intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói (Canis familiaris Fabricius) trong công tác huấn luyện chó tìm kiếm, phát hiện bom mìn tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

39
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài lầ xác định được các đặc điểm về hình thái, sinh sản của giống chó bản địa dạng sói; xác định được đặc điểm phát triển của các cơ quan giác quan phục vụ cho việc chọn chó bản địa dạng sói phục vụ huấn luyện tìm kiếm, phát hiện bom mìn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói (Canis familiaris Fabricius) trong công tác huấn luyện chó tìm kiếm, phát hiện bom mìn tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ VÀ ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Ngô Quang Đức NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI (CANIS FAMILIARIS FABRICIUS) TRONG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN CHÓ TÌM KIẾM, PHÁT HIỆN BOM MÌN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐỘNG VẬT HỌC Hà Nội – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Ngô Quang Đức NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI (CANIS FAMILIARIS FABRICIUS) TRONG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN CHÓ TÌM KIẾM, PHÁT HIỆN BOM MÌN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 8420103 LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐỘNG VẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : Hướng dẫn 1: TS. Bùi Xuân Phương…………… Hướng dẫn 2: TS. Ngô Xuân Tường……………. Hà Nội - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ này là do tự bản thân tôi thu thập được, các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Ngô Quang Đức
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã được sự quan tâm, giúp đỡ của người thân, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và các cơ quan, đơn vị. Tôi vô cùng biết ơn tất cả những sự giúp đỡ nhiệt tình đó! Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Xuân Phương, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái Nhiệt đới/Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga, TS. Ngô Xuân Tường Trưởng phòng Động vật học có xương sống, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật/Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam người thầy đã tận tâm hướng dẫn, động viên, hỗ trợ truyền thụ và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập và thực hiện nội dung nghiên cứu của Luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Khoa Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Học viện Khoa học và Công nghệ đã đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, các đồng chí, đồng nghiệp làm việc tại Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga/Bộ Quốc phòng, Trường Trung cấp 24 Biên phòng/Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin được bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè, những người luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn này Hà Nội, tháng năm 2019 Học viên Ngô Quang Đức
  5. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CV : Hệ số biến động Max : Giá trị lớn nhất Mean : Trung bình mẫu Min : Giá trị nhỏ nhất n : Số lượng mẫu P : Sắc xuất của FA SE : Sai số trung bình mẫu
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của chó.31 Bảng 3.1. Các dạng màu lông của giống chó bản địa dạng sói.......................32 Bảng 3.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói………………..34 Bảng 3.3. Một số chỉ số hình thái của giống chó bản địa dạng sói….............35 Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh sản của giống chó bản địa dạng sói................36 Bảng 3.5. Khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó choai...39 Bảng 3.6. Khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn trưởng thành...............................................................................................................................40 Bảng 3.7. Khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó trưởng thành theo tính biệt.................................................................................41 Bảng 3.8. Khả năng thính giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó choai....................................................................................................................42 Bảng 3.9. Khả năng thính giác giống chó bản địa dạng sói ở giai đoạn trưởng thành................................................................................................................43 Bảng 3.10. Khả năng thính giác của giống chó bản địa dạng sói ở giai đoạn trưởng thành theo tính biệt..............................................................................44 Bảng 3.11. Khả năng khứu giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó choai ở thời điểm 3 tháng tuổi..................................................................................46 Bảng 3.12. Khả năng khứu giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó trưởng thành ở thời điểm 9 tháng tuổi...............................................................47 Bảng 3.13. Khả năng khứu giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó trưởng thành tại thời điểm 9 tháng tuổi theo tính biệt.......................................48
  7. v Bảng 3.14. Tính trạng trội hành vi của giống chó bản địa dạng sói...............50 Bảng 3.15. Tỷ lệ các dạng thần kinh của giống chó bản địa dạng sói............51 Bảng 3.16. Kết quả huấn luyện giống chó bản địa dạng sói tìm kiếm, phát hiện bom mìn..................................................................................................52
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Minh họa một số phép đo được thực hiện trên chó…....................20 Hình 3.1. Giống chó bản địa dạng sói màu xám............................................33 Hình 3.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói.........................33
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT......................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................iv DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................vi MỤC LỤC.......................................................................................................vii MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................4 1.1. ĐẶC ĐIỂM LOÀI CHÓ NHÀ...............................................................4 1.1.1. Vị trí phân loại của chó nhà ........................................................................ 4 1.1.2. Đặc điểm hình thái chung của chó nhà ...................................................... 4 1.1.3. Đặc điểm của các cơ quan giác quan ......................................................... 7 1.1.4. Cơ chế tập tính của động vật....................................................................... 9 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHÓ BẢN ĐỊA VIỆT NAM................12 1.2.1. Đặc điểm các giống chó bản địa Việt Nam .............................................12 1.2.2. Tình hình nuôi dạy chó nghiệp vụ ở Việt Nam.......................................15 1.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHÓ TÌM KIẾM, PHÁT HIỆN BOM MÌN..16 1.3.1. Tình hình sử dụng chó tìm kiếm, phát hiện bom mìn trên thế giới .........16 1.3.2. Tình hình sử dụng chó trong tìm kiếm bom mìn tại Việt Nam .............17 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............19 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................19 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU......................................19 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................19 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh sản của giống chó bản địa dạng sói ....................................................................................................19 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phát triển các cơ quan giác quan của giống chó bản địa dạng sói ..................................................................................21 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm các tính trạng trội hành vi và thần kinh của giống chó bản địa dạng sói...................................................................25
  10. viii 2.3.4. Nghiên cứu khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của giống chó bản địa dạng sói. ..........................................................................................................28 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................32 3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH SẢN CỦA GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI.................................................................................32 3.1.1. Các dạng màu lông của giống chó bản địa dạng sói...............................32 3.1.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói ..................................33 3.1.3. Chỉ số hình thái của giống chó bản địa dạng sói .....................................34 3.1.4. Đặc điểm sinh sản của giống chó bản địa dạng sói trong điều kiện nuôi nhốt ........................................................................................................................36 3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CÁC CƠ QUAN GIÁC QUAN CỦA GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI..........................................................38 3.2.1. Đặc điểm thị giác giống chó bản địa dạng sói.........................................38 3.2.2 Đặc điểm thính giác của giống chó bản địa dạng sói ..............................41 3.2.3. Đặc điểm khứu giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó choai và chó trưởng thành ..............................................................................................45 3.3. ĐẶC ĐIỂM TÍNH TRẠNG TRỘI HÀNH VI VÀ THẦN KINH CỦA GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI..........................................................49 3.3.1. Đặc điểm tính trạng trội hành vi của giống chó bản địa dạng sói .........49 3.3.2. Các dạng thần kinh của giống chó bản địa dạng sói...............................50 3.4. KHẢ NĂNG TÌM KIẾM, PHÁT HIỆN BOM MÌN CỦA GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI........................................................................51 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................53 4.1. KẾT LUẬN...........................................................................................53 4.2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................55 PHỤ LỤC 1..................................................................................................58 PHỤ LỤC 2..................................................................................................64 PHỤ LỤC 3..................................................................................................67 PHỤ LỤC 4..................................................................................................70 PHỤ LỤC 5..................................................................................................74 PHỤ LỤC 6 .................................................................................................77
  11. 1 MỞ ĐẦU Trải qua nhiều năm chiến tranh, đất đai và con người Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi số lượng bom mìn, đạn dược. Theo số liệu tổng kết, riêng số bom, đạn quân đội Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam khoảng 15.350.000 tấn. Hiện nay, tỷ lệ bom đạn chưa nổ chiếm khoảng 5% số lượng bom đạn đã sử dụng [1]. Tổng diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn lên tới 6,6 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích cả nước. Điều này không chỉ gây nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống của người dân, mà còn cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Bom mìn sót lại sau chiến tranh còn gây ra nhiều thương vong và tổn thất cho người dân và gánh nặng cho xã hội. Theo thống kê chưa đầy đủ: Cả nước đã có 42.132 người bị chết và 62.163 người bị thương, do bom mìn sót lại sau chiến tranh gây ra. Trung bình mỗi năm bom mìn sót lại sau chiến tranh đã cướp đi tính mạng của 1.535 người và 2.272 người khác phải mang thương tật suốt đời [2]. Trước yêu cầu cấp thiết của thực tế, việc triển khai thực hiện công tác rà phá bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam đòi hỏi phải được đầu tư nghiên cứu về phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và an toàn, đẩy nhanh tiến độ khắc phục bom mìn sau chiến tranh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên thế giới, việc sử dụng chó nghiệp vụ trong tìm kiếm phát hiện bom mìn đã được thực hiện từ lâu và cho thấy những ưu điểm của phương pháp này. Chó tìm kiếm phát hiện bom mìn nhanh hơn, diện tích tìm kiếm lớn hơn, và đặc biệt là tránh thương vong rất lớn cho người trong công tác rà phá bom mìn. Ở Việt Nam hiện nay, việc sử dụng chó vào công tác nghiệp vụ tìm kiếm và phát hiện chất nổ nói chung và tìm kiếm và phát hiện bom mìn nói riêng còn chưa được chú trọng. Ngay tại các Trung tâm huấn luyện nghiệp vụ lớn của cả nước là Cục Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (K204)/Bộ Công An và Trường Trung cấp 24 Biên Phòng/Bộ Tư lệnh Biên phòng mới chỉ dừng ở việc đào tạo cơ bản chó trong tìm kiếm các
  12. 2 chất nổ thông thường. Số lượng cũng như chủng loại chó sử dụng trong nghiệp vụ này còn thiếu và ít so với yêu cầu của nhiệm vụ. Các giống chó thường được sử dụng chủ yếu vẫn là những giống nhập nội như Cooker, Labrado, Becgie và gần đây là giống Malinois. Việc lựa chọn giống chó bản địa phục vụ công tác tìm kiếm bom mìn sau chiến tranh là một nhu cần cấp thiết hiện nay ở Việt Nam. Để làm cơ sở cho việc lựa chọn, nhân giống, huấn luyện giống chó bản địa dạng sói tìm kiếm, phát hiện bom mìn còn lại sau chiến tranh tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói (Canis familiaris Fabricius) trong công tác huấn luyện chó tìm kiếm, phát hiện bom mìn tại Việt Nam”. Ghi chú: Giống ở đây là đối tượng vật nuôi gọi theo ngôn ngữ chăn nuôi Mục đích của đề tài - Xác định được các đặc điểm về hình thái, sinh sản của giống chó bản địa dạng sói; - Xác định được đặc điểm phát triển của các cơ quan giác quan phục vụ cho việc chọn chó bản địa dạng sói phục vụ huấn luyện tìm kiếm, phát hiện bom mìn; - Đánh giá được đặc điểm các tính trạng trội hành vi và thần kinh của giống chó bản địa dạng sói phục vụ cho việc chọn chó bản địa dạng sói phục vụ huấn luyện tìm kiếm, phát hiện bom mìn; - Bước đầu đánh giá được khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của giống chó bản địa dạng sói. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo, đồng thời đưa ra cái nhìn khái quát về giống chó bản địa dạng sói, giúp hiểu được một số đặc điểm về hình thái, sinh học, đặc điểm về tập tính của chúng, từ đó thấy được khả năng huấn luyện nghiệp vụ của giống chó này và có những nghiên cứu hữu ích khác phục vụ cho nhu cầu của con người và xã hội.
  13. 3 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài sẽ làm cơ sở, phương pháp luận cho công tác huấn luyện chó nghiệp vụ nói chung, huấn luyện chó bản địa nói riêng. Góp phần xây dựng và hoàn thiện các quy trình chọn, nhân giống và huấn luyện chó nghiệp vụ.
  14. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẶC ĐIỂM LOÀI CHÓ NHÀ 1.1.1. Vị trí phân loại của chó nhà Chó nhà thuộc lớp thú (Mammalia), thuộc bộ Ăn thịt (Carnivora). Những đại diện của bộ này sống ở khắp các lục địa, ngoại trừ Nam cực. Những loài bản địa không có ở Úc và trên những đảo của đại dương. Chó nhà phổ biến trên khắp thế giới. Nguồn gốc của các loài ăn thịt ghi nhận được từ các loài ăn côn trùng nguyên thủy ở kỷ nguyên phấn trắng. Hiện nay, bộ ăn thịt có khoảng 13 họ và 270 loài còn tồn tại [3,4]. Tuy nhiên, chó nhà thường không được động vật học coi là đối tượng nghiên cứu chính như một đơn vị loài mà chúng thường là đối tượng nghiên cứu trong các lĩnh vực dịch tễ, bệnh tật hay ở một khía cạnh về mặt xã hội [5,6]. Họ chó phổ biến rất rộng ở khắp nơi: Cả khu vực Âu - Á, Châu Phi, Châu Mỹ, Trung Mỹ về phía nam đến tận Costa Rica. Chúng sống ở tất cả các sinh cảnh khác nhau, từ đầm lầy tới xa mạc và núi cao. Theo tính chất dinh dưỡng là động vật ăn thịt song nguồn thức ăn của họ chó rất đa dạng và phong phú bao gồm cả thực vật và động vật. 1.1.2. Đặc điểm hình thái chung của chó nhà Khái niệm ngoại hình của chó là toàn bộ cơ thể thống nhất của nó, song để cho dễ quan sát người ta thường quan sát ngoại hình thông qua bốn phần chính: Ngoại hình của đầu, cổ, thân và các chi. Trong mỗi phần người ta lại chia thành những mục khác nhau. Ngoại hình đầu: Xương sọ và xương hàm là phần chính của đầu. Đầu được phân chia thành những phần sau đây: gáy cùng với bờm gáy, đỉnh đầu, tai, trán; ở phần mõm có: mắt, sống mũi, đỉnh mũi, má, hàm trên và hàm dưới, môi mồm và răng. Về hình dáng đầu thường có hình tròn, hình nhọn (chóp), hình vuông và hình chữ nhật. Mõm có thể là mõm ngắn, mõm bình thường và mõm dài,
  15. 5 chiều dài của mõm được thể hiện bằng tỷ lệ chiều dài mõm so với chiều dài của trán. Mõm còn có kiểu hình khác nhau như: thẳng, hóp, hếch. Tai, hình dáng và chiều dài của tai rất khác nhau và phụ thuộc vào sự phát triển của sụn vành tai. Phân loại tai thành tai đứng, tai chúc, tai cụp và còn tai xẻ (nhân tạo). Mắt biểu thị đặc tính theo màu sắc, hình dáng, khe mắt, chiều sâu và chiều rộng của hố mắt, độ mỏng và độ khô của mí mắt. Mõm và răng, hình dạng của mõm phụ thuộc vào sự phát triển của hàm và môi. Mõm của loại chó to có 42 răng ổn định. Trong số đó có 12 răng cửa, 4 răng nanh và 26 răng hàm. Ở hàm dưới số răng hàm nhiều hơn ở hàm trên là 2 chiếc. Được thể hiện cụ thể ở công thức tính số răng của chó: M= (R3/3- C1/1-Rm4/4-M2/3) x 2 = 42. Môi, môi khô phác họa rõ mồm và môi ướt và xốp thường có nếp nhăn ở hai bên mép (gọi là môi dày). Ngoại hình của cổ: người ta chia phần cổ gồm 7 đốt sống. Chiều dài của cổ phụ thuộc vào chiều dài thân các đốt sống. Để xác định chiều dài của cổ người ta so sánh cổ với chiều dài của đầu. Cổ gồm có những phần sau đây: họng cổ, mang cổ và sống cổ. Độ uốn nếp và trễ của da ở khu vực cổ gọi là “yếm cổ”. Chó có cổ ngắn, to có nhiều nếp nhăn ở bờm, biểu thị sự “sung sức” của nó. Góc cổ so với mình gọi là khuỷu cổ. Khuỷu cổ có góc đẹp nhất là 45 độ, nếu góc lớn hơn hoặc nhỏ hơn sẽ tạo thành khuỷu cổ cao hơn hoặc thấp hơn. Ngoại hình của mình: Mình chó được chia thành những phần sau đây: bướu vai, lưng, eo lưng, mông, đuôi, ngực và lồng ngực, bụng bẹn. Ở chó đực là phần thịt thừa ở chó cái là phần vú. Bướu vai: là phần mình được giới hạn ở phía trước là cổ, ở phía sau là lưng, ở hai bên là hai bả vai. Cơ sở của bướu vai là 4 – 5 mấu có ngạnh của đốt sống ngực.
  16. 6 Lưng: là phần mình giữa bướu vai và thắt lưng, bên phải và bên trái được giới hạn bằng rẻo sườn của lồng ngực, nó bao gồm khoảng 8 – 9 đốt sống lưng và những đoạn trên của xương sườn lưng được đánh giá theo chiều rộng, chiều dài và hình dáng. Eo lưng: là phần mình bị giới hạn bởi lưng ở phía trước, bởi mông ở phía sau và ở hai bên vùng bẹn. Phần eo lưng gồm bảy đốt sống của eo lưng có mấu thẳng đứng và nằm ngang. Đánh giá eo lưng cũng giống như đánh giá lưng. Eo lưng võng thường được gọi là eo xệ. Chó có eo lưng ngắn, rộng và hơi vồng lên là eo lưng đẹp. Mông: là phần mình bị giới hạn phía trước bởi eo lưng ở phía sau là đuôi và hai bên là đùi. Xương chậu và xương cùng nằm ở phần mông. Khi đánh giá mông cần chú ý đến chiều rộng và chiều dài, độ tròn và đường chóp của nó. Mông thường có các dạng như sau: rộng, hẹp, dài, ngắn, phẳng, tròn, thẳng, xệ, hếch và “mông treo”. Chó có loại mông tương đối rộng (đặc biệt là chó cái), dài, tròn và hơi xệ là loài chó tốt. Đuôi: đuôi gồm 20 – 22 đốt sống đuôi xét theo chiều dài, thì đuôi có loại dài, loại ngắn loại ngắn nhân tạo. Xét về mặt hình dáng, người ta phân loại thành: đuôi thẳng, đuôi hình lưỡi câu, hình vành khuyên, hình thanh kiếm, hình lưỡi liềm và hình xoắn ốc. Ngực và lồng ngực được đánh giá theo chiều rộng, chiều dài, chiều sâu, thể tích và hình dáng. Lồng ngực thường có dáng phẳng, ô van cụt, hình thùng (ống). Đối với tất cả các giống chó cần phải có lồng ngực rộng, tương đối sâu và dài. Chiều rộng ngực được đo ở phía trước, giữa các khớp vai, chiều sâu được đo theo đường thẳng đứng (đường dây dọi) ngay phía sau hai chân trước, tính từ bướu vai xuống đến xương ngực, đo vòng ngực bằng thước dây ngay sau chân trước (nách). Bụng: là phần có thành bụng mềm, đoạn từ xương sườn cụt đến xương chậu. Về hình dáng, bụng có dạng thon đều, béo mỡ và xệ. Đối với tất cả các giống chó cần có dáng bụng thon đều mới tốt.
  17. 7 Ngoại hình của chi: Chi được đánh giá theo hình dáng, độ nở nang, cơ bắp và độ mở của các góc khớp. Chi ngực (chi trước), gồm xương bả vai, vai, khuỷu, cẳng chân, cổ chân, khớp đốt bàn chân và bàn chân. Tư thế đứng của chó được coi là đúng, trong trường hợp nếu các chi được đặt thẳng lên mặt đất, song song với nhau và mở ra bằng chiều rộng của ngực. Bàn chân có hình vòm các ngón chân kín sát nhau và áp sát mặt đất. Các góc khớp mở như sau: khớp vai 90 – 100 độ, khớp khuỷu 120 – 130 độ. Chi sau gồm đùi, gối, cẳng chân, khớp gối, xương bàn chân và bàn chân. Khi nhìn từ phía sau các chi sau phải song song với nhau, có các góc của đốt khớp như sau: góc đùi khoảng 80 – 85 độ, góc mỏ khớp gối 125 – 135 độ. 1.1.3. Đặc điểm của các cơ quan giác quan Các cơ quan cảm giác cấu tạo một cách đặc biệt để tiếp nhận kích thích đưa đến từ môi trường bên ngoài và từ chính cơ thể. Các cơ quan này làm cho động vật có khả năng tiếp xúc được với môi trường xung quanh và thích ứng được đối với môi trường. Các cơ quan cảm giác cấu tạo bởi các cơ quan thụ cảm, các đường dẫn ở vùng ngoại biên và các trung tâm ở vỏ bộ não. Trong cơ thể chia thành các cơ quan phân tích như sau: Thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác và xúc giác. * Cơ quan thị giác Các các quan phân tích thị giác cho khả năng thu nhận thế giới bên ngoài một cách rõ ràng. Cơ quan phân tích thị giác được cấu tạo từ nhãn cầu, các cơ quan phù trợ và bảo vệ, các đường thần kinh dẫn tuyến và trung tâm thần kinh tại vỏ não. Nhãn cầu được cấu tạo từ 3 lớp (màng trắng, màng mạch và võng mạc), từ môi trường khúc xạ ánh sáng (nhãn mắt), thuỷ tinh thể, dịch nhãn cầu, các mạch máu và dây thần kinh. Màng mắt trong của mắt hay võng mạc có cấu trúc rất phức tạp và là bộ phận chủ yếu của mắt. Ở võng mạc diễn ra sự biến đổi kích thích ánh sáng
  18. 8 sang quá trình kích thích thần kinh. Võng mạc được cấu tạo bởi các tế bào cảm thụ ánh sáng (tế bào hình nón và tế bào hình que), đó là các cơ quan thụ cảm thị giác. Đối với các cơ quan thụ cảm thị giác khi ánh sáng tác động lên chúng thì làm xuất hiện xung đột hần kinh. Các xung đột thần kinh này theo dây thần kinh thị giác được chuyền đến trung ương thị giác nằm ở thuỳ chẩm của não bộ. Thị giác của chó có những đặc thù riêng của nó. Chó không có khả năng nhìn thấy vật cùng một lúc bằng hai mắt, nghĩa là mỗi mắt của chó có thị trường của mình. Như phần lớn động vật có vú, chó là bị mù màu hay còn gọi là lưỡng sắc biến dị và có tầm nhìn về màu xanh và đỏ tương đương với những người bị mù màu. Bởi vậy chó chó thể nhìn thấy màu xanh lam và màu vàng nhưng khó để phân biệt giữa màu xanh lá cây và màu đỏ bởi vì chó chỉ có hai loại tế bào hình nón trong khi đó ở người có ba loại tế bào này và chó sử dụng màu sắc thay vì ánh sáng để phân biệt ánh sáng hoặc màu xanh lam màu vàng. Chó ít nhạy cảm với sự khác biệt về sắc thái màu xám hơn con người và cũng có thể phát hiện độ sáng ở mức khoảng một nửa độ chính xác của con người. * Cơ quan khứu giác Các cơ quan thụ cảm khứu giác nằm ở các biểu mô khứu giác, sâu trong đường ống trên ở mũi. Ở chó vùng khứu giác rộng khoảng 250 đến 400 mm2, và do 125 đến 224 triệu tế bào khứu giác tạo thành. Mỗi 1 tế bào lại có vô số lông mao rất nhỏ, nhờ đó mà khả năng nhạy cảm khứu giác của chó được tăng lên nhiều lần. Sự nhạy cảm cao đối với các chất có trong không khí: là tính chất nổi bật của các tế bào cơ quan thụ cảm khứu giác. Người ta đã chứng minh được chó có thể phát hiện được 1 phân tử hơi trong 1 lít không khí, và có thể tiếp nhận được 1 phân tử hơi trong 1 lít nước. Các phân tử hơi từ không khí thâm nhập vào vùng khứu giác, tiếp xúc với các lông mao của tế bào thụ cảm và gây nên sự khử cực mạnh của các nơ-ron thần kinh khứu giác. Nơ-ron đã được khử cực này sinh ra các xung động hưng phấn có cường độ tần số, biên độ và thời hạn nhất định trong dây thần kinh khứu giác. Sự phối hợp các xung
  19. 9 động hưng phấn của các dây nền dây chằng rộng khác nhau, mạng thông tin về mùi hơi đến các tế bào thần kinh hành khứu giác và trung tâm thần kinh khu khứu giác thùy thái dương của vỏ não. Trong khi ở não người, vùng vỏ não chi phối thị giác lớn thì ở chó vùng vỏ não chi phối khứu giác lớn hơn, thùy khứu giác của chó gồ gề gấp 40 lần so với ở người với 125 đến 220 triệu tế bào thụ cảm ở những giống chó săn thì vượt quá tiêu chuẩn với gần 300 triệu thụ thể. Bởi vậy chó nói chung có cơ quan khứu giác nhạy hơn 100000 – 1000000 lần so với con người. Với mũi luôn ẩm ướt bởi dịch mũi giúp chó định hướng mùi tốt hơn trong không khí. Nhờ có cơ quan phân tích khứu giác mà chó có thể xác định được nồng độ và cường độ của mùi hơi, mùi hơi mới hay cũ (độ lâu). Người ta đã chứng minh được rằng: Chó có thể phân biệt được các nguồn hơi theo độ lâu với độ chênh lệch nhau trong khoảng từ 3 – 5 phút. Còn trí nhớ nguồn hơi của chó có thể cho phép phân biệt được các nguồn hơi giống nhau. Các phản xạ có điều kiện đối với mọi tính chất mùi hơi đều có thể dễ dàng được hình thành ở chó, điều này cho phép ta có thể huấn luyện và sử dụng thành công chó nghiệp vụ về lĩnh vực giám định nguồn hơi và truy vết. * Cơ quan thính giác Cơ quan thính giác là tai. Tai được cấu tạo bởi phần tai ngoài, tai giữa và tai trong. Cơ quan thính giác của chó có khả năng thu nhận dải tần số khoảng 40 Hz đến 60.000Hz, có nghĩa là chó có thể phát hiện âm thanh vượt xa giới hạn của con người. Ngoài ra tai chó có thể cử động cho phép chó nhanh chóng xác định vị trí của một âm thanh, có khoảng hơn 18 cơ giúp chó điều khiển tai như nghiêng, xoay, nâng lên, hạ xuống. Chó có cơ quan thính giác rất nhạy cảm, điều này được sử dụng trong việc tập luyện (phát lệnh bằng giọng nói). Lệnh do giọng nói của người phát ra đối với chó chỉ là kích thích âm thanh. Chó có thể phân biệt khẩu lệnh theo cường độ và ngữ điệu của nó. 1.1.4. Cơ chế tập tính của động vật
  20. 10 * Cơ sở sinh học của tập tính động vật: Cơ chế hình thành, điều khiển tập tính động vật chính là cơ chế hoạt động của hệ thần kinh, gồm các cơ quan tiếp nhận cảm giác trong, ngoài, cơ quan vận động và cơ quan điều khiển. Mỗi hoạt động bất kì của cơ chế đều là một phần của tập tính động vật. Để một hoạt động thực hiện, cơ chế cần có cơ quan tiếp nhận cảm giác, tín hiệu, tiếp thu mọi kích thích bên ngoài và bên trong cơ thể. Để thực hiện các hoạt động đa dạng và tổng hợp, hầu hết cơ thể động vật đều có một hện thần kinh phát triển, điều khiển thống nhất, đáp ứng phù hợp với các yếu tố môi trường xung quanh. * Các nhân tố trong và nhân tố ngoài - Tập tính động vật rất đa dạng, có thể thay đổi theo thời gian, thời điểm khác nhau. Tuy chịu cùng một loại kích thích cũng có những phản ứng ngay cả khi không có kích thích bình thường. - Các kích thích trong của một tập tính được biết rõ đó là hoocmon. Tập tính hôn phối được một hệ thống hoocmon điều khiển do tuyến sinh dục và mấu não dưới tiết ra. Một tập tính hôn phối đầy đủ, từ khoe mẽ, tán tỉnh, chọi nhau, canh tổ, nuôi con... chỉ thể hiện được nếu các hoocmon sinh dục được tiết theo một trật tự nhất định. - Các kích thích trong khác là do các cơ quan thụ cảm trong. Ví dụ, con thú buồn đái khi các cơ quan thụ cảm ở thành bàng quan phản ứng với áp suất tăng dần của nước tiểu. Nhịp thở gấp của con thú là do khu trung ương hô hấp của hành tủy báo hiệu, nồng độ khí CO2 đã tăng trong máu. - Hệ thần kinh trung ương có thể chủ động gây tập tính. Ví dụ, mèo đói thích bắt chuột để ăn, nhưng mèo no cũng vẫn thích bắt chuột. - Kích thích bên trong lại do ngoại cảnh điều khiển hoocmon của mấu não dưới và tuyến sinh dục tiết ra là nguyên nhân trong thực sự của tâp tính giao phối. Nhưng sự tiết hoocmon đó lại do những nhân tố ngoài gây ra như sự thay đổi độ dài ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2