Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông
lượt xem 4
download
Cấu trúc luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài luận văn có hai chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 ở trường THPT; Chương 2 - Một số biện pháp đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT. Thực nghiệm sư phạm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ CHINH NƢƠNG ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG TƢ LIỆU HIỆN VẬT VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1946 – 1954 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ HÀ NỘI- 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ CHINH NƢƠNG ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG TƢ LIỆU HIỆN VẬT VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1946 – 1954 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN LỊCH SỬ) Mã số: 8 14 01 11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lƣơng Quang Hiển HÀ NỘI- 2017
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, cho tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo: TS. Lương Quang Hiển - người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn tới khoa Sư phạm và Ban giám hiệu trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, các em HS của trường THPT Ba Vì, THPT Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội), THPT Giao Thủy B (Giao Thủy – Nam Định) đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng gửi lời chân thành cảm ơn đến bạn học đại học đã hỗ trợ máy tính cho tôi trong lúc gặp khó khăn để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2017 Học viên Nguyễn Thị Chinh Nương i
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DHLS Dạy học Lịch sử GD - ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS HS THPT Trung học phổ thông TLHV Tư liệu hiện vật ii
- MỤC LỤC Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... ii Danh mục bảng.................................................................................................. v Danh mục biểu đồ ............................................................................................ vi Danh mục hình ................................................................................................ vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: .................................................................................................. 10 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG TLHV VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAMTHỜI KỲ 1946 - 1954 Ở TRƢỜNG THPT. .......................................................... 10 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 10 1.1.1. Một số khái niệm................................................................................... 10 1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử ở THPT .................................................................................. 14 1.3.1. Đặc trưng của việc dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 và sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học......... 17 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 20 1.2.1. Thực trạng sử dụng TLHV lịch sử trong DHLS ở trường THPT ......... 20 1.2.2. Thực trạng đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong DHLS ở trường THPT ...................................................................................................... 21 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 34 CHƢƠNG 2:MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI SỬ DỤNG TLHV VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1946 – 1954 Ở TRƢỜNG THPT. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM. ......................................................... 35 2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ............................................................................................................ 35 2.1.1. Vị trí ...................................................................................................... 35 2.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 36 iii
- 2.2. Các TLHV cần và có thể khai thác, sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ................................................................................ 43 2.3. Yêu cầu và quy trình sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ................................................................................................ 60 2.3.1. Yêu cầu .................................................................................................. 61 2.3.2. Quy trình ............................................................................................... 63 2.4. Các biện pháp đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ........................................................................ 64 2.4.1. Sử dụng TLHV để mở đầu định hướng bài học.................................... 64 2.4.2. Xây dựng hồ sơ TLHV và hướng dẫn HS khám phá, nghiên cứu các sự kiện lịch sử ...................................................................................................... 68 2.4.3. TLHV được xây dưng thành một trang web để hỗ trợ quá trình dạy học trên lớp và hướng dẫn học ở nhà. .................................................................... 70 2.4.4. Sử dụng TLHV để kiểm tra đánh giá. ................................................... 76 2.5. Thực nghiệm sư phạm .............................................................................. 78 2.5.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 78 2.5.2. Quy trình thực nghiệm .......................................................................... 78 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94 iv
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp ý kiến của GV về mức độ hiệu quả khi sử dụng tư liệu hiên vật vào DHLS. (% tính xấp xỉ)................................................................ 25 Bảng 1.2: Tổng hợp ý kiến của HS về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tư liệu hiên vật vào dạy học ................................................................................. 30 v
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Các cách giáo viên sử dụng TLHV khi dạy học ........................ 24 Biểu đồ 1.2. Ý kiến của giáo viên về tác dụng của việc sử dụng TLHV vào dạy học ............................................................................................................ 25 Biểu đồ 1.3: Những khó khăn của giáo viên khi sử dụng TLHV vào dạy học. ......................................................................................................................... 27 Biểu đồ 1.4. Mức độ sử dụng tưu liệu hiện vật vào dạy học của giáo viên .... 28 Biểu đồ 1.5. Mong muốn của HS khi sử dụng TLHV trong hoạt động học. .. 29 Biểu đồ 1.6. Khó khăn của HS khi học các tiết học có sử dụng TLHV ......... 31 Biểu đồ 2.1. Biểu điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm 12A2 ......................... 82 Biểu đồ 2.2. Biểu điểm kiểm tra lớp đối chứng .............................................. 83 vi
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Lá cờ “Quyết tử quân” .................................................................... 44 Hình 2.2. Bản chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp” trưng bày trong phần Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947 ........................ 46 Hình 2.3. Bức thư Bác Hồ gửi “Trung đoàn Sông Lô” trưng bày trong phần Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947 ........................................................... 49 Hình 2.4. Khẩu badôka do cán bộ, công nhân ngành Quân giới Việt Nam sản xuất năm 1947 ................................................................................................. 51 (nguồn:http://www.btlsqsvn.org.vn) ............................................................... 51 Hình 2.5. Sách "Chính sách ruộng đất của Đảng". ......................................... 53 Hình 2.6. Sách "bổ sung chỉ thị 37 về chính sách ruộng đất của Đảng" Ban chấo hành Trung Ương Đảng xuất bản năm 1952 .......................................... 54 Hình 2.7. Chiếc cối của Mẹ Việt Nam anh hùng Trương Thị Dư .................. 55 Hình 2.9. Đôi bồ và chiếc đòn gánh này cũng đã góp công trong Chiến dịch 56 Hình 2.10. dép lốp cao su của chiến sĩ Điện Biên .......................................... 57 Hình 2.11. Pháo bộ bội ta đưa vào mặt trận.................................................... 57 Hình 2.12. Súng Cối 81mm của Pháp, bộ đội ta thu ở Điện Biên Phủ năm 1954 ................................................................................................................. 58 Hình 2.12. Súng phun lửa thực dân Pháp dùng ở Biên Biên Phủ ................... 58 Hình 2.13. Mìn nhảy vũ khí Pháp dùng ở Biện Biên ...................................... 59 Hình 2.14. Áo chống đạn của lính Pháp ta thu được ở Điên Biên Phủ .......... 59 Hình 2.15. Mũ sắt của lính Pháp bị ta thu ở chiên dịch Điện Biên Phủ. ........ 60 Hình 2.16. Xe đạp thồ, ông Ma Văn Thắng chở 10 chuyến lương thực với trọng tải 375-400 kg, vượt đèo dốc phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ ......... 66 Hình 2.17. Guốc chèn pháo của Trung đoàn lựu pháo 45, Đại đoàn 351 tự chế tạo để chèn bánh pháo (1/1954) ...................................................................... 69 Hình 2.18. Cuốc chim của Đại đội Công binh 83, Trung đoàn 151 ............... 72 Hình 2.19. Dây kéo pháo vượt dốc vào vị trí tập kết của Đại đoàn 351......... 74 Hình 2.20. Hình ảnh trang chủ web góc nhìn hiện vật ................................... 75 (nguồn: Chinh Nương) .................................................................................... 75 Hình 2.22. Dây thừng giật cò lựu pháo 105 mm sử dụng trong đợt tấn công thứ nhất (3/1954). ............................................................................................ 77 vii
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ngày càng đi lên và phát triển kéo theo đó là những đòi hỏi về giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có môn Lịch sử. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa VIII) đã nêu rõ:“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” [1, tr.41]. Chính vì vậy dạy học lịch sử không chỉ là cung cấp kiến thức một cách đơn thuần mà còn phải giúp người học phát triển những kỹ năng những năng lực của bản thân trong quá trình học tập. Đối với bất cứ nước nào, môn Lịch sử đều có chức năng quan trọng trong đào tạo năng lực của HS, đào tạo con người có bản sắc dân tộc, có tư duy độc lập sáng tạo. Riêng đối với Việt Nam, lịch sử càng giữ vai trò cực kỳ quan trọng gắn liền với sự tồn vong của quốc gia - dân tộc. Đặc trưng của bộ môn Lịch sử là những tri thức mang tính quá khứ, không thể tri giác một cách trực tiếp như những tri thức khác.Yêu cầu đặt ra là cần nhìn nhận quá khứ một cách khách quan, chân thực.Từ lịch sử thấy được quá khứ, thấy được quy luật của xã hội loài người, soi vào lịch sử để có được tấm gương, rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.Cho đến thời điểm hiện nay, giáo dục lịch sử cần thiết phải cho HS tự đánh giá các vấn đề lịch sử trên cơ sở những chứng cứ xác thực. Đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng DHLS, làm cho HS hứng thú và phát huy được khả năng vốn có của mình một cách năng động và sáng tạo. Hồ Chí Minh đã viết hai câu thơ mở đầu trong cuốn “Lịch sử nước ta”(1941): 1
- “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Tuy nhiên giai đoạn hiện nay thực trạng dạy học môn Lịch sử trong trường phổ thông đang là vấn đề thời sự nóng hổi, luôn thu hút sự quan tâm của xã hội… Trong những năm gần đây, chất lượng môn lịch sử của HS trung học phổ thông ở nước ta ngày càng giảm sút. Môn lịch sử đang có nguy cơ mất dần vị thế vốn có của nó,việc dạy học môn lịch sử gặp nhiều khó khăn. Đó thực sự là những vấn đề đáng báo động do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dạy học là một hoạt động sáng tạo. Không có phương pháp, mô hình nào là bất biến. Vấn đề HS chán học và “ngại” học bộ môn Lịch sử là do nhiều nguyên nhân, do từ nhiều phía. Vậy GV phải là người biết tìm ra những phương pháp mới để tạo cho HS tính chủ động nắm bắt, khai thác kiến thức, say mê học tập. Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra với bộ môn Lịch sử, HS tiếp cận với tri thức lịch sử thông qua sự hiện đại hóa lịch sử, qua lăng kính của GV. Thực tế cho thấy, HS không mấy mặn mà với phương pháp DHLS này hơn nữa từ phía HS cho thấy đa phần các em coi môn Lịch sử là môn phụ, học đối phó, HS không thích học lịch sử, chán học sử, sợ học sử thậm chí ghét nó và có những hành động phản kháng… Việc đó sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn, nếu chúng ta không khắc phục được vị trí, vai trò của bộ môn Lịch sử trong trường THPT và trong xã hội.Để có thể phát huy hết khả năng và nhiệm vụ của bộ môn trong giáo dục giới trẻ, yêu cầu của xã hội đặt ra với bộ môn Lịch sử ngày càng cấp thiết. Xuất phát từ thực trạng việc học tập lịch sử hiện nay, … chúng ta cần phải có nhận thức mới về bộ môn, về bài học lịch sử. Mỗi một bài học phải đem đến cho HS niềm say mê học tập, có mong muốn, nhu cầu học tập, phải đem đến cho HS niềm say mê trong học tập. Nói cách khác, nền giáo dục lịch sử không đặt nặng trọng tâm vào kiến thức, mà phải đặt trọng tâm vào khơi dậy đam mê của HS, kích thích tò mò, hứng thú, sáng tạo để các em có thể tự 2
- tìm kiếm những gì không chỉ trong phạm vi kiến thức ở nhà trường, mà cả kiến thức ngoài xã hội, để các em thấy rằng, mỗi ngày đến trường, mỗi một bài học lịch sử đều có ích. Hơn nữa, một nền giáo dục, một bài học Lịch sử như vậy không đặt nặng trọng tâm vào việc giúp HS tiếp nhận kiến thức của bài học mà giúp người học nhận ra những năng lực, trí tuệ của mình. Trong giảng dạy môn lịch sử lớp 12, giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp lần 2 thời kỳ 1946 - 1954 với nhiều sự kiện quan trọng mang dấu ấn lịch sử. Bằng nhiều phương pháp để giáo viên truyền đạt bài giảng có hiệu quả, từ trước tới nay giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm...kết hợp với đồ dùng trực quan như tranh ảnh, lược đồ,sơ đồ, phim tài liệu... Theo chúng tôi ngoài những phương pháp trên, chúng ta có thể sử dụng nguồn TLHV vào trong dạy học Lịch sử Việt Nam phần này. Việc dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông phải dựa trên những sự kiện có thật, những sự việc đã diễn ra trong quá khứ hoặc những chứng cứ về sự tồn tại của các sự kiện lịch sử và quá khứ ấy một phần nằm trong nguồn TLHV. Việc sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử sẽ tạo cho HS hứng thú trong học tập, góp phần hình thành biểu tượng cho HS và một góc độ nào đó cho HS là phát triển năng lực giải quyết vấn đề với những câu hỏi xung quanh hiện vật. Vì thế, mục tiêu của giờ học lịch sử không chỉ cung cấp cho người học những kiến thức lịch sử mà còn hướng đến sự hào hứng cho HS tự đi tìm kiến thức ngoài sách giáo khoa. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi chọn đề tài “đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở THPT”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nói đến vấn đề sử dụng hay đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu lịch sử vào DHLS thì đã có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu chuyên sâu, tập trung 3
- đến vấn đề này. Mặc dù các bài nghiên cứu với mức độ và cách thức khác nhau nhưng các tác giả đều nhấn mạnh vai trò và đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm sử dụng một cách hiệu quả tư liệu lịch sử vào dạy học lịch sử. Sử dụng tư liệu lịch sử vào dạy học lịch sử là một đề tài nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Những vấn đề về việc sử dụng tư liệu lịch sử nói chung và sử dụng nguồn TLHV nói riêng đã và đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam. 2.1. Lịch sử nghiên cứu ở nƣớc ngoài Có khá nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài xoay quanh vấn đề sử dụng và đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu lịch sử vào dạy học. Như cuốn sách Dạy học trong bảo tàng (learning in the museum) của tác giả George E. Hein, tác giả đề cập khá nhiều vấn đề trong cuốn sách như cách học tại bảo tàng như thế nào, khai thác lý thuyết từ các tư liệu ở bảo tàng ra sao, cho đến việc thăm quan kết hợp học tập phải đảm bảo những yếu tố gì được tác giả trình bày khá kỹ lưỡng trong cuốn sách. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh việc khai thác nguồn TLHV trong bảo tàng và những lưu ý khi sử dụng nguồn tư liệu này trong DHLS. Hay công trình nghiên cứu Giảng dạy lịch sử vì lợi ích chung (Teaching history for commom good) của Barton và Levstik, hai tác giả đã đề cập đến việc thực hiện dạy những tiết học lịch sử tại các bảo tàng mà nguyên liệu chính cho những tiết dạy đó chính là tư liệu lịch sử trong bảo tàng đang trưng bày, thực tế lớp học như vậy sẽ làm cho việc sử dụng nhiều loại tư liệu thực tế của người học được nâng cao, như vậy không chỉ tốt cho HS ở môn học mà còn tốt trong đời sống thực tiễn. Nhắc đến xung quanh vấn đề dạy học với tư liệu lịch sử thì nghiên cứu History in danger của tác giả Mary Price tác giả đã khẳng định tất cả các nguồn tài liệu, các bảo tàng (các dịch vụ bảo tàng đang làm công việc tuyệt vời trong 4
- việc truyền đạt lịch sử đến với mọi người, đồng thời tác giả cũng nói đến việc lựa chọn và sắp xếp các tài liệu để sử dụng trong các trường học là tốn kém và thời gian thay vào đó có thể cho HS đến bảo tàng để học hơn nữa thậm chí có thể để cho học viên làm việc sản xuất các bộ dụng cụ vật liệu để sử dụng trong lịch sử theo cách của họ. 2.2. Lịch sử nghiên cứu ở trong nƣớc Bên cạnh các nghiên cứu, bài viết của các tác giả nước ngoài xung quanh vấn đề sử dụng tư liệu lịch sử vào dạy học thì cũng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, học giả của Việt Nam quan tâm đến vấn đề này: Trong cuốn “Phương pháp luận sử học” của Phan Ngọc Liên (chủ biên), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011, tác giả đã xác định vị trí, vai trò của tư liệu trong học tập và nghiên cứu lịch sử. Tập thể các tác giả cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập II, Phan Ngọc Liên (chủ biên) NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010, cũng đề cập đến vấn đề sử dụng tài liệu tham khảo trong DHLS.Ở đó, có nhắc đến tài liệu lịch sử và vai trò của nó là dùng để làm dẫn chứng minh họa cho các sự kiện được trình bày. Trong cuốn “Đổi mới phương pháp DHLS ở trường phổ thông” do Phan Ngọc Liên chủ biên, NXB Đại học Sư phạm, 2008, tác giả đã trình bày các bài viết về việc sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Trong đó, khẳng định sự cần thiết cần phải sử dụng các tài liệu tham khảo, tư liệu lịch sử trong quá trình DHLS. Trong cuốn Bảo tàng, di tích – nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học lịch sử cho HS phổ thông, do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2014 của tác giả Nguyễn Thị Kim Thành (chủ biên) có chỉ ra rằng: Thực tiễn hoạt động của các bảo tàng ở nước ta nói chung, Bảo tàng Lịch sử quốc gia nói riêng và các bảo tàng trên thế giới đều khẳng định không có con đường nào tiếp cận với lịch sử, văn hóa, văn minh của mỗi dân tộc nhanh hơn, đầy 5
- đủ hơn, chính xác hơn con đường bảo tàng. Mà thứ mang lại sự chính xác đó chính là tư liệu lịch sử trong bảo tàng. Cuốn sách Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở THPT của hai tác giả Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú xuất bản năm 2014 tại nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã đề cập đến rất nhiều phương pháp dạy học trong đó có đề cập đến phương pháp làm việc với tài liệu, tư liệu và đặc biệt nhấn mạnh về TLHV, một trong những chứng cứ còn lại sâu sắc nhất của lịch sử và một số lưu ý khi sử dụng loại tư liệu này. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 10, năm 1997, của hai tác giả Nguyễn Thị Côi và Nguyễn Văn Phong, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội với đề tài nghiên cứu là Khai thác và sửdụng tài liệu của bảo tàng, nhà truyền thống vào dạy học Lịch sử dân tộc ở trường phổ thông hai tác giảđã khái quát các hình thức, phương pháp khai thác, sử dụng tư liệu của bảo tàng Lịch sử đặc biệt là cách thức khai tác nguồn TLHV được trưng bày tại bảo tàng. Các công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến vấn đề sử dụng nguồn TLHV vào dạy học lịch sử, những chưa thực sự có nghiên cứu nào đề cập đến việc sử dụng nguồn TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở THPT. Vì vậy, đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng việc đổi mới phương pháp sử dụng nguồn TLHV vào dạy học và đề xuất một số biện pháp để sử dụng hiệu quả TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát vấn đề sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT, từ đó đề xuất một số biện pháp để đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử một cách hiệu quả. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài xác định nhiệm vụ nghiên cứu: 6
- - Nghiên cứu tìm hiểu cơ sở lí luận về việc khai thác, sử dụng TLHV vào DHLS Việt Nam ở trường THPT. - Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 12 phần Lịch sử Việt Nam thời kì 1946-1954, các tài liệu lịch sử ở bảo tàng Cách mạng Việt Nam, bảo tàng Lịch sự Quân sự Việt Nam và xác định những nội dung cần đổi mới phương phápsử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954. - Khảo sát tình hình dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 - THPT ở một số trường tại Ba Vì - Hà Nội, điều tra thực trạng của việc đổi mới phương phápsử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954. - Đề xuất quy trình, biện pháp đổimới phương phápsử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT. - Thực nghiệm sư phạm các hình thức, biện pháp sử dụng trên làm cơ sở cho việc rút ra những kết luận khoa học, những đề xuất kiến nghị nhằm sử dụng hiệu quả nguồn TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954. 4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu phần lịch sử Việt Nam hiện đại thời kỳ 1946-1954. 1.4.2. Về địa bàn kháo sát, thực nghiệm TLHV lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 được trưng bày nhiều tại các bảo tàng ở Việt Nam nhưng do hạn chế thời gian và thực lực nghiên cứu chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát và nghiên cứu tại hai bảo tàng là Lịch sử Cách mạng Việt Nam (Hoàn Kiếm –Hà Nội) và bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Ba Đình – Hà Nội). Tiến hành khảo sát tại trường THPT Ba Vì, THPT Minh Quang, thực nghiệm tại trường THPT Giao Thuỷ - Nam Định 7
- 4.2. Đối tƣơng nghiên cứu Biện pháp đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu nhằm xác định các khái niệm công cụ và cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. 5.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Mục đích: thu thập thông tin về thực trạng sử dụng TLHV vào dạy học môn Lịch sử và đề xuất một số biện đưa TLHV vào dạy học lịch sử ở trườngTHPT Phương tiện: phiếu hỏi dùng cho GV và HS. 5.2.2. Phương pháp quan sát Mục đích: Thu thập các biểu hiện sinh động, khách quan về thái độ, hứng thú cũng như mức độ tham gia hoạt động trong giờ học của HS khi tiết học có sử dụng một số biện pháp đưa TLHV vào dạy học. 5.2.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả đã thu được nhằm đảm bảo sự chính xác, khách quan, khoa học và độ tin cậy cao 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu tiến hành đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở THPT theo hướng đề xuất của đề tài sẽ giúp HS tăng hứng thú học tập, hình thành biểu tượng lịch sử, phát triển các kỹ năng năng lực của bản thân, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học Lịch sử trong trườngTHPT. 7. Đóng góp mới của đề tài 8
- - Khẳng định vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn TLHV trong dạy học lịch sử ở trườngTHPT - Đánh giá thực trạng việc việc sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử ở trườngTHPT - Đề xuất một số biện pháp đổi mới phương pháp sử dụng nguồn TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 một cách hiệu quả. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài luận văn bao gồm hai chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 ở trường THPT. Chương 2: Một số biện pháp đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT. Thực nghiệm sư phạm. 9
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG TLHV VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬVIỆT NAM THỜI KỲ 1946 - 1954 Ở TRƢỜNG THPT. 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Tư liệu lịch sử Một trong những vấn đề quan trọng của nghiên cứu lịch sử và DHLS đó chính là tư liệu lịch sử.Tuy nhiên, liên quan tới khái niệm tư liệu lịch sử vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt: “Tài liệu là văn bản giúp cho tìm hiểu một vấn đề gì: tài liệu học tập, tài liệu tham khảo; tư liệu là tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu” [27; 1132]. Trong tài liệu lịch sử bao gồm tư liệu lịch sử. Do đó, ta thấy tư liệu lịch sử thường được trích ra từ trong các tài liệu lịch sử. Nó là phần quan trọng của tài liệu lịch sử, phục vụ cho quá trình nghiên cứu hay học tập lịch sử.Tư liệu lịch sử chứa những sự kiện lịch sử, đó chính là cấu tạo cơ bản của lịch sử.Điều này đã khẳng định vai trò của tư liệu lịch sử hết sức đặc biệt đối với khoa học lịch sử. Từ việc phân tích các đặc trưng của bộ môn và những khái niệm có liên quan trong sách “Phương pháp luận sử học” do Phan Ngọc Liên NXB ĐHSP Hà Nội, 2008, các tác giả đã đưa ra cách hiểu “tư liệu lịch sử là khâu trung gian nối liền giữa nhà sử học với các công trình nghiên cứu lịch sử”. “Tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định, mang trong mình những dấu vết của quan hệ ấy, phản ánh trực tiếp và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đấy của con người”. [21;206] 10
- Theo quan niệm của triết học thì tư liệu lịch sử là khái niệm phản ánh đặc tính của hiện vật có thể để thu nhận tri thức của hiện vật khác. Theo nhà sử học Nga Chi-khơ-mi-rốp cho rằng tư liệu lịch sử là tất cả những gì còn sót lại của cuộc sống đã trải qua hay Re-ban cho rằng tư liệu lịch sử là tổng hợp thành quả từ hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng phương diện xã hội. Nhà sử học Ba Lan J.iopolski đã viết: Tư liệu luôn là tài sản quý giá nhất của nhà sử học, không có nó ta không thể là nhà sử học. Và nếu xem một công trình nghiên cứu lịch sử là một món ăn thì các nguồn tư liệu chính là những sản phẩm, những gia vị để chế biến nên món ăn đó. Không có nguồn tư liệu thì lịch sử không thể được viết ra vì nguồn tư liệu lịch sử không có gì có thể thay thế nó được. Theo quan niệm xã hội tư liệu lịch sử là một phương tiện để bảo tồn, giữ gìn, truyền bá tri thức lịch sử. Xét về mặt lý luận thì có nhiều quan niệm khác nhau về tư liệu lịch sử nhưng ta có thể hiểu một cách đơn giản như trong từ điển bách khoa toàn thư có ghi tư liệu lịch sử là nơi lưu giữ các tri thức liên quan đến quá khứ và quan hệ xã hội của loài người và nó phản ảnh trực tiếp quá khứ. Tư liệu lịch sử vừa là cơ sở vừa là xuất phát điểm của nhận thức lịch sử. Theo chúng tôi tư liệu lịch sử là các sự kiện, tài liệu mà mỗi giáo viên cần phải sưu tầm để tìm hiểu quá trình lịch sử đang học.Tư liệu càng sinh động, phong phú bao nhiêu thì sự kiện càng cụ thể và càng hay bấy nhiêu. Trong giảng dạy lịch sử, điều kiện cơ bản nhất để tái tạo hình ảnh quá khứ là tư liệu lịch sử. Nếu không có nguồn tư liệu phong phú, không cung cấp được nguồn tư liệu cụ thể chân thực thì dù có vận dụng phương pháp giảng dạy nào đi chăng nữa cũng không thể đạt hiệu quả mong muốn. Hiện nay, các nhà sử học thường chia tư liệu lịch sử thành các nhóm: tư liệu thành văn, tư liệu vật chất, tư liệu truyền miệng dân gian, tư liệu ngôn 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Ruộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 92 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Ứng dụng lý thuyết tự sự học trong dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại (chương trình Ngữ văn 11 ban cơ bản )
109 p | 54 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng lượng giác vào đại số
148 p | 56 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hoá học: Dạy học trải nghiệm chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
150 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
95 p | 21 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
13 p | 136 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa
131 p | 53 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông
47 p | 62 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
140 p | 34 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 76 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Soạn thảo bài tập chương “Động lực học chất điểm”, Vật lí 10 và sử dụng trong đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
128 p | 29 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật Lý: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Các định luật bảo toàn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh giỏi Vật lí
91 p | 50 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit cho học sinh lớp 12 Ban nâng cao
12 p | 68 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chương Số phức lớp 12 – Ban nâng cao
12 p | 44 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương
126 p | 49 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học hệ phương trình vô tỉ ở trung học phổ thông
12 p | 43 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 33 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Động lực học chất điểm –Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí trung học phổ thông
12 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn