BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
TRẦN THỊ HIẾU NGHĨA<br />
<br />
TÍNH ARTIN CỦA CÁC MÔĐUN ĐỐI ĐỒNG ĐIỀU ĐỊA<br />
PHƯƠNG SUY RỘNG PHÂN BẬC<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh 2012<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
TRẦN THỊ HIẾU NGHĨA<br />
<br />
TÍNH ARTIN CỦA CÁC MÔĐUN ĐỐI ĐỒNG ĐIỀU ĐỊA<br />
PHƯƠNG SUY RỘNG PHÂN BẬC<br />
<br />
Chuyên ngành : Đại số và Lí thuyết số<br />
Mã số: 60 46 05<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
Người hướng dẫn<br />
PGS.TS. Trần Tuấn Nam<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh 2012<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 4<br />
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5<br />
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU.......................................................................... 8<br />
CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CHUẨN BỊ ....................................................... 9<br />
1.1 MỘT SỐ TÍNH CHẤT VỀ VÀNH VÀ MÔĐUN ................................................. 9<br />
1.2 ĐỘ DÀI, DÃY CÁC PHẦN TỬ CHÍNH QUY CỦA MỘT MÔĐUN ............... 11<br />
1.3 GIỚI HẠN THUẬN ............................................................................................. 13<br />
1.4 MÔĐUN ĐỐI ĐỒNG ĐIỀU ĐỊA PHƯƠNG ...................................................... 15<br />
1.5 MÔĐUN ĐỐI ĐỒNG ĐIỀU ĐỊA PHƯƠNG SUY RỘNG................................. 17<br />
1.7 DÃY PHỔ ............................................................................................................. 23<br />
<br />
CHƯƠNG 2: TÍNH ARTIN CỦA CÁC MÔĐUN ĐỐI ĐỒNG ĐIỀU<br />
ĐỊA PHƯƠNG SUY RỘNG PHÂN BẬC .................................................. 28<br />
2.1 MÔĐUN ĐỐI ĐỒNG ĐIỀU ĐỊA PHƯƠNG SUY RỘNG PHÂN BẬC ........... 28<br />
2.2 MỘT SỐ TÍNH CHẤT VỀ TÍNH ARTIN CỦA CÁC MÔĐUN ĐỐI ĐỒNG<br />
ĐIỀU ĐỊA PHƯƠNG SUY RỘNG PHÂN BẬC ...................................................... 29<br />
<br />
KẾT LUẬN .................................................................................................... 45<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS<br />
Trần Tuấn Nam. Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy vì đã lựa chọn một đề tài mà<br />
qua đó tác giả củng cố được các kiến thức về đại số giao hoán, đại số đồng điều và<br />
làm quen được với những kiến thức cơ bản của lí thuyết đối đồng điều địa phương.<br />
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy trong khoa Toán - Tin<br />
học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và Đại học Khoa học Tự nhiên TP.<br />
Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tác giả nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp làm<br />
việc hiệu quả trong quá trình học tập tại trường.<br />
Xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm TP.<br />
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này.<br />
Nhân dịp này, tác giả muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên và<br />
tạo điều kiện thuận lợi để tác giả học tập trong suốt thời gian qua.<br />
Và tôi cũng tỏ lòng biết ơn tới những tác giả các tài liệu mà tôi đã tham khảo<br />
trong quá trình thực hiện đề tài này.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Năm 1974, J. Herzog đã giới thiệu khái niệm đối đồng điều địa phương suy<br />
rộng lần đầu tiên trong tài liệu [7]. Đây là khái niệm mở rộng của khái niệm đối<br />
đồng điều địa phương cổ điển của Grothendieck. Một cách tự nhiên, các tính chất<br />
của đối đồng điều địa phương cổ điển được tổng quát hóa thành các tính chất của<br />
đối đồng điều địa phương suy rộng. Chúng ta sẽ xét đến một trong những tính chất<br />
quan trọng được tổng quát lên, đó là tính Artin của các môđun đối đồng điều địa<br />
phương.<br />
Tính Artin của các môđun đối đồng điều địa phương đã được nghiên cứu bởi<br />
các nhà toán học S.H.Tahamtan, H.Zakeri, Reza Sazeedeh, ... và thu được nhiều kết<br />
quả quan trọng. Sau đó, nhiều nhà toán học đã mở rộng các kết quả này cho các<br />
môđun đối đồng điều địa phương suy rộng. Việc nghiên cứu tính Artin của các<br />
môđun đối đồng điều địa phương cổ điển và suy rộng đến nay vẫn là vấn đề mở.<br />
Với mong muốn tiếp cận hướng nghiên cứu này, chúng tôi bắt đầu bằng việc tìm<br />
hiểu những kết quả cơ bản về tính Artin của các môđun đối đồng điều địa phương<br />
suy rộng phân bậc trong các bài báo:<br />
[1.] “On graded generalized local cohomology” của Nazer Zamani (2006,<br />
Achiv der Mathematik, Birkhäuser Verlag, Basel).<br />
<br />
[2.]“Artinianess of graded generalized local cohomology modules”<br />
<br />
của<br />
<br />
Tahamman S. (2011, Mathematics Scientific Journal, Vol. 7, No. 1, 107 -117).<br />
<br />
[3.]“Some finiteness properties of generalized graded local cohomology<br />
modules” của Ismael Akray, Adil Kadir Jabbar, Reza Sazeedeh (2012, International<br />
Journal of Algebra, Vol. 6, no. 11, 539 – 547).<br />
<br />