intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Triết học: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa, tinh thần phụ nữ Việt Nam hiện nay (khu vực đồng bằng Bắc Bộ)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

55
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trên cơ sở phân tích những đặc điểm của Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc bộ, làm rõ những ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần của phụ nữ Việt Nam, đồng thời đề xuất các khuyến nghị khắc phục những biểu hiện tiêu cực liên quan đến ảnh hưởng của Phật giáo đến phụ nữ Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa, tinh thần phụ nữ Việt Nam hiện nay (khu vực đồng bằng Bắc Bộ)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- NGUYỄN THỊ THÀNH (Thích Đàm Thành) ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, TINH THẦN PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY (KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ) Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60.22.90 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Giáo viên hướng dẫn: TS. NGÔ THỊ PHƯỢNG HÀ NỘI - 2011 i
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... i Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ ................. 9 PHẬT GIÁO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ .................................. 9 1.1. Khái quát chung về Phật giáo Việt Nam ........................................ 9 1.1.1 Quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam ............................ 9 1.1.2. Tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay ..................................... 16 1.2 Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ hiện nay............................. 22 1.2.1 Sự du nhập và phát triển của Phật giáo khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ .................................................................................................. 22 1.2.2 Đặc điểm của Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ .................. 32 Chương 2: MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO KHU VỰC ĐỒNG BẮNG BẮC BỘ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ, TINH THẦN PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................. 46 2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ đến đời sống văn hoá phụ nữ Việt Nam hiện nay ......................................................... 48 2.1.1. Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ đối với văn hoá ứng xử của phụ nữ Việt Nam hiện nay ................................... 48 2.1.2 Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đối với văn hóa ăn, mặc của phụ nữViệt Nam hiện nay ......................................... 60 2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đến đời sống tinh thần phụ nữ Việt Nam hiện nay .......................................... 73 2.2.1 Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đến tín ngưỡng của phụ nữ Việt Nam hiện nay ............................................... 73 2.2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đối với tâm lý và phong tục tập quán phụ nữ Việt Nam hiện nay ........................... 79 iii
  3. 2.3 Một số hạn chế liên quan đến ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ đối với đời sống văn hóa, tinh thần phụ nữ Việt Nam và khuyến nghị .............................................................................. 86 2.3.1 Một số biểu hiện hạn chế liên quan đến ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay......... 86 2.3.2. Khuyến nghị nhằm khắc phục việc lợi dụng Phật giáo ảnh hưởng đến phụ nữ Đồng Bằng Bắc Bộ ............................................................ 89 KẾT LUẬN ................................................................................................ 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 99 iv
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tôn giáo là một tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng, ra đời, tồn tại và phát triển từ rất lâu trong lịch sử nhân loại. Tôn giáo đã sớm cấu thành đời sống con người, tồn tại trong mối quan hệ tương hỗ với các lĩnh vực khác như xã hội, văn hóa. Việt Nam vốn là một nước đa tôn giáo. Các tôn giáo đó có lịch sử phát triển và phạm vi ảnh hưởng xã hội không giống nhau. Có tôn giáo du nhập từ bên ngoài, có tôn giáo sinh ra từ nhu cầu nội sinh của dân tộc. Quá trình tồn tại của đời sống văn hóa, tinh thần con người Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo. So với các tôn giáo khác, Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ rất sớm, ảnh hưởng rất quan trọng tới đời sống văn hóa, tinh thần con người Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại. Theo các tài liệu lịch sử, trung tâm Phật giáo Việt Nam quan trọng đầu tiên được hình thành tại vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cũng bởi vậy, Phật giáo đã sớm ăn sâu vào tiềm thức tất cả các giai tầng, lứa tuổi, không phân biệt giới tính, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam ở khu vực này. Cho tới ngày nay, Phật giáo vẫn không ngừng thể hiện vai trò của mình đối với mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, nhất là văn hoá, xã hội. Từ nếp sống, nếp nghĩ của người dân khu vực đồng bằng Bắc bộ đều mang ít nhiều dáng dấp của Phật giáo. Điều này thể hiện đặc biệt rõ nét trong đời sống văn hóa, tinh thần của người phụ nữ, qua đạo đức, cách ứng xử, đời sống tâm linh, lễ hội, trang phục…Có thể khẳng định rằng, Phật giáo đã góp phần làm phong phú và giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vai trò của Phật giáo lại càng quan trọng hơn bao giờ hết khi mà, xã hội hiện đại phát triển mạnh mẽ nhưng lại không ít sự đa dạng, phức tạp. 1
  5. Phật giáo có điều kiện để toả sáng với những giá trị tinh tuý của mình, góp phần giữ gìn và làm giàu thêm bản sắc văn hoá của dân tộc, xây dựng con người Việt Nam nói chung và người phụ nữ Việt nói riêng, ngày càng hoàn thiện theo tiêu chí Chân, Thiện, Mỹ, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại mới. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa, tinh thần phụ nữ Việt Nam hiện nay” (khu vực đồng bằng Bắc Bộ) làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học chuyên ngành Tôn giáo học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đền đề tài Tìm hiểu về Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa, tinh thần người Việt nói chung đến nay cũng có khá nhiều công trình. Song công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa, tinh thần của người phụ nữ Việt Nam còn khiêm tốn. Có thể xem xét các công trình đó qua hai nhóm vấn đề sau: Nhóm thứ nhất, nghiên cứu về Phật giáo nói chung và ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa, xã hội Việt Nam, có các công trình sau đây:“Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2010 của Trần Hồng Liên; tác giả Nguyễn Đăng Duy với “Phật giáo với Văn hoá Việt Nam” (1999), Nhà Xuất bản Hà Nội. Các công trình khác như: “Phật giáo trong mạch sống dân tộc” (2006) của Thượng toạ Thích Thanh Từ; “Văn hoá truyền thống và Phật giáo Việt Nam” (1999), Nhà Xuất bản Hà Nội của Minh Chi Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về Phật giáo, cung cấp những cơ sở lý luận cho việc nhìn nhận, đánh giá ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa, tinh thần của phụ nữ Việt Nam khu vực đồng bằng Bắc Bộ như: “Phật học khái luận” của tác giả Thích Chơn Thiện (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1999); “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” của tác 2
  6. giả Nguyễn Đăng Thục; “Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế” của tác giả Lê Mạnh Thát;“Đức Phật và Phật Pháp” của tác giả Narada Thera do Phạm Kim Khánh dịch (Nxb Thuận Hoá và Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh, 1994); tác phẩm “Phật học cơ bản” của ban Hoằng pháp Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam (Nxb Tôn giáo, 2003); tác phẩm “Phật giáo khái lược” của tác giả Lưu Vô Tâm (Nxb Tôn giáo, 2003)… Bên cạnh đó còn nhiều bài viết công bố trên các tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, triết học, văn hoá… cũng được đề cập vai trò của Phật giáo ở nhiều góc độ khác nhau. Nghiên cứu về phụ nữ trong đời sống xã hội, có các công trình:“Phụ nữ Thăng Long Hà Nội, truyền thống và hiện tại” của tác giả Nguyễn Văn Đễ, Nxb. Văn hoá Thông tin Hà Nội năm 2009; “Người vợ Việt Nam” của Đào Khê, Nxb. Phương Đông, năm 2009; “Người phụ nữ trong gia đình truyền thống Việt” của tác giả Thái Hoàng Vũ, Nxb. Phụ nữ, năm 2008; “Ảnh hưởng của văn hoá Đông - Tây đối với địa vị của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử” của tác giả Đặng Thị Vân Chi, Nxb. Phụ nữ năm 2007. Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả khi nghiên cứu về Phật giáo đã tiếp cận từ các góc độ: lịch sử, tôn giáo học, triết học, văn hoá, nghệ thuật học. Vì vậy, nghiên cứu “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần phụ nữ Việt Nam hiện nay” đang còn bỏ ngỏ và cần được nghiên cứu cấp thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn: Luận văn trên cơ sở phân tích những đặc điểm của Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc bộ, làm rõ những ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần của phụ nữ Việt Nam, đồng thời đề xuất các khuyến nghị khắc phục những biểu hiện tiêu cực liên quan đến ảnh hưởng của Phật giáo đến phụ nữ Việt Nam. 3
  7. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện nhiệm vụ sau: - Khái quát về sự du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam và Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ; - Trình bày những đặc điểm của Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ; - Trình bày những ảnh hưởng của Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ đến đời sống văn hóa, đời sống tinh thần của phụ nữ Việt Nam hiện nay; - Đưa ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục những vấn đề hạn chế liên quan đến ảnh hưởng của Phật giáo đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần người phụ nữ Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đời sống văn hóa, tinh thần là một khái niệm rộng, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của phụ nữ Việt Nam trên một số lĩnh vực tiêu biểu như: văn hóa ứng xử, văn hóa ăn, mặc, tín ngưỡng, tâm lý và phong tục tập quán. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo Luận văn cũng kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo với người phụ nữ Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng hệ thống các phương pháp của tôn giáo học và triết học, phương pháp thống nhất giữa logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối chiếu và so sánh. 4
  8. 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở phân tích khái lược chung về Phật giáo Việt Nam, luận văn phân tích những ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của người phụ nữ Việt Nam trên một số lĩnh vực tiêu biểu như: phong tục, tín ngưỡng, văn hoá ứng xử, thực hành nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo của phụ nữ. Luận văn chỉ ra những đóng góp của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của phụ nữ Việt Nam. 7. Ý nghĩa của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu và phân tích một số ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần phụ nữ Việt Nam trên một số lĩnh vực cụ thể: tín ngưỡng, phong tục; văn hoá ứng xử, thực hành nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo của phụ nữ một cách có hệ thống. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 02 chương 05 tiết. 5
  9. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ PHẬT GIÁO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 1.1. Khái quát chung về Phật giáo Việt Nam 1.1.1 Quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam Phật giáo là tôn giáo ngoại nhập, vào Việt Nam rất sớm, từ hơn 2000 năm trước, qua hai con đường là đường biển và đường bộ. Trong đó, Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ Ấn Độ trước khi được du nhập từ Trung Hoa. Từ Ấn Độ, bằng đường biển (hay còn gọi là con đường gia vị) xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua Srilanca, Indônêxia, Phật giáo vào Việt Nam… Lợi dụng luồng gió thổi định kỳ hai lần một năm, phù hợp với hai mùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam Á, những thương nhân Ấn Độ đã tới các vùng này để buôn bán bằng thuyền buồm. Trong các chuyến đi viễn dương ấy, họ thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện cho thuỷ thủ đoàn. Nhờ đó, các vị tăng sĩ đã truyền bá đạo Phật vào các dân tộc ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Từ Trung Quốc, bằng đường bộ, Phật giáo cũng được truyền vào Việt Nam. Không bao lâu sau, Phật giáo Bắc phương đã chiếm ưu thế và đã thay đổi chỗ đứng của Phật giáo Nam truyền vốn có từ trước. Vê sau cũng diễn ra sự giao thoa văn hoá trên dẫn đến hiện tượng dung hoà giữa văn hoá Ấn Độ và văn hoá Trung Hoa. Sang thế kỷ III, có ba tăng nhân nước ngoài đến thuyết pháp tại Giao Châu là Khương Tăng Hội người xứ Khang Cư (Sogdiane), tiếp đến là Chi Cương Lương (Người xứ Nhục Chi) và Ma Ha Kỳ Vực (Người Ấn Độ). Đến thế kỷ V, có hai thiền sư xuất hiện là Đạt Ma Đề Bà người Ấn Độ đến Giao Châu giảng dạy về Thiền học và Thiền sư Huệ Thắng là người Việt. 6
  10. Thế kỷ VI, Lý Bí khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương, giành độc lập, dựng nước Vạn Xuân. Trong thời gian ở ngôi vua ngắn ngủi của mình (541 - 547) ông đã cho dựng chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quốc - Hà Nội) (7;26). Sau này tại chùa Khai Quốc, Lý Thánh Tông đã lập ra Thiền Phái Thảo Đường. Từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ XIV là giai đoạn cực thịnh của Phật giáo Việt Nam, đạt đến đỉnh cao ở triều đại Lý - Trần (1010 - 1400). Giai đoạn này Phật giáo phát triển mạnh, ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực của xã hội nhất là về tư tưởng, đạo đức, văn học, kiến trúc… nhiều vị cao tăng trở thành quốc sư và là cố vấn của các nhà vua về mặt chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế Sang thế kỉ XV trở đi, Phật giáo suy yếu, Nho giáo ngày càng lớn mạnh. Trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, Phật giáo được phục hồi lại, song không được rực rỡ như trước. Các chúa Nguyễn và sau này là triều Nguyễn lấy Nho giáo làm chính thống song vẫn duy trì và không bài bác đạo Phật. Do đó, Phật giáo cũng có sự phát triển nhất định đối với tầng lớp quý tộc, quan lại và đặc biệt là trong quần chúng nhân dân. Đến nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đất nước lâm vào cảnh ngoại xâm, xã hội nhiễu nhương, Phật giáo suy vi. Trong tình hình đấy, các vị tăng sĩ Phật giáo đã tích cực cùng tham gia đấu tranh chống quân xâm lược, và chấn hưng Phật giáo trên các phương diện giáo lý, giáo hội, tín đồ và tông phái. Trong Mặt trận Việt Minh, đã xuất hiện Hội Phật giáo Cứu Quốc; sau đó Giáo hội tăng già miền Bắc, Hội Phật học miền Trung, Hội Phật học miền Nam, họp tại chùa Từ Đàm - Huế để thống nhất lại thành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam (8/4/1951). Từ năm 1954 đến 1975 là giai đoạn Phật giáo Việt Nam có nhiều biến đổi. Ở miền Bắc, Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam ra đời, vừa hoạt động 7
  11. tôn giáo, vừa hoạt động yêu nước trong cương lĩnh Mặt trận Liên Việt, sau là Mặt trận Tổ quốc. Ở miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm, với chủ trương “quốc gia hoá Thiên chúa giáo trong 5 năm” đã thi hành chính sách kỳ thị tôn giáo, cấm đoán, đàn áp Phật giáo. Sau ngày miền Nam giải phóng (1975), đại đa số các chức sắc, tăng ni, phật tử có tinh thần dân tộc, gắn bó với cách mạng, yên tâm tu hành và tham gia hoạt động xã hội, xây dựng đất nước. Để đoàn kết lực lượng Phật giáo cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng 11 năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) được thành lập. Đây là tổ chức thống nhất trong lịch sử hơn 2000 năm của Phật giáo Việt Nam. GHPGVN hoạt động theo đường hướng “Đạo Pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” đã trải qua 6 kỳ đại hội, đến nay đã được củng cố và phát triển. Có thể nói rằng, trong hơn 2000 năm tồn tại và phát triển, Phật giáo Việt Nam có lúc thịnh đạt, lúc suy vi, song được cải biến không ít cả về nội dung giáo lý và hình thức tổ chức. Nhờ đó, đến nay Phật giáo đã khá hoà nhập với đời sống tinh thần và nhu cầu tâm linh của đa số dân cư. Tiếp thu ảnh hưởng của cả hai phía Ấn Độ và Trung Quốc, Phật giáo Việt Nam ngày nay hội tụ cả hai dòng chính của đạo Phật là Đại thừa và Tiểu Thừa, chịu ảnh hưởng của cả ba tông phái lớn là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông. 1.1.2. Tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay Trong công cuộc đổi mới, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo cũng được Đảng và Nhà nước Việt Nam nhìn nhận thấu triệt hơn, cụ thể hơn, đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. Phật giáo đã có những đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi đã tác động đến đời sống tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Nhưng Phật giáo cũng có những thích ứng, chuyển biến cho phù hợp với thực tiễn 8
  12. xã hội. Sau khi Giáo hội Việt Nam thống nhất (1981), các hệ phái trong cả nước đã được quy tụ và trở thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Theo thống kê năm 2005, Phật giáo cả nước có gần 10 triệu tín đồ, hơn 35 ngàn tăng ni, hơn 15 ngàn ngôi chùa; 4 Học viện Phật giáo, 8 lớp Cao đẳng và 31 trường Trung cấp Phật học và một số tờ báo, tạp chí nghiên cứu Phật học [Xem 74; 112]. Trước năm 1975, Phật giáo chỉ có một trường Đại học, nay số trường, lớp tăng dần hàng năm. Năm 1993 có 22 trường, đến 2001 có 34 trường. Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 4 Học viện Phật giáo với hơn 1000 tăng ni sinh, 35 lớp Cao đẳng và Trung cấp Phật học với trên 5000 tăng ni sinh; 1,076 cơ sở từ thiện và nhân đạo, trong đó có 950 lớp học sinh tình thương. Phật giáo Nam tông Khơme có 2.500 các vị sư theo các lớp cao cấp và Trung cấp Phật học Pali, đào tạo, bồi dưỡng, chức sắc, nhà tu hành trong tôn giáo đang mở rộng theo hướng rút ngắn thời gian chiêu sinh, tăng số lượng, mở rộng loại hình đào tạo...Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn quan tâm đến hoạt động văn hoá, thúc đẩy mạnh mẽ việc nghiên cứu, tuyên truyền giáo lí đạo Phật. Một loạt các bộ kinh điển quan trọng đã được dịch ra tiếng Việt và phát hành rộng rãi. Như vậy, Phật giáo ở nước ta hiện nay, hội được nhiều nhân duyên tốt đẹp và đang có xu hướng phát triển và tiếp tục phát triển hơn nữa. Điều đó chứng tỏ Phật giáo luôn là nhu cầu hiện thực của một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân. Là một thành tố của văn hoá Việt Nam, Phật giáo đã và đang xứng đáng có được một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội của Việt Nam hiện nay. 1.2 Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ hiện nay 1.2.1 Sự du nhập và phát triển của Phật giáo khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ Quá trình du nhập của Phật giáo vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ 9
  13. Phật giáo du nhập vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều điều kiện thuận lợi cả về mặt tự nhiên lẫn xã hội. Về vị trí địa lý, đồng bằng Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu theo hai trục chính: Tây - Đông và Bắc - Nam. Vị trí đã tạo điều kiện cho dân cư có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, trong đó có Phật giáo, tạo nên sự phong phú, đa dạng cũng như nét đặc thù của văn hoá Bắc Bộ. Về địa hình, đồng bằng Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Mặt khác, khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ tạo nên tập quán canh tác, cư trú và tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt văn hoá cộng đồng của cư dân trong khu vực rất mềm dẻo và linh hoạt. Đây chính là đặc điểm phù hợp với căn tính “khế lý khế cơ” của đạo Phật, là tiền đề để đạo Phật được du nhập một cách dễ dàng. Về môi trường xã hội, cư dân đồng bằng Bắc Bộ từ lâu sống bằng nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp là chủ yếu. Do tập quán sản xuất, sinh hoạt nên người dân đồng bằng Bắc Bộ sống quần tụ thành làng. Đạo Phật du nhập vào đồng bằng Bắc bộ trong bối cảnh lịch sử những năm cuối của thiên niên kỷ trước công nguyên, nền văn hóa Việt cổ bắt đầu chịu những thử thách. Trải qua hơn một thế kỷ đầu du nhập, đạo Phật đã trải qua nhiều thăng trầm cùng với những thăng trầm của lịch sử, văn hoá và con người Bắc Bộ. Từ thế kỷ III đến thế kỷ VI, Phật giáo ở đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của cả Phật giáo Ấn Độ lẫn Phật giáo Trung Quốc. Từ thế kỷ VI đến thế kỷ X, Nho giáo ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong đời sống xã hội ở miền Bắc. Trong thế “tam giáo đồng nguyên” của quá trình Hán hoá, truyền bá Phật giáo bằng chữ Hán vốn chứa đựng nội dung Nho giáo, thì Nho giáo và Phật giáo luôn giữ địa vị “độc tôn” trong tư tưởng dân tộc là một đặc điểm của văn hoá Bắc Bộ. Cũng từ đây Phật giáo 10
  14. Trung Quốc ngày càng ảnh hưởng sâu rộng và để lại những dấu ấn đậm nét, sâu sắc hơn cả trong đời sống văn hoá tinh thần người Việt Nam. Quá trình phát triển của Phật giáo khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ Thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, đồng bằng Bắc Bộ đã rất tôn sùng Phật giáo và các vị cao tăng đức độ, tiếng tăm. Thời kỳ này chùa chiền đã được xây dựng nhiều hơn. Tư tưởng nổi trội của Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn này là tư tưởng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi của Trung Quốc truyền vào Việt Nam từ thế kỷ VI và tồn tại đến thế kỷ XIII, và tư tưởng thiền Vô Ngôn Thông của Trung Quốc truyền vào Việt Nam từ thế kỷ IX tồn tại đến cuối thế kỷ XIII. Thời kỳ độc lập và phát triển dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, ở đồng bằng Bắc Bộ ngoài các trung tâm Phật giáo ở Luy Lâu, Kiến Sơ (thuộc Bắc Ninh ngày nay), còn có các trung tâm Phật giáo mới ở Đại La (nay thuộc Hà Nội), Hoa Lư (Ninh Bình). Các thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông tiếp tục phát triển và xuất hiện thêm những thiền phái mới: thiền Thảo Đường ra đời ở thế kỷ XIII và tồn tại đến thế kỷ XV. Thời Đinh, nhà vua đã rất chú trọng đến vị trí của tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Vua đã cử nhà sư Ngô Chân Lưu làm tăng thống - vị quan đứng đầu Phật giáo, và ban hiệu là Khuông Việt đại sư (đại sư giúp nước Việt). Thời Tiền Lê, nhiều nhà sư đã trở thành cố vấn cho các vua về đường lối đối nội và đối ngoại như: thiền sư Pháp Thuận, thiền sư Ma Ha, thiền sư Thiền Ông, thiền sư Sùng Phạm, thiền sư Vạn Hạnh (phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi), thiền sư Vân Phong, thiền sư Khuông Việt, thiền sư Đa Bảo (phái Vô Ngôn Thông). Thiền sư Vạn Hạnh và thiền sư Đa Bảo là những người có công trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua đồng thời trở thành cố vấn của Lý Thái Tổ. Thời nhà Lý, Nho giáo có tác động ngày càng tăng nhưng vị trí của Phật giáo không bị kém sút mà đã phát triển đến đỉnh cao. Các vua Lý đều 11
  15. tôn sùng Phật giáo và cũng tu Phật. Các quý tộc đua nhau trọng đãi các nhà sư. Thời Trần là thời kỳ phát triển mạnh của Phật giáo đến mức nhân dân ta có câu “đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt”. Thời kỳ từ thế kỷ XVI - XVIII: Nét nổi bật của Phật giáo ở đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ này vẫn là Tam giáo đồng nguyên, nhưng Phật giáo bắt đầu chiếm lại ưu thế của mình trong thế tam giáo ấy với quan niệm Thầy hơn Vua, hơn Cha. Dưới triều đại Hậu Lê, Lê Lợi và các vua đều tìm cách loại bỏ Phật giáo mà đưa Nho giáo lên địa vị độc tôn về chính trị. Phật giáo tuy không ở địa vị độc tôn trong ưu thế chính trị nhưng lại là nhu cầu sinh hoạt tâm linh trong tình cảm của con người mà Nho giáo không thay thế được. Phật giáo bị loại khỏi ảnh hưởng về vị trí xã hội nhưng lại sống trong tâm tư tình cảm của nhân dân và được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học và dân gian. Thời Lê Sơ, trong tư tưởng trọng Nho của Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông đều ít nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo. Thời Trịnh-Nguyễn, Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong, các chúa đều hâm mộ Phật giáo, coi Phật giáo như là một cứu cánh, một chiến lược thu phục nhân dân có lợi cho mình trong công cuộc lập quốc. Ở thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn (1802-1945) tình hình đất nước không ổn định. Nhà Nguyễn ban hành nhiều chính sách về chính trị, xã hội mang tính chất chuyên chế hà khắc, thậm chí tàn sát cả công thần. Các thời kỳ phát triển của các vua Nguyễn đều cấm đạo Công giáo,đề cao Nho giáo lên địa vị độc tôn và có một số chiếu dụ hạn chế sự phát triển của Phật giáo. Trong hoàn cảnh đó Phật giáo cố vượt ra khỏi sự cương toả của triều đình, phát triển một cách độc lập và chi phối trở lại cách nhìn và thái độ của triều đình đối với Phật giáo. Thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945) là thời kỳ có nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại sự thống trị của thực dân Pháp. Đã có nhiều nhà 12
  16. sư và cư sĩ Phật giáo trong cả nước trở thành những chiến sỹ kiên cường trên mặt trận chống giặc ngoại xâm và tay sai. Từ 1945 - 1954, Phật giáo đồng bằng Bắc Bộ cùng cả nước hoàn thành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Các tín đồ Phật giáo kể cả các cao tăng vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc xếp áo cà sa mặc chiến bào tham gia hàng ngũ cứu quốc. Từ 1954 -1986, đồng bào Phật giáo đồng bằng Bắc Bộ và cả nước tích cực tham gia công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Từ năm 1986 đến nay, Phật giáo vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và tinh thần người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. 1.2.2 Đặc điểm của Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ Thứ nhất, Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ giữ được nhiều dấu ấn của Phật giáo nguyên thủy: Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ sớm, Luy Lâu đã trở thành một trung tâm Phật giáo với nhiều bảo tháp, tăng ni, kinh Phật, kiến trúc chùa. Không những vậy, Phật giáo ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ còn sớm có các kinh Phật được dịch ra như Tứ thập nhị chương (kinh 42 chương) phổ biến những quan niệm về Phật, pháp, tăng, Luân hồi, Nghiệp báo, Từ bi, Bố thí cả về Thiền định và kinh Pháp hoa tam muội. Nét nguyên thủy của Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ, thậm chí còn được thể hiện ngay ở những ngôn ngữ Phật giáo đời thường như chúng tôi đã trình bày ở trên. Thứ hai, xét về tông phái thì Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là Bắc tông: Nếu như Phật giáo ở miền Nam bao gồm cả Bắc Tông và Nam Tông thì ở miền Bắc nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, Phật giáo chủ yếu là Bắc tông. Thứ ba, Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc bộ kết hợp chặt chẽ với tín ngưỡng dân gian. Ở khu vực này, Phật giáo khi du nhập vào đã nhanh 13
  17. chóng hội nhập với văn hoá tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là tín ngưỡng tứ Pháp. Đây có thể là một đặc điểm đặc sắc nhất của Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là hiện tượng tín ngưỡng bản địa mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước kết hợp với Phật giáo, tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Hình thái thờ Tứ pháp là một trong những tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ. Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tượng trưng cho những thế lực thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp. Thứ tư, Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ tồn tại và phát triển theo xu hướng nhập thế. Nói Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ tồn tại và phát triển theo xu hướng nhập thế không có nghĩa là ở khu vực khác, Phật giáo không có tính nhập thế, mà thực chất xu hướng nhập thế của Phật giáo khu vực này đậm nét hơn. Điều này không chỉ thể hiện ở sự kết hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của dân gian, mà còn thể hiện ở hoạt động xã hội của các nhà tu hành. Qua đó, cho thấy, Phật giáo ở đây thực tế hơn, gần gũi với đời sống hàng ngày của con người, với lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Thứ năm, Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ thiên về yếu tố nữ: Đây là đặc điểm chung của Phật giáo Việt Nam. Bởi vì, Phật giáo Việt Nam được du nhập từ Ấn Độ, nơi mà Phật giáo nguyên thủy đã không coi khinh người phụ nữ. Đặc biệt, đồng bằng Bắc Bộ là khu vực đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp, nền văn minh luôn đề cao yếu tố “âm” - “đất”, đề cao vai trò của người mẹ. Vì vậy, khi Phật giáo du nhập vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ, yếu tố nữ càng được đề cao và trở thành yếu tố đặc trưng cho Phật giáo khu vực này. Có thể thấy rõ điều này từ hệ thống chùà mang tên nữ. Yếu tố nữ trong Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ còn thể hiện rõ qua hình tượng được tôn thờ trong tư tưởng và nghi lễ Phật giáo, rõ nhất là hình tượng Phật Bà Quan Âm. 14
  18. Tiểu kết chương 1 Ngay từ đầu công nguyên, Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo đồng bằng Bắc Bộ nói riêng chịu ảnh hưởng trực tiếp của Phật giáo Ấn Độ. Còn Phật giáo Trung Quốc đến Việt Nam muộn hơn. Phật giáo đã hình thành nên nhiều trung tâm khác khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ và trở thành đầu não của Phật giáo cả nước. Những chuẩn mực văn hóa, đạo đức mà Phật giáo đưa ra, nếu lược bỏ màu sắc mang tính chất tôn giáo sẽ là những nguyên tắc ứng xử phù hợp giữa người với người, rất có ích cho việc xây dựng văn hóa, xã hội của con người. Điều đó cho thấy việc hướng con người tới điều thiện, hình thành một xã hội, một nền văn hoá hài hoà, đậm tính nhân văn. Đặc biệt, Phật giáo có tính quảng đại quần chúng nên đã thâm nhập sâu rộng vào lực lượng đông đảo trong các tầng lớp xã hội, trong đó có phụ nữ và trở thành một sức mạnh văn hóa, tinh thần đáng kể. Sự phát triển của Phật giáo ở đồng bằng Bắc Bộ đã ảnh hưởng tới mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ. Phật giáo ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống văn hoá tinh thần của họ, từ văn hoá ăn mặc đến cách ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội, từ tâm lý đến niềm tin tín ngưỡng và sự thực hành tín ngưỡng của người phụ nữ. Tất cả những ảnh hưởng đó góp phần không nhỏ hình thành nên nhân cách người phụ nữ vùng đồng bằng Bắc Bộ. 15
  19. Chương 2 MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO KHU VỰC ĐỒNG BẮNG BẮC BỘ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ, TINH THẦN PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ đến đời sống văn hoá phụ nữ Việt Nam hiện nay 2.1.1. Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ đối với văn hoá ứng xử của phụ nữ Việt Nam hiện nay Theo nghĩa triết tự, ứng xử là từ ghép của “ứng” và “xử”. Ứng là ứng đối, ứng đáp, ứng phó, ứng biến…Xử là phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Ứng xử là phản ứng có lựa chọn, tính toán, là cách nói năng tuỳ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả cao nhất trong giao tiếp. Theo chúng tôi, văn hoá ứng xử là sự thể hiện triết lý sống, lối sống, suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, từ vi mô (gia đình) đến vĩ mô (nhân gian). Trước hết, với tư cách là người con trong gia đình, Phật giáo luôn răn dạy con người nói chung và người nữ nói riêng lòng hiếu thảo. Đối với xã hội lấy gia đình làm nền tảng như ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, “hiếu” là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, gần gũi nhất, được xếp vào vị trí hàng đầu trong tâm niệm. Nó là một yếu tố quan trọng để xây dựng chuẩn mực đạo đức trong ứng xử gia đình của người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Hiếu xuất hiện trong đạo Phật mang sắc thái riêng biệt, gần gũi với xã hội do đó nó nhanh chóng tạo nên những tác động tích cực tới tư duy, lối sống của người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Cũng bởi rất đề cao chữ Hiếu, Phật giáo còn có riêng một ngày lễ lớn cho những người con, người cháu nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục 16
  20. của các bậc sinh thành. Đó chính là ngày lễ Vu Lan vào rằm . Phụ nữ thường đi lễ chùa và cầu mong cho cha mẹ dù đang sống hoặc ở phương trời nào cũng luôn được bình an, thanh thản. Hiếu thảo là tiêu chuẩn đạo đức cơ bản trong xã hội Việt Nam, vì thế người con hiếu thảo kể cả nam hay nữ luôn nhận được sự tán thưởng, khen ngợi của mọi người; Ngược lại, những đứa con bất hiếu luôn bị dư luận xã hội chê ghét, lên án, phê phán. Bất hiếu được liệt vào tội lớn nhất trong năm tội “ngũ ngịch” của phật giáo. Như vậy, Hiếu là phạm trù đạo đức trung tâm của đạo Phật nó có ảnh hưởng lớn đối với văn hóa ứng xử của người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ hiện đại, giúp mỗi người con, người cháu nhìn lại chính mình, xem cách mình đối xử với đấng sinh thành như vậy đã đúng với đạo lý và truyền thống của dân tộc chưa. Đồng thời, Phật giáo cũng đưa ra lời khuyên dạy đối với những đứa con ngỗ nghịch làm cha mẹ phiền lòng. Không chỉ dạy con cái nên hiếu thảo với cha mẹ, Phật giáo cũng răn dạy cách đối xử, giáo dục của cha mẹ với con cái. Đạo đức Phật giáo giúp người phụ nữ có những cách cư xử, giáo dục con cái về mọi mặt, giúp con cái hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Nhân cách con người cơ bản chịu ảnh hưởng của giáo dục gia đình mà mẹ là người góp phần quan trọng. Đối với chồng, ảnh hưởng nhiều của giáo lý nghiệp báo, nhân quả và ngũ đạo giới trong đạo Phật tạo nên cho người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ vừa là người vợ hiền, đảm đang tháo vát, chung lưng đấu cật sẻ chia những lo toan vất vả trong cuộc sống vui, buồn. người phụ nữ còn là người điều tiết mối quan hệ ứng xử với họ hàng thân tộc đôi bên. giúp cho mỗi gia đình lớn được thuận hoà ấm êm. Ngày nay, người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ còn có trách nhiệm với các quan hệ khác của xã hội. Đó là cách ứng xử trong cơ quan, nơi làm việc, trong khu phố nơi cư ngụ, ứng xử với hàng xóm láng giềng, với bạn bè của chồng, của con trong gia đình… Đây cũng là một 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2