Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 6
download
Đề tài này hướng tới mục đích nhằm đề xuất giải pháp để xây dựng thành công mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và cải thiện đời sống của người dân trồng lúa, góp phần xây dựng nông thôn mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ DUY QUÝ MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ DUY QUÝ MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 8 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Nữ Hoàng Anh THÁI NGUYÊN - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Mô hình Cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do cá nhân tôi thu thập, khảo sát từ các cán bộ, người dân, báo cáo, thống kê của cơ quan quản lý các cấp, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố... Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Duy Quý
- ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới Cô giáo TS. Bùi Nữ Hoàng Anh đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND huyện Phú Bình, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Nội vụ, Chi cục Thống kê huyện, và các cơ quan có liên quan, các cán bộ, nhân viên trực tiếp quản lý dự án tham gia trả lời khảo sát đã giúp đỡ, cộng tác, cung cấp số liệu và thông tin cần thiết trong suốt quá trình thực hiện để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình đã giúp tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận đối với những sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Duy Quý
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ....................... 6 1.1. Cơ sở lý luận về mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ........................................ 6 1.1.1. Khái niệm “cánh đồng mẫu lớn”............................................................. 6 1.1.2. Tiêu chí công nhận mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ................................ 6 1.1.3. Đặc trưng của “cánh đồng mẫu lớn” ....................................................... 7 1.1.4. Vai trò của mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ............................................. 8 1.1.5. Điều kiện để phát triển mô hình “cánh đồng mẫu lớn” .......................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10 1.2.1. Bối cảnh sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam ............................ 10 1.2.2. Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ................................................................................................. 14 1.2.3. Thực tiễn mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trên thế giới ......................... 17 1.2.4. Thực tiễn mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tại Việt Nam ........................ 20 1.2.5. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên ......................................... 24
- iv Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 28 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28 2.2.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................ 28 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 29 2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 31 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 31 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 32 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phản ánh đặc điểm địa bàn nghiên cứu trước khi áp dụng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên ..................................................... 32 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các điều kiện để xây dựng và phát triển “cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa ................................................................... 33 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quá trình xây dựng mô hình CĐML trong sản xuất lúa ...................................................................................................... 34 2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu........................................ 34 2.3.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu........................................ 35 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN ....................36 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 36 3.1.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Bình và các xã nghiên cứu .... 36 3.1.2. Tình hình sử dụng đất trước khi áp dụng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”... 38 3.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội trước khi áp dụng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” .................................................................................................................. 40 3.1.4. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất trước khi áp dụng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ................................................................................................. 41
- v 3.2. Thực trạng mô hình CĐML tại 03 xã Úc Kỳ, Tân Đức và Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 43 3.2.1. Quá trình xây dựng mô hình CĐML tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 43 3.2.2. Những kết quả đã đạt được ................................................................... 54 3.2.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình CĐML trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 57 3.2.4. Hiệu quả xã hội và môi trường.............................................................. 60 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai mô hình CĐML tại địa bàn nghiên cứu ................................................................................................................... 61 3.3.1. Các yếu tố bên trong mô hình ............................................................... 61 3.3.2. Các yếu tố ngoài mô hình ..................................................................... 63 3.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 66 3.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 66 3.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 68 3.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 69 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH .................. 73 4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp .......................................................................... 73 4.1.1. Bối cảnh phát triển nông nghiệp ........................................................... 73 4.1.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, của huyện Phú Bình ................................................................. 75 4.2. Một số giải pháp ....................................................................................... 77 4.2.1. Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp .......................... 77 4.2.2. Các giải pháp cụ thể đối với huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ........ 79 4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CĐML : Cánh đồng mẫu lớn ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long ĐBSH : Đồng bằng Sông Hồng HĐND : Hội đồng nhân dân TU : Tỉnh ủy UBND : Ủy ban nhân dân VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practices
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng: Bảng 1.1. Sản lượng lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2010-2017. ....................... 11 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Phú Bình .................................... 38 Bảng 3.2. Tổng khối lượng xây dựng đường giao thông ................................ 45 Bảng 3.3. Tổng khối lượng xây dựng kênh dẫn nước nội đồng ..................... 46 Bảng 3.4. Tổng mức đầu tư xây dựng CĐML tại huyện Phú Bình ................ 47 Bảng 3.5. Các giống lúa mới đưa vào sản xuất theo mô hình CĐML ............ 48 Bảng 3.6. Kết quả dồn điền đổi thửa tại huyện Phú Bình 12/2017 ................ 56 Bảng 3.7. Kết quả gieo trồng vụ Xuân năm 2018 ........................................... 57 Bảng 3.8. So sánh kết quả sản xuất lúa trước và sau khi áp dụng mô hình CĐML .... 58 Bảng 3.9. Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Phú Bình theo giá so sánh 2010 .. 60 Biểu đồ: Biểu đồ 1.1. Sản lượng và mức tiêu thụ gạo thế giới 2012-2017 ................... 10 Biểu đồ 1.2. 05 thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam ...................... 14
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhiều năm qua, Việt Nam liên tục là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới. Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2017 đạt khoảng 6 triệu tấn, với trị giá 2,7 tỷ USD, tăng 24,1% về lượng và 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Mặc dù xuất khẩu nhiều, nhưng gạo xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là loại phẩm cấp thấp và đang bị cạnh tranh gay gắt từ các nước khác trong khu vực. Nguyên nhân là do sản xuất lúa gạo nước ta nói chung vẫn còn dựa vào nông hộ cá thể là chủ yếu nên quy mô manh mún, các kỹ thuật tiên tiến không được áp dụng đồng nhất làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Việc tiêu thụ lúa bị động, đầu ra hạt gạo không ổn định, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chưa lớn làm cho hộ nông dân luôn thua thiệt, thu nhập thấp, đời sống chậm được cải thiện. Mối liên kết giữa người sản xuất, người tiêu thụ, nhà khoa học và Nhà nước chưa hiệu quả và chưa bền chặt. Trong bối cảnh đó, để nâng cao giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam, nâng cao thu nhập của hộ nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đã đưa ra Chương trình “Mô hình CĐML tiến tới xây dựng Vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu và sản xuất lúa theo VietGAP”. Mục tiêu của Chương trình là nhằm tạo ra vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu theo VietGAP hoàn chỉnh là khép kín từ khâu sản xuất đến thu hoạch, tồn trữ, bảo quản, chế biến, thu mua; tăng năng suất, giảm giá thành, tăng lợi nhuận, đạt giá trị cao nhất cho sản xuất nông nghiệp, tạo ra sự liên kết của nông dân trên một cánh đồng để thống nhất thực hiện quy trình sản xuất tiên tiến và gắn kết với thị trường tiêu thụ, gắn kết giữa các doanh nghiệp và hộ nông dân, Nhà nước và khoa học. Mặt khác, CĐML sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng bền vững; giúp nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất hàng nông sản theo hướng tập trung đối với khối
- 2 lượng lớn, chất lượng cao, trên cơ sở đó góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người nông dân, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo nước ta trên thị trường quốc tế. Mặc dù mới trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng mô hình CĐML ở ĐBSCL bước đầu đã mang lại những lợi ích lớn như: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đến cùng với người nông dân từ cung ứng vật tư đến thu mua sản phẩm, chế biến tiêu thụ, giảm được chi phí trung gian, giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho hộ nông dân; giải quyết được vấn đề cơ bản là nỗi lo của nhà nông về việc tiêu thụ sản phẩm lúa gạo; tham gia mô hình CĐML, những người nông dân biết sản xuất lúa theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu tiêu thụ và đặc biệt là ghi chép quy trình sản xuất và chi phí vào sổ theo tiêu chuẩn VietGAP, tính toán được giá thành mỗi vụ, chi phí đầu vào, đầu ra sản xuất, từ giống, phân bón, thuốc trừ sâu… biết hạch toán hiệu quả kinh tế; giải quyết đầu vào và đầu ra cho cây lúa, hướng tới chất lượng và hiệu quả, đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, người nông dân chuyển sang làm ăn lớn và có khả năng hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, hội nhập và góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới; hình thành vùng nguyên liệu quy mô lớn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất, đảm bảo tính thời vụ và quy trình sản xuất theo hướng thực hành tốt (GAP), từ đó xây dựng được thương hiệu hàng hóa cho gạo Việt Nam. Về mặt xã hội, ý nghĩa hết sức nhân văn của mô hình là tạo dựng cánh đồng lớn nhưng không dẫn đến tích tụ đất đai, không buộc người nông dân phải rời khỏi mảnh ruộng nhà mình để đi làm thuê, làm mướn; sẽ có nhiều hộ nông dân trên cánh đồng lớn được bình đẳng về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho quy trình sản xuất, được biết rõ lợi nhuận từ mảnh ruộng của mình sau mỗi vụ gieo trồng. Chính CĐML là mô hình thỏa mãn được phần lớn các yêu cầu của một nền nông nghiệp mới, nông thôn mới, tầng lớp nông dân mới.[5]
- 3 Phú Bình là huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang xây dựng, triển khai mô hình CĐML sản xuất lúa với quy mô trên 220 ha tại 3 xã: Úc Kỳ, Tân Đức và Xuân Phương. Đây được xem là dự án điểm của tỉnh, được kỳ vọng thành công để có thể nhân rộng. Việc lựa chọn cây lúa là cây trồng đầu tiên áp dụng mô hình CĐML để sản xuất là phù hợp với ngành xuất khẩu lúa gạo hiện đang là thế mạnh của Việt Nam và sản phẩm lúa gạo nếu bảo quản tốt có thể lưu kho được trong thời gian dài. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau, dự án đến nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn, cần được nghiên cứu để tìm kiếm giải pháp tháo gỡ và đẩy nhanh tiến độ. Đã có một vài nghiên cứu về vấn đề CĐML ở Việt Nam và một số địa phương như huyện Vũ Thư, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Song, vẫn còn nhiều vấn đề cần thảo luận, nghiên cứu theo những hướng khác nhau. Hơn nữa, cho đến nay, xây dựng mô hình CĐML trong sản xuất lúa ở huyện Phú Bình của tỉnh Thái Nguyên còn đang trong tình trạng được ví như “đốt đuốc tìm đường”, rất cần được nghiên cứu, thảo luận. Đề tài “Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên” được lựa chọn để nghiên cứu trong bối cảnh đó. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề xuất giải pháp để xây dựng thành công mô hình CĐML trong sản xuất lúa tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và cải thiện đời sống của người dân trồng lúa, góp phần xây dựng nông thôn mới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình CĐML trong sản xuất lúa. - Phân tích thực trạng mô hình CĐML trong sản xuất lúa tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.
- 4 - Nhận diện những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng mô hình CĐML trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp tháo gỡ những khó khăn, góp phần xây dựng thành công mô hình CĐML trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong xây dựng CĐML. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài được triển khai tại 03 xã: Úc Kỳ, Tân Đức và Xuân Phương thuộc huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các số liệu thứ cấp giai đoạn 2012-2017; số liệu sơ cấp được thu thập năm 2018. Về nội dung: : Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, tổ chức liên quan đến xây dựng mô hình CĐML trong sản xuất lúa tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Những vấn đề chuyên sâu về kỹ thuật sản xuất, về môi trường sinh thái và khía cạnh xã hội của mô hình không thuộc phạm vi nội dung của nghiên cứu này. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về ý nghĩa khoa học, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ hệ thống lý luận về mô hình CĐML trong sản xuất nông nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới cũng như Việt Nam; Tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình giảng dạy và học tập và nghiên cứu. Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần giúp cho những nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý tại địa phương và người nông dân thấy được những nhiệm vụ, giải pháp cần thực thi để xây dựng và phát triển mô hình CĐML trong sản xuất lúa tại huyện Phú Bình, phát huy thế mạnh của địa phương để xây dựng thành công nông thôn mới, làm giàu đẹp hơn cho huyện và tỉnh Thái Nguyên.
- 5 5. Bố cục của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất nông nghiệp. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng phát triển mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Một số giải pháp phát triển mô hình.
- 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về mô hình “cánh đồng mẫu lớn” 1.1.1. Khái niệm “cánh đồng mẫu lớn” Có một vài khái niệm về CĐML. Tác giả đã tiếp cận được một số khái niệm sau: Là những cánh đồng có thể có một hoặc nhiều chủ, nhưng có cùng quy trình sản xuất, cùng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đồng đều và ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường với cùng một thương hiệu nhất định.[1] Theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”, “cánh đồng lớn” là cách thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản trên cùng địa bàn, có quy mô ruộng đất lớn, với mục đích tạo ra sản lượng nông sản hàng hoá tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia.[14] Khái niệm trong Quyết định 62/2013/QĐ-TTg được sử dụng trong nghiên cứu này vì đảm bảo được mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài. 1.1.2. Tiêu chí công nhận mô hình “cánh đồng mẫu lớn” a) Tiêu chí bắt buộc - Phù hợp với quy hoạch của địa phương về: Phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng đất; tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới và các quy hoạch khác.
- 7 - Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững. - Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sau đây: Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân; Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân; Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân; Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân. - Quy mô diện tích của cánh đồng lớn: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ điều kiện của địa phương quy định quy mô diện tích tối thiểu Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phù hợp với điều kiện cụ thể và từng loại nông sản, hình thành vùng nguyên liệu. b) Tiêu chí khuyến khích - Có hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, điện và những công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. - Quy mô lớn tập trung và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; công nghệ tiên tiến (sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, Global GAP…) và có cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản gần nơi sản xuất. - Các tiêu chí khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nếu thấy cần thiết.[16] 1.1.3. Đặc trưng của “cánh đồng mẫu lớn” - Là cánh đồng trồng cây hàng năm như lúa, rau, màu. Đặc điểm này để phân biệt CĐML với các vườn cây lâu năm như cà phê, cao su, chè,...
- 8 - Diện tích lớn. Hiện không có quy định chung về quy mô diện tích CĐML. Tùy theo đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương và từng loại nông sản mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định về quy mô diện tích tối thiểu cho CĐML. - Có thể có một hay nhiều hộ canh tác. Đặc điểm này nói lên rằng, cánh đồng có thể do một chủ (do kết quả tích tụ và tập trung ruộng đất), nhưng cũng có thể do nhiều hộ canh tác trên cánh đồng đó. - Cánh đồng sản xuất cùng một (hoặc hai) loại giống cây trồng để phù hợp với nhu cầu thị trường. Đặc điểm này đòi hỏi, để được công nhận là CĐML thì cánh đồng đó phải sản xuất ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt. Để có được hàng hóa chất lượng tốt, phải đảm bảo sự đồng nhất về giống và chất lượng giống, tạo ra sự sinh trưởng đồng đều về thời vụ, thuận tiện cho việc áp dụng một quy trình kỹ thuật tiên tiến trong các khâu từ làm đất, gieo xạ, tưới nước, bảo vệ thực vật đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ. - Có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân. Doanh nghiệp nắm vững nhu cầu thị trường, đặt hàng với nông hộ, cung cấp đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Nông hộ thực hiện các khâu theo quy trình hướng dẫn và bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Đặc điểm này rất quan trọng bởi sự chính sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong chuỗi giá trị rõ ràng và minh bạch mới có thể tạo ra được CĐML. - Có hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao. Đây là đặc trưng quan trọng nhất. CĐML phải đảm bảo sản lượng và chất lượng của nông sản, từ đó đảm bảo thu nhập trên một đơn vị diện tích, thu nhập trên một đống vốn đầu tư phải cao, lợi ích của nông hộ, của doanh nghiệp được đảm bảo.[9] 1.1.4. Vai trò của mô hình “cánh đồng mẫu lớn” Về lý luận, mô hình CĐML tuân theo nguyên lý “kinh tế của quy mô” trong sản xuất nông nghiệp. CĐML có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Cụ thể như sau:
- 9 - Gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ, gắn sản xuất với thị trường. Sản xuất trên quy mô lớn thể hiện sự liên kết giữa người sản xuất với người tiêu thụ. Việc sản xuất theo quy mô lớn đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thị trường về chất lượng nông sản. - Tạo điều kiện ứng dụng được quy trình kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Chỉ trên cơ sở quy mô lớn mới phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi và các phương tiện cơ giới trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất. - Tạo điều kiện cho nông hộ tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Do ưu thế kinh tế của quy mô, sản xuất trên quy mô lớn với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, nông hộ có cơ hội tiết kiệm chi phí đầu tư (giống, nhiên liệu, làm đất, bảo vệ thực vật, thu hoạch, phơi, sấy), trên cơ sở đó nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. - Giúp nông hộ sản xuất nhỏ liên kết với nhau, hình thành kinh tế hợp tác để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. - Tạo ra vùng chuyên canh tập trung. - Góp phần làm cho nông nghiệp phát triển bền vững.[9] 1.1.5. Điều kiện để phát triển mô hình “cánh đồng mẫu lớn” Để phát triển được CĐML trong nông nghiệp cần có các điều kiện sau đây: - Phải có quy hoạch sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là điều kiện cơ bản đảm bảo cho CĐML thành công. - Phải có liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp. - Diện tích đủ lớn cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất đất tương đối đồng nhất. - Thống nhất về quy trình sản xuất và hình thức liên kết. - Được đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất tập trung (hệ thống thủy lợi, trang thiết bị, máy móc,...).
- 10 - Có sự liên kết giữa nông dân với nông dân để đảm bảo sự thống nhất trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Có hoạt động hiệu quả của các cơ quan quản lý chuyên ngành để đảm bảo cho các bên tham gia liên kết thực hiện tốt hợp đồng.[9] 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Bối cảnh sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam Lúa gạo là một loại lương thực quan trọng đối với 3,5 tỷ người, chiếm 50% dân số thế giới. Theo báo cáo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) năm 2017 sản lượng lúa gạo toàn cầu đạt kỷ lục hơn 480 triệu tấn và có xu thế tăng trong những năm tiếp theo. Biểu đồ 1.1. Sản lượng và mức tiêu thụ gạo thế giới 2012-2017 (Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công thương, “USDA: Năm 2017/2018 sản lượng gạo thế giới sẽ giảm, tiêu thụ tăng”, Vinanet, 28/5/2018) Sản lượng lúa gạo tại châu Á chiếm tới 90,4% toàn thế giới, tức là 430 triệu tấn. Tỷ lệ này vẫn đang liên tục tăng vì vấn đề dân số gia tăng ở khu vực này. Theo thống kê, sản lượng lúa gạo cao chủ yếu nhờ sản lượng tăng mạnh
- 11 tại Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Việt Nam. Trong đó, sản lượng lúa gạo của Việt Nam năm 2017 đạt tới 45 triệu tấn. Sản lượng của Mỹ dự báo sẽ giảm 10% xuống 6,4 triệu tấn. Tại Ai Cập, sản lượng dự báo sẽ giảm do việc hạn chế sử dụng nước. Sản lượng của Ấn Độ cũng sẽ giảm chút ít, trong khi của Sri Lanka sẽ hồi phục sau đợt hạn hán trầm trọng nhất trong vòng 9 năm. Sản lượng của Thái Lan dự báo cũng sẽ tăng do vụ mùa chính có đủ nước. Tiêu thụ gạo thế giới tiếp tục tăng mặc dù tốc độ chậm. Tiêu thụ gạo lương thực tăng mạnh nhất ở Ấn Độ do dân số tăng. Tiêu thụ gạo chăn nuôi và trong công nghiệp dự báo sẽ tăng ở Thái Lan, do số gạo bán ra từ kho dự trữ của Chính phủ hiện tại và sắp tới chỉ đủ chất lượng dùng trong công nghiệp và chăn nuôi. Dự báo tiêu thụ gạo sẽ giảm ở Trung Quốc. Tại một số quốc gia Đông Nam và Nam Á, người dân có xu hướng chuyển từ gạo sang sử dụng các sản phẩm làm từ bột mì. Do vậy, mặc dù dân số tăng nhưng tiêu thụ gạo ở Bangladesh dự báo sẽ vững, trong khi ở Indonesia sẽ giảm. Sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân tham gia sản xuất lúa gạo, chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công truyền thống. Do sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập và cung cấp lương thực chính của các hộ nông dân, nên chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo. Trong gần ba thập kỷ qua nhờ có đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo. Tuy nhiên ngành lúa gạo Việt Nam vẫn còn có nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là dưới sức ép cạnh tranh ngày một tăng của quá trình hội nhập quốc tế. Bảng 1.1. Sản lượng lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2010-2017.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy học thống kê theo hướng phát triển năng lực tư duy cho học sinh Trung học phổ thông
79 p | 222 | 59
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980
13 p | 309 | 57
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp thúc đẩy hoạt động sát nhập mua lại ngân hàng theo quy định hướng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam
110 p | 165 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 78 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 96 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông
120 p | 56 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 108 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 183 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
102 p | 45 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 124 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018
129 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự thay đổi theo tháng của hàm lượng, chất lượng carrageenan và hoạt tính lectin từ rong đỏ Betaphycus gelatinus
94 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Phân tích ổn định của thanh bằng phương pháp chuyển vị cưỡng bức
71 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu ổn định của cột bê tông cốt thép theo TCVN 5574 - 2012
78 p | 41 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn