Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học: Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (2001 - 2010)
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài khái quát quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí trong giai đoạn 2001-2010, đồng thời phân tích, đánh giá quá trình hợp tác quốc tế của đơn vị này đối với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực khoan dầu khí – một lĩnh vực quan trọng của ngành năng lượng Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học: Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (2001 - 2010)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- NGUYỄN MẠNH HÙNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ (2001-2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC Hà Nội – 2015
- ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- NGUYỄN MẠNH HÙNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ (2001-2010) Chuyên ngành Quan hệ Quốc tế Mã số: 60 31 02 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Minh Mẫn Hà Nội – 2015
- MỤC LỤC Trang Phần mở đầu .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ (PV DRILLING) ................................................................................................................... 9 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của PV Drilling ........................................... 9 1.1.1 Quá trình hình thành của PV Drilling............................................................... 9 1.1.2 Các giai đoạn phát triển của PV Drilling........................................................ 12 1.1.3 Định hướng phát triển của PV Drilling .......................................................... 19 1.2 Vai trò của PV Drilling đối với ngành dầu khí Việt Nam ................................. 22 1.2.1 Đối với ngành dầu khí trong nước .................................................................. 23 1.2.2 Đối với ngành dầu khí quốc tế........................................................................ 24 1.3 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của PV Drilling ................................... 27 1.3.1 Cơ sở hoạch định ............................................................................................ 27 1.3.2 Quá trình triển khai hợp tác quốc tế ............................................................... 28 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................ 29 CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA PV DRILLING ........................................................... 31 2.1. Đối với lĩnh vực khoan thăm dò .......................................................................... 31 2.1.1 Chính sách ưu đãi của nhà nước trong việc hợp tác quốc tế cho việc khoan thăm dò dầu khí tại vùng biển Việt Nam ...................................................................... 31
- 2.1.2 Hợp tác với Vietsovpetro ............................................................................... 33 2.1.3 Hợp tác với JVPC.......................................................................................... 36 2.1.4 Hợp tác với các nhà thầu khoan của Hoa Kỳ ................................................ 38 2.1.5 Hợp tác với các nhà thầu khoan của khối ASEAN ...................................... 40 2.2 Đối với lĩnh vực khoan khai thác ......................................................................... 41 2.2.1 Hợp tác với Biển Đông POC ......................................................................... 41 2.2.2 Hợp tác với các đối tác từ Anh Quốc và Hoa Kỳ .......................................... 42 2.2.3 Chính sách của nhà nước về việc ưu đãi cho ngành khoan khai thác tại vùng biển Việt Nam ..................................................................................................... 46 2.3 Đối với lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực .......................................... 49 2.3.1 Hợp tác với Hoa Kỳ ........................................................................................ 49 2.3.2 Hợp tác với Nhật Bản ..................................................................................... 51 2.3.3 Hợp tác với các nước trong tổ chức ASEAN ................................................. 52 2.3.4 Hợp tác với các tổ chức quốc tế ..................................................................... 55 2.4 Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ ................................................................... 56 2.4.1 Chính sách ưu đãi của Việt Nam ................................................................... 56 2.4.2 Chiến lược của PV Drilling ............................................................................ 58 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................ 60 CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA QUÁ TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA PV DRILLING ........................ 61 3.1 Tác động của quá trình hợp tác quốc tế của PV Drilling ...................................... 61
- 3.1.1 Tác động đối với ngành công nghiệp dầu khí nội địa .................................... 61 3.1.2 Tác động đối với ngành công nghiệp dầu khí thế giới ................................... 62 3.2. Triển vọng phát triển ........................................................................................... 63 3.2.1 Triển vọng....................................................................................................... 63 3.2.2 Thời cơ và thách thức ..................................................................................... 68 3.3 Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của PV Drilling ................................................................................................... 70 3.3.1 Giải pháp ......................................................................................................... 70 3.3.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 76 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................ 78 Kết luận ........................................................................................................................ 79 Phụ lục .......................................................................................................................... 82 Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................................... 86
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PVD: Petrovietnam Drilling and Well Services Corporation Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí IADC: International Association of Drilling Contractors Hiệp hội nhà thầu khoan thế giới JVPC: Japan Vietnam Petroleum Corporation Liên doanh dầu khí Việt Nhật ASEAN: Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á OHSAS: Occupational Health and Safety Assessment Series Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OPITO: The Offshore Petroleum Industry Training Organisation Tên gọi của tổ chức đào tạo ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi BOSIET: Basic Offshore Safety Induction and Emergency Training Hướng dẫn cơ bản An toàn ngoài khơi vùng nhiệt đới và huấn luyện các tình huống khẩn cấp POC: Petroleum Operation Company Công ty điều hành mỏ JOC: Joint Operation Company Công ty Liên doanh điều hành TAD: Tender Assist Drilling Giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm
- LTI: Lost Time Incident Tai nạn dẫn đến ngừng hoạt động giàn PVD-BJ: Liên doanh PVD và Công ty BJ Services của USA PVD-PTI: PV Drilling Production Testers International Liên doanh giữa PVD và công ty EXPRO International BV.
- DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ STT Loại Tên Trang 1 Hình 2.1 Mô hình tháp khoan tại PVD Training 54 2 Bảng 3.1 Bảng ước tính trữ lượng dầu khí đã 68-69 xác định và tiềm năng ở Biển Đông 3 Bảng 3.2 Số lượng người lao động trong PV 76 Drilling 4 Bảng 3.3 Một vài chỉ số về đào tạo của PV 77-78 Drilling qua các năm 5 Biểu đồ 3.1 Tổng số lượng giàn khoan biển cung 70 cấp ở thị trường thế giới trong giai đoạn 2009 – 2013
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong một thế giới đang phát triển không ngừng như hiện nay, năng lượng nói chung và dầu khí nói riêng đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại. Việt Nam là thành viên của khu vực phát triển năng động hàng đầu thế giới - ASEAN; trong đó Biển Đông là một trong những khu vực có trữ lượng dầu khí tiềm năng trên bản đồ năng lượng thế giới. Do đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng về dầu khí, khí hóa lỏng của khu vực và thế giới. Mặt khác, trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Chính vì vậy, chính phủ Việt Nam đã tăng cường đầu tư vào ngành dầu khí, tiêu biểu là phát triển đầu tư vào Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam và các Tổng Công ty thành viên, Tổng Công ty Xăng dầu Petrolimex, nhằm tạo ra một lực lượng chuyên môn cao, với đủ tiềm lực kinh tế để khai thác hiệu quả những tiềm năng về kinh tế và chính trị của nguồn “vàng đen” này. Đồng thời, chính phủ Việt Nam cũng khuyến khích hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí một cách hợp lý và phát triển bền vững trong bối cảnh khu vực Biển Đông đang diễn ra những tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước – trong đó có Việt Nam. Luận văn bước đầu phân tích quá trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu Khí (viết tắt là PV Drilling): lịch sử hình thành, quá trình phát triển, hoạt động triển khai hợp tác trên lĩnh vực dầu khí của PV Drilling với các đối tác nước ngoài ở các lĩnh vực chuyên môn mà công ty đảm nhận trong thời gian từ khi thành lập vào năm 2001 đến năm 2010 – thời điểm mà PV Drilling bắt đầu đóng giàn khoan nửa nổi nửa chìm. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị, đóng góp vào những hoạch định phát triển trong tương lai của PV Drilling nhằm bảo đảm vai trò, vị trí của ngành năng lượng nói chung và ngành dầu khí nói riêng của Việt Nam trên bản đồ năng lượng của khu vực và thế giới trong bối cảnh các nguồn tài nguyên năng lượng đang dần cạn kiệt, và những nguồn năng lượng thay thế vẫn chưa
- 2 thực sự phát huy được hiệu quả. Đó là lý do tôi chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ ngành Quan hệ quốc tế tại Khoa Quốc tế học, trường Đại Học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Do tính chất đặc thù của Ngành Dầu khí nên hiện chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào về đề tài này. Các Báo cáo thường niên của PV Drilling các năm có phân tích và đánh giá các hoạt động hợp tác quốc tế của công ty ở thị trường Châu Á - Thái Bình Dương nhưng chỉ đưa ra các đánh giá tổng quát nhất và chưa thật sự cụ thể. Ngoài ra, thời gian qua cũng có một vài bài báo viết và đánh giá chung về PV Drilling trên các báo mạng như Vnexpress.net, Tuổi trẻ Online... Hoặc nhiều bài báo đánh giá hiệu quả kinh doanh của PV Drilling trên tờ Năng Lượng Mới – cơ quan chủ quản là Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam. Tháng 3/2015 vừa qua, trên báo Năng Lượng Mới đã có chuỗi bài phóng sự về hành trình chuyển giàn khoan tự nâng PV Drilling VI vừa mới đóng của PV Drilling từ Singapore về Việt Nam, trong bài viết có đề cập khá nhiều vấn đề liên quan đến quá trình hợp tác quốc tế của PV Drilling trong nhiều năm tìm kiếm và đầu tư khắp châu Á. Tuy nhiên, tác giả đã cố gắng tổng hợp và phân tích để khái quát vấn đề một cách khách quan, tổng thể dựa trên những tài liệu có được. 2.1 Tài liệu Tiếng Việt Ở Việt Nam, do là đề tài mới và chưa được khai thác nhiều nên chưa có một cuốn sách hay tài liệu cụ thể nào về lĩnh vực cho thuê giàn khoan và ngành công nghiệp phụ trợ mà PV Drilling đang hoạt động. Chủ yếu tác giả tìm hiểu thông qua nhiều bài báo từ nhiều tòa soạn uy tín như Năng Lượng Mới, Thời báo Kinh tế Sài Gòn..; bài báo cáo của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, báo cáo thường niên của PV
- 3 Drilling cũng là một trong những tài liệu tham khảo quan trọng phục vụ cho luận văn này. Một tài liệu khác, có sự đóng góp nhiều cho luận văn là cuốn sách “Lịch sử ngành dầu khí Việt Nam” do Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia phát hành năm 2011, Chủ tịch hội đồng biên soạn là ông Trần Ngọc Cảnh, ngoài ra còn có các cố vấn khoa học là Giáo sư Đặng Phong và Tiến Sĩ Khổng Đức Thiêm. Cuốn sách này đã giúp tác giả khái quát được bối cảnh ngành Dầu Khí Việt Nam giai đoạn 1990 – 2000, từ đó dẫn luận đến giai đoạn 2001 – 2006, là giai đoạn mà PV Drilling mới thành lập và chưa có nhiều tài liệu viết về PV Drilling giai đoạn này. Chương 1, phần 1 của luận văn này được tổng hợp và phân tích dựa trên nhiều dữ liệu, sự kiện lịch sử và các văn bản pháp luật được nêu trong cuốn sách này. Một số tài liệu bổ trợ cho luận văn bao gồm các bài viết của tác giả Trịnh Cường, “Châu Phi trong chiến lược của các nước lớn”, đăng tên Tạp chí Cộng Sản, số 7 (753) năm 2006. Bài viết này có đề cập đến quốc gia Algeria, nơi mà PV Drilling đang là tiên phong trong việc khoan dầu, đánh dấu ý nghĩa chính trị của Việt Nam tại quốc gia Bắc Phi đầy tiềm năng này. Bài viết có nêu một số điểm mạnh trong chính trị của Algeria đối với các quốc gia khu vực Địa Trung Hải như Italy, Pháp, khu vực bán đảo Balkan. Bài viết của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, “An ninh dầu lửa: Vấn đề và giải pháp tại các nước Đông Nam Á”, đăng trên Tạp chí Cộng Sản, mục Những vấn đề kinh tế thế giới, số 5 (121) năm 2006 có đề cập đến an ninh tại Biển Đông khi mà các giàn khoan của Hoa Kỳ, Châu Âu đang hiện diện dày đặc, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến chính trị an ninh trên biển, cũng như các vấn đề an ninh về nguồn dầu lửa bị khai thác trộm tại Biển Đông. Vì Việt Nam thời kỳ 2000-2007 chưa phát triển ngành lọc dầu và chế biến dầu thô, do đó các hợp đồng hợp tác với nước ngoài chủ yếu là chia sản phẩm, nên gây ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý, khi đối tác có thể khai man, khai dối các sản lượng dầu để làm lợi riêng. Thông tấn xã Việt Nam năm 2006 cũng có bài viết, “Hợp tác năng lượng Trung Quốc – ASEAN”, mục Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 96, 26/4. Bài viết đã có đề cập đến chiến lược dùng giàn khoan di động để gây
- 4 ảnh hưởng chính trị tại Biển Đông của Trung Quốc, đồng thời đề nghị chính phủ Việt Nam quan tâm hơn đến ngành công nghiệp khoan dầu khí, đặc biệt là đóng giàn khoan của Việt Nam. Đây chính là số ít tài liệu có đề cập đến ngành khoan dầu khí của Việt Nam thời kỳ 2001-2007. Các văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ VI, lần thứ VII, lần thứ VIII, lần thứ IX, lần thứ X cũng đóng góp cho tác giả các thông tin về chính sách ngoại giao của Việt Nam thời kỳ 1990 – 2006, góp phần giúp cho tác giả bám sát đề tài theo ngành quan hệ quốc tế, tránh việc đi quá sâu về các khía cạnh phân tích Marketing hay Kinh tế. Các văn kiện này cũng góp phần giúp tác giả khái quát được các chính sách phát triển ngoại giao của chính phủ Việt Nam thông qua nhiều chính sách như “Việt Nam muốn là bạn của các quốc gia trên thế giới”- văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ VII năm 1991, sang chính sách “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác đối tác của các nước trên thế giới” – văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ X năm 2006. Nguồn tài liệu quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn này chính là các Báo Cáo Thường Niên của PV Drilling, tác giả đã sử dụng các số liệu của Báo Cáo Thường Niên PV Drilling từ năm 2006 đến năm 2013 để phục vụ cho việc viết luận văn. Các báo cáo này đề cập rất nhiều đến quá trình hình thành và phát triển của PV Drilling, đồng thời cung cấp các số liệu về phát triển kinh doanh, về các công ty con, về các công ty liên doanh nước ngoài… Tác giả cũng dựa vào nhiều tài liệu khác nhau của các đơn vị thành viên PV Drilling để tổng hợp và cô đọng lại để hoàn thành luận văn. 2.2 Tài liệu Tiếng Anh Trong các tài liệu tiếng Anh, tác giả sử dụng chủ yếu là báo cáo của các tổ chức quốc tế mà PV Drilling đang tham gia hoặc đang là thành viên. Trong số các tài liệu này, cụ thể là báo cáo thường niên của Tổ Chức IADC và các công ty Dầu khí quốc tế như BP, Vantage, SeaDrill… các tài liệu đã cung cấp cho tác giả các số liệu, dữ kiện để đi đến so sánh mức độ tương quan và hình dung ra vị trí của PV Drilling trên bản đồ thị trường khoan thế giới. Ngoài ra, căn cứ vào các tài liệu riêng của PV Drilling về
- 5 quan hệ hợp tác với các nhà thầu khoan quốc tế khác, tác giả đã có cái nhìn khách quan về việc hợp tác quốc tế giữa PV Drilling với các nhà thầu khoan thế giới, từ đó đưa ra được nhận xét cái được cái mất cho những mối quan hệ hợp tác này. Sau khi đánh giá được mức độ thành công của mối quan hệ hợp tác, tác giả đã có nhận xét và đưa ra giải pháp để cải tiến cho các mối quan hệ tiếp theo trong tương lai. Tuy nhiên, để những giải pháp cải tiến này có hiệu quả thực sự, tác giả cần có những phép thử và trong giới hạn của luận văn, cũng như tính chất doanh nghiệp, việc đánh giá hiệu quả của các giải pháp đưa ra trong luận văn này chưa rõ ràng. Ngoài những tài liệu nêu trên, tác giả còn sử dụng một số bài viết của các tác giả viết về chính trị quốc tế, trong số đó có bài viết của tác giả Richard Giragosian , “East Asia tackles energy security”, đăng tên tạp chí Asia Times, số ra ngày 24 tháng 8 năm 2004. Bài viết này đề cập đến tình hình chính trị phức tạp tại Biển Đông, khi vùng biển này được tìm thấy với trữ lượng dầu khí khổng lồ bên dưới. Các chi tiết này đã giúp tác giả hiểu rõ hơn về cách nhìn nhận của các quốc gia khác về vị thế của Việt Nam tại biển Đông, đồng thời cũng đưa ra được ý kiến về việc giàn khoan biển là các công cụ chiến lược cho việc đảm bảo đường biên giới trên biển giữa các quốc gia. Sách của tác giả Sonya Fatah, “A Pipeline or a Pipe Dream”, in tại nhà xuất bản Fortune năm 2005, ấn phẩm số 23 (152), tại trang 24-26 của sách, tác giả có đề cập đến việc các đường ống dẫn dầu khí chính là các vũ khí để đánh dấu lãnh thổ trên biển. Đồng thời, tác phẩm này còn đưa ra một số quan điểm về ngoại giao dầu khí, mà trong đó ngành khoan là một lĩnh vực thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật một quốc gia. Tác giả đã sử dụng quan điểm này để đưa ra các đánh giá về ngành khoan dầu khí Việt Nam đã phát triển đến đâu và đã góp phần đẩy mạnh hình ảnh chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế như thế nào. Trong sự hạn chế của tài liệu về đề tài, tác giả đã cố gắng tổng hợp những tài liệu, số liệu, dữ kiện quan trọng để hoàn thành luận văn với những ý kiến khách quan và chủ quan. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- 6 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí trong giai đoạn 2001-2010, đồng thời phân tích, đánh giá quá trình hợp tác quốc tế của đơn vị này đối với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực khoan dầu khí – một lĩnh vực quan trọng của ngành năng lượng Việt Nam; luận văn cũng bước đầu đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này đối với Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí nói riêng và ngành dầu khí Việt Nam nói chung. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Tìm hiểu về chủ trương hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này của chính phủ Việt Nam. - Tìm hiểu về các chỉ tiêu nâng cao năng lực hợp tác quốc tế trong việc cung cấp dịch vụ giàn khoan biển. - Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao năng lực hợp tác quốc tế trong cung cấp dịch vụ giàn khoan biển. - Tìm hiểu về thị trường khoan Châu Á Thái Bình Dương: đặc điểm thị trường, tình hình cung cấp giàn khoan biển và các chính sách pháp lý có liên quan. - Tìm hiểu về các quốc gia tiên tiến trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan biển trên thế giới, cụ thể là các đối tác tại khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu. - Tìm hiểu về thị trường khoan khu vực Bắc Phi: đặc điểm thị trường, tình hình cung cấp giàn khoan đất liền và các chính sách pháp lý có liên quan. - Nêu ra sự cần thiết phải nâng cao năng lực hợp tác quốc tế của dịch vụ cung cấp giàn khoan biển của PV Drilling. - Phân tích thực trạng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoan dầu khí giàn PV Drilling ở thị trường Châu Á Thái Bình Dương trong giai đoạn 2001-2010. - Tìm hiểu quan điểm của Nhà nước về phát triển Ngành Dầu khí, định hướng, mục tiêu phát triển của PV Drilling trong giai đoạn 2011-2020.
- 7 - Đưa ra một số giải pháp đối với PV Drilling nhằm nâng cao năng lực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoan dầu khí của PV Drilling trong giai đoạn 2011-2020. 5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan và Dịch Vụ Khoan Dầu khí ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, khu vực Bắc Phi, khu vực Bắc Mỹ, Khu vực Tây Âu . Về thời gian: Đề tài tập trung phân tích thực trạng hợp tác quốc tế của dịch vụ cung cấp giàn khoan biển của Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan và Dịch Vụ Khoan Dầu khí ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, khu vực Bắc Phi, khu vực Bắc Mỹ, Khu vực Tây Âu trong giai đoạn 2001-2010 và đưa ra giải pháp cho giai đoạn 2011-2020. Về không gian: Đề tài phân tích năng lực hợp tác quốc tế của dịch vụ cung cấp giàn khoan biển của Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan và Dịch Vụ Khoan Dầu khí ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, khu vực Bắc Phi, khu vực Bắc Mỹ, Khu vực Tây Âu trên cơ sở so sánh với các đối thủ cạnh tranh như Transocean, Seadrill. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài là phương pháp nghiên cứu tại bàn: thông qua việc tìm kiếm, tập hợp, phân tích các thông tin, dữ liệu từ các báo cáo, tài liệu của Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan và Dịch Vụ Khoan Dầu khí; trang web của Hiệp hội các nhà thầu khoan thế giới, các tổ chức có liên quan, các ấn phẩm, báo chí, bài viết, sách xuất bản, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp nghiên cứu lịch sử cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài, thông qua việc tìm hiểu quá trình hình thành ngành dầu khí; quá trình hình thành PV Drilling; các sự kiện lịch sử nổi bật, có khả năng ảnh hưởng đến quá trình hợp tác quốc tế của PV Drilling và chính sách đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ, từ đó dẫn luận đến các đánh giá, phân tích và đưa ra kết quả của luận văn.
- 8 7. Kết cấu đề tài Đề tài có kết cấu gồm 3 chương với 85 trang nội dung Chƣơng 1: Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PV Drilling) Chƣơng 2: Hoạt động triển khai hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của PV Drilling. Chƣơng 3: Tác động và triển vọng của quá trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của PV Drilling.
- 9 CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ (PV DRILLING) 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của PV Drilling 1.1.1 Quá trình hình thành của PV Drilling 1.1.1.1 Khái quá bối cảnh hình thành PV Drilling Ngày 6 tháng 7 năm 1990, Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập dựa trên tiền thân là Tổng cục Dầu mỏ và Khí đối Việt Nam, khởi đầu một kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của ngành dầu khí Việt Nam1. Tổng Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được Hội đồng Bộ trưởng xác định là đơn vị kinh tế chủ lực, cần được xây dựng để trở thành mũi nhọn của nền kinh tế. Mô hình liên hiệp Xí nghiệp quốc doanh, đang được áp dụng cho Tổng Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, đã tỏ ra không còn phù hợp, cần được tổ chức lại theo mô hình của tổng công ty mạnh. Xuất phát từ yêu cầu đó, ngày 31-7-1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Chỉ thị số 235-CT về việc thành lập Tổ Xây dựng Đề án tổ chức lại ngành Dầu khí2. Ngày 9-2-1993, Tổng Giám Đốc của Tổng Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam đã ký quyết định số 131/DK-TCNS-ĐT với nội dung chính là sát nhập Công ty Dịch vụ Dầu Khí (PSC) và Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Dầu Khí (GPTS) thành Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu Khí (PTSC) do ông Nguyễn Xuân Nhậm làm giám đốc.3 Năm 1994, Xí Nghiệp Dịch vụ Kỹ Thuật Dầu Khí Biển (PTSC Offshore), đơn vị trực thuộc PTSC được thành lập với mục tiêu ban đầu nhằm cung cấp các dịch vụ 1 Tập đoàn dầu khí Việt Nam (2011), Lịch sử ngành Dầu Khí Việt Nam (đến năm 2010), Tập 1, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật, Hà Nội – trang 38. 2 Tập đoàn dầu khí Việt Nam (2011), Lịch sử ngành Dầu Khí Việt Nam (đến năm 2010), Tập 1, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật, Hà Nội – trang 44. 3 Tập đoàn dầu khí Việt Nam (2011), Lịch sử ngành Dầu Khí Việt Nam (đến năm 2010), Tập 1, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật, Hà Nội – trang 50.
- 10 cho thuê các thiết bị khoan, dịch vụ ứng cứu sự cố tràn dầu và xưởng cơ khí sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị khoan. Với việc Vietsovpetro cùng hàng loạt các nhà thầu khoan nước ngoài đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam thời kỳ sau Đổi Mới, PTSC Offshore đã phát triển mạnh mẽ khi các giàn khoan nước ngoài lần lượt tiến vào Việt Nam, một số giàn khoan lớn nổi tiếng thời bấy giờ là Maersk Convincer, Topaz Driller… của các nhà thầu khoan lớn của thế giới như Idemitsu, BP, Transoceans, Sea Drill, Baker Hughes… đã xuất hiện tại Việt Nam thời kỳ này. Tuy nhiên, việc các giàn khoan nước ngoài lần lượt tiến vào vùng biển Việt Nam theo các hợp đồng khoan với Vietsopetro và các nhà đầu tư lớn như BP, Gazrom…có hợp tác với Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil and Gas Group, gọi tắt là PetroVietnam), vùng biển nước ta bấy giờ tràn ngập các giàn khoan và các tàu hỗ trợ từ nước ngoài, gây khó khăn cho công tác đảm bảo quốc phòng và an ninh trên biển. Chính vì thế, ngoài việc tạo điều kiện cho việc ổn định an ninh trên biển theo yêu cầu của Bộ Quốc Phòng, đồng thời nhận thấy một tiềm năng to lớn cho một ngành dịch vụ kỹ thuật cao – ngành khoan dầu khí - Chính phủ đã yêu cầu Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam thành lập một công ty chuyên trách cho lĩnh vực khoan và các dịch vụ khoan. Trên cơ sở đó, với việc đã có kinh nghiệm trong việc quản lý và hoạt động trong lĩnh vực này một thời gian dài 7 năm, vào năm 2001 Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu Khí (PV Drilling) được thành lập dựa trên nhân sự và nền tảng từ PTSC Offshore chuyển giao sang. Nhằm tạo ra sự phát triển vượt bậc cho công ty khoan còn non trẻ, chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho PV Drilling lúc bấy giờ, như miễn thuế khấu trừ VAT cho đến năm 2016 (tổng cộng 15 năm), cung cấp các quota nhập khẩu miễn thuế cho các vật tư của giàn khoan vào năm 2007 và năm 2013, ra chính sách hạn chế đầu tư của các nhà thầu khoan lớn trên thế giới vào Việt Nam, tạo ra một cơ chế gần như độc quyền cho PV Drilling. Do đó, chỉ trong một thời gian ngắn, PV Drilling đã phát triển mạnh mẽ và vượt bậc, vươn vai trở thành một trong những nhà thầu khoan nổi tiếng và lớn mạnh ở khu vực Châu Á.
- 11 1.1.1.2 Quá trình hình thành PV Drilling năm 2001 Năm 1999, khi các lô dầu khí gần bờ đã được xác định và khai thác, Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam đã xác định được trữ lượng lớn dầu khí đang nằm ngoài khu vực nước sâu của thềm lục địa Việt Nam, với yêu cầu kỹ thuật cao mới có thể khai thác được khu vực này. Do đó, tiềm năng tuy rất cao nhưng năng lực hạn chế đã khiến cho ngành dầu khí Việt Nam dần dần giảm sự thu hút với các công ty dầu khí nước ngoài. Để tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khai thác dầu khí, Việt Nam đã phải cho phép sự hoạt động của các giàn khoan nước ngoài ở vùng biển Việt Nam, nhằm tận dụng các khoa học công nghệ tiên tiến bấy giờ, đồng thời tận dụng kinh nghiệm của các chuyên gia nhằm đào tạo một đội ngũ lao động Việt Nam đủ sức vận hành một giàn khoan hiện đại. Đến năm 2000, với sự đầu tư mạnh của Chính Phủ vào ngành dầu khí, Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam đã tăng cường các hoạt động khai thác thông qua các giàn khoan nước ngoài cũng như mua các dịch vụ khoan từ các nhà thầu khoan lớn của thế giới lúc đấy. PTSC là công ty tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ khoan cho các hoạt động giàn khoan nước ngoài tại Việt Nam, mà trong đó cụ thể là PTSC Offshore là công ty trực tiếp điều hành và cung cấp các dịch vụ này. Năm 2001, do nhu cầu cung cấp dịch vụ khoan thăm dò và khai thác dầu khí cho các Công ty dầu khí trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng, bên cạnh PTSC Offshore vốn có truyền thống và năng lực cung cấp các dịch vụ về khoan và cho thuê thiết bị khoan phát triển mạnh; Vì vậy, trên cơ sở năng lực hiện có của PTSC Offshore, ngày 26 tháng 11 năm 2001, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã ban hành quyết định số 647/QĐ-VPCP thành lập Công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PetroVietnam Drilling and Well Services Company, viết tắt
- 12 là PV Drilling), đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, dựa trên cơ sở nguồn lực và cơ sở vật chất từ PTSC Offshore4. Tháng 12 năm 2001, chỉ một tháng sau khi thành lập, PV Drilling đã hoàn thành hơn 80% công đoạn chuyển giao tất cả các cơ sở vật chất, máy móc và sắp xếp lại nhân lực. Đồng thời, đảm bảo công suất 100% cho các dịch vụ mà PTSC Offshore đang cung cấp cho Idemitsu và Shell Corporation. Ngoài ra, thời gian này, PV Drilling đã có kế hoạch mở rộng sang các dịch vụ công nghệ cao như chống tràn dầu, cung cấp các dịch vụ nhân lực cho giàn khoan…tạo những nền móng vững chắc cho các kế hoạch dài hạn trong tương lai. Với việc chính thức thành công ty trực thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, PV Drilling đã trở thành một trong những công ty tiên phong, là mũi nhọn chiến lược của chính phủ trong việc hiện đại hóa ngành dầu khí còn non trẻ và lạc hậu so với thế giới bấy giờ. Những năm tiếp theo, PV Drilling đã không ngừng tiến bộ, từ một Xí Nghiệp nhỏ với nhiều hạn chế về nhân lực, công nghệ kỹ thuật, máy móc nhà xưởng, PV Drilling đã dần hình thành thành một công ty có trình độ khá, nguồn nhân lực ổn định, với những định hướng chắc chắn và kế hoạch dài hạn khả thi. Tuy nhiên, để trở thành một ông lớn trong tương lai, PV Drilling giai đoạn này cần nhiều thứ hơn nữa, đặc biệt phải nắm bắt công nghệ điều hành giàn khoan để đủ sức cạnh tranh với các nhà thầu khoan thế giới. 1.1.2 Các giai đoạn phát triển của PV Drilling 1.1.2.1 Những năm đầu mới thành lập 2001 – 2003 Sau khi thành lập năm 2001, chỉ sau 3 tháng chuyển giao từ PTSC Offshore, PV Drilling đã đi vào hoạt động ổn định và đã tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới, từ Vietsopetro đến JVPC, những nhà điều hành mỏ - Joint Operation Company (JOC) mới thành lập đã tìm đến PV Drilling như một nhà cung cấp đáng tin cậy. Tuy giai đoạn này còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về nhiều mặt, nhưng với sự nỗ lực của 4 Báo cáo thường niên PV Drilling năm 2006 – trang 34, 35
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
157 p | 481 | 142
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược xây dựng thương hiệu VNPT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
111 p | 480 | 80
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tam Đảo
10 p | 276 | 76
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực Vĩnh Phúc
135 p | 214 | 76
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Du lịch quốc tế và vấn đề thị thực xuất nhập cảnh Việt Nam thực trạng và giải pháp
129 p | 248 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
94 p | 242 | 58
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 199 | 48
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương - chi nhánh Bình Dương
92 p | 147 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Giải pháp chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV) giai đoạn 2021 - 2025
99 p | 87 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế của Vietnam Airlines – Chi nhánh Miền Bắc
127 p | 25 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ check-in tại quầy thủ tục Vietnam Airlines ở nhà ga quốc nội sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
107 p | 57 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển thị trường cho hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
129 p | 36 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn