Luận văn Thạc sĩ Thú y: Xác định một số đặc tính sinh vật, hoá học của vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và Streptococcus suis gây bệnh viêm phổi ở lợn nuôi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và biện pháp điều trị
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xác định một số đặc điểm dịch tễ hội chứng viêm phổi lợn, phân lập, xác định một số đặc tính sinh vật hoá học của các chủng vi khuẩn A.pleuropneumoniae và S. suis ở lợn mắc bệnh viêm phổi. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thú y: Xác định một số đặc tính sinh vật, hoá học của vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và Streptococcus suis gây bệnh viêm phổi ở lợn nuôi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và biện pháp điều trị
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN MẠNH HÙNG XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH VẬT, HOÁ HỌC CỦA VI KHUẨN ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE VÀ STREPTOCOCCUS SUIS GÂY BỆNH VIÊM PHỔI Ở LỢN NUÔI TẠI HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y THÁI NGUYÊN - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN MẠNH HÙNG XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH VẬT, HOÁ HỌC CỦA VI KHUẨN ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE VÀ STREPTOCOCCUS SUIS GÂY BỆNH VIÊM PHỔI Ở LỢN NUÔI TẠI HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ Ngành: THÚ Y Mã số: 8 64 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Tính THÁI NGUYÊN - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 11 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Mạnh Hùng
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trung Tâm Dịch Vụ huyện Hiệp Hòa đã tạo điều kiện và giúp tôi hoàn thành tập luận văn này. Hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm và hết lòng vì khoa học của thầy: PGS.TS. Nguyễn Quang Tính. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Viện Khoa học sự sống - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành tập luận văn. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí Thú y viên cơ sở, các hộ chăn nuôi thuộc 3 xã Lương Phong, Hợp Thịnh, Danh Thắng. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt biết ơn gia đình đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Thái Nguyên, ngày 11 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Mạnh Hùng
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3 1.1. Một số hiểủ biết cơ bản về A. pleuropneumoniae và S. suis gây bệnh viêm phổi ở lợn ................................................................................................ 3 1.1.1. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi màng phổi do vi khuẩn A. pleuropneumoniae gây ra ở lợn ........................................................ 3 1.1.2. Vi khuẩn S. suis và bệnh liên cầu khuẩn do S. suis gây ra ở lợn ..................... 9 1.2. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về vi khuẩn A. pleuropneumoniae và S. suis về bệnh viêm phổi ở lợn .................................................................... 15 1.2.1. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae...................................................................... 15 1.2.2. Vi khuẩn S. suis .............................................................................................. 17 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 21 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................. 21 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 21 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 21 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 21 2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 21 2.3. Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu ............................................................... 21 2.3.1. Mẫu bệnh phẩm .............................................................................................. 21 2.3.2. Các loại môi trường, hoá chất ........................................................................ 22 2.3.3. Động vật thí nghiệm ....................................................................................... 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 22 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ .................................................................... 22 2.4.2. Thu thập mẫu và phân lập vi khuẩn ............................................................... 25
- iv 2.4.3. Phương pháp kiểm tra các đặc tính sinh hoá và khả năng lên men đường của các chủng vi khuẩn phân lập được........................................................... 27 2.4.4. Phương pháp xác định serotype của các chủng vi khuẩn phân lập được ....... 29 2.4.5. Phương pháp xác định độc lực của các chủng vi khuẩn phân lập được......... 31 2.4.6. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được .................................................................................. 32 2.4.7. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh viêm phổi ở lợn tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ................................................................................................ 33 2.4.8. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 33 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 34 3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh viêm phổi ở lợn tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ................................................................... 34 3.1.1. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi tại một số xã của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang........................................................................................ 34 3.1.2. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi theo mùa vụ tại một số xã của huyện Hiệp Hòa .............................................................................................. 37 3.1.3. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi theo lứa tuổi tại một số xã của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ................................................................... 40 3.2. Kết quả phân lập, xác định một số đặc tính gây bệnh của vi khuẩn A. pleuropneumoniae và S. suis gây viêm phổi ở lợn ........................ 42 3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae và S. suis từ mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi tại huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang .................... 42 3.2.2. Kết quả giám định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn A. pleuropneumoniae và S. suis phân lập được..................................................................................... 44 3.2.3. Xác định serotype của các A. pleuropneumoniae và S.suis phân lập được .... 50 3.2.4. Xác định độc lực của A. pleuropneumoniae, S.suis phân lập được ................ 55 3.3. Kết quả xác định tính mẫn cảm kháng sinh của một số chủng A. pleuropneumoniae và S. suis phân lập được ........................................................ 58 3.4. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn mắc viêm phổi ....................... 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 62 1. Kết luận ................................................................................................................. 62 2. Đề nghị .................................................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 64 MỘT SỐ ẢNH CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 73
- v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 ADN Acid Deoxyribo Nucleic 2 AGID Agargel Immuno Diffuse 3 A. pleuropneumoniae Actinobacillus pleuropneumoniae 4 B. bronchiseptica Bordetella bronchiseptica 5 BG Bắc Giang 6 Cs Cộng sự 7 ADN Deoxyribonucleic Acid 8 DNT Dermonecrotic Toxin 9 GLYG Glycogen 10 HIP Acid hippuric 11 M. hyopneumoniae Mycoplasma hyopneumoniae 12 MP- PCR Multiplex - Polymerase Chain Reaction 13 LAP Leucine AminoPeptidase 14 NIN Ninhydrin 15 PAL Alkaline Phosphatase 16 PCR Polymerase Chain Reaction 17 P. multocida Pasteurella multocida 18 PYRA Pyrrolidonyl Arylamidase 19 RR Relative Risk 20 S. suis Streptococcus suis 21 VP Voges Prokauer 22 αGAL α-Galactosidase 23 βGUR β-Glucuronidase 24 βGAL β-Galactosidase
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. So sánh yếu tố nguy cơ .......................................................................... 24 Bảng 2.2. Trình tự các cặp mồi dùng để xác định các serotype 1, 2, 7 và 9 của vi khuẩn S. suis ............................................................................... 30 Bảng 2.3. Thành phần các chất trong phản ứng MP - PCR dùng để xác định một số gen mã hoá các yếu tố độc lực ................................................... 31 Bảng 2.4. Các chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR dùng để xác định một số gen mã hoá các yếu tố độc lực ..................................................................... 31 Bảng 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh theo NCCLS (1999)....................................................................................... 32 Bảng 3.1. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi tại một số xã ........................ 34 Bảng 3.2. So sánh nguy cơ mắc viêm phổi ở lợn giữa các xã ............................... 36 Bảng 3.3. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi theo mùa.............................. 37 Bảng 3.4. So sánh nguy cơ lợn mắc viêm phổi giữa các mùa ............................... 39 Bảng 3.5. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi theo lứa tuổi ........................ 40 Bảng 3.6. So sánh nguy cơ mắc viêm phổi giữa các lứa tuổi lợn .......................... 41 Bảng 3.7. Kết quả phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae và S. suis từ mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi các lứa tuổi khác nhau................. 42 Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh học của A. pleuropneumoniae phân lập được.......................................................................................... 44 Bảng 3.9. Phản ứng lên men đường của A. pleuropneumoniae phân lập được .......... 45 Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh học của S. suis phân lập được..... 46 Bảng 3.11. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật hóa học của S. suis phân lập được bằng hệ thống API 20 Strep ................................................... 48 Bảng 3.12. Kỹ thuật PCR giám định gen gdh .......................................................... 49 Bảng 3.13. Kết quả xác định serotype của A. pleuropneumoniae phân lập được bằng phản ứng AGID ................................................................... 50 Bảng 3.14. Kết quả xác định serotype của một số chủng S. suis phân lập được ............. 54 Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra độc lực của A. pleuropneumoniae phân lập được ........... 56 Bảng 3.16. Kết quả kiểm tra độc lực của một số vi khuẩn S. suis phân lập được trên chuột nhắt trắng ..................................................................... 57 Bảng 3.17. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm kháng sinh các chủng A. pleuropneumoniae, S. suis ..................................................................... 59 Bảng 3.18. Kết quả điều trị thử nghiệm lợn mắc viêm phổi .................................... 60
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Thể hiện tỷ lệ mắc bệnh và chết do viêm phổi tại một số xã của huyện Hiệp Hòa................................................................................. 35 Hình 3.2. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi theo mùa vụ .................... 38 Hình 3.3. Thể hiện tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi theo lứa tuổi ...... 41 Hình 3.4. Kết quả phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae và S. suis từ mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi các lứa tuổi khác nhau .... 43
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiệp Hòa là huyện có nghề chăn nuôi lợn khá phát triển đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình. Đây thực sự là một bước tiến mới trong chăn nuôi của huyện, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, chăn nuôi lợn tập trung theo quy mô vừa và nhỏ ở huyện đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là dịch bệnh, đã ảnh hưởng lớn tới năng suất chăn nuôi. Trong vài năm gần đây, hội chứng viêm phổi đã xuất hiện rất phổ biến trên đàn lợn của huyện Hiệp Hòa gây thiệt hại lớn về kinh tế do sinh trưởng chậm, hiệu quả sử dụng thức ăn thấp, bệnh thường kéo dài, chi phí thuốc thú y cao, đặc biệt nghiêm trọng khi bệnh xẩy ra đồng thời với hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp làm tổn thất nặng nề về kinh tế, gây hoang mang cho người chăn nuôi. Hội chứng viêm phổi ở lợn do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do một hay nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau hoặc tạo điều kiện cho nguyên nhân thứ phát gây bệnh làm cho đặc điểm của bệnh đường hô hấp rất đa dạng. Trong số đó phải kể đến bệnh viêm phổi ở lợn thường do các loại vi khuẩn như: Actinobacillus pleuropneumoniae (A.pleuropneumoniae) và Streptococcus suis (S.suis) gây ra. Do đó, việc nghiên cứu về vi khuẩn A.pleuropneumoniae và S. suis gây viêm phổi ở lợn tại huyện Hiệp Hòa rất cần thiết và là một yêu cầu cấp bách, từ đó xác định được giải pháp điều trị bệnh có hiệu quả và đem lại kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi. Xuất phát từ thực tiễn sản xuất, nhằm mục đích hiểu kỹ hơn về bệnh viêm phổi ở lợn, cũng như ảnh hưởng của nó tới chăn nuôi lợn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định một số đặc tính sinh vật, hoá học của vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và Streptococcus suis gây bệnh viêm phổi ở lợn nuôi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và biện pháp điều trị”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định một số đặc điểm dịch tễ hội chứng viêm phổi lợn tại một số xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Phân lập, xác định một số đặc tính sinh vật hoá học của các chủng vi khuẩn A.pleuropneumoniae và S. suis ở lợn mắc bệnh viêm phổi.
- 2 - Xây dựng và đề xuất phác đồ điều trị bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi ở lợn đạt hiệu quả cao. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đề tài là một công trình nghiên cứu gắn liền với thực tiễn sản xuất, đã xác định được một số đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn A. pleuropneumoniae và S. suis gây viêm phổi ở lợn tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo như bào chế các chế phẩm sinh học phòng bệnh (vacxin, kháng thể…), đồng thời đóng góp thêm tư liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy cho cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi. - Kết quả nghiên cứu đề xuất biện pháp trị bệnh viêm phổi ở lợn có hiệu quả cao sẽ giúp cho cán bộ thú y cơ sở, người chăn nuôi trong trị bệnh, góp phần giảm thiệt hại và tăng thu nhập cho người chăn nuôi lợn.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số hiểủ biết cơ bản về A. pleuropneumoniae và S. suis gây bệnh viêm phổi ở lợn 1.1.1. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi màng phổi do vi khuẩn A. Pleuropneumoniae gây ra ở lợn Vi khuẩn A. pleuropneumoniae là một tác nhân gây bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn. Bệnh có sự phân bố rộng rãi và ngày càng trở nên quan trọng do việc chăn nuôi lợn ngày một phát triển. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae thuộc họ Pasteurellae, thuộc giống Actinobacillus, trước đây còn có tên là Haemophilus parahaemolyticus hay Haemophilus pleuropneumoniae đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm ở lợn. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae là loại cầu trực khuẩn nhỏ, gram (-), kích thước 0,3 - 0,5 x 0,6 - 1,4 µm, không di động, không sinh nha bào và có hình thành giáp mô. Dưới kính hiển vi điện tử quan sát thấy vi khuẩn có lông hay còn gọi là pili có kích thước 0,5 - 2 x 60 - 450 nm. A. pleuropneumoniae là một vi khuẩn khó tính, khó nuôi cấy. Chủ yếu sinh trưởng trong môi trường được bổ sung 5% huyết thanh ngựa và trong điều kiện có 5 - 10% CO2. Vi khuẩn không mọc trên môi trường thạch máu thông thường, trừ khi thạch máu được bổ sung ADN và chúng mọc xung quanh các khuẩn lạc của tụ cầu là do Staphylococcus aureus trong quá trình phát triển trên thạch máu đã phá huỷ hồng cầu có trong máu và sản sinh ra chất ADN. Trong môi trường nuôi cấy, vi khuẩn đòi hỏi yếu tố V để phát triển, nó phát triển tốt trên môi trường thạch Chocolate nhưng vi khuẩn không mọc trên môi trường MacConkey. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae có khả năng lên men các loại đường: Xylose, Ribose, Glucose, Fructose, Maltose, Mannitol,... và không lên men: Trehalose, Arabinose, Lactose, Raffinose,… Phản ứng sinh Indol, Catalaza, Ureaza, CAMP Test dương tính. A. pleuropneumoniae có sức đề kháng kém. Vi khuẩn chỉ tồn tại trong môi trường tự nhiên trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên khi được bảo vệ bởi chất nhầy
- 4 hoặc các chất hữu cơ khác vi khuẩn có thể sống sót trong vài ngày. Trong nước sạch ở nhiệt độ 4oC, vi khuẩn có thể sống được 30 ngày, nhiều giờ trong khí dung và có thể tồn tại được trong 4 ngày ở mô phổi và chất thải ở nhiệt độ phòng. Nó bị diệt nhanh chóng ở nơi khô và các chất sát trùng. A. pleuropneumoniae được chia thành 2 biotype dựa trên nhu cầu sử dụng ADN của vi khuẩn Pohl và cs (1983). Biotype 1 của vi khuẩn khi nuôi cấy trên môi trường nhân tạo phụ thuộc vào ADN, biotype 2 không phụ thuộc vào ADN nhưng cần có các pyridine nucleotide đặc hiệu hoặc các chất tiền thân của pyridine nucleotide để tổng hợp ADN cần thiết cho sự phát triển của chúng. Biotype 1 có độc lực cao hơn biotype 2. Trong biotype 1, có 12 serotype được tìm thấy và được phân loại theo type huyết thanh từ 1 - 12 (riêng serotype 5 được chia làm serotype 5a và serotype 5b). Trong biotype 2, serotype 2, 4, 7 và 9 có chung nhóm quyết định kháng nguyên như biotype 1. Gần đây biotype 2 có serotype 13, 14 được mô tả có kháng nguyên khác với biotype 1. * Cấu trúc kháng nguyên và yếu tố độc lực của vi khuẩn: - Lớp vỏ vi khuẩn: Vi khuẩn A. pleuropneumoniae được bao bọc bên ngoài bởi một lớp vỏ có bản chất là các polysaccharide. Đây là thành phần quyết định độc lực của vi khuẩn và gây hiệu ứng cho serotyp đặc hiệu Ward and Inzawa (1997). Lớp vỏ này không chỉ có ý nghĩa trong quá trình gây bệnh mà còn có ý nghĩa chẩn đoán và dịch tễ Inzama (1991). Sự khác nhau về độc lực liên quan đến cấu trúc và những sản phẩm do vỏ và nội độc tố tạo nên Dubreuil et al (2000). Quan sát dưới kính hiển vi điện tử thấy những chủng có độc lực có kích thước lớn hơn và có lớp vỏ bám dính hơn trong khi những chủng ít độc nhỏ hơn và chỉ có lớp vỏ mỏng Inzana (1991). Jacques et al (1987) cũng xác định sự đa dạng trong cấu trúc vỏ khi phân tích lớp vỏ ở các serotype 1 - 10 dưới kính hiển vi điện tử và cho thấy lớp vỏ dày khoảng 80 - 90mm đến 210 - 230mm tùy từng serotype. Chính điều này đã giải thích cho sự khác nhau về độc lực giữa các serotype. Lớp vỏ giúp bảo vệ vi khuẩn khỏi sự đề kháng của động vật như hoạt động thực bào và hoạt động bổ thể. Những chủng có vỏ đề kháng với hoạt động tiêu diệt của bổ thể đã được chứng minh. Những thể đột biến không có vỏ sẽ bị tiêu diệt
- 5 ngay sau khi có mặt huyết thanh, trong khi những chủng có vỏ không bị tiêu diệt Ward and Inzana (1997). - Độc tố của vi khuẩn: Đa số các chủng A. pleuropneumoniae đều tạo ra 1 hoặc nhiều hơn 1 độc tố phân hủy hồng cầu. Phân tích những độc tố hồng cầu này quan sát thấy chúng là 1 protein hạt nhân của RTX (Repeat in Toxin), được tìm thấy ở hầu hết các vi khuẩn Gram (-) như E. coli, B. pertussin, M. haemolytica. Ở A. pleuropneumoniae, độc tố này gọi là độc tố Apx được xác định là Apx I, Apx II, Apx III Frey et al (1993) và Apx IV Cho and Chae (2001). Người ta xác định chắc chắn về vai trò của Apx trong quá trình gây bệnh của A. pleuropneumoniae. Mỗi độc tố này khác nhau do hoạt động phân giải hồng cầu gây độc tế bào Frey et al (1993). - Lipopolysaccarit: Lipopolysaccarit (LPS) là thành phần chính của lớp màng ngoài vi khuẩn và được cho là nguyên nhân gây tổn thương mô. Những tổn thương do LPS tinh chế không gây xuất huyết, không gây hoại tử khác với tổn thương đặc trưng của viêm phổi - màng phổi. Song LPS chắc chắn kết hợp với độc tố Apx làm tăng độc lực và làm tăng độc tính cho độc tố Apx. LPS có vai trò quan trọng trong sự bám dính của vi khuẩn lên tế bào biểu mô và lớp màng nhầy khí quản của lợn. Bám dính là hoạt động ban đầu giúp cho sự xâm nhập của vi khuẩn và có thể là đặc tính gây bệnh, là nguyên nhân gây ra bệnh. * Bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae gây ra: Bệnh viêm phổi màng phổi truyền nhiễm của lợn do A. pleuropneumoniae gây ra đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, A. pleuropneumoniae đã được phân lập và được đánh giá là một vi khuẩn gây nên một bệnh hô hấp khá quan trọng ở tất cả các trại lợn siêu nạc quy mô lớn. Tất cả các lứa tuổi lợn đều bị cảm nhiễm. Trong trường hợp cấp tính của bệnh tỷ lệ chết thường cao. Tỷ lệ chết cũng phụ thuộc vào độc lực của vi khuẩn và sự lưu hành bệnh trong môi trường. - Triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng lâm sàng có nhiều mức phụ thuộc vào tuổi của gia súc, tình trạng miễn dịch, điều kiện môi trường và mức độ cảm nhiễm với tác nhân gây bệnh. Biểu hiện lâm sàng của bệnh có thể là quá cấp tính, cấp tính hoặc mãn tính.
- 6 + Thể quá cấp tính: một hoặc nhiều lợn cai sữa cùng một chuồng hoặc khác chuồng bị ốm nặng, sốt tới 41,50C, đờ đẫn, không muốn ăn, nôn mửa và ỉa chảy, con vật bị bệnh nằm trên nền chuồng, không có dấu hiệu thở rõ ràng, mạch đập tăng lên rất sớm và trụy tim mạch. Da trên mũi, tai, chân và sau cùng là toàn bộ cơ thể trở nên tím tái ở giai đoạn cuối và chết. + Thể cấp tính: nhiều lợn ở 1 chuồng hoặc ở những chuồng khác nhau cùng mắc bệnh. Lợn sốt cao từ 40,5 - 410C, da đỏ, con vật mệt mỏi, không muốn dậy, không ăn uống. Các dấu hiệu hô hấp nặng với khó thở, ho và đôi khi thở bằng mồm trở nên rõ. Thường xuất hiện trụy tim mạch, với xung huyết ở các đầu tứ chi. Toàn thân suy sụp trong vòng 24 giờ đầu, bệnh diễn biến khác nhau ở từng con vật, phụ thuộc mức độ tổn thương phổi và thời điểm bắt đầu điều trị. + Thể bán cấp và mãn tính: xuất hiện sau khi các dấu hiệu cấp tính biến đi. Không sốt hoặc sốt ít, xuất hiện ho tự phát hoặc thỉnh thoảng, với các cường độ khác nhau. Có thể súc vật kém ăn, giảm tăng trọng, có thể xác định các gia súc bị ốm bằng dấu hiệu các con vật này không gắng sức được. Khi di chuyển, chúng thường đi lùi lại phía sau và khi bị chặn lại chúng thường ít chống cự. Ở các đàn gia súc bị nhiễm mãn tính thường có nhiều súc vật bị nhiễm không biểu hiện rõ trên lâm sàng. Các dấu hiệu lâm sàng có thể trở lên rõ hơn bởi sự kết hợp với các yếu tố gây nhiễm trùng đường hô hấp khác (Mycoplasma, Vi khuẩn, Virus). Các biến chứng như viêm khớp, viêm nội tâm mạc và áp xe ở các vị trí khác nhau có thể xảy ra cùng với nhiễm trùng A. pleuropneumoniae. - Bệnh tích: Tổn thương bệnh lý đại thể chủ yếu ở đường hô hấp. Đa số các trường hợp bị viêm phổi hai bên, với tổn thương ở các thùy đỉnh và thùy tim, cũng như ít nhất một phần các mỏm trên của thuỳ hoành và ở đó viêm phổi thường khu trú, ranh giới rõ. Ở các trường hợp tử vong nhanh chóng, khí quản và các phế quản bị lấp đầy bởi các chất tiết nhầy bọt nhuốm máu. Có thể thấy một số tổn thương đại thể ở các trường hợp tối cấp tính, các vùng viêm phổi trở nên sẫm màu và chắc, với viêm màng phổi có ít tơ huyết hoặc không tơ huyết và mặt cắt thường mủn. Viêm màng
- 7 phổi tơ huyết thường rất rõ ở các gia súc chết trong giai đoạn cấp tính của bệnh ít nhất 24 giờ sau khi nhiễm trùng và khoang màng phổi chứa dịch nhuốm máu. Khi tổn thương tiến triển lớn hơn, viêm màng phổi tơ huyết trên vùng phổi tổn thương trở nên xơ và có thể dính rất chặt màng phổi vào thành ngực tới mức làm cho phổi dính vào thành ngực ngay cả khi mổ lợn chết lấy phổi ra phân tích. Tổn thương sớm ở phổi là phổi trở nên đỏ tím hoặc đen đồng đều và sau đó trở nên sáng hơn và sau đó vẫn cứng ở những khu vực bị nặng nhất. Các tổn thương kích cỡ co lại khi bệnh giảm, ở trường hợp mãn tính còn tồn tại các nốt kích thước khác nhau, phần lớn ở thuỳ tim. Những nốt dạng apxe được giới hạn bởi vỏ dày tổ chức liên kết và có lẽ kết hợp với khu vực viêm phổi tơ huyết. Trong một số trường hợp khi tổn thương phổi được phục hồi chỉ còn lại một số ổ di chứng của viêm dính màng phổi tơ huyết. Tỷ lệ lưu hành bệnh viêm màng phổi mãn tính cao ở lợn giết thịt có nghĩa là viêm phổi - màng phổi nhiều. Trong các giai đoạn đầu của bệnh, những biến đổi về tổ chức bệnh lý được đặc trưng bởi sự hoại tử, xuất huyết, thâm nhiễm các tế bào bạch cầu trung tính, sự hoạt hoá đại thực bào và tiểu cầu, nghẽn mạch máu, phù rộng và tiết dịch gỉ viêm lẫn fibrin. Sau phản ứng cấp tính đặc trưng là sự thâm nhiễm đại thực bào, xơ hoá rõ quanh những vùng hoại tử và viêm màng phổi fibrin. - Chẩn đoán: Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với các bệnh tích ở phổi và màng phổi cùng với sự nghiên cứu tổ chức học của các tổn thương. Vì tầm quan trọng của bệnh, nên cần xác định vi khuẩn học để khẳng định chẩn đoán. Ở các động vật mới chết dễ dàng tìm thấy căn nguyên bệnh tại phế quản hoặc dịch tiết ở mũi và tổn thương phổi. Việc khẳng định là A. pleuropneumoniae có thể có nhiều cách: bằng kháng thể huỳnh quang, bằng Peroxidase miễn dịch, bằng đồng ngưng kết tìm kháng nguyên đặc hiệu cho serotype ở chiết xuất tổ chức phổi, sử dụng ngưng kết latex hoặc ELISA. Có thể dùng kỹ thuật PCR hoặc test huyết thanh với kháng thể hấp thụ hoặc kháng thể đơn dòng để xác định vi khuẩn phân lập được có phải là A. pleuropneumoniae không. Có thể xác định tới các serotype bằng cách sử dụng kỹ thuật PCR cho các gen hoạt hoá cấu
- 8 trúc của độc tố hoặc có thể sử dụng kháng thể đơn dòng với từng serotype. Có thể xác định serotype khi cho ngưng kết vi khuẩn nuôi cấy trên môi trường giàu dinh dưỡng với huyết thanh hoặc bằng phản ứng đồng ngưng kết. Trong một số trường hợp dùng phương pháp khuếch tán trên thạch và phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp. - Điều trị: A. pleuropneumoniae trên ống nghiệm rất nhạy cảm với penicilline, ampicilin, cephalosporin, chloramphenicol, tetracyclin, colistin, sulfonamid, cotrimoxazol (trimethoprim + sulfamethoxazol) và gentamycin với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC ) thấp. Vi khuẩn này có MIC cao với streptromycin, kanamycin, spectinomycin, spiramycin và lincomycin Nicolet and Schifferli (1982); Inoue et al (1984). Prescott and Baggot (1993) đã thông báo về tính mẫn cảm của vi khuẩn này với các thuốc kháng sinh. Sự xuất hiện hiện tượng kháng thuốc với ampicillin; streptromycin, sulfonamid, tetracyclin và chloramphenicol là vấn đề đáng lo ngại, thường gặp ở các serotype 1, 3, 5 và 7, nhưng hiếm gặp ở các serotype khác, nhất là serotype 2 Nicolet and Schifferli (1982); Inoue et al (1984). Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn A. pleuropneumoniae truyền theo Plasmid. Kháng sinh được chọn lựa phải là kháng sinh có sự kháng kháng sinh thấp nhất và có đặc tính diệt khuẩn được tốt nhất. Do vậy, các kháng sinh nhóm Betalactamin A (chủ yếu cephalosporin), chloramphenicol, cotrimoxazol và với một mức độ nhất định nào đó, tetracyclin được xem là có tác dụng nhất. Một số kháng sinh mới có gần đây như các dẫn suất quinolone (enrofloxacin) hoặc cephalosporin bán tổng hợp ceftiofur sodium đã được chứng minh trên thực nghiệm rất có kết quả. Người ta đã thu được những kết quả tốt trên thực nghiệm khi dùng tiamulin và hỗn hợp lincomycin và spectinomycin Moore et al (1996) đã dùng tilmicosin cho vào thức ăn. Do đó cần làm kháng sinh đồ khi thí nghiệm điều trị kháng sinh. Điều trị kháng sinh chỉ có hiệu quả ở giai đoạn đầu của bệnh và phải dùng liều cao ngay từ đầu. Để đảm bảo có nồng độ thuốc có hiệu quả ổn định trong máu có thể cần tiêm nhiều lần, tùy theo đặc tính mẫn cảm của thuốc sử dụng. Sự thành công của việc điều trị phụ thuộc chủ yếu vào việc phát hiện sớm các dấu hiệu lâm sàng của bệnh và can thiệp điều trị sớm.
- 9 - Phòng bệnh: Có thể tiến hành phòng bệnh viêm phổi - màng phổi theo một số cách. Các trại không bị mắc bệnh và nhiễm khuẩn phải duy trì chính sách cách ly đi đôi với việc sử dụng tinh dịch hoặc bào thai để đưa vào các gen mới. Khi nhập lợn mới nào vào đàn lợn phải xuất phát từ một đàn không bị bệnh, không nhiễm vi khuẩn, nên cách ly chúng trong một thời gian trước khi cho chúng vào đàn. Một khi đã xuất hiện nhiễm trùng ở một trại khó có thể loại trừ tác nhân nhiễm trùng, mặc dù về lâm sàng đàn gia súc có thể bình thường. Các chương trình kiểm soát phải tính đến các đặc điểm dịch tễ học của viêm màng phổi. Có thể dùng thuốc liên tục hoặc ngắt quãng, nhưng không bao giờ được dùng kéo dài và cần thường xuyên theo dõi sự mẫn cảm của vi khuẩn với kháng sinh. Chỉ sử dụng kháng sinh cho lợn mới vào chuồng khi chúng được chuyển đến từ các đàn lợn không bị nhiễm khuẩn để tránh đưa vào các serotype mới hoặc kháng kháng sinh mới. Ở các đàn bị nhiễm khuẩn mãn tính, cần tiêm chủng các con lợn mới mua có chẩn đoán huyết thanh âm tính trước khi cho vào đàn. Đã có nhiều loại vắc xin được sản xuất cho bệnh này gồm 2 nhóm chính: Các vi khuẩn đã chết (vắc xin vô hoạt) và các loại vắc xin với một số thành phần cấu tạo của vi khuẩn. Vắc xin vô hoạt toàn khuẩn đặc hiệu theo serotype có thể có miễn dịch với các serotype khác có phản ứng chéo. Song song với đó phải tiến hành các biện pháp khử trùng. Vi khuẩn nhạy cảm với nhiều chất tiệt trùng thông thường. 1.1.2. Vi khuẩn S. suis và bệnh liên cầu khuẩn do S. suis gây ra ở lợn Vi khuẩn S. suis thuộc giống Streptococcus, họ Streptococcaceae, bộ Lactobacillales, lớp Bacilli. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) cho biết, Streptococcus là vi khuẩn Gram dương, hình cầu hoặc hình trứng đường kính nhỏ hơn 1μm, chúng thường đứng riêng lẻ, xếp thành đôi hoặc thành từng chuỗi ngắn như chuỗi hạt, có độ dài ngắn không đều nhau. Chiều dài của chuỗi tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường. Vi khuẩn bắt màu dễ dàng với một số loại thuốc nhuộm thông thường, thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương, phát triển trong điều kiện hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ tiện và không di
- 10 động. Vi khuẩn không sinh nha bào, nhưng có khả năng hình thành giáp mô. Sự hình thành giáp mô có thể xác định được khi chúng sinh sống trong các mô hoặc phát triển trong các môi trường nuôi cấy có chứa huyết thanh. Vi khuẩn được nuôi cấy sau 18 giờ chủ yếu có dạng hình cầu, kích thước 0,5 - 1 μm, đứng thành dạng chuỗi 5-10 tế bào. Trong canh trùng già, sau 30 giờ nuôi cấy, vi khuẩn có thể thay đổi tính chất bắt màu, chuỗi cũng thấy dài hơn. Đặc biệt, khi nuôi cấy trong môi trường dạng lỏng, hình thái các chuỗi được nhìn thấy rõ nhất. Khi làm tiêu bản trực tiếp từ bệnh phẩm lấy từ động vật, có thể quan sát thấy vi khuẩn có hình cầu, nhưng ở môi trường phân lập ban đầu, có thể nhầm với trực khuẩn ngắn. Vi khuẩn S. suis có khả năng lên men đường: Glucose, Lactose, Saccarose, Salicin, Innulin, Trehalose, Maltose. Vi khuẩn không có khả năng lên men đường: Mannit, Sorbitol, Mannitol, Dextrose, Xylose, Glyxerol. Các phản ứng sinh hóa khác: Catalase âm tính, Oxidase âm tính, Indol âm tính, Coagulase âm tính. S. suis có sức đề kháng kém với nhiệt độ và hoá chất. Trong phân, ở 00C vi khuẩn có thể sống 104 ngày, ở 90C vi khuẩn sống được 10 ngày, ở 22-250C vi khuẩn có thể sống được 8 ngày. Ở 700C vi khuẩn chết trong 35- 40 phút, ở 1000C vi khuẩn chết trong 1 phút; vi khuẩn sống trong bụi 25 ngày ở 90C nhưng không phân lập được vi khuẩn ở bụi trong nhiệt độ phòng (18- 200C)/ 24 giờ. Vi khuẩn bị diệt dưới ánh sáng mặt trời sau 40 - 60 phút. Lê Văn Tạo (2005) cho biết: S. suis dễ bị diệt bởi nhiều chất sát trùng như: phenol, iod, hypochlorid, acid phenic 3 - 5% diệt vi khuẩn trong vòng 3- 15 phút, formol 1% diệt vi khuẩn trong vòng 60 phút, cồn 700 diệt vi khuẩn trong vòng 30 phút. Vi khuẩn có thể sống trong xác lợn chết ở 400C trong 6 tuần. Vi khuẩn tồn tại lâu trong đờm, chất bài xuất có protein. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại ở trên hạch amidan lợn mang trùng hơn 1 năm, ngay khi các yếu tố thực bào, kháng thể và bổ sung kháng sinh phù hợp trong thức ăn. Streptococcus có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp. Có rất nhiều kháng nguyên đã được tìm thấy: - Kháng nguyên polyozit hay kháng nguyên “C” do Lancefield phát hiện năm 1928, đây là một kháng nguyên thân. Thành phần kháng nguyên thân có ý nghĩa quan
- 11 trọng, quyết định đến tính độc lực của vi khuẩn Streptococcus và nó nằm ở thành vi khuẩn (Cell wall). Thành tế bào vi khuẩn S. suis gồm 3 lớp: Lớp ngoài có chứa acid và protein gọi là kháng nguyên M, T, R,... Map (M - Assotated Protein), SOF (Serua Oparty Factor). Phía ngoài cùng của lớp này thường chứa các fimbriae; lớp giữa chứa polysaccharide; lớp trong cùng là peptidoglycan. Những Streptococcus khác nhau có cấu tạo chất “C” khác nhau, dựa vào đó người ta chia Streptococcus thành các nhóm: A, B, C, D,... R, trong đó Streptococcus type A, B thuộc loại tan máu type β. - Kháng nguyên protein M là yếu tố độc lực chống lại quá trình thực bào và là kháng nguyên đặc hiệu của Streptococcus type A. Người ta đã xác định có khoảng 42 type trong đó có 12 type quan trọng và thường hay gây bệnh. - Các mucopeptit: làm cho vách tế bào của Streptococcus cứng rắn và còn có khả năng gây độc. - Kháng nguyên bám dính: fimbriae có lipoteibic acid (LTA) giúp vi khuẩn bám dính vào tế bào biểu mô và ở tế bào lympho đa nhân có điểm tiếp nhận (receptor) tương ứng với LTA trong quá trình thực khuẩn Nguyễn Như Thanh và cs (1997). Hiện nay vi khuẩn S. suis có 20 nhóm huyết thanh và 25 serotype khác nhau. Phần lớn các vi khuẩn gây bệnh trên lợn đều thuộc type 1 và type 2. Vi khuẩn S. suis thuộc nhóm D có 9 serotype; nhóm R và nhóm S có 2 serotype gây ra các thể bệnh viêm họng, nhiễm trùng huyết và viêm khớp ở lợn. Vi khuẩn S. suis thuộc nhóm E có 6 serotype, trong đó serotye 2, 4, 1, 6, 7 gây các thể bệnh apxe hạch và các nội quan khác. Vi khuẩn S. suis thuộc nhóm L và C gồm 11 serotype gây các thể bệnh nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc và viêm đa khớp ở lợn. Vi khuẩn có thể tồn tại trong phân, bụi bẩn, xác lợn và ở cả những con ruồi trong một thời gian dài. Bệnh có thể truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con có thể bị lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và đường máu. Vi khuẩn S. suis lây truyền theo đường hô hấp xâm nhập vào hạch amidan, vòm họng, từ đó di chuyển theo hệ lâm ba tới hạch dưới hàm, cư trú ở các mô; lúc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh và đề xuất biện pháp phòng chống
89 p | 101 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu sự ô nhiễm Escherichia coli và Salmonella trên thịt lợn tươi, một số đặc tính sinh học của vi khuẩn và đề xuất biện pháp khống chế tại thành phố Lào Cai
96 p | 64 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vacxin H5N1 Navet-vifluvac tại tỉnh Quảng Ninh
92 p | 50 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò, lợn tại tỉnh Quảng Ninh và đánh giá hiệu lực của vaccine phòng bệnh
79 p | 88 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý bệnh Care ở chó tại bệnh xá thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xây dựng phác đồ hỗ trợ điều trị
94 p | 72 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Thú Y: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất - Hà Nội và biện pháp phòng trị
85 p | 73 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Tình hình nhiễm vi khuẩn Salmonella trên gà tại Huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc và sử dụng chế phẩm NanoSan phòng, trị bệnh
77 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh Sán lá gan ở bò tại tỉnh Phú Thọ và biện pháp phòng trị
70 p | 52 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Giám sát sự lưu hành virus cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm sống tại một số chợ của tỉnh Quảng Ninh và ứng dụng phương pháp Real time RT – PCR trong chẩn đoán bệnh
84 p | 34 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Giải mã gen kháng nguyên H, phân tích đặc điểm phân tử và xác định phả hệ nguồn gốc của Canine Distemper virus gây bệnh Care ở chó tại Hà Nội
77 p | 60 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu bệnh do Demodex canis gây ra trên chó nghiệp vụ tại Trường Trung cấp 24 Biên phòng và dùng thuốc điều trị
82 p | 80 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do Leucocytozoon spp. ở gà thả vườn tại tỉnh Lạng Sơn và thử nghiệm phác đồ điều trị
93 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị
91 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu bệnh sán lá ruột ở gà, vịt tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị
80 p | 59 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do giun thực quản (Spirocerca spp.) gây ra trên chó tại Thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị
78 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu thực trạng vệ sinh thú y ở một số cơ sở giết mổ lợn và mức độ ô nhiễm vi khuẩn Salmonella trên thịt lợn tại huyện Hoài Đức - Hà Nội
85 p | 65 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Đánh giá thực trạng hoạt động giết mổ lợn và ô nhiễm một số vi sinh vật hiếu khí trên thịt lợn bán tại khu vực Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
90 p | 38 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn