intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học: Hội nhập khu vực theo xu hướng cánh tả của các nước Mỹ Latinh đầu thế kỉ 21

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của xu hướng hội nhập khu vực cánh tả đầu thế kỉ 21; (2) Làm rõ thực trạng của xu hướng hội nhập khu vực cánh tả đầu thế kỉ 21; (3) Đánh giá được triển vọng của xu hướng cánh tả trong hội nhập khu vực ở Mỹ Latinh đầu thế kỉ 21. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học: Hội nhập khu vực theo xu hướng cánh tả của các nước Mỹ Latinh đầu thế kỉ 21

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN VĂN ĐÁP HỘI NHẬP KHU VỰC THEO XU HƯỚNG CÁNH TẢ CỦA CÁC NƯỚC MỸ LATINH ĐẦU THẾ KỈ 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN VĂN ĐÁP HỘI NHẬP KHU VỰC THEO XU HƯỚNG CÁNH TẢ CỦA CÁC NƯỚC MỸ LATINH ĐẦU THẾ KỈ 21 Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 60 31 02 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thế Quế Hà Nội - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện, không sao chép hay trích dẫn mà không dẫn nguồn từ bất kì một công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Học viên Nguyễn Văn Đáp
  4. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được luận văn này, trước hết, tôi chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn khoa học của tôi – TS. Lê Thế Quế, người thầy đáng kính cả về nhân cách lẫn chuyên môn. Thầy đã giúp tôi trong việc định hướng, lựa chọn và quyết định đề tài. Thầy cũng là người đã theo sát quá trình nghiên cứu của tôi để đưa ra những gợi ý, những lời khuyên xác đáng để luận văn của tôi có thể đi đúng hướng và đảm bảo yêu cầu về tính khoa học. Thầy cũng chính là người đã động viên cả về vật chất và tinh thần để tôi có thể vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận văn. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới các thầy cô của Khoa Quốc tế học đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn đúng hạn. Các bạn sinh viên trong Khoa cũng là những người tôi muốn gửi lời cảm ơn vì đã là những người khiến tôi thấy thoải mái và mong muốn hoàn thành công việc. Cuối cùng, tôi muốn gửi là cảm ơn đến tất cả những người thân trong gia đình cũng như người bạn đặc biệt của tôi vì đã luôn bên cạnh và ủng hộ tôi vô điều kiện và đầy yêu thương, cả trong những lúc khó khăn nhất. Xin cảm ơn vì tất cả ! Hà Nội, tháng 11/2015 Học viên Nguyễn Văn Đáp
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỘI NHẬP KHU VỰC THEO XU HƯỚNG CÁNH TẢ................................................................... 12 1.1. Các yếu tố trong khu vực .................................................................... 12 1.1.1. Các điều kiện chính trị thuận lợi ................................................... 12 1.1.2. Các gắn kết về lịch sử, kinh tế, văn hóa- xã hội ............................ 19 1.2. Các yếu tố bên ngoài .......................................................................... 23 1.2.1. Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế ...................................... 23 1.2.2. Sự tái định hình cục diện thế giới .................................................. 25 1.3. Tiểu kết ................................................................................................ 35 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỘI NHẬP KHU VỰC THEO XU HƯỚNG CÁNH TẢ ...................................................................................... 36 2.1. Các vấn đề chung ................................................................................ 36 2.2. Các tiến trình cụ thể............................................................................ 39 2.3. Kết quả và tác động ............................................................................. 49 2.3.1. Về chính trị-an ninh .......................................................................... 49 2.3.2. Về kinh tế ........................................................................................... 59 2.3.3. Về các lĩnh vực khác ......................................................................... 61 2.4. Nhận xét .............................................................................................. 64 2.4.1. Mở rộng các lĩnh vực hội nhập....................................................... 64 2.4.2. Các yếu tố chính trị có tác động lớn............................................... 66 2.4.3. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Brazil và Venezuela ....................... 67 2.5. Tiểu kết ................................................................................................ 68 CHƯƠNG 3. TRIỂN VỌNG HỘI NHẬP .................................................. 70 3.1. Các thách thức gặp phải ..................................................................... 70
  6. 3.1.1. Sự suy yếu các chính quyền cánh tả trong khu vực ....................... 70 3.1.2. Các tồn tại trong quan hệ giữa các nước trong khu vực ............... 76 3.1.3. Sự thiếu sức hút của tư tưởng cánh tả trong bối cảnh sau Chiến tranh Lạnh ................................................................................................. 77 3.1.4. Ảnh hưởng của nhân tố Mỹ ............................................................ 78 3.2. Các dự báo triển vọng ......................................................................... 80 3.2.1. Ngắn hạn ........................................................................................ 80 3.2.2. Trung và dài hạn ............................................................................ 84 3.3. Tiểu kết ................................................................................................ 87 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 95
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÊN CÁC TỔ CHỨC KHU VỰC Ở MỸ LATINH & CARIBE Stt Viết tắt Tên gốc tiếng Anh/Tây Ban Nha Tên tiếng Việt - ACS - Association of Caribbean States - Hiệp hội các nước 1 - AEC - Asociación de Estados del Caribe vùng Caribe - Bolivarian Alliance for the Peoples - Liên minh Bolívar of Our America 2 - ALBA cho các Dân tộc châu - Alianza Bolivariana para los Mỹ Pueblos de Nuestra América - ACN - Andean Community of Nations - Cộng đồng các Quốc 3 - CAN - Comunidad Andina de Naciones gia vùng Andes 4 - CARICOM - Caribbean Community - Cộng đồng Caribe - Community of Latin American and - Cộng đồng các Quốc Caribbean States 5 - CELAC gia Mỹ Latinh và - Comunidad de Estados Caribe Latinoamericanos y Caribeños - LACES - Latin American and Caribbean Economic System - Hệ thống kinh tế Mỹ 6 - SELA - Sistema Economico Latinh Latinoamericano y del Caribe - LAFTA - Latin American Free Trade Association - Hiệp hội Thương 7 - ALALC - Asociación Latinoamericana de mại Tự do Mỹ Latinh Libre Comercio - LAIA - Latin American Integration Association - Hiệp hội Hội nhập 8 - ALADI - Asociación Latinoamericana de Mỹ Latinh Integración
  8. - OCAS - Organization of Central American States - Tổ chức các Quốc 9 - ODECA - Organización de Estados gia Trung Mỹ Centroamericanos - Organisation of Eastern Caribbean - Tổ chức các Quốc 10 - OECS States gia Đông Caribe - PA - Pacific Alliance - Liên minh Thái Bình 11 - AP - Allianza del Pacifico Dương - USAN - Union of South American Nations - Liên minh các quốc 12 - UNASUR - Unión de Naciones Suramericanas gia Nam Mỹ - RG - Rio Group 13 - Nhóm/Khối Rio - GR - Grupo Rio - Central American Integration System - Hệ thống Hội nhập 14 - SICA - Sistema de la Integración Trung Mỹ Centroamericana - SCM - Southern Common Market - Thị trường Chung 15 - MERCOSUR - Mercado Común del Sur Nam Mỹ CÁC TỪ VIẾT TẮT KHÁC Stt Viết tắt Tiếng nước ngoài Tiếng Việt Viết tắt tiếng nước ngoài (Tây Ban Nha/ Bồ Đào Nha/ Anh) Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế 16 APEC Cooperation châu Á – Thái Bình Dương Cumbre de América Latina y del Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ 17 CALC Caribe Latinh và Caribe 18 CEED Centro de Estudios Estratégicos de Trung tâm Nghiên cứu
  9. Defensa Chiến lược Quốc phòng Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh Comisión Económica para América 19 CEPAL và Caribe (của Liên Hợp Latina y el Caribe Quốc) Escuela Latinoamericana de 20 ELAM Trường Đại học Y MLT Medicina Trường Quốc phòng Nam 21 ESUDE Escuela Suramericana de Defensa Mỹ 22 EU European Union Liên hiệp châu Âu Hiệp định Thương mại Tự 23 FTA Free Trade Agreement do 24 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế Import Substittution Công nghiệp hóa thay thế 25 ISI Industrialization nhập khẩu (chiến lược) 26 JPC Joint Parliamentary Commission Ủy ban Nghị viện Chung Tổ chức các Nhà nước châu 27 OAS Organization of America States Mỹ Organización de Estados Tổ chức các Nhà nước châu 28 OEI Iberoamericanos Mỹ Ibero Organización Latinoamericana de 29 OLADE Tổ chức Năng lượng MLT Enegía Programa de Integración y Chương trình Hợp tác và 30 PICE Cooperación Económica Hội nhập Kinh tế Brazil- Argentina-Brasil Argentina
  10. Partido dos Trabalhadores (Bồ 31 PT Đảng Lao động Brazil ĐÀO NHA) South America Defense Council Hội đồng Phòng thủ Nam 32 SADC (ANH) Mỹ South America Free Trade Khu vực Thương mại Tự do 33 SAFTA Agreement (ANH) Nam Mỹ 34 SAI Sistema Andino de Integración Hệ thống Hội nhập Andes 35 SPF Sao Paulo Forum Diễn đàn Sao Paulo Tratado de Comercio de los Hiệp định Thương mại của 36 TCP Pueblos các Dân tộc 37 WB World Bank Ngân hàng Thế giới
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIÊU ĐỒ, HỘP Danh mục bảng Bảng 1.1. Thống kê số nợ nước ngoài của các nước Mỹ Latinh và Caribe, 1991- 1997 ...................................................................................................... 16 Danh mục biểu Biểu đồ 1.2. Số lượng và tỉ lệ người nghèo ở Mỹ Latinh và Caribe, 1981- 2012.. .............................................................................................................. 17 Biểu đồ 1.3. Chênh lệch phân phối thu nhập ở Mỹ Latinh và Caribe, 2012 . 17 Biểu đồ 1.7. Thương mại của Ấn Độ với Mỹ Latinh và Caribe, 1985- 2000 ..... 34 Biểu đồ 2.3. Mức tiêu thụ năng lượng và định mức dầu mua ưu đãi từ Venezuela của các nước thành viên PetroCaribe (2011) ............................... 47 Danh mục hình Hình 1.4. Các chính quyền cánh tả ở Mỹ Latinh và Caribe, 2006 ................ 95 Hình 1.5. Phân bố sắc tộc và ngôn ngữ ở MLT, 1997 ................................... 96 Hình 1.6. Chiến tranh giành độc lập của các nước Mỹ Latinh và Caribe ...... 97 Danh mục hộp Hộp 2.1. Các thể chế chính của Cộng đồng Andes ........................................ 42 Hộp 2.2. Hiệp định Hợp tác Năng lượng PetroCaribe ................................... 46 Hộp 2.3. “Đảo chính nghị viện” tại Paraguay năm 2012 ............................... 51
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Từ khi các nền cộng hòa ở Mỹ Latinh ra đời sau các cuộc chiến tranh giành độc lập vào đầu thế kỉ 19 đã xuất hiện các ý tưởng về liên kết, hội nhập khu vực ở Mỹ Latinh. Biểu hiện rực rỡ và sinh động nhất chính là tư tưởng và sự cống hiến cả cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh giải phóng và cho một nhà nước thống nhất cho các dân tộc Mỹ Latinh của người anh hùng Mỹ Latinh, Simón Bolívar (1783- 1830). Chính những hạt giống tư tưởng đầu tiên ấy đã truyền cảm hứng cho các sáng kiến, mô hình về sự thống nhất, liên kết khu vực trong các giai đoạn tiếp theo của các nước Mỹ Latinh. Các tư tưởng về một khu vực Mỹ Latinh đoàn kết, thống nhất ngày càng được truyền bá rộng rãi đã hình thành nên “chủ nghĩa Mỹ Latinh” (Latinamericanismo), sau trở thành nền tảng tư tưởng cho quá trình hội nhập khu vực. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, vấn đề liên kết, hội nhập khu vực nhiều lần được đưa ra, đã đạt được những bước tiến rõ rệt nhưng cũng không ít lần bị trì hoãn, gác lại, hay thậm chí thất bại. Trong thời kì Chiến tranh Lạnh, theo làn sóng ở các khu vực trên thế giới, đặc biệt là quá trình hội nhập khu vực ở Tây Âu, các mô hình liên kết, hội nhập cả về kinh tế và chính trị của Mỹ Latinh đã ra đời như: Cộng đồng các Quốc gia Trung Mỹ (ODECA, 1951), Khu vực Tự do Thương mại Mỹ Latinh (LAFTA,1960), Thị trường Chung Trung Mỹ (CACM,1960), Cộng đồng các Quốc gia Andes (CAN, 1969), Hệ thống Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (SELA, 1975) hay Hiệp hội Hội nhập Mỹ Latinh (LAIA, 1980) và Thị trường Chung Nam Mỹ (MERCOSUR, 1991)… Tuy nhiên, các mô hình liên kết, hội nhập này hoạt động kém hiệu quả về mặt chính trị bởi ảnh hưởng to lớn của Mỹ, thông qua một loạt các cơ chế, đặc biệt là Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS). Về mặt kinh tế, vì nhiều nguyên nhân nội tại, bên cạnh sự can thiệp của Mỹ, nên các làn sóng hội nhập của khu vực cũng chưa đạt được các mục tiêu. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các xung đột, đối đầu Đông-Tây cũng không còn, xu thế hội nhập khu vực trên thế giới trở nên sôi động hơn bao giờ hết, 1
  13. cùng với sự mở rộng thương mại quốc tế được thúc đẩy mạnh mẽ. Khu vực Mỹ Latinh cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, sự phát triển của liên kết, hội nhập khu vực vừa là động lực cho các hội nhập sâu hơn, rộng lớn hơn ở quy mô toàn cầu cũng vừa là sự phản ứng lại, tự bảo vệ của các nước yếu thế hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa do các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là Mỹ, dẫn dắt. Khía cạnh này rất đúng với các liên kết, hội nhập ở Mỹ Latinh. Hội nhập khu vực của các nước này ở một khía cạnh là sự bày tỏ quyết tâm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ của các nước trong khu vực, cả về kinh tế và chính trị. Từ những năm 1970, các chính quyền quân sự trong khu vực, đi đầu là chính quyền của Tướng Augusto Pinochet (1974- 1990) ở Chile, đã chấp nhận các chính sách theo lý thuyết Tự do Mới (Neo-liberalism), theo các khuyến nghị của các học giả theo trường phái Chicago (Chicago school). Về các chính sách trong nước, trường phái này khuyến khích việc giảm can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, ủng hộ tư nhân hóa, mở cửa kinh tế với bên ngoài. Về mặt kinh tế đối ngoại, các chính sách trong gói này đã ủng hộ tự do hóa thương mại liên quốc gia và thúc đẩy làn sóng hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc áp dụng các “liều thuốc” này để giải quyết tình trạng suy thoái của các nền kinh tế với số nợ nước ngoài cao ngất ngưởng đã làm trầm trọng thêm những vấn đề bức bối của các nước trong khu vực. Đó là tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng trong phân phối thu nhập dẫn đến việc Mỹ Latinh là khu vực có chỉ số chênh lệch giàu – nghèo lớn nhất thế giới theo các số liệu đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các vấn đề xã hội như nghèo đói, thất nghiệp cao, lan tràn bạo lực, ma túy,… nảy sinh từ sự bất mãn do thiếu công bằng nghiêm trọng. Chính trong bối cảnh đó, các lực lượng cánh tả, bao gồm các đảng dân chủ xã hội, đảng cộng sản và các lực lượng tiến bộ ở các nước trong khu vực đã nổi lên và giành được chính quyền thông qua bầu cử ở một loạt các nước như Venezuela, Ecuador, Bolivia, Nicaragua, Chile, Argentina,… nhờ sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân mong muốn thay đổi hiện tình đất nước. Cũng từ đó, một xu thế hội nhập, liên kết khu vực mới được 2
  14. kiến tạo với rất nhiều sáng kiến hợp tác, liên kết, hội nhập đa dạng bởi các nước đang dưới sự lãnh đạo của các chính quyền cánh tả ở khu vực, cả về kinh tế và chính trị, bên cạnh các mô hình hội nhập, liên kết theo xu hướng tự do hóa thương mại đang tồn tại, được các nước còn lại trong khu vực và một phần các chính quyền cánh tả ôn hòa ủng hộ. Ở các nước Mỹ Latinh có một đặc điểm đáng chú ý là sự phân cực và đối lập gay gắt giữa các khuynh hướng, lực lượng chính trị. Tình trạng này vừa có nguồn gốc liên quan mật thiết với sự bất bình đẳng nghiêm trọng trong phát triển tại các nước trong khu vực, vừa là hệ quả còn lại của tư duy chính trị thời Chiến tranh Lạnh. Do đó, khi các lực lượng chính trị khác nhau lên cầm quyền sẽ có sự điều chỉnh đáng kể, thậm chí thay đổi hẳn các chính sách đối nội và đối ngoại của các chính phủ tiền nhiệm. Đó là lý do có thể giải thích tại sao các tổ chức hội nhập kinh tế giữa các nước trong khu vực cũng mang màu sắc chính trị khác nhau, tùy vào bối cảnh chính trị mà cụ thể là tương quan lực lượng giữa các bên. Trong bối cảnh đó, đáng chú ý trong sự nổi lên của các liên kết, hội nhập theo xu hướng cánh tả là các sáng kiến, mô hình do Venezuela, chủ yếu dưới thời Tổng thống Hugo Chavéz, dẫn dắt và các mô hình liên kết, hội nhập ở khu vực do Brazil dưới sự lãnh đạo của các chính quyền cánh tả ôn hòa làm chủ đạo. Như vậy, các liên kết, hội nhập khu vực theo xu hướng cánh tả chỉ là một trong những hướng nhằm tiến tới mục tiêu liên kết, hội nhập của khu vực, có liên quan chặt chẽ tới việc cầm quyền của các lực lượng cánh tả trong khu vực. Trong khi đó, nhìn lại trong lịch sử cũng như hiện tại, việc nở rộ các mô hình, tổ chức liên kết và hội nhập khu vực, tiểu khu vực ở Mỹ Latinh nhưng ít có mô hình đạt được các hiệu quả như mong muốn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả, tính bền vững của xu thế; mức độ cũng như thực trạng và triển vọng của các sáng kiến, mô hình liên kết, hội nhập hiện nay. Liệu xu thế liên kết, hội nhập này có bền vững, hiệu quả hay sẽ dễ thay đổi vì phụ thuộc vào sự cầm quyền của cánh tả trong khu vực? Ngoài ra, liệu các liên kết, hội nhập của các chính quyền cánh tả có tạo ra được điều gì khác biệt với các làn sóng hội nhập trong lịch sử khu vực hay không? Những thuận lợi và 3
  15. thách thức đối với các tiến trình này ra sao? Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng cả trong và ngoài khu vực liệu có đưa ra được những dự báo cho triển vọng của tiến trình này ở khu vực? Để giải quyết những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài “Hội nhập khu vực theo xu hướng cánh tả của các nước Mỹ Latinh đầu thế kỉ 21” để thực hiện nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sự liên kết và hội nhập khu vực ở Mỹ Latinh xuất hiện khá sớm nên cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu ở cả trong và ngoài khu vực. Nội dung của các nghiên cứu của các tác giả trong khu vực đề cập đến các vấn đề đa dạng của vấn đề liên kết và hội nhập, có thể được xuất bản ở trong hoặc ngoài khu vực. Có thể kể đến các công trình của C. Jose Angel Perez Garcia về ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do mới tới thương mại và liên kết khu vực, được dịch và đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 361; hay bài viết của Jorge I. Domínguez và cộng sự về quan hệ kinh tế của khu vực với bên ngoài “China’s relations with Latin America: shared gains, asymetric hopes” năm 2006; về các mô hình hội nhập có thể kể đến nghiên cứu của José Briceño Ruiz "The New Regionalism in South America and the South American Community of Nations" năm 2007; hay bài viết về hội nhập khu vực, thương mại và xung đột tại Mỹ Latinh của một nhóm tác giả do Alejandra Ruiz- Dana phụ trách ““Regional Integration, Trade and Conflict in Latin America” (2007). Nhiều công trình trong số này được xuất bản hoặc công bố tại các viện nghiên cứu, hội thảo ở Mỹ và Canada. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu của các học giả Mỹ Latinh được công bố với tư cách là các ấn phẩm của Ủy ban Kinh tế Liên Hợp Quốc khu vực Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC/CEPAL, có trụ sở chính tại Santiago de Chile) với các nội dung mang tính tổng hợp, khái quát. Trong đó, có thể kể đến Renato Baumann (Văn phòng ở Brasilia) với bài viết “Integration in Latin America - Trends and Challenges”, vào năm 2008. 4
  16. Ngoài khu vực, các nơi tập trung nhiều nghiên cứu sâu về vấn đề này của khu vực chính là ở các nước, các khu vực đối tác chủ yếu của Mỹ Latinh. Trong đó, có thể kể đến là Mỹ và Canada, EU, Trung Quốc, Australia,… Các nghiên cứu của các học giả từ các viện nghiên cứu, các trường đại học này cũng tập trung vào hai vấn đề chính là sự nổi lên của cánh tả khu vực và các sáng kiến, mô hình hội nhập kinh tế khu vực của các nước Mỹ Latinh, cũng như khả năng thiết lập các quan hệ đối tác khu vực-khu vực hay khu vực-quốc gia. Các nghiên cứu này gặp nhau ở điểm đánh giá có sự khác biệt khá rõ hay chính là nhiều cấp độ khác nhau của cánh tả khu vực. Do đó, quan điểm về vấn đề hội nhập kinh tế khu vực cũng như chống tự do hóa thương mại là ở các cấp độ khác nhau, tùy mức độ “tả” của chính quyền các nước. Từ phía các nước EU, với hướng tiếp cận nghiên cứu liên kết, hội nhập khu vực Mỹ Latinh để thúc đẩy tiến trình liên kết giữa hai khối, có thể kể đến công trình nghiên cứu của các tác giả tại Viện Quan hệ Kinh tế Quốc tế (Hy Lạp) là Bouga Panagiota về “Latin American Integration: Mercosur, CELAC and EU-CELAC partnership as a new form of inter-regionalism” (2013), trước đó có bài viết của Anastasios I. Valvis về “Regional Integration in Latin America” (2008). Olivier Dabène ở Học viện Chính trị Paris (Sciences Po, CERI/OPALC, Paris) có bài viết đưa ra một cái nhìn xuyên suốt từ góc độ lịch sử đối với tiến trình hội nhập khu vực Mỹ Latinh “Explaining Latin America’s fourth wave of regionalism: regional integration of a third kind” (2012). Eric Toussalnt cũng có một bài viết đã được dịch,“Cái nhìn toàn cảnh về phong trào cánh tả” (2009). Ở Italia cũng có nghiên cứu của José Antonio Sanahuja (RSCAS-EUI, Florene) về “Post-liberal Regionalism in South America: The Case of UNASUR” năm 2012. Nghiên cứu của các học giả Ấn Độ có thể kể đến bài viết “UNASUR and Security in South America” của tác giả Babjee Pothuraju tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng (IDSA, New Dehli) năm 20102…Đối với các công trình của các tác giả nước ngoài, cả trong và ngoài khu vực, đều là các công trình chuyên sâu về các khía cạnh cụ thể hay mang tính chuyên biệt về một vấn đề liên kết, hội nhập ở khu vực. Do đó, để hiểu được một cách hệ thống và đầy đủ về vấn đề cần có một công trình nghiên cứu riêng. 5
  17. Ở Việt Nam, dù đã có những công trình nghiên cứu về Mỹ Latinh và liên kết, hội nhập ở khu vực từ cuối thế kỉ 20 như luận án tiến sĩ của Nguyễn Viết Thảo về hội nhập khu vực ở Mỹ Latinh: kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng hầu như vấn đề vẫn còn khá mới mẻ. Các công trình nghiên cứu về phong trào cánh tả đầu thế kỉ 21 xuất hiện khá nhiều, các bài viết về các vấn đề của khu vực cũng khá phổ biến nhưng vẫn thiếu một công trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về quá trình liên kết và hội nhập ở khu vực này kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Các nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề này thường từ hai nguồn chính. Một là các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Các nghiên cứu của nhóm tác giả này tập trung vào nghiên cứu cánh tả trong khu vực và mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỉ 21” thường đi sâu vào các vấn đề trong nước và mang tính so sánh các lực lượng cánh tả trong khu vực mà ít chú ý tới vấn đề hội nhập khu vực của các chính phủ này. Các tác giả và bài viết có thể kể đến như: Thái Văn Long với bài viết “Phong trào cánh tả Mỹ Latinh hiện nay và triển vọng trong thời gian tới” (2009); Nguyễn Viết Thảo với bài viết “ALBA – 10 năm đoàn kết và thắng lợi” (2014); Nguyễn An Ninh có bài “Cánh tả châu Âu và cánh tả Mỹ Latinh: khác biệt tạo nên đột phá” (2012),… Nhóm nghiên cứu thứ hai là của các nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu châu Mỹ (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Các nghiên cứu thuộc nhóm này có đối tượng nghiên cứu khá đa dạng và gần với các hướng nghiên cứu của các học giả phương Tây. Trong đó, vấn đề hội nhập kinh tế của các nước Mỹ Latinh, từ mô hình, thực trạng, triển vọng đến vai trò lớn của Mỹ đối với hội nhập khu vực là những nội dung được nghiên cứu nhiều. Các tác giả và bài viết của nhóm này là: Nguyễn Lan Hương với các bài viết về “Mạng lưới liên kết chính trị dưới sự khởi xướng của các nước Mỹ Latinh” (2012) và “Tác động của Hoa Kỳ tới liên kết chính trị ở Mỹ Latinh” (2013) hay Nguyễn Anh Hùng với bài viết “Liên kết và hợp tác Mỹ Latinh năm 2010” (2011)…Do đó, luận văn cố gắng để có thể trình bày một cái nhìn toàn diện, mang tính tổng hợp về xu hướng hội nhập khu vực mới này cũng như là một phần của hội nhập khu vực ở MLT. 6
  18. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu + Các tư tưởng, chính sách hội nhập khu vực theo xu hướng cánh tả + Các mô hình, sáng kiến hội nhập khu vực theo xu hướng cánh tả 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: nghiên cứu tập trung vào các nước trong khu vực Nam Mỹ, một phần ở các nước Trung Mỹ và Caribe. Các sáng kiến, mô hình hội nhập ở khu vực do các chính quyền cánh tả ở Nam Mỹ thiết lập và chi phối. - Thời gian: nghiên cứu phân tích trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2015. Đây là giai đoạn mà các chính phủ cánh tả nắm chính quyền ở các nước Mỹ Latinh và tiến hành các chính sách về hội nhập khu vực theo định hướng mới. 4. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Làm sáng tỏ xu hướng hội nhập khu vực mới – xu hướng hội nhập khu vực cánh tả của các nước Mỹ Latinh đầu thế kỉ 21 - Mục tiêu cụ thể: 1) Làm sáng tỏ những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của xu hướng hội nhập khu vực cánh tả đầu thế kỉ 21; 2) Làm rõ thực trạng của xu hướng hội nhập khu vực cánh tả đầu thế kỉ 21; 3) Đánh giá được triển vọng của xu hướng cánh tả trong hội nhập khu vực ở Mỹ Latinh đầu thế kỉ 21. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Chỉ ra và phân tích những yếu tố trong và ngoài khu vực tác động đến xu hướng hội nhập khu vực cánh tả của các nước MLT, làm cơ sở để đưa ra những phân tích về thực trạng và triển vọng. - Tái hiện tiến trình, nội dung hội nhập khu vực; chỉ ra đặc điểm của các mô hình, sáng kiến liên kết, hội nhập của xu hướng này để chỉ ra tương đồng, khác biệt với các làn sóng hội nhập khác ở khu vực và vai trò của xu hướng này đối với mục tiêu hội nhập khu vực của các nước Mỹ Latinh. - Chỉ ra và phân tích những tác động của xu hướng hội nhập cánh tả cũng như những thách thức, thuận lợi để đưa ra các kịch bản triển vọng tiến trình hội nhập khu vực theo xu hướng mới đầu thế kỉ 21. 7
  19. 6. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý luận Để xây dựng các lập luận, nghiên cứu dựa trên 04 cơ sở lý luận chính là: lý thuyết phổ chính trị, lý thuyết về chủ nghĩa khu vực, lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế và lý thuyết phụ thuộc trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.  Lý thuyết về phổ chính trị (the political spectrum) Các thuật ngữ “cánh tả ôn hòa”, “cánh tả cấp tiến”, “trung tả” trong nghiên cứu được sử dụng dựa trên khung lý thuyết về phổ chính trị. Theo lý thuyết này, các đảng chính trị, các chính phủ cầm quyền được phân loại theo một thang dao động từ cực tả đến cực hữu, qua các mức tả, trung tả, trung dung, trung hữu, hữu. Sự phân chia này dựa trên quan điểm của các bên về vấn đề tự do kinh tế, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, dân chủ, công bằng xã hội, và liên kết, hội nhập quốc tế. Sự phân loại này có từ lâu trong lịch sử (theo quan điểm được chấp nhận rộng rãi hiện nay là từ cuộc Cách mạng Pháp, 1789) nhưng các khái niệm cánh tả, cánh hữu cũng đã có nhiều biến đổi qua thời gian về quan điểm, lực lượng. Đôi khi, các chính đảng không thể thực sự được phân biệt rạch ròi về tư tưởng chính trị do xu hướng ngày càng phổ biến của sự kết hợp, dung hòa quan điểm của các bên trong thực tế chính trị thế giới hiện nay, ẩn sau đó là sự thỏa hiệp lẫn nhau, phân chia lợi ích. Tuy nhiên, lý thuyết này có thể được sử dụng để chỉ ra mức độ khác nhau của lực lượng cánh tả ở các nước Mỹ Latinh, những chủ thể có chủ trương khác nhau về liên kết, hội nhập khu vực. Từ nhóm các thuật ngữ về tả, hữu theo lý thuyết này mà xuất hiện thuật ngữ “theo xu hướng cánh tả”.  Lý thuyết về chủ nghĩa khu vực (the regionalism) Lý thuyết về chủ nghĩa khu vực, đặc biệt là chủ nghĩa khu vực mới (neo- regionalism), vốn tích hợp nhiều quan điểm của các lý thuyết quan hệ quốc tế khác, là khung lý thuyết để nhận định các cách thức tiến hành hội nhập khu vực, dựa trên quan điểm về các thành phần tạo nên chủ nghĩa khu vực: bản sắc khu vực, hợp tác khu vực, và xu thế khu vực hóa, của các chính quyền cánh tả Mỹ Latinh. Khung lý thuyết này sẽ giúp giải thích tại sao các nước cánh tả trong khu vực nói riêng, các nước Mỹ Latinh nói chung cố gắng xây dựng các thể chế cấp độ khu vực cũng như 8
  20. có các biện pháp nhằm xây dựng nhận thức chung, phổ biến về các vấn đề khu vực giữa các nước thành viên. Đồng thời, lý thuyết về chủ nghĩa khu vực mới, đặc biệt nhấn mạnh đến tính “mở” của chủ nghĩa khu vực sẽ giúp giải thích việc gia nhập nhiều khối liên kết cùng lúc của các nước trong khu vực, cũng như việc xây dựng các khối không hẳn dựa trên yếu tố gần gũi và tương đường về địa lý như trước đây.  Lý thuyết về hội nhập kinh tế khu vực (regional integration) Lý thuyết về hội nhập kinh tế khu vực do nhà kinh tế học người Hungary Béla Balassa (1928- 1991) đưa ra phân chia hội nhập khu vực thành 05 cấp độ. Đó lần lượt từ thấp đến cao là: thỏa thuận thương mại ưu đãi (preferential trade arrangement- PTA); thiết lập khu vực thương mại tự do (free trade area/agreement); thiết lập liên minh thuế quan (custom union); thiết lập thị trường chung (common market) và thiết lập liên minh kinh tế (economic union)1. Lý thuyết này giúp phân tích mức độ hội nhập của các mô hình, sáng kiến của các chính quyền cánh tả Mỹ Latinh về hội nhập khu vực cũng như cho phép đưa ra dự đoán về những dự định trong xu hướng hội nhập khu vực của các nước Mỹ Latinh, dù không phải là tuyệt đối.  Lý thuyết phụ thuộc trong quan hệ quốc tế (dependency theory) Lý thuyết phụ thuộc trong quan hệ quốc tế, được đưa ra từ thập niên 1950 bởi các học giả châu Âu và Nam Mỹ. Lý thuyết này phân chia thế giới thành khu vực trung tâm và khu vực ngoại vi. Lý thuyết này cho rằng sự kém phát triển ở các nước ngoại vi là do sự phụ thuộc của các nước này vào các nước trung tâm, các nước giàu, đặc biệt là Mỹ2. Tuy vậy, trong các nhà lý thuyết của chủ nghĩa phụ thuộc lại chia thành hai nhóm quan điểm. Một nhóm cấp tiến thì cho rằng các nước chậm phát triển cần cắt đứt những mối liên hệ kinh tế với các nước trung tâm để có thể độc lập phát triển. Biểu hiện rõ ràng cho quan điểm này ở các nước Mỹ Latinh là việc nhiều nước trong khu vực muốn loại bỏ sự can thiệp của Mỹ vào khu vực. Một nhóm quan điểm khác thì cho rằng việc duy trì các mối liên hệ đó là cần thiết để các nước nghèo có thể phát triển kinh tế dần lên, dần chuyển thành 1 Bùi Trường Giang (2010), Hướng tới chiến lược FTA của Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn Đông Á, NXB KHXH. 2 Sunil Kukreja (2012), “Hai khía cạnh của phát triển”2, (Khoa Quan hệ Quốc tế dịch), Tập bài đọc Kinh tế Chính trị Quốc tế, tp.HCM, trang 313- 352. (Bản gốc tiếng Anh xuất bản năm 2001) 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2