạp chí Nghiên cứu châu Âu”... nhƣ: “Chính sách đối ngoại của Nga tại Trung Đông dưới chính quyền Putin-Medvedev” của Lê Duy Thắng-Trần Minh Hùng (Tạp chí nghiên cứu Châu Âu,số tháng 8/2012); “Liên bang Nga 5
- nỗ lực duy trì lợi ích ở Trung Đông” của Vũ Thụy Trang (Tạp chí nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, số tháng 7/2013)... Ngoài ra, một số nội dung của luận văn còn đƣợc thể hiện trong các bài dịch thuật từ nguồn báo chí nƣớc ngoài, đƣợc đăng trên “Tài liệu tham khảo đặc biệt” của Thông Tấn xã Việt Nam nhƣ: “Hai lý do khiến Nga quay trở lại Trung Đông” (Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 246 ngày 11/09/2011);“Nước Nga tại Trung Đông: Sự trở lại của một siêu cường?” (Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 230 ngày 25/8/2012).... Bên cạnh đó là những tài liệu nƣớc ngoài của các học giả quốc tế,với những bài phân tích khá cụ thể, chi tiết nhƣ: “Russia and Middle East Policy: Story of Success and Growing Clout” (Andrei Akulov; http://www.strategic- culture.org); “Russia and the Ả-rập Spring” (Alexey Malashenko; Carnegie Moscow Center, 10/2013); “Russia’s role in the Middle East” (Carleton J.Anderson; The Brookings institution, Brookings DOHA Center, 12/2013); “Middle East policy of Russia” (Center for Middle Eastern Strategic studies; 7/2012); “Russia and the Ả-rập Spring” (Mark N. Katz, Middle East Institute, 4/2012); “Middle East Policy of Russia Under President Medvedev: Strategies, Institutes, Faces” (Oleg Kolobov & Alexander Kornilov; Bilge Strateji, Cilt 2, Say1 4, Bahar 2011); “La Russie et le moyen-Orient: Entre islamisme et occidentalisme” (Andreï P. Tsygankov, La politique étrangère, 01/2013); “La politique russe au Grand Moyen-Orient ou l'art d'être l'amie de tout le monde” (Mark N.Katz, Institut français des relations internationales, Russie. Nei.Visions, n°49, 2010) ; “Russia in the Middle East: Is Putin undertaking a New Strategy?” (Robert O.Freedman, Middle East Institute, Lecture, 02/2005)… Mặc dù chƣa phản ánh đầy đủ, cụ thể và chi tiết về chính sách Trung Đông của Liên bang Nga, nhƣng các nguồn thông tin, tài liệu này là hết sức quý báu, có ý nghĩa gợi mở để ngƣời viết tham khảo, nghiên cứu trong quá trình triển khai thực hiện đề tài luận văn. 6
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích và làm sáng tỏ các mục tiêu, chủ trƣơng và biện pháp của Liên bang Nga trong thực thi chính sách đối ngoại đối với khu vực Trung Đông; đồng thời chỉ ra những tác động của chính sách đến tình hình khu vực, tình hình Nga và quan hệ của Nga với các nƣớc trong khu vực, cũng nhƣ tác động đến tình hình thế giới. - Làm rõ cơ sở thực tiễn chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với khu vực Trung Đông, từ đó đƣa ra những nhận xét, đánh giá cũng nhƣ dự báo về chính sách này trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Chính sách đối ngoại của Nga đối với khu vực Trung Đông và quan hệ của Nga với một số nƣớc trong khu vực. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Trong 15 năm đầu thế kỷ XXI, kể từ khi Putin lên nắm quyền Tổng thống Nga (năm 2000) cho đến năm 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế là phƣơng pháp cơ bản để thực hiện luận văn. Ngoài ra, luận văn vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp lịch sử, phân tích, so sánh, lô-gích, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá tƣ liệu, hệ thống hóa và chuyên gia. 6. Đóng góp khoa học của luận văn - Những vấn đề cấp bách của khu vực Trung Đông trong bối cảnh quốc tế mới hiện nay. - Làm rõ hơn một vài vấn đề về lý luận và thực tiễn trong chính sách đối ngoại của Nga đối với khu vực Trung Đông nói riêng và đƣờng lối đối ngoại của Nga nói chung, trong những năm đầu thế kỷ XXI - Làm rõ những sự điều chỉnh về chính sách Trung Đông của Liên bang Nga, cụ thể là trong giai đoạn 2000 - 2015. 7
- - Có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên chuyên ngành quan hệ quốc tế, cũng nhƣ những độc giả quan tâm. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: CHƢƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHÍNH SÁCH TRUNG ĐÔNG CỦA LIÊN BANG NGA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2015. CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH TRUNG ĐÔNG CỦA NGA VÀ QUAN HỆ CỦA NGA VỚI MỘT SỐ NƢỚC TRONG KHU VỰC CHƢƠNG 3: NHỮNG TÁC ĐỘNG VÀ DỰ BÁO CHÍNH SÁCH TRUNG ĐÔNG CỦA LIÊN BANG NGA TRONG THỜI GIAN TỚI 8
- CHƢƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHÍNH SÁCH TRUNG ĐÔNG CỦA LIÊN BANG NGA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 1.1. Tình hình thế giới và khu vực Trung Đông trong 15 năm đầu thế kỷ XXI 1.1.1. Tình hình thế giới Trong 15 năm đầu thế kỷ XXI, thế giới đã chứng kiến những biến đổi to lớn, sâu sắc, ảnh hƣởng toàn diện và mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống chính trị-xã hội, kinh tế và an ninh-quốc phòng của các khu vực và quốc gia, trong đó có Trung Đông và Liên bang Nga. Hiện nay, thế giới vẫn đang trong thời kỳ chuyển đổi, quá độ sang một trật tự mới, theo hƣớng từ đơn cực sang đa cực. Ở đó, những biến đổi có tính chất đan xen, tác động nhiều chiều, nhiều tuyến lên các mối quan hệ song phƣơng và đa phƣơng của các dân tộc, các quốc gia và khu vực trên thế giới. Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ nét hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhƣng các nƣớc lớn vẫn giữ vai trò chi phối các mối quan hệ quốc tế. Một số cƣờng quốc và trung tâm quyền lực mới nổi lên ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Tƣơng quan lực lƣợng trên thế giới đang có sự thay đổi, ngày càng có lợi cho các lực lƣợng đấu tranh cho một thế giới mới công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nƣớc trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân sinh và tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển. Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh so sánh lực lƣợng trên thế giới thay đổi mạnh mẽ, các nƣớc lớn chú trọng điều chỉnh chiến lƣợc và chính sách đối ngoại theo hƣớng tăng cƣờng quan hệ nhằm phát huy ảnh hƣởng, cạnh tranh lợi ích về mọi mặt và tạo lập vị thế có lợi nhất trong quá trình hình 9
- thành trật tự thế giới mới. Lợi ích quốc gia dân tộc có vị trí nổi trội, quy định mục tiêu, nội dung, phƣơng châm chính sách đối ngoại và cách thức tập hợp lực lƣợng của mỗi nƣớc. Mỹ điều chỉnh, triển khai chiến lƣợc toàn cầu, gần đây là đẩy mạnh chuyển trọng tâm chiến lƣợc sang châu Á-Thái Bình Dƣơng, can dự vào Đông Nam Á, Biển Đông, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và Nga; đẩy mạnh “Diễn biến hòa bình” kết hợp với “bạo loạn lật đổ” và can thiệp quân sự vào nhiều khu vực trên thế giới, nhất là tại không gian hậu Xô-viết và Trung Đông- Bắc Phi, nhằm duy trì vị thế lãnh đạo thế giới. Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (cuối năm 2010); tăng cƣờng can dự, cạnh tranh quyết liệt với Mỹ tại châu Á, châu Phi và Trung Đông; đầu tƣ tăng cƣờng tiềm lực quốc phòng; đẩy mạnh độc chiếm Biển Đông, thực hiện các chiến lƣợckết nối Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng. Sự nổi lên của Trung Quốc làm thay đổi môi trƣờng an ninh thế giới, thu hẹp ảnh hƣởng của các cƣờng quốc khác, nhất là của Mỹ. Do nền kinh tế phục hồi, sức mạnh tổng hợp quốc gia đƣợc nâng lên, Nga từng bƣớc tái khôi phục ảnh hƣởng trên trƣờng quốc tế; đẩy mạnh chính sách đối ngoại thực dụng, cứng rắn, bảo vệ không gian sinh tồn hậu Xô-viết; khôi phục vai trò, mở rộng ảnh hƣởng ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh. Nhật Bản và Ấn Độ chủ động điều chỉnh chiến lƣợc, triển khai chính sách đối ngoại mở rộng, tăng cƣờng vai trò nƣớc lớn, phấn đấu trở thành các cực ở những mặt nhất định của thế giới đa cực... Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với bƣớc tiến nhảy vọt. Các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ, thông tin truyền thông, nhất là internet, đã tác động toàn diện và sâu sắc tới đời sống chính trị, xã hội, kinh tế, an ninh, văn hóa, tôn giáo, dân tộc của các quốc gia. Thế giới gia tăng sự kết nối, phổ biến kiến thức, thông tin, giao thoa văn hóa - xã hội, thông qua các phƣơng tiện thông tin hiện đại... Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhất là 10
- về kinh tế, là xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác phát triển, vừa là quá trình đấu tranh của các nƣớc nhằm bảo vệ các lợi ích quốc gia. Tuy xu thế hòa bình, hợp tác tiếp tục giữ vai trò chủ đạo nhƣng xung đột và chiến tranh cục bộ, khủng bố, bất ổn chính trị, xã hội vẫn diễn ra ở nhiều nơi và diễn biến phức tạp. “Cách mạng màu sắc” diễn ra tại một loạt nƣớc khu vực không gian hậu Xô-viết và lan rộng đến các khu vực khác trên thế giới. “Cách mạng màu sắc” ở Nam Tƣ (năm 2000) dẫn đến sự phân tách Liên bang Nam Tƣ thành nhiều quốc gia (Croatia; Macedonia; Serbia; Montenegro; Bosnia & Herzegovina; Kosovo); “Cách mạng hoa hồng” ở Gruzia (2003); “Cách mạng Cam” ở Ukraina (2004); “Cách mạng hoa Tuy- líp” (2005) và chính biến tháng 4/2010 ở Kyrgyzstan; “Cách mạng dân chủ” ở Uzbekistan (2005); “Cách mạng màu Jeans” (2006); phong trào “Mùa xuân Ả-rập” ở Bắc Phi-Trung Đông (từ đầu 2011); phong trào “Mùa tuyết trắng” ở Nga (cuối 2011, đầu 2012) ; “Cách mạng Ô” ở Hồng Công; bất ổn an ninh ở khu tự trị Tân Cƣơng/Trung Quốc; cuộc khủng hoảng Ukraina hiện nay... Trong bối cảnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu (năm 2008-2009) càng tác động, ảnh hƣởng tiêu cực đến các quốc gia. Thƣơng mại toàn cầu giảm sút nghiêm trọng, đầu tƣ bị cắt giảm; hàng loạt công ty, tập đoàn, ngân hàng, cơ quan tài chính bị phá sản; hàng trăm triệu ngƣời mất việc làm. Thất nghiệp, đình công, tội phạm xuyên quốc gia… gia tăng khiến an ninh, chính trị, xã hội ở nhiều nƣớc có nguy cơ rơi vào bất ổn. Để bảo vệ lợi ích quốc gia, các nƣớc đẩy mạnh chính sách thực dụng, bảo hộ nền kinh tế trong nƣớc, khiến cho cạnh tranh lợi ích ngày càng gay gắt. Mặc dù, từ năm 2010, nhiều nền kinh tế đã vƣợt qua khủng hoảng, có sự phục hồi, tăng trƣởng nhƣng các nhân tố gây mất ổn định nền kinh tế, tài chính toàn cầu vẫn hiện hữu nhƣ: tình trạng lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt là vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách tăng nhanh (nhất là tại các nƣớc thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu). 11
- Trong khi đó, các vấn đề an ninh phi truyền thống nhƣ khủng hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trƣờng, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, di cƣ bất hợp pháp... có xu hƣớng gia tăng, ngày càng trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nƣớc. Vấn đề an ninh phi truyền thống đã và đang tạo ra thách thức mới đối với hòa bình ổn định của thế giới. Nhiều nƣớc phải đối mặt với những vấn đề nhƣ: khủng bố, cƣớp biển, tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán ma túy, phụ nữ và trẻ em, buôn lậu vũ khí, tội phạm kinh tế, tội phạm công nghệ cao, dịch bệnh truyền nhiễm và thảm họa thiên nhiên…Các thách thức này có xu hƣớng trở thành nhân tố chủ yếu tác động đến môi trƣờng an ninh thế giới. Hầu hết các vấn đề an ninh phi truyền thống đều mang tính xuyên quốc gia, vƣợt ra ngoài khả năng giải quyết của bất kỳ quốc gia nào, đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các quốc gia. 1.1.2. Tình hình khu vực Trung Đông 1.1.2.1. Vài nét khái quát về khu vực Trung Đông Do tính chất phức tạp và đang dạng về địa lý, chính trị, văn hóa và tôn giáo nên thế giới không có một quan điểm thuần nhất về khu vực Trung Đông. Đây là vùng đất giao thoa giữa 3 châu lục Á-Âu-Phi và cũng là xác định một vùng văn hóa, nên không có biên giới chính xác. Tùy thuộc vào đặc điểm, yêu cầu và mục đích mà thế giới có một số cách phân loại khác nhau về Trung Đông. Dựa trên tính chất và đặc điểm địa lý, Trung Đông hoặc Trung Cận Đông là hai cách gọi dùng để chỉ cùng một khu vực. Trung Cận Đông có tính ƣớc lệ hơn, đƣợc ngƣời châu Âu dùng để chỉ những thuộc địa của Đế chế Ottoman, gần nhƣ hƣớng hoàn toàn về Địa Trung Hải. Đây là một thuật ngữ cổ điển “levant” (phƣơng Đông - chỉ hƣớng mặt trời mọc). Thuật ngữ này trong một thời kỳ dài đƣợc dùng để chỉ khu vực nằm ở phía Đông Địa Trung Hải. Còn Trung Đông là cách gọi do ngƣời Anh tạo ra, kể từ đầu thế kỷ XX và đƣợc sử dụng chủ yếu từ năm 1945 để chỉ khu vực trải rộng từ Libya tới Afghanistan. 12
- Dựa theo tính chất văn hóa, khu vực Trung Đông bao gồm phía đông của thế giới Ả-rập, từ phía Đông của Libya và thung lũng bất tử của sông Nil trải rộng tới tận phía Đông của Afghanistan. Theo đó, khu vực Trung Đông bao gồm các quốc gia Ả-rập ở Tây Á và 4 nƣớc châu Phi là Libya, Ai Cập, Sudan và Nam Sudan. Israel không thuộc thế giới Ả-rập; Pakistan thuộc về thế giới Ấn Độ. Ở thế giới phƣơng Tây, khu vực Trung Đông thƣờng đƣợc coi là một vùng cộng đồng đa số các quốc gia Hồi giáo Ả-rập. Tuy nhiên, Trung Đông lại bao gồm nhiều nền văn hóa và các nhóm dân tộc riêng biệt. Đa số các định nghĩa của phƣơng Tây (cả trong sách tham khảo và sử dụng thông thƣờng) về khu vực Trung Đông là “các quốc gia ở Tây Nam Á, từ Iran tới Ai Cập”. Theo một cách nhìn nhận khác của ngƣời châu Á thì Trung Đông (không tính Bắc Phi) đƣợc gọi là khu vực Tây Á, dùng để phân biệt với khu vực Trung Á và Nam Á. Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế xác định, Trung Đông là khu vực bao gồm 17 quốc gia và vùng lãnh thổ: Bahrain, Ai Cập, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Palestine, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Sudan, Nam Sudan, Syria, UAE và Yemen. Ngân hàng Thế giới (WB) lại xác định, khu vực Trung Đông bao gồm 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 6 nƣớc GCC (Saudi Arabia, Bahrain, Qatar, UAE, Kuwait, Oman) cùng với Jordan, Iran, Iraq, Israel, Libya, Malta, Palestine, Syria và Yemen. Trong khuôn khổ luận văn, với trọng tâm nghiên cứu về địa chính trị và tôn giáo nên Trung Đông đƣợc xác định bao gồm 14 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Tây Á. Đó là: Saudi Arabia, Bahrain, Qatar, UAE, Kuwait, Jordan, Iran, Iraq, Israel, Liban, Palestine, Syria, Yemen và Oman. Trung Đông là khu vực có các hoang mạc và sa mạc cát lớn nhất thế giới; khí hậu nắng nóng, oi bức; nguồn nƣớc ngọt thiếu hụt trầm trọng. Nhƣng 13
- Trung Đông lại là một trong những khu vực có tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất trên thế giới, với tốc độ gia tăng lên tới khoảng 1,9%/năm. Tính đến giữa năm 2015, tổng số dân của Trung Đông vào khoảng 239,6 triệu ngƣời1. Là vùng đất giao thoa giữa 3 châu lục Á-Âu-Phi nên Trung Đông là khu vực có sự đa dạng về sắc tộc, trong đó ngƣời Ả-rập chiếm đa số. Thành phần dân tộc trong khu vực và mỗi quốc gia đa dạng, bao gồm nhiều tộc ngƣời khác nhau: Ả-rập, Azerbajian, Bahrain, Ai Cập, Asyria, Berber, Kurd, Do Thái, Ba-tƣ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Druze, Maronites… Ngoài ra, còn có những ngƣời nhập cƣ từ châu Á (nhất là Nam Á), châu Phi và châu Âu. Sự đa dạng về sắc tộc kéo theo sự đa dạng về tôn giáo. Trung Đông là cái nôi của ba tôn giáo lớn là Hồi giáo, Do Thái và Ki-tô, trong đó đạo Hồi ảnh hƣởng đến mọi khía cạnh củaxã hội. Ngoại trừ Nhà nƣớc Israel lấy Do Thái làm quốc đạo, còn lại các nƣớc đều lấy đạo Hồi làm quốc giáo (đạo Hồi chiếm đến 90% dân số khu vực). Song song với đạo Hồi, các tôn giáo khác nhƣ Đạo Ki-tô (Tin Lành, Chính thống giáo, Cơ Đốc), Hindu, Phật giáo… vẫn phát triển và có các tín đồ. Ví dụ, Israel ngoài 75% dân số theo Do Thái giáo, thì cũng có đến 17% dân số theo đạo Hồi, 2% theo Ki-tô giáo và khoảng 5,5% theo các tôn giáo khác2. Có kết cấu dân tộc và tôn giáo đa dạng, phức tạp nhƣng tại các quốc gia Trung Đông, tình trạng bất bình đẳng trong phân chia lợi ích giữa các bộ lạc, sắc tộc và tôn giáo lại diễn ra sâu sắc và đây chính là nguy cơ thƣờng trực,đe doạ sự ổn định trong nội bộ mỗi quốc gia. Trung Đông từ bao năm nay vẫn luôn đối mặt với những mâu thuẫn, bạo lực, xung đột vũ trang và cả chiến tranh mà nguyên nhân bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giữa các tôn giáo, sắc tộc. Tại Bahrain, ngƣời Hồi giáo Shiite chiếm hơn 60% dân số nhƣng quyền lực lại nằm 1 The World Population Data Sheet 2015, Population Reference Bureau, http://www.prb.org/Publications/Datasheets/2015/2015-world-population-data-sheet.aspx, tháng 8/2015. 2 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/is.html 14
- trong tay 30% ngƣời Hồi giáo Sunni. Bộ tộc Alawite của Tổng thống Assadchỉ chiếm khoảng 15% dân số nhƣng lại là lực lƣợng nắm giữ quyền lực ở Syria. Tại Saudi Arabia, ngƣời Hồi giáo dòng Sunni cầm quyền có nhiều đặc quyền, đặc lợi, trong khi ngƣời Hồi giáo Shiite bị cấm đoán, hạn chế nhiều điều… Trung Đông cũng là khu vực có nhiều mô hình thể chế nhà nƣớc khác nhau: Quân chủ (tuyệt đối; lập hiến); Cộng hoà (tổng thống; nghị viện; hồi giáo; dân chủ nhân dân). Xét trên góc độ chính trị - tôn giáo, Trung Đông có nhà nƣớc tôn giáo - dân tộc, thế tục trung lập và nhà nƣớc Hồi giáo. Sự đa dạng về thể chế, chế độ chính trị cũng góp phần làm gia tăng tính phức tạp của khu vực, bởi các lực lƣợng chính trị luôn có sự cạnh tranh nhằm minh chứng tính vƣợt trội và bảo vệ thể chế, chế độ của mình. Trung Đông là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu mỏ và khí đốt. Trung Đông đƣợc mệnh danh là “rốn dầu thế giới”, khi chiếm đến khoảng 54% tổng trữ lƣợng dầu mỏ đƣợc phát hiện toàn cầu (tƣơng đƣơng khoảng 803,2 tỷ thùng), trong đó các quốc gia có trữ lƣợng dầu mỏ lớn là Saudi Arabia (khoảng 265,8 tỷ thùng); Iran (khoảng 157,8 tỷ thùng); Iraq (144,2 tỷ thùng)3… Trữ lƣợng khí đốt đƣợc phát hiện của Trung Đông hơn 80.000 tỷm3, chiếm khoảng 39,9% tổng trữ lƣợng khí đốt toàn cầu. Các quốc gia có trữ lƣợng khí đốt lớn là Iran (34.020 tỷ m3), Qatar (khoảng 24.681 tỷ m3), Saudi Arabia (khoảng 8.317 tỷ m3)4. Năm 2014, trung bình mỗi ngày, Trung Đông sản xuất khoảng 32,7% sản lƣợng dầu thô của thế giới (tƣơng đƣơng 23,8 triệu thùng); khoảng 617 tỷ m3khí đốt, chiếm 17,7% tổng sản xuất khí đốt tự nhiên thế giới5. 1.1.2.2. Tình hình khu vực Trung Đông thời gian gần đây Từ những năm 1990 trở lại đây, nền kinh tế của các nƣớc trong khu vực 3 OPEC, Annual Statistical Bulletin 2014, http://www.opec.org/opec_web/static_files_project/media/downloads/publications/ASB2014.pdf 4 OPEC, Tlđd. 5 OPEC, Tlđd. 15
- Trung Đông đạt đƣợc nhiều tiến bộ. Trong giai đoạn 1990-2000, tăng trƣởng kinh tế của khu vực luôn đạt mức trên 3%/năm. Từ năm2000-2008, các quốc gia Trung Đông luôn nằm trong danh sách các nƣớc có tốc độ tăng trƣởng nhanh trên thế giới, với mức tăng trƣởng khoảng 6%/năm6. Có đƣợc những kỳ tích này là nhờ vào giá dầu thế giới liên tục tăng; nhiều nƣớc thực hiện các cải cách, chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trƣờng, hội nhập kinh tế, mở rộng trao đổi thƣơng mại với thế giới. Ngoài ra, các khoản viện trợ của nƣớc ngoài, nhất là của Mỹ, cũng góp phần tạo nên sự phát triển thịnh vƣợng của khu vực… Mặc dù vậy, sự ổn định nền kinh tế vĩ mô của các nƣớc trong khu vực chƣa bao giờ đƣợc đánh giá cao, bởi sự lệ thuộc quá lớn vào giá dầu mỏ và yếu tố nƣớc ngoài. Các tác động, ảnh hƣởng tiêu cực nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu 2008-2009 đối với khu vực đã minh chứng điều này. Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới khiến cho sự ổn định kinh tế vĩ mô của các nƣớc trong khu vực bị đổ vỡ. Tình trạng thất nghiệp và lạm phát tăng cao đã trở thành quốc nạn của không chỉ các nƣớc có nền kinh tế dựa vào du lịch, thƣơng mại, dịch vụ mà ngay cả ở những nƣớc xuất khẩu dầu mỏ. Hơn nữa, sự lệ thuộc quá lớn vào giá dầu mỏ thế giới và nguồn viện trợ của bên ngoài nên tính ổn định về kinh tế của các quốc gia Ả-rập Hồi giáo khá thấp, nhất là khi giá dầu thế giới sụt giảm trong thời gian dài. Nghèo đói, dân số đông, tốc độ tăng trƣởng dân số cao, tình trạng bất bình đẳng, cách biệt giàu nghèo, tệ nạn xã hội... gia tăng trở thành những vấn đề gây bức xúc trong xã hội, tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ bất ổn. Về chính trị và an ninh, Trung Đông đã, đang và sẽ tiếp tục là một trong những khu vực “nóng” nhất trên thế giới. Sự phát triển quốc gia bị hạn chế bởi các thể chế chính trị độc đoán, chuyên quyền, nạn tham nhũng, các khoản ngân 6 IMF, World Economic Outlook April 2015, http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2015/01/pdf/text.pdf 16
- sách quốc phòng khổng lồ, sự phụ thuộc của nền kinh tế vào dầu mỏ... Môi trƣờng an ninh khu vực luôn trong tình trạng bất ổn, phức tạp bởi tình trạng cạnh tranh quyền lực, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo (Hồi giáo-Do Thái; Shiite- Sunni); chủ nghĩa khủng bố, cực đoan; tội phạm xuyên quốc gia; xung đột vũ trang, nội chiến, các điểm nóng kéo dài dai dẳng (xung đột giữa Israelvới thế giới Ả-rập; nội chiến ở Syria và Yemen; vấn đề hạt nhân của Iran; xung đột vũ trang và chiến tranh ở Iraq, chủ nghĩa khủng bố cực đoan...). Về mặt xã hội, Trung Đông là khu vực mà sự phân hóa giàu nghèo, nạn phân biệt đối xử, trọng nam khinh nữ diễn ra nghiêm trọng.Quyền lợi chính trị của ngƣời dân, nhất là phụ nữ, luôn bị hạn chế. Báo cáo phát triển con ngƣời hàng năm của LHQ cho thấy, Trung Đông-Bắc Phi là khu vực có mức độ tự do chính trị thấp nhất trên thế giới. Tỷ lệ phụ nữ Ả-rập tham gia chính trị, có ghế trong nghị viện chỉ 4%, thấp hơn rất nhiều so với các khu vực khác nhƣ châu Phi cận Sahara (11%) và châu Mỹ La-tinh (13%)7... Nền chính trị yếu kém; tham nhũng tràn lan; thất nghiệp, lạm phát, nghèo đói gia tăng (25-40% dân số khu vực sống dƣới mức nghèo khổ; 50% dân số dƣới 25 tuổi nhƣng ¾ trong số này thất nghiệp8); môi trƣờng an ninh bất ổn; phân hoá giàu nghèo... trở thành những vấn đề nóng, gây tích tụ mâu thuẫn đối kháng giữa các giai tầng. Ngoài sự gia tăng của các mâu thuẫn nội tại, tình hình khu vực Trung Đông còn trở nên “nóng” hơn bởi sự can dự và cạnh tranh của các cƣờng quốc nhƣ Mỹ, Nga, Trung Quốc... Ngay từ năm 1980, trong học thuyết J.Carter, Chính quyền Mỹ đã coi “mọi hành động của bất cứ thế lực nào nằm bên ngoài nước Mỹ nhằm giành quyền kiểm soát Vùng Vịnh đều được coi là hành động tấn công vào quyền lợi của nước Mỹ và buộc phải ngăn chặn bằng 7 Human Development Report 2014, United Nationals Development Programme, http://hdr.undp.org/en/content/human-development-report-2014 8 Bùi Hữu Cƣờng, Thực trạng đói nghèo và những con số đáng báo động, http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Thuc-trang-doi-ngheo-va-nhung-con-so-dang- bao-dong-298842/, 31/10/2010. 17
- mọi biện pháp, kể cả dùng vũ lực”9. Sự đối đầu giữa hai khối, một bên là Mỹ- phƣơng Tây và thế giới Ả-rập Hồi giáo theo phƣơng Tây, với một bên là Nga, Trung Quốc và phần còn lại trong thế giới Ả-rập Hồi giáo ngày càng căng thẳng và quyết liệt. Trung Đông trở thành mảnh đất thuận lợi cho cuộc đối đầu giữa các cƣờng quốc trong cuộc chiến giành giật các lợi ích. Khi tất cả các yếu tố nguy cơ hội tụ, chỉ cần một tác động nhỏ, khủng hoảng sẽ nổ ra. Phong trào “Mùa xuân Ả-rập”-làn sóng biểu tình, bạo loạn chống chính phủ diễn ra ở một loạt quốc gia thuộc khu vực Trung Đông-Bắc Phi (từ đầu năm 2011 và tác động cho đến hiện nay) gây chấn động quốc tế chính là hệ quả của những nguy cơ bất ổn đã tồn tại quá lâu và quá sức chịu đựng của khu vực. “Mùa xuân Ả-rập” đã đẩy Trung Đông-Bắc Phi vào bất ổn nghiêm trọng về chính trị, kinh tế, an ninh và xã hội. Đàn áp, bất công, nghèo đói, mâu thuẫn sắc tộc và phe phái sâu sắc đã tạo điều kiện cho các nhóm khủng bố và thánh chiến cực đoan mọc lên khắp khu vực, trong đó sự ra đời và nổi lên của lực lƣợng Nhà nƣớc Hồi giáotự xƣng (IS) đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định, hòa bình của khu vực và thế giới, là một trong những nguyên nhân gây ra làn sóng di dân ồ ạt từ Trung Đông, châu Phi đến châu Âu trong những tháng cuối năm 2015 vừa qua. 1.2. Tình hình Liên bang Nga và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga thời gian gần đây 1.2.1. Tình hình Liên bang Nga Thứ nhất, chính trị nội bộ ngày càng ổn định, chính quyền trung ương mạnh, Đảng nước Nga Thống nhất tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo trong hệ thống chính trị. Nga tiếp tục duy trì đƣợc ê-kíp lãnh đạo đất nƣớc; đƣờng lối lãnh đạo của bộ đôi Putin-Medvedev đƣợc đánh giá là rất thành công; thế lực 9 Trần Minh Tơn, Khủng hoảng năng lƣợng toàn cầu và lựa chọn của nhân loại, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-kien/2008/1284/Khung-hoang-nang- luong-toan-cau-va-lua-chon-cua-nhan-loai.aspx, 14/4/2008. 18
- của Tổng thống Putin trên nền tảng Đảng nƣớc Nga Thống nhất cầm quyền tiếp tục đƣợc nâng cao. Sau khi lên nắm quyền (tháng 3/2000), Tổng thống Putin phải kế thừa một di sản bất ổn nặng nề từ Boris Yeltsin. Về nội bộ, trong thập kỷ đầu của nƣớc Nga mới, ở Nga diễn ra cuộc đấu tranh chính trị-nội bộ gay gắt kéo dài xung quanh vấn đề đƣờng lối cải cách và tranh giành quyền lực giữa thế lực cầm quyền của Tổng thống Yeltsin và lực lƣợng cánh tả do Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) làm nòng cốt. Sự thất bại trong cải cách kinh tế và sai lầm trong đƣờng lối đối ngoại dẫn tới việc Tổng thống Yeltsin phải từ chức trƣớc thời hạn (năm 1999) và đảng cầm quyền Ngôi nhà của chúng ta là nƣớc Nga phải giải thể. Về kinh tế, trong thập kỷ 90, nền kinh tế Nga bị khủng hoảng trầm trọng: GDP suy giảm một nửa, sản xuất đình đốn, xã hội bị bần cùng hoá, nợ nƣớc ngoài tăng mạnh, các chính sách cải cách kinh tế bị thất bại nặng nề, đất nƣớc đứng bên bờ vực phân rã. Về an ninh quốc gia, do hậu quả của việc Liên Xô tan rã, đất nƣớc lâm vào khủng hoảng kéo dài, các mối đe doạ an ninh quốc gia gia tăng mạnh: Lực lƣợng Hồi giáo ly khai tại các nƣớc cộng hoà Dagestan và Chechnya, đƣợc sự trợ giúp của các thế lực nƣớc ngoài, dùng sức mạnh quân sự chống lại Nhà nƣớc liên bang với mục tiêu tách khỏi liên bang; xu hƣớng cát cứ địa phƣơng gia tăng; luật pháp liên bang ngày càng mất hiệu lực ở các khu vực (80% luật địa phƣơng mâu thuẫn với luật liên bang); nền chính trị quốc gia bị các thế lực tài phiệt thao túng; lợi ích quốc gia bị thu hẹp ở các khu vực sống còn nhƣ SNG, Balkan; chủ nghĩa khủng bố nổi lên mạnh mẽ ở không gian hậu Xô-viết... Khả năng chiến đấu của quân đội bị suy giảm mạnh, tinh thần quân đội rệu rã. Về đối ngoại, đƣờng lối thân phƣơng Tây của Chính quyền Yeltsin bị thất bại; vị thế, vai trò của Nga trong không gian hậu Xô-viết bị thu hẹp, quan hệ với các nƣớc bạn bè truyền thống không đƣợc quan tâm củng cố và phát triển.Tuy nhiên, với đƣờng lối, chính sách đối nội và đối ngoại hợp lý, Chính quyền Tổng thống Putin đã thu đƣợc những thành tựu 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
157 p | 481 | 142
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược xây dựng thương hiệu VNPT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
111 p | 483 | 80
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tam Đảo
10 p | 276 | 76
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực Vĩnh Phúc
135 p | 214 | 76
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Du lịch quốc tế và vấn đề thị thực xuất nhập cảnh Việt Nam thực trạng và giải pháp
129 p | 248 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
94 p | 244 | 58
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 201 | 48
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương - chi nhánh Bình Dương
92 p | 147 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Giải pháp chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV) giai đoạn 2021 - 2025
99 p | 88 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế của Vietnam Airlines – Chi nhánh Miền Bắc
127 p | 25 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ check-in tại quầy thủ tục Vietnam Airlines ở nhà ga quốc nội sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
107 p | 58 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển thị trường cho hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
129 p | 37 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn