intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do Leucocytozoon spp. ở gà thả vườn tại tỉnh Lạng Sơn và thử nghiệm phác đồ điều trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

46
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm xác định được các loài Leucocytozoon gây bệnh cho gà và đặc điểm dịch tễ bệnh do Leucocytozoon gây ra ở đàn gà của một số địa phương thuộc tỉnh Lạng Sơn. Xác định đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh Leucocytozoon ở gà tại một số địa phương thuộc tỉnh Lạng Sơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do Leucocytozoon spp. ở gà thả vườn tại tỉnh Lạng Sơn và thử nghiệm phác đồ điều trị

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN CAO CƯỜNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH DO LEUCOCYTOZOON SPP. GÂY RA Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH LẠNG SƠN VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN CAO CƯỜNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH DO LEUCOCYTOZOON SPP. GÂY RA Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH LẠNG SƠN VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ Ngành: Thú y Mã số: 8 64 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Thị Hồng Duyên Thái Nguyên, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này được ghi nguồn gốc trong phần phụ lục. Thái Nguyên, tháng 08 năm 2020 Tác giả Nguyễn Cao Cường
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân, đơn vị và tập thể khác. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới cô giáo TS. Dương Thị Hồng Duyên người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập, giúp tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên tại Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Qua đây, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn khoa học này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2020 Tác giả Nguyễn Cao Cường
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... vii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu đề tài .........................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................3 Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4 1.2. Đặc điểm của đơn bào Leucocytozoon ký sinh ở gà............................................5 1.3. Bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà ....................................................................11 1.3.7 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................................19 1.3.7.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước..............................................................19 1.3.7.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước .............................................................21 Chương 2.ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................26 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................26 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................26 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................26 2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................26 2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................27 2.3.1. Thành phần loài đơn bào Leucocytozoon gây bệnh ở gà tại Lạng Sơn ...........27 2.3.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà tại Lạng Sơn................27 2.3.3. Nghiên cứu bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà tại Lạng Sơn ........................27 2.3.4. Nghiên cứu biện pháp trị bệnh ........................................................................28 2.4. Bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu...................................................28
  6. iv 2.4.1. Phương pháp bố trí theo dõi xác định loài Leucocytozoon ký sinh ở gà tại Lạng Sơn ......................................................................................................28 2.4.2. Bố trí lấy mẫu và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà ..................................................................................................28 2.4.3. Phương pháp xác định quy luật hoạt động của dĩn – véc tơ truyền bệnh Leucocytozoon cho gà...............................................................................................31 2.4.4. Phương pháp bố trí theo dõi và xác định đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh Leucocytozoon ở gà ..................................................................................................32 2.4.5. Phương pháp đánh giá hiệu lực và độ an toàn của 02 phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon cho gà ................................................................................................34 2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................35 Chương 3.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................37 3.1. Thành phần loài đơn bào Leucocytozoon gây bệnh ở gà tại Lạng Sơn .............37 3.2. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà tại Lạng Sơn ...................................................................................................................39 3.2.1. Tình hình nhiễm đơn bào đường máu Leucocytozoon ở gà ...........................39 3.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hoạt động của dĩn – véc tơ truyền Leucocytozoon cho gà .56 3.3. Bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà tại Lạng Sơn ..............................................59 3.3.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh Leucocytozoon ở gà tại Lạng Sơn ..........................59 3.3.2. Một số chỉ số máu của gà mắc bệnh Leucocytozoon ......................................61 3.3.3. Tổn thương của gà bị bệnh đơn bào Leucocytozoon ......................................67 3.4. Phòng và trị bệnh Leucocytozoon cho gà ..........................................................72 3.4.1. Hiệu lực và độ an toàn của 2 phác đồ điều trị bệnh đơn bào Leucocytozoon cho gà...............................................................................................72 3.4.2. Đề xuất biện pháp phòng bệnh Leucocytozoon cho gà ..................................74 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................75 1. Kết luận .................................................................................................................75 2. Đề nghị ..................................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................78
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT C. arakawa : Culicoides arakawa cs. : Cộng sự g : Gam KCTG : Ký chủ trung gian L. caullergyi : Leucocytozoon caullergyi L. sabrazeis : Leucocytozoon sabrazeis n : Dung lượng mẫu Nxb : Nhà xuất bản fl : Femtolit P : Độ tin cậy S. : Simulium spp. : Species pluralis TT : Thể trọng VSTY : Vệ sinh thú y
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thành phần loài Leucocytozoon gây bệnh ở gà tại Lạng Sơn ................ 37 Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo địa phương ........... 39 Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo mùa ....................... 47 Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tuổi ........................ 50 Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y ....................................................................................................................... 53 Bảng 3.6. Quy luật hoạt động của các loài dĩn theo tháng trong năm Tháng dĩn hoạt động .................................................................................................... 56 Bảng 3.7. Quy luật hoạt động trong ngày của các loài dĩn....................................... 58 Bảng 3.8. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh đơn bào Leucocytozoon .............................................................................................................. 59 Bảng 3.9. Sự thay đổi một số chỉ số máu của gà bệnh so với gà khỏe ................... 61 Bảng 3.10. So sánh công thức bạch cầu của gà khỏe và gà bệnh ............................ 64 Bảng 3.11. Bệnh tích đại thể của gà bị bệnh đơn bào Leucocytozoon .................... 67 Bảng 3.12. Tỷ lệ tiêu bản có tổn thương vi thể ......................................................... 69 Bảng 3.13. Tổn thương vi thể ở các nội quan và cơ gà ............................................ 71 Bảng 3.14: Hiệu lực của 2 phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon cho gà ............... 72
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại huyện Cao Lộc ............................................................................................. 42 Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại huyện Hữu Lũng .......................................................................................... 43 Hình 3.3, 3.4. Biểu đồ cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại huyện Cao Lộc và huyện Hữu Lũng............................................ 45 Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại huyện Hữu Lũng và huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn theo mùa ....................... 50 Hình 3.6. Đồ thị tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại huyện Hữu Lũng và huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn theo tuổi ................... 53 Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại huyện Hữu Lũng và huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn theo tình trạng vệ sinh thú y ...................................................................................... 56
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay, ngành chăn nuôi đã và đang góp phần rất lớn vào việc cung cấp thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn hằng ngày cho con người. Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn đối với công tác chăn nuôi là dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây nhiều thiệt hại làm hạn chế sự phát triển của ngành. Vì thế việc phòng trị bệnh cho vật nuôi được đặc biệt chú trọng, không chỉ các bệnh truyền nhiễm được phòng bệnh bằng tiêm phòng vắc xin mà các bệnh ký sinh trùng cũng được người chăn nuôi hết sức quan tâm phòng trị. Bệnh ký sinh trùng là một trong các loại bệnh phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm như nước ta, vì nóng và ẩm là hai điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển. Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, hơn 48% dân số gắn với hai ngành sản xuất chính là chăn nuôi và trồng trọt. Trong đó, chăn nuôi đã và đang trở thành ngành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm trở lại đây, chăn nuôi gia cầm tương đối phát triển, được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh thú y trong chăn nuôi gà chưa được quan tâm đúng mức, dịch bệnh thường xảy ra, gây trở ngại cho việc phát triển chăn nuôi, dẫn đến thiệt hại kinh tế cho nhiều gia đình và cơ sở chăn nuôi gà. Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2002), ngành chăn nuôi gia cầm nước ta còn nhiều khó khăn do dịch bệnh thường xảy ra, trong đó trước tiên phải kể đến bệnh ký sinh trùng. Đàn gia cầm quanh năm thường nhiễm ký sinh trùng với tỷ lệ và cường độ cao, gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho các nông hộ và trang trại chăn nuôi. Đất nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều có hệ động, thực vật phong phú và vô cùng đa dạng, thích hợp cho nhiều
  11. 2 loài ký sinh trùng phát triển, ký sinh và gây bệnh. Trong các bệnh ký sinh trùng ở gà, có những bệnh do nhóm đơn bào ký sinh gây ra, chúng chiếm đoạt chất dinh dưỡng, tiết độc tố và gây ra những biến đổi bệnh lý làm cho gà gầy yếu, chậm lớn, giảm mạnh sức sản xuất thịt, trứng, trong đó có bệnh đơn bào đường máu Leucocytozoon. Leucocytozoon thuộc nhóm nguyên sinh động vật, thuộc bộ huyết bào tử trùng (Heamosporidia) ký sinh trong máu và cơ quan nội tạng của nhiều loài gia cầm, trong đó gà là loài mẫn cảm nhất, đặc biệt là gà được nuôi theo phương thức chuồng hở. Bệnh do Leucocytozoon ở gà đã được phát hiện ở nhiều nước Châu Á. Bệnh làm giảm khả năng sản xuất thịt và trứng của gà; giảm số lượng, trọng lượng trứng và tỷ lệ ấp nở của trứng (Takashi Isobe và cs, 1998; Saif Y. M. và cs, 2003). Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi gà phát triển, đặc biệt là chăn nuôi gà thả vườn. Việc phòng bệnh bằng vắc xin đã được người dân thực hiện khá nghiêm ngặt, tuy nhiên một số đàn gà vẫn xuất hiện các triệu chứng như ỉa phân xanh, mặt tái, gà thiếu máu, gầy yếu. Mổ khám thấy chất chứa trong diều, dạ dày, ruột có màu xanh, gan sưng to, lách sưng và xuất huyết, cơ đùi xuất huyết. Vấn đề là những đàn gà đó mắc bệnh có phải do đơn bào Leucocytozoon gây ra? Vì vậy, việc nghiên cứu xác định sự tồn tại và gây bệnh của đơn bào Leucocytozoon trên đàn gà tại tỉnh Lạng Sơn để có biện pháp phòng trị hiệu quả là rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tế chăn nuôi gà chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do Leucocytozoon spp. ở gà thả vườn tại tỉnh Lạng Sơn và thử nghiệm phác đồ điều trị”. 2. Mục tiêu đề tài
  12. 3 - Xác định được các loài Leucocytozoon gây bệnh cho gà và đặc điểm dịch tễ bệnh do Leucocytozoon gây ra ở đàn gà của một số địa phương thuộc tỉnh Lạng Sơn. - Xác định đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh Leucocytozoon ở gà tại một số địa phương thuộc tỉnh Lạng Sơn. - Lựa chọn phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon có hiệu quả cho gà. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu đề tài để có những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà tại tỉnh Lạng Sơn, đồng thời có cơ sở khoa học để xây dựng quy trình phòng trị bệnh đơn bào Leucocytozoon cho gà có hiệu quả cao. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở để khuyến cáo người chăn nuôi gà áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh đơn bào Leucocytozoon, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon cho gà, hạn chế thiệt hại do Leucocytozoon gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung phát triển.
  13. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Ký sinh trùng là những sinh vật sinh trưởng và phát triển trong hoặc trên cơ thể một sinh vật khác - gọi là ký chủ, chiếm đoạt chất dinh dưỡng của ký chủ mà nó ký sinh. Trong phân loại học, dựa theo cấu trúc cơ thể của ký sinh trùng mà người ta chia những ký sinh trùng động vật ra làm 3 ngành: nguyên trùng, giun sán và tiết túc. Trong đó, nguyên trùng là ký sinh trùng đơn bào (protozoa), cơ thể chỉ gồm một tế bào, thường ký sinh trong máu (Trypanosoma, Histomonas, Leucocytozoon…) hoặc trong ruột ký chủ (cầu trùng) (Dương Công Thuận, 1995). Bệnh do đơn bào Leucocytozoon gây ra có ở nhiều nước trên thế giới. Tỷ lệ lưu hành Leucocytozoon trên đàn gà ở một số nước Châu Á khá cao: ở Trung Quốc (7,1%), Thái Lan (13 - 18%), Malaysia (15 - 31%). Leucocytozoon ký sinh trong hồng cầu gà, đôi khi ký sinh trong bạch cầu (tùy theo loài), làm tan vỡ hồng cầu, gây bần huyết và gây chết gà với tỷ lệ cao, ảnh hưởng đến thu nhập của người chăn nuôi gà. Bệnh cũng được phát hiện ở nhiều loài chim hoang dã. 1.1. Sơ lược điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tại tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, thuộc vùng Đông Bắc với diện tích tự nhiên 8.310,09 km2, nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc. * Địa hình: Huyện Cao Lộc nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn, có diện tích 643,8 km², Cao Lộc có địa hình cao nhất trong số các huyện thị của tỉnh Lạng Sơn, độ cao trung bình của toàn huyện khoảng 260m. Khu vực có
  14. 5 địa hình thung lũng là nơi cư trú và sản xuất của hàng nghìn hộ dân cư trong huyện. Huyện Hữu Lũng là huyện miền núi nằm ở phía Nam của thành phố Lạng Sơn, có diện tích 804 km². Hữu Lũng thuộc vùng núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, địa hình được phân chia rõ giữa vùng núi đá và vùng núi đất. Phần lớn diện tích ở vùng núi đá vôi. *Khí hậu: Khí hậu của huyện Cao Lộc và Hữu Lũng chia bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm từ 21 - 22,70C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 270C - 320C, nhiệt độ trung bình mùa đông là 130C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 90C, có nơi, có ngày nhiệt độ xuống dưới -10C. Độ ẩm trung bình cả năm là 82%. *Điều kiện kinh tế - xã hội: Đặc điểm kinh tế - xã hội của hai huyện Cao Lộc và Hữu Lũng mang nét đặc trưng của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Dân số hai huyện 201.608 người với thành phần dân tộc đa dạng như: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa… tương ứng với nhiều văn hóa, phong tục tập quán cũng như phương thức canh tác và chăn nuôi khác nhau. 1.2. Đặc điểm của đơn bào Leucocytozoon ký sinh ở gà 1.2.1. Vị trí của đơn bào Leucocytozoon trong hệ thống phân loại động vật Đơn bào nói chung là những nguyên sinh động vật không có khí quan di động, thân thể khi thì trần và có thể biến dạng được, khi thì có màng bọc và có hình dạng nhất định. Đơn bào sống ký sinh ở các tế bào, các mô hay dịch thể, có thể suốt đời hoặc những giai đoạn đầu của nó. Chúng tự nuôi dưỡng bằng cách thẩm thấu dinh dưỡng chiếm đoạt của ký chủ qua bề mặt cơ thể. Các loài đơn bào thuộc giống Leucocytozoon ký sinh trong máu của nhiều loài gia cầm, thủy cầm, chim và nhiều loài chim hoang dã. Gà là vật chủ cảm thụ đơn bào Leucocytozoon mạnh nhất. Bệnh được Ziemann phát
  15. 6 hiện lần đầu tiên vào năm 1898. Từ đó đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh. Theo Levine N. D. (1985), Leucocytozoon gây bệnh cho gà có vị trí trong hệ thống phân loại như sau: Ngành Protozoa Lớp Sporozoa Bộ Haemosporidia Họ Leucocytozoidae Giống Leucocytozoon Loài L. caullergyi (Mathis et Leger, 1909) L. sabrazeis (Mathis et Leger, 1910) L. simondi (Mathis et Leger, 1910) L. smithi (Laveran et Lucet, 1905) L. andrewsi (Atchley, 1951) L. schufneri (Prowazek, 1912) L. schoutedeni (Rodham Pons et Bequaert, 1913) Wiliam H. M. (2004) cho biết: hiện nay có khoảng 70 loài thuộc giống Leucocytozoon ký sinh và gây bệnh cho gia cầm. Đơn bào này ký sinh ở cả hồng cầu và bạch cầu. Tác giả còn cho rằng Leucocytozoon caulleryi là loài đơn bào phổ biến nhất, ký sinh và gây bệnh cho gà ở khu vực Đông Nam Á và Châu Phi. Ngoài ra, loài L. simondi thường ký sinh ở thủy cầm và một số loài chim hoang dã ở châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Nam Á. 1.2.2. Đặc điểm hình thái các loài Leucocytozoon ở gà Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999); Nguyễn Thị Kim Lan (2012), cơ thể đơn bào thường do một tế bào rất nhỏ cấu thành, tổ chức của đơn bào gồm màng tế bào, chất nguyên sinh, hạt hoặc nhân tế bào. Đơn bào Leucocytozoon ký sinh ở hồng cầu, bạch cầu, các nội tạng của gà và các loài chim ở hai dạng: dạng tiểu thể hình dùi trống, hoặc hình thoi nhọn hai đầu với kích thước từ 15 - 20 µm; dạng bào tử hình trứng với kích thước từ 20 - 25 µm.
  16. 7 Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) cho biết: trong quá trình phát triển ở ký chủ cũng như ở vector trung gian truyền bệnh, các loài Leucocytozoon có nhiều hình dạng khác nhau. Kích thước của chúng thay đổi tuỳ thuộc dạng và loài đơn bào Leucocytozoon. - Dạng bào tử (Sporozoite): hình thuẫn, hình elip nhọn 2 dầu, kích thước 10 - 15 µm. Thể này thấy ở tuyến nước bọt của dĩn (vector trung gian truyền bệnh). - Dạng tiểu thể (Merozoite): hình tròn, hình trứng, kích thước 15 - 20 µm. - Dạng giao tử (Schizont): hình elip, thon nhỏ 2 đầu, kích thước 20 - 45 µm. - Dạng đại giao tử (Macrogametocyte): hình đa giác, gần tròn, kích thước 350 - 400 µm. - Dạng tiểu phối tử (Microgametocyte): hình thuẫn, hình trứng, kích thước 20 - 25 µm. Theo Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006); Phạm Sỹ Lăng và cs (2008), hai loài L. caullergyi và L. sabrazeis có hình dạng gần giống nhau, chỉ khác về tính chất gây bệnh. Chúng có dạng hình cầu, hình bầu dục, hình lưỡi liềm; kích thước 20 x 5 µm, không có sắc tố khi nhuộm Giemsa, ký sinh ở hồng cầu của gà, gà rừng. 1.2.3. Vòng đời của Leucocytozoon ở gà Saif Y. M. (2003) cho rằng: giai đoạn sinh bào tử diễn ra trên vật chủ trung gian và có thể được hoàn thành sau 3 - 4 ngày. Noãn nang phát triển và có thể tìm thấy trong đường tiêu hóa của dĩn (véc tơ trung gian truyền bệnh) trong vòng 12 giờ sau khi dĩn hút máu. Sau đó các noãn nang này di chuyển đến tuyến nước bọt của dĩn, có thể tìm thấy noãn nang ở tuyến nước bọt dĩn sớm nhất sau khi dĩn hút máu gà bệnh 18 ngày. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2005), các loài Leucocytozoon có vòng đời rất phức tạp, cần vector trung gian truyền bệnh là các loài dĩn thuộc giống Simulium spp. và Culiloides spp. Tùy đặc điểm thời tiết, khí hậu của từng vùng sinh thái khác nhau mà thành phần loài dĩn cũng thay đổi.
  17. 8 Sau khi mầm bệnh xâm nhập vào dĩn do dĩn hút máu gà bệnh, các tiểu thể (Merozoite) phát triển qua một số giai đoạn ở vách dạ dày của dĩn thành noãn nang và cuối cùng thành thể bào tử (Sporozoite). Thể bào tử chuyển lên tuyến nước bọt của dĩn sau thời gian phát triển khoảng 25 ngày. Khi dĩn hút máu các loài vật chủ (gà, các loài gia cầm khác và chim hoang dã) sẽ truyền mầm bệnh vào máu của vật chủ. Các bào tử từ máu xâm nhập vào các tế bào nội quan như: gan, lách, phổi, thận, tổ chức cơ để trở thành giao tử (Schizont). Các giao tử vào hồng cầu phát triển thành tiểu thể (Merozoite), giao tử thể (Gametocyte), đại giao tử (Marcrogametocyte) và tiểu giao tử (Mircrogametocyte). Khi dĩn hút máu gia cầm bệnh, vào cơ thể dĩn, các tiểu thể lại phát triển thành noãn nang (Oocyste), rồi bào tử (Sporozoite) trong vách dạ dày dĩn và vòng đời lại được lặp lại. Tuy nhiên, Lê Văn Năm (2011) lại cho rằng: chu kỳ phát triển sinh học của Leucocytozoon gồm 2 giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn phát triển trong cơ thể ký chủ trung gian truyền bệnh và giai đoạn hai là giai đoạn phát triển trong cơ thể vật chủ: * Giai đoạn phát triển trong cơ thể ký chủ trung gian truyền bệnh (dĩn). Đây là giai đoạn hình thành bào tử nang (Sporogony), giai đoạn này kết thúc trong vòng 3 - 4 ngày. Vì trong máu của gia cầm bệnh đã có sẵn giao tử đực và giao tử cái, hoặc hợp tử của Leucocytozoon, nên ngay sau khi hút máu gia cầm bệnh, các tế bào máu chứa mầm bệnh bị dịch tiêu hóa của ký chủ trung gian (dĩn) làm tan vỡ và giải phóng ra các giao tử và các hợp tử. Chúng nhanh chóng bám vào thành dạ dày và chui vào các tế bào niêm mạc dạ dày, ruột của dĩn. Ở đó chúng bắt đầu phát triển thành bào tử nang (Oocyst). Toàn bộ quá trình này chỉ diễn ra trong vòng 12 giờ kể từ thời điểm dĩn hút máu gia cầm bệnh lần cuối. Trong mỗi bào tử nang bắt đầu có quá trình sinh trưởng và phát triển thành 4 thoi trùng (Sporozoite). Các thoi trùng này nhanh chóng lớn lên và di hành đến cư trú trong tuyến nước bọt của ký chủ trung gian truyền
  18. 9 bệnh. Chỉ có các thoi trùng này mới có khả năng truyền bệnh. Ký chủ trung gian truyền bệnh cho gia cầm thụ cảm thông qua việc hút máu của gia cầm bệnh, sau đó hút máu của gia cầm khỏe và truyền nước bọt kèm theo thoi trùng gây bệnh vào cơ thể gia cầm khỏe. Như vậy, kể từ khi dĩn hút máu gia cầm bệnh lần cuối đến lúc có khả năng truyền bệnh phải mất 18 ngày. * Giai đoạn phát triển của Leucocytozoon trong cơ thể gia cầm thụ cảm. Ngay sau khi thoi trùng theo nước bọt của ký chủ trung gian truyền bệnh xâm nhập vào cơ thể gia cầm, chúng lột xác và hình thành nên các thể phân lập trung gian (Merozoite), các thể phân lập trung gian này bám ngay vào các tế bào máu và theo máu đi khắp cơ thể. Từ đây, chúng phát triển theo hai hướng: Hướng thứ nhất: Chúng chui vào và ký sinh trong các tế bào máu, sinh trưởng và phát triển theo phương thức tự nhân đôi để tạo ra các thể phân lập thế hệ 1 (Schizont - 1). Các Schizont thế hệ 1 này lớn lên nhanh chóng và tiết ra một chất làm tan hồng cầu, chất đó được gọi là chất kháng hồng cầu (anti - erythrocyte). Dưới tác động cơ học của nhiều thể phân lập đã sinh ra trong mỗi hồng cầu, và dưới tác động của chất kháng hồng cầu, một số lượng lớn hồng cầu bị phá vỡ và giải phóng ra nhiều thể phân lập thế hệ 1, đây là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu, tăng Hemobilirubin, máu trở nên loãng, nhớt và khó đông. Các thể phân lập thế hệ 1 lập tức tấn công và ký sinh tiếp vào các tế bào hồng cầu mới, chúng lớn lên và lại nhân đôi để hình thành thể phân lập thế hệ 2 (Schizont - 2), cứ tiếp tục như vậy chúng hình thành thể phân lập thế hệ 3 (Schizont - 3) thì dừng lại và bắt đầu hình thành các giao tử (Gametocyte). Giao tử đực có kích thước nhỏ gọi là Microgametocyte và giao tử cái có kích thước lớn hơn gọi là Macrogametocyte. Kết thúc giai đoạn sinh sản vô tính và bắt đầu giai đoạn sinh sản hữu tính. Giai đoạn sinh sản hữu tính xảy ra trong các tế bào hồng cầu. Giao tử đực chui vào giao tử cái để thụ tinh và hình thành nên hợp tử. Hợp tử được bọc bởi một màng và được gọi là bào tử, có kích thước trung bình 5,5 - 14,5 µm. Sau
  19. 10 đó, chúng phát triển thành các bào tử hình thoi, có kích thước lên đến 45 µm. Chỉ có các thoi trùng này mới có khả năng lây truyền thông qua côn trùng hút máu gia cầm bệnh và truyền thoi trùng gây bệnh cho gia cầm khỏe. Hướng thứ hai: Sau khi các thoi trùng theo máu di hành khắp các nơi trong cơ thể, một phần chúng cư trú tại các cơ quan như lách, thận, phổi, gan, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, buồng trứng, ống dẫn trứng và não. Tại đây, chúng lột xác và chui vào ký sinh trong các tế bào nội mô, tế bào lưới và đại thực bào của các cơ quan kể trên của gia cầm thụ cảm. Trong các tế bào đó chúng bắt đầu sinh trưởng, lớn lên và sinh sản theo phương thức tự nhân đôi, làm vỡ nát các tế bào của các cơ quan nội tạng ký chủ. Sau đó chúng phát triển và tạo nên thể phân lập cực đại gọi là Megaloschizont với kích thước lên đến 400 µm và làm tắc nhiều mao mạch của các cơ quan ký chủ. Để tiếp tục phát triển, trong mỗi Megaloschizont hình thành nên 2 thể phân lập trung gian Merozoite, chúng lớn lên và rời khỏi Megaloschizont, rời khỏi tế bào của cơ quan ký chủ, chui vào các tế bào máu để ký sinh và quá trình phát triển được tiếp tục lặp lại như hướng thứ nhất - kết thúc giai đoạn sinh sản vô tính trong các tế bào nội mô ở các cơ quan nội tạng của gia cầm thụ cảm. * Tính chuyên biệt của Leucocytozoon Theo Johannes Kaufmann (1996), mỗi loài Leucocytozoon chỉ ký sinh trong một hoặc một số ký chủ nhất định.
  20. 11 Sơ đồ minh họa vòng đời Leucocytozoon ở gà 1.3. Bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà 1.3.1. Những thiệt hại kinh tế do bệnh Leucocytozoon gây ra Bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà không gây thành ổ dịch lớn nguy hiểm, ít làm cho gà chết đột ngột và chết hàng loạt (trừ trường hợp đặc biệt). Song, đơn bào này đã gây tác hại nghiêm trọng, làm cho sự sinh trưởng và phát triển của gà bị ngừng trệ, cơ thể gầy còm, thiếu máu, khả năng tăng trọng giảm, số lượng và chất lượng của thịt, trứng giảm, dẫn đến năng suất chăn nuôi giảm thấp. Olsen O. W. (1986), cho biết: ngoài gà (tỷ lệ nhiễm cao và mắc bệnh nặng nhất), vịt nhiễm Leucocytozoon cũng thường bị bệnh ở thể nặng, các triệu chứng lâm sàng thể hiện rõ rệt, tỷ lệ tử vong cao. Shane S. M. (2005) cho rằng: Leucocytozoonosis thường gặp ở các nước nhiệt đới, đặc biệt là ở những nơi mà các trang trại nằm gần ao, hồ. Đàn gia cầm mắc bệnh giảm mạnh tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ chết cao có thể lên đến 100% nếu không được chữa trị kịp thời. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2005): gà bị bệnh đơn bào đường máu Leucocytozoon ở thể cấp tính có thể chết đột ngột do xuất huyết các nội quan và thiếu máu cấp. Gà mái giảm đẻ hoặc ngừng đẻ, kém ăn, giảm tăng trọng và gầy yếu nhanh. Gà mắc bệnh sẽ chết sau 3 - 6 ngày với tỷ lệ tới trên 50% số gà bị bệnh. 1.3.2. Dịch tễ học bệnh Leucocytozoon ở gà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2