intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung

Chia sẻ: Sơ Dương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

22
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung" là nghiên cứu quan điểm sư phạm tương tác; nghiên cứu vận dụng sư phạm tương tác vào dạy học môn học kỹ thuật điện; xây dựng ví dụ minh hoạ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------ Phan Tuấn Hoàng SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC VÀ ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỆT – HUNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT Hà Nội - 2008
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------ PHAN TUẤN HOÀNG SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC VÀ ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỆT – HUNG CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM KỸ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN XUÂN LẠC Hà Nội - 2008
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ………………………………………………………………….... 4 1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………......... 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …...…………………………………6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………6 4. Giả thiết khoa học……………………………………………………..... 6 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….............. 7 CHƯƠNG I : LUẬN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC………………….. 8 1.1. Luận điểm sư phạm tương tác của Jean – Marc Denommé & Madeleine Roy……………………………………………………...… 8 1.2. Cơ sở lý luận…………………………………………………………. 9 1.3. Một số khái niệm cơ bản của sư phạm tương tác……………….……10 1.4. Lập kế hoạch trong sư phạm tương tác……………………………... 21 1.5. Dẫn dắt hoạt động và giao tiếp trong sư phạm tương tác………….... 28 1.6. Môi trường trong sư phạm tương tác……………………………….. 32 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC NGƯỜI MÁY............. 35 2.1. Tương tác người máy – vai trò của nó……………………………… 35 2.2. Quan điểm sư phạm tương tác ngày nay……………………………. 47 CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC VÀO DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN …………………………...... 69 3.1. Đánh giá thực trạng tương tác trong dạy học thời đại ngày nay……. 69 3.2. Ứng dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học môn kỹ thuật điện................................................................................................................. 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………..... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………….. 89
  4. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài : Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường CĐCN Viêt – Hung. Chuyên nghành: Sư phạm kỹ thật điện Người thực hiện: Phan Tuấn Hoàng Cán bộ hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Xuân Lạc Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội * Về mặt lý luận: Đề tài góp phần cung cấp những luân cứ khoa học đáng tin cậy cho nghành Giáo dục về phương pháp dạy học hiện đại. Đặc biệt, đề tài đã tập trung làm rõ quan điểm sư phạm tương tác, với mong muốn đóng góp vào công cuộc cải cách giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay. * Về mặt thực tiễn: Đề tài đã hệ thống hoá, cụ thể hoá quan điển sư phạm tương tác. Bằng việc, tác giả đã dẫn chứng, phân tích, mô phỏng một số phần mềm có tính tương tác tốt được ứng dụng trong dạy học nói chung và trong môn Kỹ thuật điện nói riêng. Tác giả đã đưa ra một số kiến nghị để tiếp tục phát triển đề tài theo hướng nâng cao phương pháp dạy học, tiếp cận công nghệ dạy học hiện đại, đó là: Đánh giá phương pháp dạy học hiện đại tác động đến chất lượng giáo dục trong thời đại Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá.
  5. ABSTRACT Theme: Application of interactive pedagogy viewpoint, in electrical technology teaching. Speciality : Electricial technology pedagogy Realize: PHAN TUAN HOANG Guide: GS. TS. NGUYEN XUAN LAC IN THE ARGUMENT This theme contributed to provide fairly sciential foundation for educational branch about modern didactic method. Specially, the theme show clearly the interaction pedagogic viewpoint in order to improve education in our country at present period. IN THE PRACTICE This theme has systematized and detailed the interaction pedagogic point of view. By using evidence and analysing some of softwave which is great interaction and can apply in general teaching and in electrical technology teaching. Author pointed out some proposal for the theme continually develop according to highten the training method, to approach Computer Aided Instruction (CAI) To access how the modern teaching method affect to educational quality in period of industrialization and moderalization.
  6. trang1/89 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………. 4 1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………..........4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …...……………………………………6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………6 4. Giả thiết khoa học…………………………………………………………..6 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….. 7 CHƯƠNG I : LUẬN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC……………………...8 1.1. Luận điểm sư phạm tương tác của Jean – Marc Denommé & Madeleine Roy…………………………………………………………………….… 8 1.2. Cơ sở lý luận……………………………………………………………. 9 1.3. Một số khái niệm cơ bản của sư phạm tương tác……………….………10 1.4. Lập kế hoạch trong sư phạm tương tác………………………………... 21 1.5. Dẫn dắt hoạt động và giao tiếp trong sư phạm tương tác…………….... 28 1.6. Môi trường trong sư phạm tương tác………………………………….. 32 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC NGƯỜI MÁY................. 35 2.1. Tương tác người máy – vai trò của nó………………………………… 35 2.2. Quan điểm sư phạm tương tác ngày nay………………………………. 47 CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC VÀO DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN ……………………………….…....... 69 3.1. Đánh giá thực trạng tương tác trong dạy học thời đại ngày nay………. 69 3.2. Ứng dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học môn kỹ thuật điện..................................................................................................................... 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………..... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………….. 89 Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
  7. trang2/89 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT CMS Content Management System HCI Human Computer Interaction SIGCHI Special Interest Group on Computer- Human Interraction WIMP Window Image Menu Pointer WWW World Wide Web Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
  8. trang3/89 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 : Bộ 3 tác nhân và hoạt động của nó. Hình 1.2: Sơ đồ tương tác và sự tương hỗ của các tác nhân. Hình 1.3: Các giai đoạn hình thành mục tiêu. Hình 2.1: Sơ đồ biểu diễn sự liên quan 4 thành phần(Môi trường-con người-máy tính- quá trình phát triển( ACM SIGCHI 1992). Hình 2.2: Mô hình Frameword. Hình 2.3: Tương tác người dùng Máy tính qua mô hình Frameword. Hình 2.4: Sơ đồ tương tác giữa đối tượng và con người,Nguồn. Hình 2.5: Cấu trúc tuyến tính của phương thức dạy học. Hình 2.6: Cấu trúc một vòng của chương trình luyện tập. Hình 2.7: Mô hình quan hệ giữa các thành phần cơ bản của hệ thống đào tạo từ xa. Hình 2.8: Các bước của phương pháp mô hình. Hình3.1: Giao diện của phần mềm GeoGebra Hình 3.2: Thuộc tính đối tượng trong GeoGebra Hình 3.3: Mô phỏng đồ thị hàm số f(x). Hình 3.4: Mô phỏng tiếp tuyến với đồ thị. Hình 3.5: Bảng hàm trong GeoGebra Hình3.6: Mô phỏng cơ cấu tay quay con trượt bằng phần mềm GeoGebra Hình 3.7: Mô phỏng cơ cấu bốn khâu bản lề bằng phần mềm GeoGebra: Hình 3.8: Giao diện của phần mềm Mathcad Hình 3.9: Thanh công cụ trong Mathcad Hình 3.10: Thanh Slider trong mathcad Hình 3.11: Kết quả tính toán và đồ thị biểu diễn quan hệ các điện Hình 3.12: Giao diện mạch điện trong Psim. Hình 3.13: Mạch chỉnh lưu cầu Hình 3.14: Kết quả mô phỏng khi thay đổi gia trị tụ C 1 Hình 3.15: Nhập C 1 = 2.10 -4 F Hình 3.16: Kết quả mô phỏng khi thay đổi gia trị tụ C 1 = 2.10-4 F Hình 3.17: Kết quả mô phỏng khi thay đổi gia trị tụ C 1 = 0,2 F Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
  9. trang4/89 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Vấn đề, phương pháp dạy học trong các nhà trường được xã hội quan tâm ngay từ những năm 70. Đến đầu thập kỷ 90 vấn đề về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra và phát động nhiều lần trong ngành giáo dục nhưng thực tiễn giáo dục ở các nhà trường chưa đạt hiệu quả cao. Đến năm 1995-1996, 2000-2001 thì Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phát động phong trào đổi mới phương pháp giáo dục được thực hiện trong chỉ thị nhiệm vụ năm học hàng năm. Chỉ thị số 29/ 2001/ Chỉ thị Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 30/ 7/ 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục giai đoạn 2001 - 2005 đã chỉ rõ: “... Các bộ môn không chuyên về công nghệ thông tin cần đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo hướng tăng cường áp dụng công nghệ thông tin. Các ngành khoa học, các ngành công nghệ cần tăng cường dạy lập trình để có thể tạo ra các phần mềm chuyên ngành. - Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học tin học theo hướng đảm bảo các kiến thức cơ bản, tính cập nhật của chương trình nhằm hỗ trợ cho dạy và học các môn học khác trong nhà trường. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong Giáo dục và Đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học, học tập ở tất cả các môn học...” Thực hiện chỉ thị trên, hầu hết các bộ môn trong nhà trường ở các cấp học, bậc học, ngành học đều chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học. Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
  10. trang5/89 Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành khoa học phát triển với tốc độ nhanh nhất, vì đây là một ngành khoa học phục vụ và mang lại hiệu quả rõ rệt cho hầu hết các ngành nghề trong xã hội. Tại Việt Nam, tiềm năng mà công nghệ thông tin mang lại cho giáo dục là rất lớn, có thể liệt kê ra như: sự đa dạng và phong phú của các phần mềm dạy học, các chương trình đào tạo từ xa, hợp tác đào tạo quốc tế, phổ cập kiến thức thông qua mạng Internet, …Ngày nay, công nghệ thông tin đã thể hiện rõ vai trò của mình và trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học bởi những lý do sau: - Khả năng biểu diễn thông tin: Máy tính có thể cung cấp thông tin dưới dạng văn bản, phim ảnh, âm thanh, đồ thị, mô hình động …Sự tích hợp này của máy tính cho phép mở rộng khả năng biểu diễn thông tin, nâng cao việc trực quan hoá tài liệu học tập. Cao hơn nữa nhờ máy tính có thể tạo ra môi trường tương tác ảo, thực nghiệm ảo trong giáo dục, đào tạo. - Khả năng giải quyết trong một khối thống nhất các quá trình thông tin, trao đổi và điều khiển dạy học: Dưới góc độ điều khiển học thì quá trình dạy học là quá trình điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Với một chương trình phù hợp, máy tính có thể điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh trong việc cung cấp thông tin, thu nhận thông tin ngược, xử lý thông tin và đưa ra giải pháp cần thiết giúp hoạt động nhận thức của học sinh đạt kết quả cao. - Khả năng liên kết các loại hình đào tạo, các cơ sở đào tạo góp phần cho ra đời các mô hình đào tạo mới: đào tạo từ xa (Elearning), hợp tác đào tạo quốc tế thông qua mạng Internet, … Phải nói rằng, hiện nay với sự phát triển như vũ bão về lĩnh vực công nghệ thông tin, nước ta đã từng bước tiếp cận và ứng dụng những thành tựu trong lĩnh vực còn khá mới mẻ này. Tuy vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học ở nước ta vẫn còn hạn chế so với các quốc gia trên thế giới. Vì Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
  11. trang6/89 vậy việc đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết và quan trọng của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh này vai trò quan trọng trong dạy học có tương tác người máy cần được nghiên cứu và vận dụng. Vì vậy tác giả luận văn nghiên cứu đề tài “ Quan điểm Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường CĐCN Việt – Hung”. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. - Nghiên cứu quan điểm sư phạm tương tác. - Nghiên cứu vận dụng sư phạm tương tác vào dạy học môn học kỹ thuật điện. - Xây dựng ví dụ minh hoạ. 3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học. - Phạm vi nghiên cứu: Tương tác người - máy vào trong dạy học với môn kỹ thuật điện. 4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC. Nếu ứng dụng tốt quan điểm sư phạm tương tác kết hợp với bài giảng bằng công nghệ dạy học hiện đại có thể mang lại các kết quả sau: - Tăng cường hiệu quả tương tác giữa người học, người dạy và môi trường. - Thúc đẩy khả năng lĩnh hội của người học, tạo hứng thú cho người học, tăng hiệu quả của dạy học. Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
  12. trang7/89 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Kết hợp tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết( nghiên cứu cơ sở lý luận, tổng hợp phân tích tài liệu có liên quan). - Nghiên cứu thực nghiệm( Quan sát, xây dựng chương trình thử nghiệm, ví dụ minh hoạ). Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
  13. trang8/89 CHƯƠNG I LUẬN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC 1.1. LUẬN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC JEAN – MARC DENOMMÉ & MADELEINEROY. - Quan điểm Sư pham tương tác tập trung trước hết vào người học và căn bản dựa trên các tác động qua lại tồn tại giữa người học - người dạy và môi trường . - Đó là các tác nhân – bộ ba chữ E : + Étudiant : Người học + Enseignant : Người dạy + Environnement : Môi trường - Các thao tác - bộ ba chữ A + Apprendre: Học + Aider: Giúp đỡ + Agir : Ảnh hưởng - Sư phạm tương tác thuộc trào lưu sư phạm mở và phỏng theo quan niệm có tổ chức của hoạt động sư phạm . - Sư phạm tương tác đòi hỏi ba nguyên lý cơ bản : + Người học là người thợ chính của đào tạo, trong phương pháp học. + Người dạy là người hướng dẫn người học trong phương pháp sư phạm. + Môi trường ảnh hưởng đến người học trong phương pháp học, đến người dạy trong phương pháp dạy một cách tương hỗ. - Sư phạm tương tác nhằm tạo ra ở người học sự tham gia, hứng thú và trách nhiệm. Nó gắn cho người học vai trò xây dựng kế hoạch, hướng đến hoạt động và hợp tác. Nó gắn cho môi trường ảnh hưởng quan trọng đến các phương pháp riêng của người học và người dạy. [1.T41] Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
  14. trang9/89 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Sư phạm tương tác (interractive pedagory) là thuyết về sư phạm trong đó làm rõ vai trò của người dạy, người học, yếu tố môi trường và các mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng trong hoạt động dạy học. Trong kiểu dạy học này, người dạy có chức năng thiết kế, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra quá trình học, nhưng không làm thay người học. Còn người học tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học của bản thân ( tức là tự tổ chức, tự thiết kế, tự thi công và kiểm tra việc học tập của bản thân) dưới sự điều khiển sư phạm của thầy. Hoạt động dạy và học thống nhất với nhau nhờ sự cộng tác. Như vậy dạy học là một quá trình hai chiều, trong đó người dạy và người học tham gia làm gia tăng giá trị lợi ích của nhau. Vì thế tương tác giữa người dạy và người học tồn tại tất yếu trong quá trình dạy học. Song cần lưu ý rằng sự tương tác trong dạy học là một hiện tượng đa chiều, do đó không chỉ có sự tương tác giữa người dạy và người học mà còn bao gồm trong nó sự tương tác giữa người học với nhau trong hình thức học nhóm, nghiên cứu theo nhóm, thảo luận tổ, lớp….Dạy học tương tác nhất thiết phải bao gồm sự hợp tác, sự trao đổi và biến đổi. Sư phạm tương tác là một hướng tiếp cận hoạt động dạy học, không chỉ dừng lại ở việc xác định đúng các yếu tố tham gia hoạt động dạy học mà còn làm rõ chức năng riêng biệt của từng yếu tố và sự tác động tương hỗ giữa chúng. Đặc biệt hai yếu tố dạy và học tạo thành một liên kết chặt chẽ. Tất nhiên dạy học bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường nhất định và cần phương tiện để dạy và học. Những thứ đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học. Những cách tân trong lĩnh vực giáo dục ở thế kỷ thứ 19 và nửa thế kỷ thứ 20 cùng hướng đến mục đích chung là làm cho nhà trường và hoạt động đặc trưng của nó - dạy học thực sự hữu ích với người học. Trong bối cảnh xã hội Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
  15. trang10/89 hiện nay, khi mà giáo dục ngày càng khẳng định vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển thì tính hiệu quả của giáo dục ngày càng được quan tâm và càng được xem xét một cách có kỹ lưỡng. Hàng loạt các quan điểm sư phạm, các mô hình nhà trường đa dạng các dự án sư phạm năng động đã xuất hiện: Quan điểm sư phạm tương tác đã xuất hiện trong bối cảnh này. 1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC. Sư phạm tương tác được khái quát từ thực tiễn tổ chức quá trình dạy học thông qua vận hành mối quan hệ giữa 3 thành tố: Người dạy - Người học - Môi trường, ở các cơ sở giáo dục mà Jean – Marc Denommé và Madeleine Roy đã thực hiện . Tư tưởng cốt lõi mà tác giả của phương pháp sư phạm này lấy làm điểm tựa cho lý thuyết sư phạm của mình là " Người dạy người học phát triển với những tính cách cá nhân, trong môi trường rất cụ thể ảnh hưởng đến hành động của họ, nên môi trường trở thành một tác nhân tham gia tất yếu vào quá trình dạy học"[1, T18]. Sư phạm tương tác dược xây dựng hệ thống lý luận cơ bản của mình trên cơ sở xác định các yếu tố, các thao tác và tương tác tồn tại trong hoạt động giáo dục. Hệ thống các khái niệm được sử dụng để làm sáng tỏ quan điểm sư phạm tương tác. 1.3.1. Các tác nhân. 1.3.1.1. Người học- người làm việc chủ động (worker). Khái niệm người học có nguồn gốc từ tiếng La tinh (Stadium) với ý nghĩa là “cố gắng và học tập”. Trong quan điểm sư phạm tương tác thì khái niệm người học dùng để chỉ tất cả những ai có tham gia ( thực hiện ) hoạt động học. Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
  16. trang11/89 Người học được xác định là người đóng vai trò quyết định trong quá trình dạy học. Điều này được lý giải bởi các lý do: Thứ nhất, chính người học là chủ thể của phương pháp học. Hoạt động học được thực hiện như thế nào điều đó phụ thuộc vào chính người học, bởi họ là tác nhân đầu tiên thực hiện phương pháp học từ đầu cho kết thúc. Thứ hai: Người học là người quyết định thay đổi chính mình về phương diện kinh nghiệm cá nhân, vì thế chỉ có người học mới quyết định sự cần thiết có những thay đổi hay không và chỉ họ mới tạo được thay đổi đó. Với cách hiểu như trên, người học phải dựa trên chính tiềm năng của mình, chịu ảnh hưởng đáng kể của hứng thú, sự kỳ vọng, và tính tích cực của người học. Bằng sự khai thác kinh nghiệm của bản thân (Tri thức, kỹ năng, thái độ…) và dựa trên các yếu tố sinh học vốn có ( Hệ thống thần kinh, các giác quan…). Vậy người học vai trò tác nhân chính, người thợ chính trong quá trình đào tạo. 1.3.1.2. Người dạy- người hướng dẫn (learning guide). Người dạy là người được xã hội ủy thác chuyên trách trong chức năng chuyển giao tri thức, kinh nghiệm xã hội cho người học. Người dạy là người được đào tạo, huấn luyện với những chuyên môn nhất định, nên có đủ các phẩm chất năng lực để thực hiện được chức năng nói trên. Tuy nhiên công việc giảng dạy đối với người dạy là con đường bình thường để thực hiện sứ mệnh của mình. Tuy nhiên, đó không phải là sự truyền đạt kiến thức đơn thuần theo cách một thầy giáo đọc thuộc lòng một bài giảng trước học trò hay theo cách một thầy giáo phổ biến khoa học. Theo tương tác trong dạy học, người dạy là người cùng đồng hành với người học, phối hợp với người học trong phương pháp của người học. Họ là những người cộng tác thực sự trong cùng một công việc, cả hai cùng đi trên con Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
  17. trang12/89 đường học. Vì lẽ đó, phương pháp dạy học của thầy không phải là một bài độc tấu của riêng người dạy mà phải thực sự trở thành vở kịch có người học cùng tham gia trên con đường đi đến tri thức mới. Người dạy phải làm nảy sinh tri thức của người học theo cách của một người hướng dẫn. 1.3.1.3. Môi trường (Medium). Hoạt động của người dạy và người học diễn ra trong không gian và thời gian xác định với ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài khác nhau. Đó là môi trường dạy học, môi trường dạy học do cả người dạy và người học cùng nhau phối hợp tổ chức. Theo quan điểm tương tác “Người dạy và người học không phải là những sinh vật trừu tượng, xung quanh họ là thế giới vật chất văn hóa. Cả người học và người dạy đều có một tính cách rõ rệt và các giá trị cá nhân được phát triển trong một đất nước có các thể chế, chính trị, gia đình và nhà trường mà chúng tất yếu có ảnh hưởng đến họ. Tất cả những yếu tố này bên trong cũng như bên ngoài tạo thành môi trường dạy và học” [1,T52] ).Trong môi trường dạy học thì phương tiện (means), đóng một vai trò không kém phần quan trọng. cụ thể là: Phương tiện trực tiếp để dạy học bao gồm những phương tiện chứa các thông tin, mang thông tin về các sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong tự nhiên như: Sách giáo khoa, chương trình môn học, sổ tay, vở ghi chép… Ngoài ra còn có các phương tiện mang tin thính giác như: Băng, đĩa. Các phương tiện mang tin thị giác như: Bản vẽ, bản đồ… Các phương tiện mang tin nghe nhìn như: Audio, video… Các phương tiện mang tin dùng cho sự hình thành khái niệm, và thao tác như: Mô hình, đồ vật, thiết bị… Vậy phương tiện dạy học là phương tiện giúp hoạt động dạy và học đạt hiệu quả cao nhất. Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
  18. trang13/89 1.3.2. Các thao tác. 1.3.2.1. Phương pháp học. “Phương pháp học là khái niệm miêu tả con đường mà người học phải theo bằng cách đưa ra hành động học”.[1,T19]. Như vậy phương pháp học bao gồm toàn bộ quá trình mà người học tiến hành để chiếm lĩnh tri thức hình thành cho bản thân các kỹ năng, kỹ xảo. Trong quá trình này người học thực hiện các hành động học tập tương ứng đối với các đối tượng học tập. Do dó người học học bằng các hành động của chính mình. Nội lực của người học là xuất phát điểm và cũng là lực đẩy bên trong của những hành động được người học thực hiện. Kết quả thực hiện các hành động học tập, người học sẽ đưa ra những tri thức vốn tồn tại khách quan với bản thân vào hệ thống các tri thức đã có của mình, đồng thời có thể hòa nhập được với tình huống thực tiễn khi hoạt động học được diễn ra. Khi đó người học đã đồng hóa được một tri thứ mới. Như vậy theo tương tác dạy học, phương pháp học là khái niệm mô tả về con đường giúp cho người học đồng hóa được những tri thức mà người học phải lĩnh hội. 1.3.2.2. Phương pháp sư phạm. Khái niệm phương pháp sư phạm được sử dụng trong sư phạm tương tác là thuật ngữ sư phạm theo nghĩa hẹp với ý nghĩa chỉ một quá trình bô phận của quá trình sư phạm tổng thể - quá trình dạy học “ Với giới hạn này phương pháp sư phạm được hiểu là toàn bộ các can thiệp của người dạy trong mục đích hướng người học thực hiện phương pháp học”.[1,T20] Phương pháp sư phạm của người dạy được khởi động bởi các mong muốn của người dạy trong việc tạo nên một không khí thuận lợi cho người học, có ý nghĩa giúp đỡ người học thực hiện được các hành động học của bản thân một cách có hiệu quả nhất. Trong phương pháp sư phạm các yếu tố thuộc chủ thể của người dạy đóng vai trò rất quan trọng. Có thể kể đến các yếu tố như tri thức kinh Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
  19. trang14/89 nghiệm phẩm chất sư phạm của người dạy… Phương pháp sư phạm cũng hội tụ trong nó những yếu tố thuộc môi trường, thuộc người học. Những yếu tố này được người dạy nhận thức sẽ tạo nên mặt khách quan trong phương pháp sư phạm. 1.3.2.3. Tác động của môi trường . Môi trường với tư cách là tác nhân sẽ tác động đến người dạy và người học thông qua sự tác động tới phương pháp hoạt động của họ. Sự tác động của môi trường là đồng thời, tới cả người dạy và người học vì họ cũng tiến hành hoạt động, khi đó phương pháp sư phạm ( người dạy ) phương pháp học ( người học ) được khai triển trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngược lại, người dạy, người học cũng tác động trở lại với môi trường thông qua sự tác động làm thay đổi các yếu tố ( bên trong hoặc bên ngoài ) của môi trường khiến cho môi trường được biến đổi. 1.3.2.4. Tác động của phương tiện. Trong khi môi trường tác động đến quá trình dạy học thì phương tiện cũng đóng vai trò quan trọng. Nó tác động trực tiếp tới chất lượng dạy và học. Nó giúp cho người học có thể truyền tải nội dung tới người học một cách dễ dàng, và tăng cường khả năng tiếp thu cho người học. Để phối hợp chặt chẽ ba tác nhân với các thao tác và thu hút sự chú ý vào sự kết hợp này, bộ ba thao tác A ( Học – giúp đỡ - tác động ) giống như một hồi âm trả lời bộ ba tác nhân E.( Người học – Người dạy – Môi trường ). Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
  20. trang15/89 Người học Học TAM E Người dạy TAM A Giúp đỡ Môi trường Ảnh hưởng Hình 1.1: Bộ ba tác nhân và hoạt động của nó [1, T20 ] 1.3.3. Các tương tác. Tương tác là sự tác động qua lại trực tiếp giữa các yếu tố trong một cấu trúc hoặc giữa các cấu trúc với nhau trong không gian cụ thể. Trong quá trình dạy học sự tương tác là sự tác động qua lại trực tiếp giữa các cá nhân học sinh và giữa học sinh với giáo viên trong một môi trường giáo dục, nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập, các mục tiêu dạy học đã xác định. Phương tiện để thực hiện các tương tác có thể là phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ. Nội dung của sự tương tác là các vấn đề của nhiệm vụ học tập. Quan điểm sư pham tương tác đề cập đến khái niệm sự tương tác dựa trên mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa ba tác nhân: người dạy, người học, môi trường. Ba tác nhân này luôn quan hệ chặt chẽ với nhau sao cho mỗi tác nhân hoạt động và phản ứng trong sự ảnh hưởng của hai tác nhân kia, sự tương tác này được miêu tả như sau: Người học với phương pháp học của mình sẽ truyền thông tới người dạy hệ thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau như: bằng câu hỏi, lời bình luận, bằng hành động, thái độ, cử chỉ, ...; người dạy sẽ tương tác lại với các thông tin từ người học bằng các gợi ý, các hướng dẫn, bằng sự gợi mở, động viên, khích Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
49=>1