intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do giun thực quản (Spirocerca spp.) gây ra trên chó tại Thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

56
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của Luận văn nhằm nghiên cứu được một số đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh và biện pháp phòng trị bệnh do giun thực quản Spirocerca spp. gây ra ở chó. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do giun thực quản (Spirocerca spp.) gây ra trên chó tại Thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ LƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH DO GIUN THỰC QUẢN (Spirocerca spp.) GÂY RA TRÊN CHÓ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Thái Nguyên - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ LƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH DO GIUN THỰC QUẢN (Spirocerca spp.) GÂY RA TRÊN CHÓ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ Ngành: Thú y Mã số: 8.64.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan Thái Nguyên - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ ở một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt 2 năm học tập, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Khoa sau Đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân dân tại các địa điểm tiến hành thí nghiệm, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Học viên Nguyễn Thị Lương
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài:.................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4 1.1.1. Vị trí của giun tròn Spirocerca lupi trong hệ thống phân loại động vật học................................................................................................ 4 1.1.2. Đặc điểm hình thái, kích thước ........................................................ 5 1.1.3. Chu kỳ sinh học ................................................................................ 6 1.1.4. Dịch tễ học ...................................................................................... 8 1.1.5. Triệu chứng lâm sàng ..................................................................... 11 1.1.6. Bệnh tích......................................................................................... 12 1.1.7. Chẩn đoán bệnh .............................................................................. 13 1.1.8. Phòng và trị bệnh............................................................................ 14 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................... 18 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 18 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................... 21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 26 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................... 26 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 26 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................. 26 2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 26 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 27
  6. iv 2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản trên chó ... 27 2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh giun thực quản trên chó .......... 27 2.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun thực quản cho chó ...... 27 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 27 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản trên chó .................................................................................... 27 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh giun thực quản trên chó ............................................................................................ 30 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh ...................... 31 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 31 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 32 3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản trên chó .... 32 3.1.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng cho chó tại TP. Thái Nguyên và H. Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên ....................... 32 3.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó............................. 34 3.1.3. Kết quả xác định loài giun thực quản ký sinh ở chó tại TP. Thái Nguyên và H. Đồng Hỷ ............................................................................ 36 3.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó tại các địa phương ... 37 3.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo giống chó.............. 40 3.1.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó................. 43 3.1.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo tính biệt của chó ... 47 3.1.8. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo phương thức nuôi chó ... 49 3.1.9. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo mùa trong năm ..... 52 3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do giun thực quản gây ra trên chó . 54 3.2.1. Triệu chứng lâm sàng của chó nhiễm giun thực quản ................... 54 3.2.2. Tổn thương đại thể của chó nhiễm giun thực quản ........................ 55 3.2.3. Tổn thương vi thể của chó nhiễm giun thực quản ......................... 55 3.3.4. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun thực quản cho chó............ 60 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 61 1. Kết luận .................................................................................................... 61 2. Đề nghị ..................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng cho chó tại TP. Thái Nguyên và H. Đồng Hỷ ............................................... 32 Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó.............................. 34 Bảng 3.3. Kết quả xác định loài giun thực quản trên chó tại TP. Thái Nguyên và H. Đồng Hỷ ................................................................... 36 Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó tại các địa phương..... 38 Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo giống chó .............. 41 Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó ................. 44 Bảng 3.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó theo tính biệt ....... 47 Bảng 3.8. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo phương thức nuôi chó......... 49 Bảng 3.9. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo mùa trong năm ...... 52 Bảng 3.10. Triệu chứng lâm sàng của chó nhiễm giun thực quản .................. 54 Bảng 3.11. Tổn thương đại thể của chó nhiễm giun thực quản ...................... 55 Bảng 3.12. Tổn thương vi thể của chó nhiễm giun thực quản ........................ 56 Bảng 3.13. Kết quả điều trị bệnh do giun thực quản gây ra ở chó ................. 59
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Giun tròn Spirocerca lupi Rudolphi, 1819 ....................................... 6 Hình 2.2. Giun Spirocerca lupi ......................................................................... 6 Hình 2.3. Trứng giun Spirocerca lupi ............................................................... 6 Hình 2.4. Chu kỳ sinh học của giun tròn Spirocerca lupi................................. 8 Hình 2.5. Khối u và giun trong khối u ở thực quản chó ................................. 12 Hình 2.6. Thâm nhiễm bạch cầu ái toan (mũi tên đen), tế bào lympho và đại thực bào (mũi tên đỏ) ở thực quản chó ............................... 13 Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun thực quản chó ......................................... 35 Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó tại các địa phương ....... 38 Hình 3.3. Biểu đồ cường độ nhiễm giun thực quản ở chó tại TP. Thái Nguyên và H. Đồng Hỷ ................................................................. 39 Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun thực quản theo nhóm chó ....................... 42 Hình 3.5. Biểu đồ cường độ nhiễm giun thực quản theo nhóm chó ............... 42 Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó .......................... 45 Hình 3.7. Biểu đồ cường độ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó .................. 45 Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó theo tính biệt ................ 48 Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun thực quản theo phương thức nuôi........... 50 Hình 3.10. Biểu đồ cường độ nhiễm giun thực quản theo phương thức nuôi......... 50 Hình 3.11. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun thực quản theo mùa trong năm ............. 53 Hình 3.12. Hình ảnh giun S. lupi và chất hoại tử trong thực quản chó bệnh .......... 57 Hình 3.13. Niêm mạc dạ dày thoái hóa, long tróc, xâm nhập nhiều tế bào viêm ........................................................................................ 57 Hình 3.14. Sợi chun của động mạch chủ thoái hóa thành sợi xơ.................... 58 Hình 3.15. Niêm mạc phế quản thoái hóa, long tróc, xâm nhập nhiều tế bào viêm ........................................................................................ 58
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT A. braziliense : Ancylostoma braziliense A. caninum : Ancylostoma caninum Cs : Cộng sự G : Gram GABA : Gamma Amino Butyric Acid H. Đồng Hỷ : Huyện Đồng Hỷ Kg : Kilogam KHKT : Khoa học kỹ thuật Mg : Miligam Pg : Page S. lupi : Spirocerca lupi S. lupi : Spirocerca lupi S. spp. : Spirocerca spp. T. canis : Toxocara canis T. leonina : Toxascaris leonina T. vulpis : Trichocephalus vulpis TP. Thái Nguyên : Thành phố Thái Nguyên Tr : Trang U. stenocephala : Uncinaria stenocephala
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ lâu chó được con người thuần hóa và coi như người bạn gần gũi, thân thiết. Chó dễ nuôi, trung thành với chủ, đặc biệt các giác quan rất phát triển, thông minh, nhanh nhẹn và có tính thích nghi cao với điều kiện sống. Vì vậy chó được nuôi phổ biến ở khắp nơi trên thế giới để phục vụ các mục đích khác nhau. Ngày nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, việc nuôi chó để giữ nhà, làm cảnh, làm kinh tế được người dân quan tâm chú ý nhiều hơn. Tuy nhiên chó là động vật rất mẫn cảm với tác nhân gây bệnh. Ngoài bên cạnh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh dại, bệnh care, bệnh do parvovirus..., bệnh do ký sinh trùng cũng gây nhiều thiệt hại cho đàn chó, đặc biệt là điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh ký sinh trùng tồn tại và phát triển. Trong những năm gần đây, chó được nuôi phổ biến ở rất nhiều tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, chó thường được nuôi theo phương thức thả rông, công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng chưa được chú ý nhiều. Ngoài ra, việc đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y trong chăn nuôi chó tại tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng chó thải phân bừa bãi còn phổ biến khiến nguy cơ lây nhiễm giun, sán nhiều, trong đó có giun tròn Spirocerca lupi (S. lupi). Giun tròn S. lupi ký sinh tạo ra các khối u hình hạt đậu hoặc hình quả táo ở thực quản của chó, con vật mắc bệnh chảy nhiều nước dãi, nôn khan, ợ hơi, một số trường hợp nôn ra máu, ỉa ra máu... Nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa của chó, làm cho chó gầy dần và chết.
  11. 2 Cho đến thời điểm hiện tại, đã có một số tác giả nghiên cứu về tình hình nhiễm giun tròn S. lupi ở chó. Giannelli A. và cs (2014) khi nghiên cứu về tình hình nhiễm S. lupi ở miền nam nước Ý cho biết, bệnh Spirocercosis do S.lupi gây ra trên chó là một bệnh giun, sán đe dọa đến tính mạng của con vật, đặc biệt bệnh gây ra hiện tượng chó chết đột ngột với các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng như khó thở, nôn mửa... Theo Nguyễn Thị Quyên (2017), khi nghiên cứu về tình hình nhiễm giun tròn ở chó tại Phú Thọ cho thấy: Tỷ lệ nhiễm S. lupi qua mổ khám là 6,08%, có đến 6/7 huyện, thành nghiên cứu xuất hiện S. lupi, điều này chứng tỏ rằng tần suất xuất hiện S. lupi tại Phú Thọ cao. Rojas A. và cs (2017) cho biết, S.lupi là giun tròn ký sinh gây bệnh spirocercosis, một căn bệnh nghiêm trọng của chó. Vòng đời của giun tròn S. lupi liên quan đến ký chủ trung gian là bọ cánh cứng ăn phân. Các điều kiện lý hóa khác nhau có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của S. lupi. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về đặc điểm sinh học và bệnh do giun tròn S.lupi gây ra trên chó ở Việt Nam nói chung, tại TP. Thái Nguyên và H. Đồng Hỷ và tỉnh Thái Nguyên nói riêng còn rất ít và chưa toàn diện, nên chưa có biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả. Xuất phát từ những luận giải trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do giun thực quản (Spirocerca spp.) gây ra trên chó tại Thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị". 2. Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu được một số đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh và biện pháp phòng trị bệnh do giun thực quản Spirocerca spp. gây ra ở chó. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp những thông tin khoa học về một số đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh và biện pháp phòng trị bệnh do giun thực quản gây ra trên chó tại TP. Thái Nguyên và H. Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
  12. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh giun thực quản, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm ở chó và hạn chế thiệt hại do giun thực quản gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe của đàn chó, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
  13. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Vị trí của giun tròn Spirocerca lupi trong hệ thống phân loại động vật học Theo De Ley và Blaxter (2002), giun tròn Spirocerca lupi có vị trí phân loại như sau: Ngành Nematoda Potts, 1932 Lớp Chromadorca Inglis, 1983 Phân lớp Chromadoria Pearse, 1942 Bộ Rhabditida chitwood, 1933 Phân bộ Spirurina Railliet and Henry, 1915 Liên họ Spiruroidea Railliet et Henry, 1915 Họ Spirocercidae Chitwood and Wehr, 1932 Giống Spirocerca Railliet et Henry, 1911 Loài Spirocerca lupi Rudolphi, 1809 Phạm Sỹ Lăng và cs. (1993), Nguyễn Thị Lê và cs. (1996), Ngô Huyền Thúy (1998) đã thống kê các loài giun tròn tìm thấy ở chó Việt Nam, gồm: Toxocara canis (T. canis), Ancylostoma caninum (A. caninum), Spirocerca lupi (S. lupi), Trichocephalus vulpis (T. vulpis), Uncinaria stenocephala (U. stenocephala), Toxascaris leonina (T. leonina). Giun tròn S. lupi phân bố phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt nhiều ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới. Ballweber L.R. (2001), Khante G.S. và cs. (2009), Mukaratirwa S. và Singh V. P. (2010); Brown G. và cs. (2014) cho biết, nhiều loài giun tròn ký sinh ở chó đã được phát hiện như Ancylostoma caninum, Ancylostoma tubaeforme, Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala, Toxocara canis, Toxocara mystax, Spirocerca lupi, Trichocephalus vulpis, Dioctophyme renale....
  14. 5 Võ Thị Hải Lê (2012) đã nghiên cứu và phát hiện được 7 loài giun tròn ký sinh trên chó ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam: Spirocerca lupi ký sinh ở thực quản và dạ dày; Trichocephalus vulpis ký sinh ở manh tràng; Toxocara canis, Toxascaris leonina ký sinh ở ruột non và dạ dày; Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala ký sinh ở ruột non. 1.1.2. Đặc điểm hình thái, kích thước Các tác giả Brodey R. S và cs. (1977), Nguyễn Thị Lê và cs. (1996), Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Phạm Sỹ Lăng và cs. (2009), cho biết: Spirocerca lupi (S. lupi) có màu đỏ, miệng nhỏ hình 6 cạnh. Thực quản kép, phần trước được cấu tạo bằng tổ chức cơ, phần này dài. Phần sau được cấu tạo bằng tổ chức tuyến, phần này ngắn hơn. + Giun đực dài 30 - 54 mm, chiều ngang rộng nhất 0,76 - 0,92 mm. Phần thực quản cơ dài 0,52 - 0,66 mm, chỗ rộng nhất 0,12 - 0,16 mm, phần tuyến dài 4,24 - 8,61 mm, chỗ rộng nhất 0,26 - 0,41 mm. Đuôi dài 0,36 - 0,47 mm. Mút đuôi có cánh bên, có 4 đôi núm trước huyệt và 2 đôi núm sau huyệt, có hình que; ngoài ra còn 1 núm đơn ở trước lỗ huyệt và 5 núm nhỏ khác ở gần mút đuôi. Có hai gai giao hợp không bằng nhau: gai trái mảnh, dài 2,45 - 4,91 mm, gốc gai hơi phình rộng, mút gai nhọn; gai phải ngắn và mập hơn, dài 0,61 - 0,76 mm, gốc gai hơi phình rộng, mút gai tù. Gai điều chỉnh hình móc, cong, dài 0,12 - 0,13 mm, chỗ rộng nhất 0,08 - 0,9 mm. + Giun cái dài 54 - 80 mm, chiều ngang rộng nhất 0,96 - 1,16 mm. Phần thực quản cơ dài 0,60 - 0,67 mm, chiều ngang rộng nhất 0,11 - 0,14 mm, phần thực quản tuyến dài 6,63 - 6,78 mm, chiều ngang rộng nhất 0,38 - 0,43 mm. Đuôi ngắn, dài 0,17 - 0,2 mm. Lỗ sinh dục cái nằm phía trước thân, gần cuối thực quản. Hai đầu cơ thể giun hơi thót lại, toàn thân có màu đỏ máu. Trứng rất nhỏ, vỏ mỏng, hình bầu dục, hai cạnh bên gần như song song với nhau, kích thước 0,035 - 0,039 x 0,014 - 0,023 mm, bên trong có chứa ấu trùng.
  15. 6 Hình 2.1. Giun tròn Spirocerca lupi Rudolphi, 1819 1. Đầu; 2. Môi; 3. Phần đuôi con cái; 4. Phần đuôi con đực (Nguồn: Dẫn theo Nguyễn Thị Quyên, 2017) Hình 2.2. Giun Spirocerca lupi Hình 2.3. Trứng giun Spirocerca lupi (Nguồn: Roger Rodríguez - Vivas và cs., 2019) 1.1.3. Chu kỳ sinh học Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012), chu kỳ phát triển của ký sinh trùng là toàn bộ quá trình phát triển, thay đổi qua những giai đoạn khác nhau của đời sống ký sinh trùng, kể từ khi nó là mầm sinh vật đầu tiên, cho đến khi nó có khả năng sản sinh ra mầm sinh vật mới, tạo ra một thế hệ mới. Nguyễn Thị Lê và cs. (1996), cho biết chu kỳ sống của giun thực quản Spirocerca lupi rất đa dạng, chu trình phát triển có sự thay đổi vật chủ. Loài giun tròn S. lupi ký sinh ở đường tiêu hóa của chó, phát triển gián tiếp. Chó là vật chủ cuối cùng của giun, giúp giun hoàn thành vòng đời và ký sinh ở giai đoạn thành thục.
  16. 7 Ballweber L.R. (2001), Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2009), Brown G. và cs. (2014) cho biết: Ký chủ cuối cùng của loài S. lupi là chó nhà, chó sói, cáo; ký chủ trung gian là côn trùng cánh cứng ăn phân súc vật, thuộc các giống Scarabaeus, Geotrupes và Copris; một số loài chim, chuột và bò sát đóng vai trò là ký chủ dự trữ. Giun trưởng thành ký sinh ở dạ dày, thực quản, thành động mạch chủ, tổ chức lâm ba, xoang ngực và phổi của ký chủ cuối cùng. Theo nghiên cứu của Oryal và cs (2008), ở Iran trong tự nhiên có các loài chó sói, chó fox, chó sói đồng cỏ, chó rừng thường nhiễm S. lupi. Bọ cánh cứng là ký chủ trung gian chính của loài này. Giun trưởng thành ký sinh trong các u, kén ở dạ dày và thực quản, đẻ trứng, bên trong có chứa ấu trùng, trứng theo các lỗ dò ở kén, đi vào xoang thực quản hoặc dạ dày, theo phân ra môi trường bên ngoài, được các ký chủ trung gian là bọ hung ăn phân như Scarabaeus sacer, Copris lunaris... nuốt vào, ở đường tiêu hóa của các ký chủ trung gian, ấu trùng thoát ra khỏi trứng, vào xoang đại thể. Ở đó, chúng lột xác hai lần và trở thành ấu trùng có sức gây bệnh. Khi chim, chuột và các loài bò sát ăn phải ký chủ trung gian mang ấu trùng có sức gây bệnh, ấu trùng được giải phóng, chui vào thành thực quản, dạ dày, ruột và tạo thành kén tại đó. Lúc này chim, chuột và bò sát trở thành ký chủ chứa ấu trùng giun thực. Trong cơ thể chó, ấu trùng xâm nhập vào thành dạ dày, di chuyển đến các động mạch dạ dày. Sau đó ấu trùng đi ngược dòng lên động mạch chủ. Ở động mạch chủ, chúng có thể cư trú tới 3 tháng và phát triển thành ấu trùng kỳ 4. Ấu trùng này di chuyển trong thành động mạch chủ và gây tổn thương nghiêm trọng. Sự di chuyển này có thể dẫn đến động mạch chủ bị phình ra, chỗ phình có thể vỡ bất cứ lúc nào dẫn đến chó bị chết một cách đột ngột.
  17. 8 Trải qua quá trình lột xác lần cuối, các ấu trùng này di chuyển đến được lớp dưới niêm mạc thực quản, chúng ký sinh tại đây, tạo nên các khối u thực quản và phát triển thành giun trưởng thành. Con cái đẻ trứng, trứng qua lỗ nhỏ ở niêm mạc vào thực quản rồi theo phân chó ra ngoài. Thời gian hoàn thành vòng đời của giun S. lupi là 5 - 6 tháng. Hình 2.4. Chu kỳ sinh học của giun tròn Spirocerca lupi (Nguồn: Clinton M. Austin1 và Dawie J Kok, 2013) 1.1.4. Dịch tễ học - Yếu tố thời tiết, khí hậu và mùa vụ: Điều kiện thời tiết khí hậu của một vùng, một khu vực có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của trứng giun tròn ở ngoài ngoại cảnh, sự phát triển của các ký chủ trung gian và ký chủ cuối cùng. Coggins (1998) cho biết, chó nhiễm giun tròn S. lupi ở tất cả các tháng trong năm, nhưng tỷ lệ nhiễm cao hơn khi thời tiết ấm áp và tỷ lệ nhiễm thấp hơn trong mùa lạnh.
  18. 9 Phan Địch Lân (2005), Brown G. và cs. (2014) đã nhận xét: ở chó, sự lây nhiễm giun tròn S. lupi xảy ra quanh năm, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ môi trường 20 - 30oC rất thích hợp để trứng phát triển thành trứng hoặc ấu trùng có sức gây bệnh. Bệnh khối u thực quản ở chó và các thú ăn thịt do S. lupi gây ra phân bố ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới: Hy Lạp (Mylonakis và cs., 2001); Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ (Kumar, 1998; Ramachandran và cs., 1984), Pakistan (Anataraman and Krishna, 1966), Israelm (Mazaki và cs., 2001), miền Nam nước Mỹ (Dixon và McCue, 1967), Brazil (Oliviera và cs., 2001), Kenya (Brodley và cs., 1977) và Nam Phi (Lobetti, 2000). Đây là một căn bệnh địa phương gặp nhiều ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và cận nhiệt đới (dẫn theo Oryan và cs., 2008). Ở Việt Nam, S. lupi đã được tìm thấy ở chó nhà, chuột rừng tại một số tỉnh thuộc Bắc bộ và Nam bộ (Houdemer, 1925). Những năm gần đây, các cuộc điều tra ký sinh trùng ở chim và thú đã xác nhận trong S. lupi ký sinh ở chó, chuột rừng và cả gà nhà tại Quảng Ninh, Nghĩa Lộ, Hà Tĩnh, Hà Bắc (Trịnh Văn Thịnh, 1963, 1966). - Yếu tố tuổi của ký chủ: Phan Địch Lân (2005), Brown G. và cs., (2014) cho rằng, tuổi của chó càng cao thì tỷ lệ và cường độ nhiễm S. lupi càng giảm. Một điều dễ nhận thấy là, tình trạng nhiễm bệnh liên quan đến sức đề kháng của cơ thể, chó nhỏ có sức đề kháng thấp nên tính cảm thụ với giun tròn S. lupi cao hơn. Ngoài ra, một số ấu trùng giun tròn có khả năng xâm nhập qua hệ tuần hoàn của chó mẹ vào bào thai, do đó chó con sau khi sinh ra đã mang sẵn mầm bệnh. Tuy nhiên tác giả đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi và công bố kết quả khác với nhận xét của hai tác giả trên. Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Huyền Thúy (1996), tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi tăng dần theo tuổi, chó trên 1 năm tuổi có tỷ lệ nhiễm là 87%. Tác
  19. 10 giả cho rằng có sự khác nhau về số loài và tỷ lệ nhiễm ở 4 giống chó là do điều kiện chăn nuôi, vệ sinh thú y và tập quán chăn nuôi khác nhau. Nếu một giống chó được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, nuôi trên nhà cao tầng thì giống chó đó ít bị lây nhiễm giun, sán (ví dụ chó Bắc Kinh và chó Nhật). Ngược lại, giống chó được chăm sóc nuôi dưỡng kém, nuôi thả rông, điều kiện vệ sinh thú y kém, môi trường xung quanh bị ô nhiễm thì có tỷ lệ mắc bệnh cao (ví dụ chó nội và chó Bergie). Theo Đỗ Hải (1972), chó già có tỷ lệ nhiễm S. lupi cao hơn chó non. Nghiên cứu của Oryan và cs (2008) cho thấy, chó trên 1 năm tuổi có tỷ lệ nhiễm là 23,5%, chó dưới 1 năm tuổi có tỷ lệ nhiễm S. lupi thấp (4,2%). - Yếu tố giống, loài và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng: Giống, loài và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng là hai khái niệm khác nhau, song có liên quan chặt chẽ với nhau. Các phương thức nuôi khác nhau thì cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh khác nhau nên tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở chó cũng khác nhau. Các giống chó ngoại thường được nuôi và chăm sóc cẩn thận hơn nên cơ hội tiếp xúc mầm bệnh cũng thấp hơn. Chó nuôi thả rông hoặc bán thả rông dễ nhiễm bệnh, đồng thời thường xuyên thải phân có trứng giun ra môi trường, đó là nguồn lây nhiễm mầm bệnh cho những chó khỏe khác. Võ Thị Hải Lê (2012) cho biết: bệnh giun thực quản là một căn bệnh địa phương ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm và cận nhiệt đới. Chó nhiễm với tỷ lệ 14,2% - 35%. Nguyễn Quốc Doanh (2012) đã khảo sát tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó tại Hà Nội. Tác giả cho biết: chó Fox, chó Nhật, chó Tây Ban Nha thường nuôi trong nhà, nên tỷ lệ nhiễm giun tròn thấp. Chó Bécgiê, chó lai và chó nội thường nuôi ở các gia đình có vườn, trại, điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh nhiều nên tỷ lệ nhiễm giun tròn cao hơn.
  20. 11 1.1.5. Triệu chứng lâm sàng Theo Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963): triệu chứng của chó mắc bệnh còn phụ thuộc vào số lượng giun và nơi cư trú của khối u. Nếu có khối u ở thực quản, chó có biểu hiện nôn mửa, khó nuốt; nếu ở bộ máy tuần hoàn con vật xuất huyết nội tạng; nếu gần chỗ nhánh phế quản, chó ho mạnh thì khối u ở động mạch có thể làm vỡ động mạch, làm chó chết ngay. Theo Võ Thị Hải Lê (2012), chó nhiễm S. lupi có biểu hiện nôn mửa, không ăn, gầy, khó nuốt, ợ hơi. Nếu ký sinh ở động mạch chủ, chó có biểu hiện: khó thở, ngạt hơi, hôn mê và xuất huyết nội tạng. Nếu giun ký sinh ở phổi thì chó ho, khó thở, nôn mửa, đôi khi có triệu chứng thần kinh. Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001) cho biết, khi chó nhiễm S. lupi, chó có triệu chứng rất khác nhau, phụ thuộc vào nơi cư trú của khối u, đôi khi có triệu chứng giả dại do độc tố S. lupi ngấm vào máu làm con vật chảy nhiều nước dãi, nôn mửa, rối loạn nuốt thức ăn. Nếu khối u to có mủ vỡ vào xoang ngực hoặc xoang bụng dẫn đến viêm màng phổi hoặc viêm xoang bụng cấp. Nếu khối u trong động mạch có thể làm vỡ động mạch khiến con vật chết ngay. Oryan và cs (2008) khi nghiên cứu về bệnh u thực quản và biến chứng của chúng trên chó nuôi tại vùng Shira miền nam Iran đã nhận xét rằng: đây là căn bệnh địa phương có nhiều ở vùng khí hậu nóng ẩm, giun thực quản là nguyên nhân của các dấu hiệu như có khối u ở thực quản, khó nuốt, nôn mửa. Sự phát triển của bệnh do S. lupi gây ra có tính chất mùa vụ, khi ấu trùng phát triển tới dạng trưởng thành, tạo kén ở niêm mạc thực quản thì gây kích thích, gây ho, con vật thở khó, nôn mửa ngay sau khi ăn. Trong quá trình di hành, ấu trùng gây xuất huyết, viêm, hoại tử và tạo những vệt mủ ở một số mô mà chúng xâm nhập. Giun trưởng thành tạo khối u ở thành thực quản và động mạch làm hẹp thực quản và động mạch. Chó thường biểu hiện nôn ói, khạc khan, khó nuốt, gầy ốm. Trường hợp khối u ở thành động mạch bị vỡ có thể làm chó chết đột ngột. Khi giun ký sinh ở động mạch ấn tay vào các chồi của xương sống ngực chó cảm thấy đau. Đôi khi chó mắc bệnh có triệu chứng giả dại, nguyên nhân do độc tố của giun thấm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2