Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10, luận văn xác định rõ những nguyên tắc, đặc điểm của phương tiện trực quan này, đồng thời đề xuất các biện pháp sử dụng di sản trong bài dạy phù hợp với đặc điểm học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LẠI THỊ LAN ANH SỬ DỤNG DI SẢN HOÀNG THÀNH THĂNG LONG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN BÍNH, HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LẠI THỊ LAN ANH SỬ DỤNG DI SẢN HOÀNG THÀNH THĂNG LONG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN BÍNH, HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ Mã số: 60 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THANH TÚ HÀ NỘI - 2016
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Sư phạm, các thầy cô trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, thầy cô và học sinh trường THPT Nguyễn Bính huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Thanh Tú - người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn. Sự chỉ bảo ân cần của cô là nguồn động viên giúp em thực hiện đề tài này. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp cũng như bạn bè trong nhóm Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử đã tận tình giúp đỡ, cổ vũ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Do hạn chế về kỹ năng nghiên cứu khoa học của bản thân cũng như điều kiện khách quan không cho phép nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Học viên thực hiện Lại Thị Lan Anh i
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GV : Giáo viên GS.TSKH : Giáo sư Tiến sĩ khoa học HS : Học sinh UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc NXB : Nhà xuất bản THPT : Trung học phổ thông XHCN : Xã hội chủ nghĩa ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................... 5 6. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 6 . Đ ng g p c đề tài ..................................................................................... 6 8. Ý nghĩ kho học và thực tiễn c đề tài .................................................. 6 9. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG...................................................... 7 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm về di sản văn hóa ................................................................... 7 1.1.2. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam ................................................ 10 1.1.3. Phân loại di sản ..................................................................................... 11 1.1.4. Vai trò của việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường phổ thông ...................................................................... 14 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 17 1.2.1. Thực trạng sử dụng di sản văn hóa trong dạy học Lịch sử dân tộc ...... 17 iii
- 1.2.2. Thực trạng sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ................................................................................. 18 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI SẢN HOÀNG THÀNH THĂNG LONG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN BÍNH, HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..... 29 2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 – chương trình chuẩn ở trường Trung học Phổ thông .............................. 29 2.1.1. Vị trí ...................................................................................................... 29 2.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 29 2.1.3. Nội dung ................................................................................................ 31 2.2. Khảo sát nguồn tài liệu ở di sản Hoàng Thành Thăng Long cần và có thể sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 trường trung học phổ thông ...................................................................................... 34 2.2.1. Giới thiệu chung về khu trung tâm di sản Hoàng thành Thăng Long................................................................................................................. 34 2.2.2. Một số nội dung tài liệu ở di sản Hoàng Thành Thăng Long có thể sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 trường trung học phổ thông ................................................................................................................ 38 2.3. Những nguyên tắc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học lịch sử ở trường Trung học Phổ thông ............................... 55 2.3.1. Khai thác tính trực quan sinh động của di sản Hoàng thành Thăng Long................................................................................................................. 55 2.3.2. Đảm bảo tính khoa học, sư phạm .......................................................... 58 2.3.3. Phát huy tính tích cực trong nhận thức của học sinh ............................ 60 2.4. Các biện pháp sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh N m Định ...................................................................... 62 iv
- 2.4.1. Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long để tạo biểu tượng về các sự kiện lịch sử cơ bản ...................................................................................... 62 2.4.2. Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long để tiến hành tổ chức thảo luận nhóm ........................................................................................................ 69 2.4.3. Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long để tiến hành dạy học dự án ..................................................................................................................... 73 2.5. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 79 2.5.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 79 2.5.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ........................................................ 80 2.5.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ................................................ 80 2.5.4. Phân tích kết quả thực nghiệm .............................................................. 80 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 285 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 287 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 91 v
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mức độ giáo viên sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 .......................................................... 23 Bảng 1.2. Kết quả điều tra học sinh về việc thiết kế các hoạt động học tập có sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long .................................................. 24 Bảng 2.1. Nội dung các tài liệu về di sản Hoàng thành Thăng Long có thể sử dụng trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 10 .................................... 38 Bảng 2.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................................ 82 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp phân loại học sinh theo kết quả điểm kiểm tra (%) ................................................................................................................... 82 Bảng 2.4. Độ chênh lệch điểm kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ............................................................................................................... 83 vi
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Quan niệm của giáo viên về khái niệm di sản văn hóa .............. 21 Biểu đồ 1.2. Biểu đồ đánh giá mức độ cần thiết của việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ............... 22 Biểu đồ 2.1: So sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ........... 82 vii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập hiện nay, công tác giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ luôn được chú trọng trong các nhà trường phổ thông. Trong số các môn học đó, Lịch sử có nhiều ưu thế và ý nghĩa quan trọng góp phần giáo dục thế hệ trẻ theo lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã nhấn mạnh việc giáo dục lịch sử dân tộc, coi lịch sử là tài liệu giáo khoa số một trong nhà trường. Tuy nhiên, thực tế việc dạy và học Lịch sử còn có những hạn chế so với mong đợi của xã hội. Thực tiễn nhiều học sinh không ham thích hoặc thờ ơ với việc học Lịch sử. Thực trạng này đã và đang gióng lên hồi chuông báo động và cần có sự thay đổi nhanh chóng nhưng hợp lý, cẩn trọng đối với việc giảng dạy và học tập môn Lịch sử. Đặc biệt, vấn đề nâng cao sự hiểu biết của học sinh theo cách tự nhiên nhất nhưng phải hấp dẫn, đưa người học vào tâm thế chủ động, sáng tạo còn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Chính vì vậy, chúng ta cần có những bước cải tiến và đổi mới nội dung và phương pháp dạy học bộ môn mang tính cấp bách. Quá trình này được tiến hành thường xuyên, đồng bộ, trong đó cần tăng cường sử dụng các tài liệu trực quan. Một trong số đó chính là sử dụng di sản văn hóa. Đây không chỉ là một loại tài liệu lịch sử vật chất quý hiếm, một bằng chứng khoa học, trung thực về quá khứ mà còn là một loại tư liệu dạy học bộ môn đem lại hiệu quả cao. Đầu năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa Thể thao đã có văn bản hướng dẫn về việc sử dụng di sản văn hóa vào dạy học, được thực hiện thí điểm tại 7 địa phương: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam với ba môn Lịch sử, Địa và Âm nhạc. Tại Hội thảo “Chương trình giáo dục di sản trong nhà trường tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 07/03/2012 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: “Giáo dục di sản đã và 1
- đang từng bước trở thành yêu cầu, nhiệm vụ, động lực đối với các trường phổ thông, góp phần quan trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở Việt Nam” [29, tr. 161]. Các nước trên thế giới ngày càng chú trọng đến công tác khai thác và sử dụng di sản văn hóa vào nhiều lĩnh vực. Với chiều dài lịch sử đấu tranh anh hùng, Việt Nam có nhiều loại di sản khác nhau và đem lại hiệu quả giáo dục. Một trong số đó, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2009 là nguồn tài liệu rất quan trọng. Khu di sản bao gồm Di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Trục chính tâm Hoàng thành Thăng Long đã tạo nên một quần thể thống nhất, có giá trị về lịch sử bởi đây từng là Kinh đô của quốc gia Đại Việt từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVIII. Vì vậy, vấn đề này là đề tài của nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Nhiều khía cạnh khác của vấn đề được đề cập và giải quyết. Tuy nhiên, những nghiên cứu trong nước còn hạn chế về vấn đề của luận văn ở lĩnh vực phương pháp dạy học lịch sử, cụ thể là phương pháp sử dụng di sản trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. Với những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định ” nhằm đề xuất các biện pháp sử dụng nguồn tài liệu quý giá này theo hướng dạy học đổi mới, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử ở trường THPT và góp phần vào các nghiên cứu về bộ môn phương pháp dạy học Lịch sử. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nghiên cứu vấn đề về di sản Hoàng thành Thăng Long dưới nhiều góc độ khác nhau đã được giải quyết trong nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước. Với phạm vi và tính chất của đề tài chúng tôi tập trung tìm hiểu hai vấn đề lớn như sau: - Vị trí và ý nghĩa của di sản Hoàng thành Thăng Long: 2
- Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập cụ thể và chi tiết về khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu như: “Những hiểu biết mới về thành Thăng Long” của Đỗ Văn Ninh đăng trên tạp chí Khảo cổ học (2004 - số 4, tr. 21-35). Bài viết cung cấp thêm những thông tin về các đợt khai quật khảo cổ học gần nhất trong khu Hoàng thành Thăng Long, giúp độc giả có thêm cứ liệu để truy tìm vị trí Hoàng thành thủa ban đầu. Trên cơ sở các hiện vật khảo cổ học và việc phát lộ khu di tích Hoàng thành Thăng Long ở 18 Hoàng Diệu, tác giả Nguyễn Quang Ngọc trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử (2005 - Số 2. tr. 10-15) bàn về phạm vi, vị trí của Hoàng thành và Cung thành ở các triều đại Lý - Trần – Lê. Tác giả Nguyễn Thừa Hỷ trong: “Thăng Long Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII – XIX” (Hội Sử học Việt Nam năm 1993) đã trình bày nghiên cứu toàn diện về kinh tế, chính trị và xã hội của Thăng Long Hà Nội xưa, góp phần tạo dựng lại lịch sử của chính bản thân nó và cũng để hiểu thêm về cấu trúc đô thị trong những thế kỷ qua. Đặc biệt, nhiều kết quả khai quật Khảo cổ học khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã đoàn khai quật báo cáo chi tiết trong Hội nghị thông báo Khảo cổ học lần thứ 50 (từ ngày 16 đến 18 tháng 9 năm 2015) diễn ra tại thành phố Huế. Bên cạnh đó, nhiều đầu sách đề cập tới sự hiện diện của Hoàng thành Thăng Long trong lịch sử dân tộc như: Lâm Thị Mỹ Dung, Nguyễn Gia Đối, Nguyễn Ngọc Thơ với “Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới”, Nxb Thế giới, 2011; Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh: “Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội”, Nxb Hà Nội, 2011; Bùi Đẹp với: “Di sản thế giới tại Việt Nam”, tập 1, Nxb Trẻ - thành phố Hồ Chí Minh, 2012. - Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử: Các công trình nghiên cứu của tâm lý học, giáo dục học như: “Tư duy học sinh”, (1982) của Sácđacốp, Nxb Giáo dục, Hà Nội; “Phát triển tư duy học sinh”, (1976) của M.A.Lexeep, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Phan Ngọc Liên (cb), (2009), Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 1, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà 3
- Nội; Nguyễn Thị Côi, (2008), Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội; Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (cb), (2004), Phương pháp dạy học Lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội… đã trình bày những cơ sở lý luận dạy học, nhất là việc sử dụng các phương tiện trực quan và vai trò của nó trong dạy học. Các công trình về lý luận dạy học lịch sử đề cập tới việc dạy học lịch sử sử dụng di sản, di tích trong nhà trường phổ thông như: “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” của N.G.Đairi, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001; Nguyễn Văn Huy, Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa, Quy trình giáo dục trải nghiệm di sản trong nhà trường; Trần Thị Thu Thủy, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Tăng (2004), Các bước xây dựng kế hoạch dạy học có sử dụng di sản văn hóa phi vật thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Hoàng Thanh Hải với Di tích lịch sử và việc giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông trên Tạp chí Xưa và Nay (tháng 4/1996, tr.6-7). Ngoài ra, còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành: Dạy và Học ngày nay, tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Xưa và Nay… và một số báo cáo khoa học trong các hội thảo khoa học. Đây thực sự là những nguồn tài liệu tham khảo quý giá giúp tác giả có những gợi ý giải quyết vấn đề của đề tài đặt ra. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình sử dụng di sản trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam (lớp 10 – chương trình chuẩn) ở trường THPT nói chung, trường THPT Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định nói riêng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về hình thức tổ chức dạy học: tập trung vào bài học nội khóa. Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm: tiến hành tại lớp 10, trường THPT Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu 4
- Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10, luận văn xác định rõ những nguyên tắc, đặc điểm của phương tiện trực quan này, đồng thời đề xuất các biện pháp sử dụng di sản trong bài dạy phù hợp với đặc điểm học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định nói riêng. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc sử dụng di sản và những yêu cầu cần thiết khi sử dụng di sản vào dạy học môn Lịch sử. - Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng di sản nói chung, sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long nói riêng trong dạy học môn Lịch sử. - Nghiên cứu nội dung phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long và định hướng biện pháp sử dụng di sản theo hướng dạy học tích cực. - Tiến hành thực nghiệm, làm cơ sở cho việc rút ra các kết luận khoa học, đóng góp vào sự phát triển của lý luận và phương pháp dạy học Lịch sử. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta về lịch sử, giáo dục. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí thuyết: đọc và phân tích, tổng hợp tài liệu sách báo, tạp chí, internet… về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học Lịch sử; phân tích nội dung chương trình, sách giáo khoa lớp 10. - Nghiên cứu thực tiễn: quan sát, dự giờ, trao đổi với giáo viên, học sinh, điều tra xã hội học để đánh giá hiểu biết về di sản nói chung và thực trạng sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long nói riêng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT; Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đối chứng kết quả nghiên cứu của luận văn. 5
- 6. Giả thuyết khoa học Nếu giáo viên sử dụng di sản văn hóa nói chung và di sản Hoàng thành Thăng Long nói riêng trong dạy học Lịch sử theo hướng dạy học tích cực sẽ đáp ứng được mục tiêu dạy học lịch sử, đặc biệt dạy học phần Lịch sử Việt Nam (lớp 10 - chương trình chuẩn) và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay. 7. Đ ng g p c đề tài Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, luận văn góp phần: - Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc sử dụng di sản trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học phổ thông. - Đánh giá được thực trạng sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long. - Đề xuất biện pháp sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long theo hướng dạy học tích cực. 8. Ý nghĩ khoa học và thực tiễn c đề tài - Ý nghĩa khoa học: làm phong phú thêm lí luận phương pháp dạy học môn Lịch sử nói chung và vấn đề sử dụng di sản trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm, Đại học Giáo dục; giáo viên bộ môn Lịch sử và bản thân tác giả luận văn vận dụng trong quá trình dạy học Lịch sử ở trường THPT. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông. Chương 2: Các biện pháp sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở THPT Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Thực nghiệm sư phạm. 6
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DI SẢN HOÀNG THÀNH THĂNG LONG TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về di sản văn hóa Khái niệm văn hóa Trên dải đất hình chữ S, 54 dân tộc đã góp vào nền văn hóa chung một màu sắc độc đáo tạo nên một bức tranh về văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng. Con người ra đời, trưởng thành là nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Giá trị văn hóa của một dân tộc thể hiện bản sắc của dân tộc ấy. Những giá trị văn hóa của con người là thước đo trình độ phát triển và thể hiện đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Tuy được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái niệm văn hóa bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính (theo Trần Ngọc Thêm): theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng: Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian. Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó như nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật,.. Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng văn hóa trên dải đất hình chữ S này. Giới hạn theo không gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn như văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đông Sơn,... Theo nghĩa rộng, văn hóa thường được xem bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Năm 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu 7
- hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm đáp ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [24, tr. 431]. Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO cho biết đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa, họp tại Venise năm 1970. Trong lĩnh vực này, khởi đầu định nghĩa của E.B.Tylor trong cuốn Văn hóa nguyên thủy (Primitive culture) xuất bản ở London năm 1871, đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau. Vào năm 1952, hai nhà Nhân học người Mỹ là A.Kroeber và C.Kluchkhohn đã viết một cuốn sách chuyên bàn về các định nghĩa văn hóa với tựa đề Văn hóa – tổng luận phê phán các quan niệm và định nghĩa, trong đó đã dẫn ra và phân tích 164 định nghĩa về văn hóa. Trong lần xuất bản thứ hai của cuốn sách này, số định nghĩa văn hóa đã tăng lên đến trên 200 định nghĩa. Còn hiện nay thì số lượng định nghĩa văn hóa chưa được khẳng định chính xác. Tóm lại, dù số lượng định nghĩa văn hóa có nhiều nhưng tựu chung lại, văn hóa mà theo E.B.Tylor định nghĩa văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành viên của xã hội. Với cách hiểu trên cùng những định nghĩa đã nêu thì văn hóa chính là ranh giới giúp con người có điểm khác biệt với các loài động vật khác. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển. Khái niệm di sản 8
- Theo nghĩa Hán Việt: di là để lại, sản là tài sản. Di sản văn hóa là những công trình văn hóa những tài sản văn hóa nổi tiếng của người xưa để lại cho đời sau, biểu trưng cho nền văn minh lúc bấy giờ. Di sản văn hóa là toàn bộ sản phẩm sáng tạo của con người hàm chứa những giá trị về chân – thiện – mỹ, thể hiện dưới dạng biểu tượng và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Di sản đi liền với văn hóa nên cũng mang những đặc trưng của văn hóa, nhưng bản thân nó còn chứa đựng cả vốn kinh nghiệm, tri thức của loài người. Di sản văn hóa mang dấu ấn thời gian, là vật chứng cho mỗi sự kiện, mỗi nhân vật hay thời kỳ lịch sử nhất định. Di sản văn hóa là toàn bộ tạo phẩm, chứa đựng trong nó những giá trị mà con người đã tích lũy được trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, là thành tựu của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Theo Công ước Di sản thế giới thì di sản văn hóa là: + Các di tích: các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình sự kết hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khảo học. + Các di chỉ: các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo, các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ học có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mĩ, dân tộc học hoặc nhân chủng học. Tóm lại, theo Luật Di sản văn hóa quy định, di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 9
- 1.1.2. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Căn cứ vào nguồn tài liệu lưu trữ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước ta hiện có 40.000 di tích Lịch sử - văn hóa. Trong đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, đã xếp hạng 3152 di tích có giá trị quốc gia, gồm 1468 di tích Lịch sử - văn hóa; 1478 di tích kiến trúc – nghệ thuật; 77 di tích khảo cổ; 129 danh lam thắng cảnh. Căn cứ vào điểm 3, điều 29, chương IV – Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể. Mục 1: Di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, theo đề nghị của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và văn bản thẩm định của Hội Di sản văn hóa Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định xếp hạng có 23 di tích quốc gia đặc biệt; đồng thời cũng đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) xem xét, đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể tiêu biểu của nhân loại. Dưới đây là 7 di sản văn hóa được tổ chức UNESCO công nhận: - Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo. - Năm 2003, vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với hệ thống hang động giá trị hàng đầu thế giới với bốn điểm nhất: có sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, có những bờ cát rộng và đẹp nhất, có những thạch nhũ đẹp nhất. 10
- Bên cạnh đó còn có 5 di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa nhân loại: - Quần thể các công trình kiến trúc cố đô Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1993. Quần thể có diện tích hơn 500 ha cùng hệ thống những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc nguy nga tráng lệ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên núi sông bao quanh. - Khu phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, được hình thành từ thế kỷ 16 – 17 và là một thương cảng của miền Trung. Năm 1999, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hiện nay, đây được coi là một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị thời phong kiến. - Khu di tích Mỹ Sơn là khu vực đền tháp của người Chăm cổ, thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 68km về hướng Tây – Tây Nam. Với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của dân tộc Chăm. Đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Đạo Hinđu ở khu vực Đông Nam Á, và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. - Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào đúng dịp mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (2010). - Thành nhà Hồ được coi là thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Uỷ ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới. 1.1.3. Phân loại di sản Toàn bộ Di sản thế giới được tổ chức UNESCO chia thành 3 nhóm: Di sản văn hóa (nhân tạo); Di sản thiên nhiên thế giới (thiên tạo) và Di sản hỗn hợp (kết hợp giữa thiên tạo và nhân tạo). Trong đó, di sản văn hóa được phân chia thành hai loại là Di sản văn hóa vật thể và Di sản văn hóa phi vật thể. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Ruộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Ứng dụng lý thuyết tự sự học trong dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại (chương trình Ngữ văn 11 ban cơ bản )
109 p | 54 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng lượng giác vào đại số
148 p | 56 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hoá học: Dạy học trải nghiệm chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
150 p | 46 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
95 p | 21 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
13 p | 122 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa
131 p | 49 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông
47 p | 56 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
140 p | 33 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 71 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Soạn thảo bài tập chương “Động lực học chất điểm”, Vật lí 10 và sử dụng trong đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
128 p | 29 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật Lý: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Các định luật bảo toàn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh giỏi Vật lí
91 p | 50 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit cho học sinh lớp 12 Ban nâng cao
12 p | 66 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chương Số phức lớp 12 – Ban nâng cao
12 p | 44 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương
126 p | 47 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học hệ phương trình vô tỉ ở trung học phổ thông
12 p | 41 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 30 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Động lực học chất điểm –Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí trung học phổ thông
12 p | 31 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn