BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br />
<br />
NGUYỄN QUỐC THÁI<br />
<br />
SỐ BERNOULLI VÀ ỨNG DỤNG<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
Hà Nội - Năm 2016<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br />
<br />
NGUYỄN QUỐC THÁI – C00256<br />
<br />
SỐ BERNOULLI VÀ ỨNG DỤNG<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
CHUYÊN NGÀNH: Phương pháp toán sơ cấp<br />
MÃ SỐ: 60460113<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
PGS.TS: VŨ THẾ KHÔI<br />
<br />
Hà Nội - Năm 2016<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Thăng Long<br />
dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Vũ Thế Khôi. Nhân dịp này,<br />
tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn.<br />
<br />
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong trường<br />
Đại Học Thăng Long đã giúp đỡ, giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi<br />
trong quá trình học tập tại lớp Cao học Toán khóa III. Tác giả xin bày tỏ<br />
lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm Khoa đào tạo Sau đại học, Khoa Toán đã<br />
tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập.<br />
<br />
Tác giả xin cảm ơn tới bạn bè đồng nghiệp trong lớp cao học<br />
toán KIII Hà nội đã có nhiều sự động viên giúp đỡ trong quá trình học<br />
tập vừa qua.<br />
<br />
Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được<br />
sự chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp<br />
Hà nội, ngày......tháng....... năm 2016<br />
Tác giả<br />
Nguyễn Quốc Thái<br />
<br />
GIỚI THIỆU<br />
Trong chương trình toán trung học phổ thông cũng như bậc đại<br />
học chúng ta đã được biết đến công thức tổ hợp và đó chính là công thức<br />
hệ số nhị thức trong khai triển (x + y )n cụ thể:<br />
n<br />
<br />
(x + y ) =<br />
n<br />
<br />
i =0<br />
<br />
n i n−i<br />
x y<br />
i<br />
<br />
Câu hỏi đặt ra là các tổng, các tích sau được có công thức tương<br />
tự hay không?<br />
1k + 2k + 3k + ... + n k =?<br />
x (x − 1)(x − 2)...(x − n ) =?<br />
x (x + 1)(x + 2)...(x + n ) =?<br />
1<br />
2k<br />
<br />
+<br />
<br />
1<br />
3k<br />
<br />
+ ... +<br />
<br />
1<br />
nk<br />
<br />
+ ... =?<br />
<br />
...<br />
<br />
Trong giảng dạy toán học sơ cấp việc nắm vững các kiến thức<br />
như trên là rất cần thiết và và từ đó tác giả quyết định chọn đề tài:<br />
"SỐ BERNOULLI VÀ ỨNG DỤNG"<br />
Qua quá trình hướng dẫn của Thầy Vũ Thế Khôi tác giả đã được<br />
học, đọc và nghiên cứu một số tài liệu cũng như xem qua các kênh toán<br />
học trên Internet, trong luận văn này tác giả đã tập hợp và trình bày lại<br />
các kiến thức cơ bản và một số ứng dụng có liên quan đến các tổng, tích<br />
trên đây.<br />
Luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Lận văn trình bày lịch sử nghiên cứu và hình thành<br />
số Bernoulli của một số nhà toán học trên thế giới, Trình bày công thức<br />
truy hồi tính số Bernoulli kèm chứng minh chi tiết cho công thức đó.<br />
<br />
Cũng như chứng minh một số tính chất của sô Bernoulli và Từ đó cho<br />
ra công thức tổng quát của nhà toán học Bernoulli.<br />
Chương 2: Trong chương 2 luận văn tiếp cận cách thức khác để<br />
tính số Bernoulli thông qua một hàm sinh. Trình bày lý thuyết về chuỗi<br />
lũy thừa hình thức và đa thức Bernoulli cùng khai triển Fourier của đa<br />
thức Bernoulli.<br />
Chương 3: Luận trình bày lại lý thuyết về số Stirling, hàm Zeta<br />
và các mối liên hệ của số Bernoulli với số Stirling và hàm Zeta.<br />
<br />