Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn này nhằm phân tích đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––––– HOÀNG THỊ MÂY ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––––– HOÀNG THỊ MÂY ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Hồng Hạnh THÁI NGUYÊN - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Thị Mây
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Thị Hồng Hạnh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Thị Mây
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Sự cần thiết của đề tài .............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 4. Một số đóng góp chủ yếu của Luận văn .................................................................3 5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .....................................................................................5 1.1. Cơ sở lý luận về lao động nông thôn ...................................................................5 1.1.1. Khái niệm lao động, lao động nông thôn ..........................................................5 1.1.2. Vai trò của lao động nông thôn .........................................................................6 1.1.3. Đặc điểm của lao động ở nông thôn..................................................................7 1.2. Cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn .......................................9 1.2.1. Khái niệm về nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...............................9 1.2.2. Đặc điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn .............................................12 1.2.3. Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn ......................................14 1.2.4. Sự cần thiết của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...........................16 1.2.5. Nội dung của đào tạo nghề cho lao động nông thôn .......................................18 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới đào tạo nghề cho lao động nông thôn .......................22 1.3.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................22 1.3.2. Các yếu tố khách quan ....................................................................................24 1.4. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho Huyện Chợ Mới, Bắc Kạn ................................................26 1.4.1. Kinh nghiệm từ huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh ..............................................26 1.4.2. Kinh nghiệm từ thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên .........................................27
- iv 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ................................29 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................30 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết ........................................................30 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................30 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...............................................................30 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................30 2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin .....................................................................34 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................35 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................35 2.3.1. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả của đào tạo nghề ..............................35 2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiêu quả của đào tạo nghề ............................36 2.3.3. Chỉ tiêu về năng lực đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề .......................37 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN .......................38 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Chợ Mới .......................38 3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Chợ Mới ................................................................38 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới .....................................................41 3.2. Thực trạng lao động nông thôn huyện Chợ Mới, Bắc Kạn giai đoạn 2014 - 2016 .....44 3.2.1. Quy mô và cơ cấu lao động nông thôn huyện Chợ Mới, Bắc Kạn .................44 3.2.2. Trình độ học vấn, việc làm, thu nhập của lao động nông thôn huyện Chợ Mới, Bắc Kạn ............................................................................................................48 3.3. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới, Bắc Kạn ...50 3.3.1 Dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới, Bắc Kạn .....................................................................................................................50 3.3.2. Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn ...................................................................................................................59 3.3.3. Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới, Bắc Kạn...........60 3.3.4. Xây dựng kế hoạch và phương thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới .........................................................................................................65 3.3.5. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề .....................................................................67 3.3.6. Kết quả đào tạo nghề lao động nông thôn huyện Chợ Mới, Bắc Kạn ............70 3.3.7. Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới ...................75
- v 3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ...............................................................80 3.4.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................80 3.4.2. Các yếu tố khách quan ....................................................................................85 3.5. Đánh giá chung về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.............................................................................89 3.5.1. Kết quả đạt được .............................................................................................89 3.5.2. Những mặt hạn chế .........................................................................................90 Chương 4: QUANG ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN ................................................................................................................91 4.1. Quan điểm, định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn .........................91 4.1.1. Quan điểm, định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Việt Nam ........91 4.1.2. Quan điểm, định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ..............................................................................................94 4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ..............................................95 4.2.1. Giải pháp ngắn với xác định nhu cầu đào tạo nghề ........................................95 4.2.2. Giải pháp gắn với xác định mục tiêu đào tạo nghề .........................................96 4.2.3. Giải pháp gắn với kế hoạch và phương thức đào tạo ......................................97 4.2.4. Giải pháp tổ chức quá trình đào tạo nghề .......................................................98 4.2.5. Giải pháp nâng cao nhận thức của xã hội về đào tạo nghề cho lao động nông thôn .................................................................................................................100 4.2.6. Giải pháp đa dạng hóa, xã hội hóa, liên kết, hợp tác trong đào tạo nghề.............101 4.3. Đề xuất, kiến nghị ............................................................................................102 4.3.1. Đối với Chính Phủ và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội .......................102 4.3.2. Đối với UBND và các cơ quan phối hợp quản lý của tỉnh Bắc Kạn ............103 KẾT LUẬN ............................................................................................................106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................107 PHỤ LỤC ...............................................................................................................110
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ : Bình quân CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN : Doanh nghiệp ĐTN : Đào tạo nghề HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã LĐNT : Lao động nông thôn TBXH : Thương binh xã hội UBND : Ủy ban nhân dân
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng mẫu điều tra..................................................................... 33 Bảng 3.1: Tình hình lao động tại huyện Chợ Mới .......................................... 42 Bảng 3.2: Tỷ lệ hộ nghèo của huyện chợ Mới trong 5 năm 2011-2015 ......... 43 Bảng 3.3: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế những năm gần đây và dự kiến đến năm 2020 ............................... 43 Bảng 3.4: Quy mô và cơ cấu lao động theo nhóm tuổi ................................... 45 Bảng 3.5: Quy mô và cơ cấu lao động theo ngành nghề ................................ 46 Bảng 3.6: Trình độ học vấn lao động nông thôn huyện Chợ Mới .................. 48 Bảng 3.7: Thu nhập bình quân của lao động nông thôn huyện Chợ Mới ....... 49 Bảng 3.8: Tình hình tuyên truyền, tư vấn đào tạo nghề lao động nông thôn huyện Chợ Mới, giai đoạn 2014-2016 ............................................ 59 Bảng 3.9: Nhu cầu sử dụng lao động phân theo nhóm ngành của huyện Chợ Mới, giai đoạn 2014-2016 ....................................................... 51 Bảng 3.10: Nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo theo nhóm ngành của huyện Chợ Mới, giai đoạn 2014 -2016 ........................................... 53 Bảng 3.11: Nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo theo trình độ của huyện Chợ Mới giai đoạn 2014 - 2016 ...................................................... 54 Bảng 3.12: Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng ngành học của huyện Chợ Mới, giai đoạn 2014 - 2016 ............................ 55 Bảng 3.13: So sánh nhu cầu sử dụng lao động và nhu cầu học nghề tại huyện Chợ Mới giai đoạn 2014-2016 ............................................. 57 Bảng 3.14: Danh mục các chương trình đã áp dụng ĐTN cho LĐNT ........... 61 Bảng 3.15: Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới phân theo nhóm ngành giai đoạn 2014-2016 .......................... 62 Bảng 3.16: Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới phân theo thời gian đào tạo nghề giai đoạn 2014-2016 .......... 63
- viii Bảng 3.17: Tổng hợp số lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ mới giai đoạn 2014-2016 ............................................. 64 Bảng 3.18: Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới, giai đoạn 2014-2016............................................................... 65 Bảng 3.19: Kế hoạch địa điểm đào tạo nghề .................................................. 66 Bảng 3.20: Đầu tư cho các lớp học đào tạo nghề nông thôn huyện Chợ Mới, giai đoạn 2014-2016............................................................... 68 Bảng 3.21: Số lượng cán bộ chuyên trách, giáo viên được đào tạo qua các năm ........................................................................................... 69 Bảng 3.22: Số lượng lớp dạy nghề đã được tổ chức ....................................... 70 Bảng 3.23: Số lượng học viên tốt nghiệp theo các ngành nghề ...................... 71 Bảng 3.24: Thực trạng vay vốn của lao động nông thôn sau khi học nghề .... 72 Bảng 3.25: Kinh phí cho đào tạo lao động nông thôn huyện Chợ Mới, giai đoạn 2014 - 2016 ............................................................................ 74 Bảng 3.26: Việc làm của lao động nông thôn huyện Chợ Mới sau đào tạo nghề giai đoạn 2014-2016............................................................... 76 Bảng 3.27: Số lao động sau khi học nghề làm đúng nghề được đào tạo phân theo nhóm ngành .................................................................... 77 Bảng 3.28: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đào tạo nghề .......................... 78 Bảng 3.29: Đánh giá người học về chương trình đào tạo ............................... 81 Bảng 3.30: Đánh giá của người học về đội ngũ giáo viên đào tạo nghề ........ 82 Bảng 3.31: Đánh giá của giáo viên về kiến thức, kỹ năng của người học ...... 84 Bảng 3.32: Đánh giá về điều kiện tự nhiên ..................................................... 85 Bảng 3.33: Đánh giá về quy mô, chất lượng lao động nông thôn .................. 86 Bảng 3.34: Đánh giá về chính sách đào tạo cho lao động nông thôn ............. 88
- 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2016, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm ước tính là 53,24 triệu người. Trong đó, khu vực nông thôn chiếm 68,3% so với tổng số người có việc làm trên toàn quốc. Lao động có việc làm đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp nghề trở lên ước tính 10,8 triệu người, chiếm 20,3% số lao động có việc. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo của khu vực thành thị là 35,7%, cao gấp gần 3 lần của khu vực nông thôn [18]. Trong bối cảnh Việt Nam đang diễn ra tái cơ cấu nền nông nghiệp, dẫn đến quy mô ngành nông nghiệp bị giảm, cộng với lao động nông nghiệp mang tính thời vụ nên đã làm dư thừa một lượng lớn lao động nông thôn. Tuy nhiên lao động nông thôn chủ yếu là lao động phổ thông không qua đào tạo nên khả năng tìm việc làm rất khó khăn. Nhận thức được vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, do đó chất lượng nguồn lao động nông thôn, nhất là trình độ nghề tường bước được nâng lên, tạo nên bước phát triển mới trong kinh tế nông thôn nước ta. Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, sản xuất công nghiệp và dịch vụ còn kém phát triển. Lao động của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Bắc Kạn có nguồn lao động dồi dào về số lượng và thấp về chất lượng, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng rất thấp. Vì vậy phát triển nguồn lao động là một trong những giải pháp chiếm lược trong quá đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội và nông thôn của tỉnh Bắc Kạn. Do đó, công tác đào tạo nghề cho lao động được địa phương xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập giảm nghèo bền vững. Trong 5
- 2 năm 2011-2015, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 33.211 người, đạt 110,3% kế hoạch giao, trong đó: Đào tạo Trung cấp nghề 1.798 người; đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng 29.226 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn toàn tỉnh đạt 30% [1]. Thông qua các chương trình đào tạo nghề, người lao động tại các địa phương đã mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, canh tác, sản xuất… Qua đó, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng, tăng năng suất lao động, góp phần ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho bản thân người lao động tại khu vực nông thôn. Huyện Chợ Mới là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Bắc Kạn. Những năm qua, việc triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Chợ Mới đã mang lại chuyển biến tích cực. Từ năm 2011 đến hết năm 2016 số lao động nông thôn được được đào tạo nghề theo Quyết định 1956 là 3.009 lao động. Tỷ lệ lao động sau khi học nghề được bố trí việc làm trong giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 10%. Số lao động tự tạo việc làm sau học nghề 30%, số còn lại chủ yếu trang bị kiến thức để tự phục vụ cho công việc sản xuất chăn nuôi tại gia đình để nâng cao năng xuất lao động. [21], [22]. Bên cạnh những thành công đã đạt được, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn gặp phải rất nhiều khó khăn, do xuất phát điểm thấp về chất lượng, do số lượng đông nên sự chuyển biến của nguồn lao động so với yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn còn chưa đáp ứng. Đặc biệt nguồn vốn dành cho đào tạo nghề còn hạn hẹp, cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc hợp tác giữa các cơ sở và người lao động còn gặp nhiều khó khăn do chưa nhận thức rõ lợi ích của công tác đào tạo nghề. Mặt khác, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập… Xuất phát từ lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp.
- 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 - 2016. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn và những vấn đề liên quan. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn - Về thời gian: Tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2014-2016. - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. 4. Một số đóng góp chủ yếu của Luận văn - Hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- 4 - Đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tìm ra được những kết quả, hiệu quả của công tác đào tạo. Thêm vào đó là tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác đào tạo, đây là căn cư để đề xuất ra các giải pháp. - Đề xuất các giải pháp có tính khoa học, thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, góp phần tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho lao động nông thôn, đồng thời góp phần đảm bảo phúc lợi xã hội và ổn định tình hình kinh tế xã hội, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế của địa phương. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014-2016. Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
- 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Cơ sở lý luận về lao động nông thôn 1.1.1. Khái niệm lao động, lao động nông thôn a. Khái niệm chung về lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản xuất, con người sử công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hoá và xã hội, là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực của quá trình triến kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người. Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con người. b. Khái niệm lao động nông thôn Lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nông thôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động, sử dụng sức lao động của mình, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống bản thân, gia đình và cho xã hội. Lực lượng lao động ở nông thôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm. Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn mà lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao động mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi
- 6 lao động tham gia sản xuất với những công việc phù hợp với mình. Nguồn lao động ở nông thôn rất dồi dào, nhưng đây cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn. Tóm lại, lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn. 1.1.2. Vai trò của lao động nông thôn Lao động là một trong ba nhân tố của bất cứ một quá trình sản xuất nào. Trong thời đại ngày nay khi mà các nguồn lực trở nên khan hiếm thì lao đông được xem là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, vai trò của nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng là rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang thực hiện quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy lao động nông thôn có vai trò hết sức quan trọng và được thể hiện qua các mặt sau: - Lao động nông thôn tham gia vào quá trình phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nguồn lực trong nông nghiệp có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động xã hội. Song, cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên, dẫn đến sức lao động trong nông nghiệp được giải phóng, nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận động theo xu hướng giảm xuống cả tỷ trọng và số lượng do bi thu hút sang ngành công nghiệp và dịch vụ có thu nhập cao hơn. Thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay có hiện tượng nhiều nông dân bỏ ruộng đất đi làm các việc phi nông nghiệp hoặc đi làm thuê với thu nhập cao hơn. Chúng ta đang trong quá trình thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, năng suất lao động ở nông thôn sẽ được nâng cao, từ đó sẽ từng bước rút bớt được lao động ở nông thôn để tham gia vào các ngành sản xuất khác.
- 7 - Lao động nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực thực phẩm. Việt Nam là một nước nông nghiệp, dân số sông chủ yếu bằng nghề nông. Vì vậy, lao động nông thôn tham gia vào sản xuất nông nghiệp là rất đông đảo. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng về dân số thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng cao. Sản xuất lương thực, thực phẩm chỉ có thể đạt được trong ngành nông nghiệp và sức lao động để tạo ra lương thực, thực phẩm là do lao động nông thôn cung cấp. Nền kinh tế phát triển gắn với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, thu nhập của người dân tăng lên đòi hỏi khối lượng lương thực, thực phẩm ngày càng lớn và yêu cầu về chất lượng cũng ngày càng cao. Để có thể đáp ứng đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng thì lao động nông thôn phải được nâng cao về trình độ tay nghề và kinh nghiệm sản xuất. - Lao động nông thôn tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với các yếu tố đầu vào là các sản phẩm mà người lao động nông thôn làm ra. Trong thời kỳ CNH - HĐH thì phát triển công nghiệp chế biến là rất quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. - Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn của chính bản thân ngành nông nghiệp và của các ngành khác. Với dân số trên 70% và lao động chiếm trên 60% sống ở nông thôn thì có thể nói nông thôn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho tiêu thụ sản phẩm cần phải được khai thác triệt để. 1.1.3. Đặc điểm của lao động ở nông thôn Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có đặc điểm khác với đặc điểm của các ngành khác. Vì vậy, lao động nông thôn cũng có những đặc điểm khác với lao động ở các ngành kinh tế khác, biểu hiện ở các mặt sau. - Lao động nông thôn mang tính thời vụ: Đây là đặc điểm đặc thù không thể xóa bỏ được của lao động nông thôn. Nguyên nhân của nét đặc thù
- 8 trên là do: đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi là những cơ thể sống trong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau. Cùng một loại cây trồng vật nuôi ở những vùng khác nhau có điều kiện tự nhiên khác nhau chúng cũng có quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xóa bỏ được trong quá trình sản xuất, vì vậy con người chỉ có thể tìm cách làm giảm tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Từ đó đặt ra vấn đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng lao động nông thôn một cách hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng. - Lao động nông thôn tăng nhanh về số lượng: Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động; qui mô và cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô cơ cấu của nguồn lao động. Do sự phát triển của quá trình đô thị hoá và sự thu hẹp dần về tốc độ tăng tự nhiên của dân số giữa nông thôn và thành thị nên tỷ lệ dân số cũng như lực lượng lao động so với cả nước ngày càng giảm. Mặc dù vậy, qui mô dân số và nguồn lao động ở nông thôn nước ta vẫn tiếp tục gia tăng với tốc độ khá cao do tỷ lệ dân số và lao động ở khu vực nông thôn rất cao. Mặt khác, do nhận thức về sinh đẻ của người dân ở nông thôn cũng thấp hơn thành thị, vì vậy cũng là nguyên nhân gia tăng dân số và lao động. - Chất lượng lao động nông thôn thấp: Chất lượng của người lao động được đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và sức khoẻ. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật: lao động của nước ta đông về số lượng nhưng sự phát triển của nguồn nhân lực nước ta còn nhiều hạn chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO trong đó nông nghiệp được xem là một trong những thế mạnh. Lao động nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 3/4 lao động của cả nước, tuy vậy nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng
- 9 do trình độ chuyên môn của lao động thấp kỹ thuật lạc hậu. Do đó, để có một nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đáp yêu cầu của thực tiễn sản xuất thì nhà nước cần phải có chính sách đào tạo bồi dưỡng để có nguồn nhân lực đủ trình độ cho phát triển kinh tế - xã hội. Về sức khoẻ: Sức khoẻ của người lao động liên quan đến lượng calo tối thiểu cung cấp cho cơ thể mỗi ngày và môi trường sống, môi trường làm việc,... Nhìn chung lao động nước ta do thu nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết yếu hàng ngày chưa đáp ứng được một cách đầy đủ nhất là người dân và lao động ở khu vực nông thôn. Môi trường cuộc sống và môi trường lao động ở nông thôn cũng bị ô nhiễm hơn khu vực khác... Vì vậy, chất lượng của lao động cả nước nói chung và ở nông thôn nói riêng còn thấp. 1.2. Cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.2.1. Khái niệm về nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn a. Khái niệm về nghề Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Theo các nhà khoa học ở Nga đưa ra khái niệm: “Nghề là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn”. Ở Pháp, khái niệm nghề được hiểu “là một loại lao động có thói quen về kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống”. Ở Đức lại cho rằng “Nghề là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó” [10, 9]. Ở Việt Nam, hiện có nhiều quan điểm khác nhau về nghề, song các quan điểm đều cho rằng: “nghề là một tập hợp lao động do sự phân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được. Nghề mang tính tỷ trọng, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất và nhu cầu xã hội” [7, 15]. Cũng có nhiều quan niệm cho rằng, những chuyên môn có
- 10 đặc điểm chung, gần giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên môn và được gọi là nghề. Nghề tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau. Còn chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những sản phẩm theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người như giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội. Trên thế giới hiện nay có trên dưới 2000 nghề với hàng chục nghìn chuyên môn. Ở Liên Xô trước đây, người ta đã thống kê được 15.000 chuyên môn, còn ở Mỹ, con số đó lên tới 40.000. Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “thế giới nghề nghiệp”. Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường (dạy nghề, trung học chuyên ngiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau. Trong cơ chế thị trường, nhất là trong nền kinh tế tri thức, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa. Giá trị của thứ hàng hóa sức lao động này tuỳ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao động. Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này như thế nào là do “hàm lượng chất xám” và “chất lượng sức lao động” quyết định. Vì vậy lao động phải chủ động chuẩn bị tiềm lực, nắm vững một nghề, biết nhiều nghề để rồi tự tìm việc làm, tự tạo việc làm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy học thống kê theo hướng phát triển năng lực tư duy cho học sinh Trung học phổ thông
79 p | 222 | 59
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980
13 p | 309 | 57
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp thúc đẩy hoạt động sát nhập mua lại ngân hàng theo quy định hướng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam
110 p | 165 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 79 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 96 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông
120 p | 56 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 183 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 108 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức thuộc chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 Nâng cao theo mô hình Peer Instruction
117 p | 116 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 124 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Tính toán ổn định thanh tạo hình nguội theo tiêu chuẩn Úc
72 p | 26 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018
129 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự thay đổi theo tháng của hàm lượng, chất lượng carrageenan và hoạt tính lectin từ rong đỏ Betaphycus gelatinus
94 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Phân tích ổn định của thanh bằng phương pháp chuyển vị cưỡng bức
71 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu ổn định của cột bê tông cốt thép theo TCVN 5574 - 2012
78 p | 41 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn