BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Phan Hữu Hớn<br />
<br />
MỘT SỐ ĐỊNH LÝ VỀ SỰ PHÂN NHÁNH<br />
NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH PHI<br />
TUYẾN<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Phan Hữu Hớn<br />
<br />
MỘT SỐ ĐỊNH LÝ VỀ SỰ PHÂN NHÁNH<br />
NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH PHI<br />
TUYẾN<br />
Chuyên ngành: Toán giải tích<br />
Mã số: 60 46 01.<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
PGS. TS. NGUYỄN BÍCH HUY<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
<br />
Lời đầu tiên, tôi kính xin gửi đến Thầy PGS. TS. Nguyễn Bích Huy lời cảm ơn<br />
chân thành vì đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian làm luận văn.<br />
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại học Sư Phạm Thành<br />
phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Thành phố Hồ Chí Minh đã<br />
tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt khóa học.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các bạn học viên cao học Toán<br />
Giải tích K19 và gia đình đã luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi trong thời<br />
gian tôi học tập và làm luận văn.<br />
Do kiến thức bản thân tôi còn hạn chế nên luận văn sẽ khó tránh khỏi những<br />
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự nhận xét và chỉ bảo của Quí Thầy Cô và sự góp<br />
ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.<br />
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20/08/2011<br />
Học viên cao học khoá 19<br />
Phan Hữu Hớn<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 3<br />
MỤC LỤC ................................................................................................... 4<br />
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 5<br />
1.Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 5<br />
2.Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 5<br />
3.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5<br />
4.Nội dung luận văn .................................................................................................. 5<br />
<br />
Chương 1. CÁC KIẾN THỨC CHUẨN BỊ ............................................. 7<br />
1.1.Đạo hàm Fréchet ................................................................................................. 7<br />
1.2.Công thức Taylor................................................................................................. 7<br />
1.3.Định lý hàm ẩn .................................................................................................... 8<br />
1.4.Bổ đề Whyburn (xem tài liệu tham khảo [3]) .................................................... 8<br />
1.5.Định lý mở rộng Dugundji .................................................................................. 8<br />
1.6.Bậc tôpô của ánh xạ compắc ............................................................................... 8<br />
<br />
Chương 2. SỰ PHÂN NHÁNH TỪ GIÁ TRỊ RIÊNG ĐƠN ............... 12<br />
2.1.Phép chiếu Liapunov-Schmit ............................................................................ 12<br />
2.2.Định lý Crandal-Rabinowitz ............................................................................. 14<br />
2.3.Ứng dụng ........................................................................................................... 15<br />
<br />
Chương 3. SỰ PHÂN NHÁNH TOÀN CỤC ......................................... 18<br />
3.1.Nguyên lý nối dài .............................................................................................. 18<br />
3.2.Định lý hàm ẩn toàn cục .................................................................................... 21<br />
3.3.Định lý Rabinowitz về sự phân nhánh toàn cục ................................................ 23<br />
<br />
Chương 4. SỰ PHÂN NHÁNH NGHIỆM DƯƠNG ............................ 26<br />
4.1.Không gian Banach với thứ tự sinh bởi nón ..................................................... 26<br />
4.2.Định lý phân nhánh nghiệm dương ................................................................... 31<br />
<br />
KẾT LUẬN ............................................................................................... 39<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 40<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.Lý do chọn đề tài<br />
Các hệ thống trong tự nhiên hoặc xã hội được phát triển dưới tác động của<br />
nhiều yếu tố. Khi tác động các yếu tố này đạt tới một ngưỡng nào đó thì trong sự phát<br />
triển của hệ thống xảy ra một đột biến lớn. Phát biểu ở dạng toán học, ta có một họ<br />
phương trình dạng F ( x,λ ) = 0 phụ thuộc tham số λ thuộc một không gian L nào đó<br />
và ∀λ ∈ L , phương trình có nghiệm tầm thường 0 nhưng tồn tại λ0 sao cho trong lân<br />
cận ( λ0 − ε ; λ0 + ε ) có thêm nghiệm x ( λ ) ≠ 0 . Ta nói họ nghiệm ( x ( λ ) , λ ) phân<br />
<br />
nhánh từ họ nghiệm tầm thường ( 0, λ ) tại điểm ( 0, λ0 ) và λ0 gọi là điểm phân nhánh.<br />
Nghiên cứu sự phân nhánh của các phương trình phi tuyến được bắt đầu từ<br />
những năm 1930, được phát triển và hoàn thiện cho đến ngày nay. Chúng ta tìm được<br />
các ứng dụng quan trọng trong việc nghiên cứu, phân tích nhiều hiện tượng của tự<br />
nhiên và xã hội.<br />
2.Mục tiêu của đề tài<br />
• Trình bày một cách hệ thống, chi tiết một số định lý cơ bản về sự phân nhánh<br />
nghiệm, như định lý Crandal-Rabinowitz; định lý Krasnoselskii; định lý Rabinowitz.<br />
• Giới thiệu các phương pháp khác nhau nghiên cứu sự phân nhánh.<br />
• Xét một số ứng dụng đơn giản.<br />
3.Phương pháp nghiên cứu<br />
Chỉ nghiên cứu về mặt lý thuyết. Từ các tài liệu do giảng viên hướng dẫn giới<br />
thiệu và học viên tự tìm; học viên tự tìm hiểu vấn đề và trình bày kết quả theo hiểu<br />
biết của mình một cách chi tiết, theo hệ thống khoa học.<br />
Các phương pháp chứng minh cụ thể: sử dụng định lý hàm ẩn, bậc tôpô.<br />
4.Nội dung luận văn<br />
Nội dung luận văn gồm 4 chương:<br />
Chương 1. Trình bày các kiến thức chuẩn bị cho các chương sau như: đạo hàm<br />
Fréchet, công thức Taylor (trong không gian Banach), định lý hàm ẩn, bổ đề<br />
Whyburn, định lý mở rộng Dugundji và các kết quả về bậc tôpô của ánh xạ compắc.<br />
Chương 2. Trình bày về sự phân nhánh nghiệm của phương trình<br />
F ( 0 ,λ ) = 0 ,∀λ ∈ từ giá trị riêng đơn.<br />
Phần 2.1 trình bày phép chiếu Liapunov-Schmit để từ đó nhờ Bổ đề 2.1.2, ta sẽ<br />
tìm được nghiệm không tầm thường của phương trình F ( u,λ ) = 0 ngay lập tức.<br />
Phần 2.2 trình bày định lý Crandal-Rabinowitz.<br />
Phần 2.3 trình bày một ứng dụng của định lý Crandal-Rabinowitz vào bài toán<br />
tìm điểm phân nhánh của phương trình vi phân thường với điều kiện biên tuần hoàn.<br />
<br />