intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát tại Khu Bảo tồn Đông Húa Sáo, huyện Paksong, tỉnh Chămpasắc, Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định đa dạng thành phần loài và tìm hiểu một số đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài lưỡng cư, bò sát ở Khu Bảo tồn Đông Húa Sáo, huyện Paksong, tỉnh Chămpasắc, Lào. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát tại Khu Bảo tồn Đông Húa Sáo, huyện Paksong, tỉnh Chămpasắc, Lào

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BOUNTHAVY PHANTHALACK NGHIÊN CỨU LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT TẠI KHU BẢO TỒN ĐÔNG HÚA SÁO, HUYỆN PAKSONG, TỈNH CHĂMPASẮC, LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BOUNTHAVY PHANTHALACK NGHIÊN CỨU LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT TẠI KHU BẢO TỒN ĐÔNG HÚA SÁO, HUYỆN PAKSONG, TỈNH CHĂMPASẮC, LÀO Ngành: Sinh thái học Mã ngành: 8.42.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. HOÀNG VĂN NGỌC 2. PGS. TS. NGUYỄN THIÊN TẠO THÁI NGUYÊN - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả của luận văn là hoàn toàn trung thực, do tôi thu thập và xử lí. Đồng thời, luận văn này chưa từng được bảo vệ trước bất kỳ một hội đồng nào trước đây. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Bounthavy PHANTHALACK i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn khoa học tận tình của PGS.TS. Hoàng Văn Ngọc, khoa sinh học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và PGS. TS. Nguyễn Thiên Tạo, Viện sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam. Xin được gửi đến các thầy những tình cảm thiêng liêng và lòng biết ơn sâu sắc nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Sinh học, phòng Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Ban quản lí và cán bộ Samlan Mounphoxay cục kiểm lâm, Lãnh đạo và nhân dân bản Nongluang, huyện Paksong, tỉnh Chămpasắc đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài và thực địa trong quá trình thu thập tài liệu và thực địa. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, thủ trưởng đơn vị và các anh chị em đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Bounthavy PHANTHALACK ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT............................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ......................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................... 2 4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN.................................................................................. 3 1.1. Lịch sử nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát ở Lào ............................................ 3 1.2. Lịch sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở tỉnh Chămpasắc, Lào .................... 10 1.3. Đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu .......................................... 11 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................... 11 1.3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ở khu vực nghiên cứu ...................................... 13 Chương 2: MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 15 2.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 15 2.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 15 2.3. Địa điểm nghiên cứu................................................................................... 15 2.4. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 15 2.5. Thiết bị nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ....................................... 15 2.5.1. Thiết bị nghiên cứu .................................................................................. 15 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 15 iii
  6. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 23 3.1. Thành phần loài LC BS ở KBT Đông Húa Sáo, huyện Paksong, tỉnh Chămpasắc, nước CHDCND Lào...................................................................... 23 3.2. Nhận xét về thành phần loài ....................................................................... 24 3.2.1. Sự đa dạng về thành phần phân loại học ..................................................... 24 3.2.2. Mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái của các loài LC BS bổ sung cho KVNC ................................................................................................................ 26 3.3. Sự phân bố LC BS ở KBT Quốc gia Nặm Hà, tỉnh Luông Nặm Tha, Lào ..... 36 3.3.1. Phân bố theo nơi ở ................................................................................... 36 3.3.2. Phân bố theo sinh cảnh ............................................................................ 38 3.4. Các nhân tố đe dọa khu hệ LC, BS và đề xuất hướng bảo tồn .................. 41 3.4.1. Các nhân tố đe dọa................................................................................... 41 3.4.2. Đề xuất hướng bảo tồn ............................................................................ 42 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 44 PHỤ LỤC iv
  7. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT BS Bò sát CS Cộng sự DC Dân cư IUCN Danh lục đỏ IUCN KBT Khu bảo tồn KVNC Khu vực nghiên cứu LC Lưỡng cư LC, BS Lưỡng cư, bò sát SC Sinh cảnh NN Nông Nghiệp v
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài LC BS ở KVNC..................................... 23 Bảng 3.2. Đa dạng bậc phân loại LC ở KVNC ................................................. 24 Bảng 3.3. Đa dạng bậc phân loại BS ở KVNC ................................................. 25 Bảng 3.4. Sự phân bố các bậc phân loại của LC, BS theo nơi ở ....................... 36 Bảng 3.5. Sự phân bố các bậc phân loại của LC, BS theo sinh cảnh ................ 38 vi
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ đo kích thước Lưỡng cư không đuôi ...................................... 18 Hình 2.2. Đặc điểm chi sau và bàn chân Lưỡng cư ............................................. 19 Hình 2.3. Tấm đầu của rắn ................................................................................ 19 Hình 2.4. Các loại vảy lưng ở rắn...................................................................... 20 Hình 2.5. Cách đếm số hàng vảy thân ............................................................... 20 Hình 2.6. Vảy bụng, vảy dưới đuôi và tấm hậu môn ........................................ 20 Hình 2.7. Các tấm trên đầu ở thằn lằn (Mabuya) .............................................. 21 Hình 2.8. Lỗ tai thằn lằn .................................................................................... 21 Hình 2.9. Mắt thằn lằn ..................................................................................... 21 vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lưỡng cư, bò sát là những mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn của các quần xã, với số lượng loài rất phong phú và đa dạng, đã góp phần giữ trạng thái cân bằng sinh thái học trong các quần xã đó. Chúng còn là vật chỉ thị cho môi trường nước do giai đoạn nòng nọc của LC cũng như giai đoạn trưởng thành của nhiều loài LC, BS phát triển trong nước. Lào là một trong những nước có tiềm năng đa dạng sinh học cao, nằm trong vùng Đông Nam Á. Chămpasắc là một tỉnh nằm ở miền Nam của Lào. Khí hậu á nhiệt đới thể hiện 2 mùa trong năm là mùa khô và mùa mưa. Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Đông Húa Sáo là một trong 24 vườn quốc gia được công nhận trên toàn quốc, được thành lập và ban hành theo Nghị định 164/PM, ngày 29/10/1993, với tổng diện tích 110.000ha. Một khu vực được bảo vệ rộng lớn với 3 huyện của tỉnh Chămpasắc như: huyện Pathoumphone, huyện Paksong và huyện Bachieng Chalern Souk Khu bảo tồn này đã nhận được sự giúp đỡ của (IUCN) New Zealand từ năm 1995-2000. Sau khi hoàn thành dự án bảo vệ, quỹ phát triển lâm nghiệp và tài nguyên rừng cũng cung cấp hỗ trợ liên tục từ dự án cho đến năm 2017. Khu hệ lưỡng cư, bò sát tại khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Đông Húa Sáo, huyện Paksong, tỉnh Chămpasắc ít được nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát tại Khu Bảo tồn Đông Húa Sáo, huyện Paksong, tỉnh Chămpasắc, Lào”. 2. Mục tiêu của đề tài Xác định đa dạng thành phần loài và tìm hiểu một số đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài lưỡng cư, bò sát ở Khu Bảo tồn Đông Húa Sáo, huyện Paksong, tỉnh Chămpasắc, Lào. 1
  11. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học cập nhật về hiện trạng khu hệ lưỡng cư, bò sát của vùng nghiên cứu. Mô tả được sự đa dạng về thành phần loài và các loài quý hiếm, đồng thời xác định được sự phân bố của lưỡng cư, bò sát theo sinh cảnh. Mô tả được đặc điểm hình thái, sinh thái của những loài quý hiếm. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung số liệu góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho công tác quản lý, bảo tồn Khu Bảo tồn Đông Húa Sáo, huyện Paksong, tỉnh Chămpasắc, Lào. 4. Nội dung nghiên cứu - Điều tra thành phần loài, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài lưỡng cư, bò sát ở Khu Bảo tồn Đông Húa Sáo, huyện Paksong, tỉnh Chămpasắc, Lào. - Nghiên cứu sự phân bố các loài theo sinh cảnh và nơi ở của các loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực nghiên cứu. - Đánh giá hiện trạng và các mối đe doạ đến các loài lưỡng cư, bò sát. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý và bảo tồn các loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực nghiên cứu. 2
  12. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát ở Lào Các loài LC, BS của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được biết đến muộn hơn so với các nước khác ở Đông Nam Á. Từ năm 1933 đến 1944, Bourret R. đã viết các chuyên khảo về LC, BS Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia), Les Tortues de l’Indochine (1941) mô tả 6 loài rùa ở Lào [66]. Trong cuốn Les Batraciens de l’Indochine (1942) mô tả 14 loài lưỡng cư ở Lào [67]. Đây được coi là những tài liệu đầy đủ nhất về LC, BS ở giai đoạn trước 1954 của Đông Dương. Năm 1970 J. Deuve trong cuốn Serpentes du Lao mô tả 94 loài rắn, trong đó có 64 loài được xác định ở Lào [69]. Năm 2002 Bryan L. Stuart công bố loài mới Paramesotriton laoensis, đây là loài thuộc họ Paramesotriton đầu tiên của Lào được công bố. Mẫu vật của loài này được thu ở phía Bắc của Lào [49]. Năm 2003, trong báo cáo Săn bắt và sử dụng động vật hoang dã ở Khu bảo tồn quốc gia Nậm Hà, CHDCND Lào, thống kê cho thấy nhiều loại động vật bị săn bắt và sử dụng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Trong đó 97% là người dân ở tỉnh Luang Namtha, 31% là người ngoài đến làng của họ để mua động vật hoang dã [20]. Năm 2004, bắt đầu có nhiều nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát được công bố từ Lào. Annemarie Ohler công bố Một loài mới Leptobrachium buchardi, mẫu vật được thu từ Ban Sepian, Huyện Paksong, Cao nguyên Boloven, Tỉnh Champasak, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [4]. Bryan L. Stuart đã công bố loài mới là Philautus petilus. Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Phou Dendin ở phía đông tỉnh Phongsaly, Bắc Lào, gần khu vực ba biên giới của Lào, Việt Nam và Trung Quốc [52]. Cũng trong năm này, Stuart và cs đã đưa thông tin chi tiết về 19 loài rùa nước ngọt, rùa cạn và rùa biển được thu thập trên thực địa 3
  13. hoặc thu được từ những người thợ săn, hoặc chợ ở Lào, Campuchia và Việt Nam [53]. Teynie công bố 25 loài bò sát ở tỉnh Phongsaly bao gồm 13 loài thằn lằn và 12 loài rắn. Qua nghiên cứu này tác giả cũng đưa ra thực trạng các loài bò sát đang bị săn bắt rất nhiều, đặc biệt là các loài thuộc giống Ptyas, các loài này sau khi thu bắt sẽ chuyển sang Trung Quốc và Việt Nam [57]. Năm 2005, Maasafumi Masui và cs đã khảo sát mối quan hệ phát sinh bằng sinh học phân tử, sử dụng chuỗi mtDNA 12s và 16S rRNA và gen cyt-b để kiểm tra mối quan hệ phân loại giữa các quần thể của loài Microhyla ornata, từ Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Đài Loan và Quần đảo Ryukyu của Nhật Bản. Kết quả loài cho thấy loài này được tách thành hai nhánh và có sự khác biệt về di truyền [28] . Stuart có 4 công bố về LC, BS ở Lào, cụ thể là công bố loài Rana khalam tại khu bảo tồn thiên nhiên Xe Sap, huyện Kaleum, tỉnh Xe Kong, Lào và 44 loài lưỡng cư thuộc giống Ranidae ở Lào và Việt Nam [46]. Các nghiên cứu từ tháng 2 năm 1998 và tháng 12 năm 2000 đã công bố 46 loài lưỡng cư được ghi nhận ở Lào vào bổ sung những thông tin về sự phân bố của chúng. Đây là công bố đầy đủ nhất cho lưỡng cư của Lào đến năm này [47]. Tháng 12 Stuart và cs đã công bố 3 loài ếch mới, một loài mới được thu thập từ cao nguyên Bolaven của miền nam Lào là Rana bolavensis, loài thứ hai từ miền trung Lào và miền Trung Việt Nam là Rana orba và miền bắc Lào là Rana heatwolei [48]. Năm 2006 Raoul H. Bain và cs đã ghi nhận 3 loài mới ở Lào và Việt Nam là Rana cucae mẫu thu tại núi thường xanh, thuộc Nam Tha, Rana vitrea mẫu thu tại Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Phou Dendin, huyện Phongsaly, tỉnh Phongsaly và Rana compotrix mẫu thu tại Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Nakai-Nam Theun, tỉnh Khammouan [8]. Stuart và cs đã ghi nhận loài Rana nigrotympanica ở phía bắc Lào, gần Vân Nam, Trung Quốc. Đây là báo cáo đầu tiên của R. nigrotympanica bên ngoài Trung Quốc [50]. 4
  14. Năm 2007 Keomany đã mô tả bệnh nhân phát bệnh nặng sau khi ăn da và trứng của một con cóc, có thể là Bufo melanostictus, ở đông nam Lào. Nghiên cứu này cũng đã khảo sát tình hình ngộ độc thịt cóc và chỉ ra rằng 6/16 bệnh viện cấp tỉnh vẫn ghi nhận có trường hợp bị ngộ độc do ăn thịt cóc [22]. Ohler đã so sánh các cặp loài được mô tả ở biên giới Trung Quốc - Việt Nam - Lào và đề xuất lại tên của 6 loài lưỡng cư qua các từ đồng nghĩa như: Rana daorum là một từ đồng nghĩa của Amolops mengyangensis và đề xuất tên hợp lệ của loài là Amolops mengyangensis; Rana hmongorum là một từ đồng nghĩa của Rana jingdongensis và đề xuất tên hợp lệ của loài là Odorrana jingdongensis [37]. Teynié công bố ghi nhận phân bố mới loài Naja siamensis (Laurenti, 1768) ở Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Xépian, tỉnh Champasak, miền nam Lào và nâng tổng số 37 loài rắn ở khu vực này [58]. Năm 2009 David, P và cs đã cập nhận danh sách 143 loài thằn lằn của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia so với 54 loài đã được mô tả từ năm 1945 bởi Bourret [11]. Orlov đã công bố một loài lưỡng cư mới thuộc giống Rhacophorus, được mô tả trên cơ sở nghiên cứu hình thái của tài liệu thu thập được ở Huyện Thakhek, tỉnh Khammouane, miền Trung nước Lào [39]. Năm 2010 có 4 loài LC, BS được công bố tại Lào là Leptolalax aereus được thu thập tại suối trong rừng thường xanh, ở độ cao 284-511 m trong khu khai thác mỏ Sepon, huyện Vilabouly, tỉnh Savannakhet bởi Jodi và cs [19]. Hai loài thuộc giống Cyrtodactylus được công bố mới trong năm 2010 là loài Cyrtodactylus lomyenensis được thu thập ở Gnommalath Huyện, Kham Muội, miền nam Lào và công bố bởi Ngô Văn Trí và cs [32]; Cyrtodactylus wayakonei, dựa trên bốn mẫu vật từ Hang Kao Rao, gần Ban Nam Eng, Huyện Vieng Phoukha, Tỉnh Luang Nam Tha, miền bắc Lào được công bố bởi Nguyễn Quảng Trường và cs [35]. Nhóm tác giả Stuart đã công bố 2 bài báo trong năm 2010 là loài Tylototriton notialis được thu thập từ vách đá Phou Ak ở Khu bảo tồn Quốc gia Nakai-Nam Theun, tỉnh Kham Muội kết quả cho thấy loài mới này đại diện 5
  15. cho ghi nhận đầu tiên của giống Tylototriton ở Lào [51]. Một phân tích sinh học phân tử về phát sinh loài, được thực hiện bằng cách sử dụng ba gen ti thể và hai gen nhân được giải trình tự từ tám trong số 12 thành viên giả định của nhóm Amolop monticola. Kết quả cho thấy một quần thể mới được phát hiện ở Tây Bắc Lào được mô tả là một loài mới Amolops akhaorum dựa trên đặc điểm hình thái và phân tử của nó [54]. Năm 2011 Cota và cs đã chi nhận loài Lygosoma angeli, cho danh lục lưỡng cư, bò sát của Thái Lan, đồng thời cung cấp dữ liệu địa lý và hình thái học mới về các mẫu L. angeli của Lào [10]. Trong năm nay 2 loài thuộc giống Cyrtodactylus được ghi nhận mới ở Lào. Schneider và cs công bố loài Cyrtodactylus pageli Tây Bắc Lào, dựa trên một bộ sưu tập từ tỉnh Viêng Chăn [43]; David P và cs công bố loài Cyrtodactylus teyniei ở Borikhamxay, phát hiện này đã nâng tổng số loài thuộc giống Cyrtodactylus lên 7 loài ở Lào [13]. Bain, Raoul đã cho thấy 3 nước Lào, Campuchia và Việt Nam (Đông Dương) có hơn 600 loài lưỡng cư và bò sát, gần một phần tư trong số đó đã được mô tả trong vòng 15 năm qua và lập bản đồ về sự phong phú và đặc hữu của các loài, sự đóng góp của các loài động vật trong khu vực và đặc điểm sinh thái của các loài lưỡng cư ở Đông Dương [6]. Năm 2012 Phimmachak đã nghiên cứu về Phân bố, Lịch sử Tự nhiên và Bảo tồn Sa giông Lào (Laotriton laoensis) cho thấy đây là loài có phân bố hẹp, phạm vi địa lý của nó chỉ giới hạn trong một khu vực nhỏ ở Bắc Lào. Sinh cảnh sống hẹp, giao phối ở thời gian lạnh nhất trong năm. Loài này bị đe dọa do khai thác quá mức để làm thực phẩm, thuốc, đặc biệt là buôn bán vật nuôi quốc tế [40]. Cùng trong năm này, có 2 loài mới được công bố ở Lào là Oligodon nagao được thu mẫu ở Việt Nam, Trung Quốc và tỉnh Kham Muội, miền trung của Lào và được công bố bởi các tác giả Patrick David và cs [12]; loài thứ hai là Leptobrachium xanthops được thu thập tại Cao nguyên Dakchung, Núi Phou Ajol, Tỉnh Xe Kong Lào được thu thập bởi Stuart và cs [55]. 6
  16. Năm 2013 Bezuijen, Mark R khảo sát chuyên sâu đầu tiên về Crocodylus siamensis với dữ liệu thực địa mới về sinh thái và bảo tồn. Về mặt lịch sử, C. siamensis sống phổ biến ở các sinh cảnh ven sông và cửa sông ở vùng đất thấp của Lào, với hầu hết các ghi chép từ Trung và Nam Lào ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những ghi chép này cũng cho thấy rằng sự suy giảm phạm vi nghiêm trọng đã xảy ra trong thế kỷ qua. Crocodylus siamensisis hiện nay có lẽ đã bị khai thác khỏi sông Mekong của Lào và nhiều vùng đất ngập nước khác. Các quần thể C. siamensis còn sót lại ở Lào có tầm quan trọng toàn cầu [9]. Masafumi trên cơ sở bằng chứng phân tử và hình thái học đã công bố một loài mới của phân họ Vibrissaphora thuộc giống Leptobrachium được mô tả từ phía đông của Lào [29]. Lưu Quang Vinh và cs đã công bố bốn loài bò sát, được ghi nhận lần đầu tiên từ Lào: Cyrtodactylus phongnhakebangensis, Lycodon futsingensis, L. ruhstrati, như từ các khu rừng đá vôi ở Kham muội và Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus từ rừng thường xanh trên đồi ở tỉnh Salavan. Những phát hiện của thằn lằn và rắn mang tổng số loài bò sát đến 189 tại Lào [23]. Năm 2014 có 5 loài mới thuộc giống Cytodactylus được công bố nâng tổng số 14 loài thuộc giống này tại Lào. Lưu Quang Vinh công bố loài mới là Cyrtodactylus jaegeri được thu thập tại tỉnh Khăm Muội, đây là loài thứ 9 thuộc giống Cyrtodactylus phát hiện từ Lào[24]. Nazarov và cs đã công bố mới 4 loài mới thuộc giống Cyrtodactylus dựa trên kết quả phân tích sinh học phân tử và mô tả hình thái của các mẫu thu từ các tỉnh Kham Muội là Cyrtodactylus khammouanensis; Cyrtodactylus darevskii; Cyrtodactylus multiporus. Loài Cyrtodactylus spelaeus được mô tả từ một hang động ở phía bắc của tỉnh Viêng Chăn của Lào [30]. Geissler và cs dựa trên các phân tích hình thái và phân tử đã công bố 3 loài Ichthyophis là I.cardamomensis từ miền tây Campuchia, I.catlocensis từ miền nam Việt Nam, và I. chaloensis từ miền trung Việt Nam. Ngoài ra, các mô tả lại của ba loài Ichthyophis (I. acuminatus, I. laosensis, I. youngorum) từ Đông Dương [17]. Nguyen Quang Truong và cs đã chi nhận mới 7
  17. loài Hemiphyllodactylus kiziriani từ tỉnh Luang Prabang, Bắc Lào [34]. PiQueT và cs đã cập nhật danh sách lưỡng cư, bò sát của Lào Lần đầu tiên ghi nhận 2 loài lưỡng cư và 8 loài bò sát (Limnonectes dabanus, Nanorana aenea, Plestiodon quadrilineatus, Tropidophorus latiscutatus, Draco blanfordii, Ptychozoon trinotaterra, Ptyas dhumnades, Pararimerus và Chapazimeris stejnegeri). Những khám phá này nâng tổng số loài lưỡng cư đã biết ở Lào vào khoảng 110 loài và số loài bò sát ở khoảng 200 loài [70]. Năm 2015 Ngo Van Tri công bố loài Gekko aaronbaueri, được phát hiện từ miền Trung Lào [60]. Dựa trên cơ sở phân tích phân tử cho thấy có sự khác biệt lớn về di truyền từ chi Fimbrios (pdistance ≥14,7%, gen COI ti thể), Teynie và cs đã đề xuất những mẫu vật này vào một chi mới, chi Parafimbrios và mô tả chúng như một loài mới Parafimbrios lao. Đây là loài rắn thứ 111 của Lào tính đến thời điểm hiện tại [59]. Nghiên cứu của Suzuki, tập trung vào các loài bò sát được bán tại các chợ địa phương ở Lào, đã tìm thấy 16 loài bò sát trên thị trường: tám loài rùa nước ngọt, Cuora amboinensis, Cyclemys oldhamii, Malayemys macrocephala, M. subtrijuga, Sacalia quadriocellata, Siebenrockiella crassicollis, Amyda ornata, và Pelodiscus sinensis, một loài rùa, Manouria impressa, bốn loài thằn lằn, Calotes versicolor, Physignathus cocincinus, Varanus nebulosus và V. salvator, và ba loài rắn, Malayopython reticulatus và hai loài thuộc giống Ptyas. Hầu hết các loài bò sát này được người dân địa phương sử dụng làm thức ăn. Bài báo cũng nêu tầm quan trọng của khảo sát thực địa và các hoạt động bảo tồn [56]. Năm 2016 dựa trên hình thái học và sinh học phân tử tác giả Lưu Quang Vinh và cs công bố loài Cyrtodactylus bansocensis từ tỉnh Kham Muội, miền trung Lào [25]. Tác giả Sivongxay và cs công bố loài Theloderma lacustrinum, mẫu được thu thập ở Hồ chứa nước Nam Lik, tỉnh Viêng Chăn, Lào [44]. Rowley và cs đã nghiên cứu buôn bán giống Sa giông trên toàn cầu và cho thấy rằng buôn bán vật nuôi là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm dân số ở một loài Sa 8
  18. giông Đông Nam Á trong đó có loài Laotriton laoensis. Các cuộc điều tra thương mại trên Internet cho thấy phạm vi toàn cầu của thương mại, với các loài Sa giông Đông Nam Á được bán dưới dạng vật nuôi ở 15 quốc gia khắp Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ, với giá từ 30–260 USD mỗi con. Từ đó cần có các biện pháp khẩn cấp để bảo tồn Sa giông Đông Nam Á và đề xuất tất cả các nước Đông Nam Á, Sa giông được liệt kê vào công ước CITES [41]. Năm 2017, Bachhausen nghiên cứu bào tồn nhân giống loài Laotriton laoensis cho đến khi thế hệ F3. Đây là loài đang bị săn bắt làm thực phẩm, làm thuốc trong y học cổ truyền và làm vật nuôi [5]. Egert và cs đã công bố ghi nhận mới loài Gracixalus quyeti dựa trên một mẫu được thu thập từ tỉnh Kham Muội, miền trung Lào. So sánh với loài ở phía đông của dãy Trường Sơn ở Việt Nam cho thấy đặc điểm di truyền gần như giống hệt nhau về trình tự, chỉ có khác biệt chút ít về tỷ lệ cơ thể [15]. Manthey & Manthey trong 3 tập báo cáo về lương cư bò sát ở Lào, phần 1 báo cáo có 20 loài LC và BS ghi nhận được ở Phou Khao Khouay [64]; phần 2 ghi nhận 25 loài ở Lao Pako và Luông Nậm Tha [63]; phần 3 ghi nhận 18 loài ở tỉnh Champasak ở miền Nam Lào, tổng cộng qua 3 báo cáo Manthey & Manthey đã ghi nhận sự hiện diện của 41 loài, trong đó có 23 loài được quan sát ở miền trung Lào, 17 loài ở miền Nam và 17 loài ở miền Bắc. Năm loài đã được ghi nhận cho Lào lần đầu tiên [65]. Năm 2018, Nazarov mô tả loài Cyrtodactylus sinh sống trên núi đá vôi mới từ Ban Thathom, tỉnh Xiangkhoang, đông bắc Lào, công bố này đã đưa ra 22 loài Cyrtodactylus được ghi nhận từ Lào [31]. Luu Quang Vinh mô tả một loài mới Lycodon banki dựa trên một mẫu vật đực trưởng thành từ tỉnh Khammouane, miền Trung Lào, công bố này này làm tăng số lượng loài thuộc giống Lycodon được biết đến từ Lào lên 11 loài [26]. 9
  19. Năm 2019 Eliades công bố 2 loài mới thuộc giống Hemiphyllodactylus được mô tả dựa trên các mẫu vật thu thập được từ khu bảo tồn Đông Húa Sáo, huyện Pakxong, tỉnh Champasak, Nam Lào (Hemiphyllodactylus indosobrinus) và huyện Viengxay, tỉnh Houaphanh ở Bắc Lào (Hemiphyllodactylus serpispecus) [16]. Năm 2020 trong nghiên cứu về mức độ buôn bán trái phép động vật có xương sống trên cạn tại các chợ và hộ gia đình ở tỉnh Khammouane, Lào, Kasper và cs ghi nhận 66 loài được buôn bán, chủ yếu nhằm mục đích tiêu dùng, với hơn một nửa trong số chúng được bảo vệ theo luật quốc gia hoặc công ước quốc tế [21]. Okabe và sc lần đầu tiên ghi nhận loài Thằn lằn tai ba vì Tropidophorus baviensis trong rừng Phousabod-Pungchong Khu bảo tồn quốc gia, quận Kham, Tỉnh Xiengkhouang [38]. Schneider và cộng sự mô tả 2 loài Cyrtodactylus mới được mô tả từ các tỉnh Houaphan và Luang Prabang ở Lào dựa trên dữ liệu hình thái và phân tử là Cyrtodactylus houaphanensis và Cyrtodactylus ngoiensis [42]. Ziegler lần đầu tiên ghi nhận loài Hebius andreae trong khu bảo tồn quốc gia Hin Nam No, huyện Bualapha, tỉnh Khammouane [61]. Nguyen Van Tan và cs đã công bố bài báo về lưỡng cư, bò sát của Lào, Những kết quả này gợi ý rằng sự đa dạng về lưỡng cư, bò sát ở Lào vẫn còn bị đánh giá thấp và nêu bật tầm quan trọng của việc tiến hành khảo sát thực địa sâu hơn và xây dựng các hành động bảo tồn thích hợp [33]. 1.2. Lịch sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở tỉnh Chămpasắc, Lào Chămpasắc là một tỉnh nằm ở phía tây nam Lào có diện tích 15.415 km². Phía bắc giáp tỉnh Salavan, tỉnh Sekong về phía đông bắc, tỉnh Attapeu về phía đông, Campuchia về phía Nam và Thái Lan phía tây. Những nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát của tỉnh Chămpasắc chưa nhiều. Năm 2004 Annemarie Ohler nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Cao nguyên Boloven [4], Năm 2005 Stuart và cs đã công bố 3 loài ếch mới, trong đó loài Rana bolavensis mới được thu thập từ cao nguyên Bolaven ở Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Đông Húa Sáo 10
  20. của miền nam Lào [46]. Ngoài ra có một vài mẫu vật được thu từ khu bảo tồn Đông Húa Sáo để làm dữ liệu cho các bài báo như Rana morafkai [7], Trimeresurus vogeli [27], Pseudocalotes poilani [18], Cyclemys dentata, Heosemys grandis, Indotestudo elongata, Ophisaurus sp, Python reticulatus, [14]. Năm 2019 Eliades công bố loài mới Hemiphyllodactylus indosobrinus dựa trên các mẫu vật thu thập được từ khu bảo tồn Đông Húa Sáo, huyện Pakxong, tỉnh Champasak, Nam Lào [16]. Lưỡng cư, bò sát ở Lào cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, nhưng chưa đầy đủ. Khu bảo tồn Đông Húa Sáo vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, do đó, việc nghiên cứu về LC, BS ở KBT Quốc gia Đông Húa Sáo, huyện Paksong, tỉnh Chămpasắc là hết sức cần thiết, nhằm đánh giá tính đa dạng sinh học của khu vực này, làm cơ sở cho người dân biết tầm quan trọng để bảo vệ và phát triển những loài động vật, đặc biệt là lưỡng cư và bò sát. 1.3. Đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lí Tỉnh Champassak là một tỉnh của Lào nằm ở phía nam của đất nước, là tỉnh lớn thứ ba của CHDCND Lào sau Vientiane và Savannakhet. Tỉnh Champassak có tổng diện tích là 15.415, chiếm 6,5% tổng diện tích của Lào, với tổng dân số là 622.400 người. Hành chính được chia thành 9 huyện và 1 thành phố. Gồm 914 làng, với 17 dân tộc, tỉnh lỵ là thị trấn Pakse. Các con sông chính là Sêdon và Mekong. Tỉnh Champassak giáp với tỉnh Saravane, tỉnh Attapeu, Campuchia và Thái Lan. Phía tây của tỉnh Champassak là vùng đồng bằng ven sông với những cánh đồng lúa bạt ngàn. Cao nguyên Bolaven, cao khoảng 100 mét so với mực nước biển, là một núi lửa cũ [2]. Khu Bảo tồn Đông Húa Sáo có diện tích 110.000 Ha, nằm cách trung tâm huyện Paksong khoảng 12 km giữa của 3 huyện Pathoumphone, Paksong, Bachiengchaleunsouk. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
33=>0