BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Võ Thanh Thảo<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP LẶP CHO NHỮNG ĐIỂM BẤT<br />
ĐỘNG CỦA ÁNH XẠ KHÔNG GIÃN<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Võ Thanh Thảo<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP LẶP CHO NHỮNG ĐIỂM BẤT<br />
ĐỘNG CỦA ÁNH XẠ KHÔNG GIÃN<br />
<br />
Chuyên ngành: Toán Giải tích<br />
Mã số: 60 46 01<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br />
<br />
PGS.TS. LÊ HOÀN HÓA<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................................... 4<br />
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 5<br />
CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CHUẨN BỊ ............................................................................ 7<br />
1.1 Không gian lồi đều ..................................................................................................... 7<br />
1.2 Không gian lồi chặt .................................................................................................... 8<br />
1.3 Môđun lồi của không gian Banach ........................................................................... 8<br />
1.4 Không gian trơn ....................................................................................................... 10<br />
1.5 Ánh xạ đối ngẫu trong không gian Banach ........................................................... 10<br />
1.6 Các định nghĩa.......................................................................................................... 12<br />
1.6.1 Dãy chấp nhận được ......................................................................................... 12<br />
1.6.2 Nửa compact ...................................................................................................... 12<br />
1.6.3 Nửa đóng ............................................................................................................ 12<br />
1.6.4 Không gian Opial .............................................................................................. 12<br />
CHƯƠNG 2:MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ ĐIỂM BẤT ĐỘNG CỦA ÁNH XẠ KHÔNG GIÃN 13<br />
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LẶP CHO ĐIỂM BẤT ĐỘNG CỦA ÁNH XẠ KHÔNG<br />
GIÃN ................................................................................................................................... 19<br />
3.1 Tiệm Cận Đều ........................................................................................................... 19<br />
3.2 Các định lý điều kiện đủ để ..................................................................................... 26<br />
3.3 Các định lý về sự hội tụ của dãy lặp về điểm bất động......................................... 32<br />
3.4 Hai định lý hội tụ yếu............................................................................................... 37<br />
3.5 Phương pháp lặp kiểu Halpern .............................................................................. 39<br />
3.5.1 Giới thiệu về phương pháp lặp kiểu Halpern ........................................ …….40<br />
3.5.2 Các định lý hội tụ theo điều kiện Halpern ...................................................... 40<br />
3.5.2.1 Định lý của Shioji và Takahashi ............................................................... 40<br />
3.5.2.2 Định lý của Xu ............................................................................................ 45<br />
3.5.2.3 Định lý 3.21 ................................................................................................. 48<br />
3.5.2.4 Định lý hội tụ trong trường hợp ánh xạ không đi vào chính tập nền ... 56<br />
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 60<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 61<br />
<br />
LỜI CÁM ƠN<br />
<br />
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Hoàn Hóa, người đã<br />
nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.<br />
Tôi xin trân trọng cám ơn PGS.TS Đậu Thế Cấp, PGS.TS Nguyễn Bích Huy, TS<br />
Trần Huyên, PGS.TS Đặng Đức Trọng, PGS.TS Mỵ Vinh Quang, PGS.TS Nguyễn Anh<br />
Tuấn, TS Trịnh Công Diệu đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ cho tôi những kiến thức quý<br />
báu làm công cụ để thực hiện việc nghiên cứu.<br />
Tôi cũng xin chân thành cám ơn:<br />
-<br />
<br />
Ban lãnh đạo và chuyên viên phòng KHCN-SĐH trường Đại học Sư phạm TP.HCM<br />
đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt khóa học.<br />
<br />
-<br />
<br />
Các thành viên trong lớp giải tích khóa 20 đã cùng tôi vượt qua những khó khăn<br />
trong thời gian học tại trường.<br />
<br />
-<br />
<br />
Các bạn trong lớp Toán Tin K31(2005-2009) - Đại học Cần Thơ đã thường xuyên<br />
hỏi thăm, động viên cho tôi.<br />
<br />
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, anh chị và những người thân<br />
trong gia đình đã luôn động viên, nâng đỡ cho tôi về mọi mặt.<br />
<br />
Võ Thanh Thảo<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
Lý thuyết điểm bất động đã ra đời từ những năm đầu tiên của thế kỷ XX. Từ khi ra<br />
đời đến nay nó có nhiều ứng dụng trong toán học nói riêng và trong khoa học kỹ thuật nói<br />
chung. Trong rất nhiều trường hợp, việc giải một phương trình được quy về việc tìm điểm<br />
bất động của một ánh xạ thích hợp. Chẳng hạn, nếu X là một không gian tuyến tính, f là một<br />
ánh xạ trong X , y là một phần tử cố định của X thì nghiệm của phương trình f (x ) = y chính<br />
là điểm bất động của ánh xạ T xác định bởi: Tx = f (x ) + x − y với mọi x ∈ X .<br />
Cho (M , d ) là không gian mêtric. Ánh xạ T : M → M được gọi là ánh xạ không giãn<br />
nếu với mọi x, y ∈ X ta có d (Tx, Ty ) ≤ d (x, y ) . Các kết quả cơ bản về điểm bất động của ánh<br />
xạ không giãn chỉ xuất hiện cách đây vài chục năm, và kể từ đó đến nay lĩnh vực này là một<br />
mảnh đất màu mỡ thu hút rất nhiều nhà toán học lao vào nghiên cứu. Chính vì sự mới mẽ<br />
của vấn đề này nên việc nghiên cứu về điểm bất động của ánh xạ không giãn chắc chắn sẽ<br />
hứa hẹn nhiều điều thú vị.<br />
Mục đích của luận văn này là nghiên cứu về phương pháp lặp cho điểm bất động của<br />
ánh xạ không giãn, các định lý hội tụ của dãy về điểm bất động, đồng thời cũng nghiên cứu<br />
về phương pháp lặp kiểu Hapern, một phương pháp mà dãy lặp<br />
<br />
{x }<br />
<br />
∞<br />
<br />
n<br />
<br />
n =0<br />
<br />
⊂ K được định<br />
<br />
nghĩa như sau:<br />
<br />
x0 ∈ K<br />
<br />
xn +1 = α nu + (1 − α n ) Txn , n ≥ 0<br />
với K là tập con lồi, đóng của không gian Banach E, dãy {α n } ⊂ [ 0,1] và u tùy ý thuộc K .<br />
Luận văn gồm có 3 chương:<br />
Chương 1: Kiến thức chuẩn bị. Trình bày một số kiến thức chuẩn bị giúp cho việc<br />
nghiên cứu luận văn được rõ ràng, dễ hiểu.<br />
Chương 2: Một số kết quả về điểm bất động của ánh xạ không giãn. Trong chương<br />
này chúng tôi trình bày một số kết quả về điểm bất động của ánh xạ không giãn và được<br />
chứng minh rõ ràng, chi tiết.<br />
Chương 3: Phương pháp lặp cho điểm bất động của ánh xạ không giãn. Trong<br />
chương này chúng tôi trình bày về tiệm cận đều, sự hội tụ của dãy lặp về điểm bất động, các<br />
<br />