́<br />
ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI<br />
̀<br />
TRƢƠNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
<br />
-----------------------<br />
<br />
LÊ TUẤN DŨNG<br />
<br />
BẢN THỂ LUẬN CỦA AUGUSTINO<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC<br />
<br />
Hà Nội - 2016<br />
<br />
́<br />
ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI<br />
̀<br />
TRƢƠNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
<br />
-----------------------<br />
<br />
LÊ TUẤN DŨNG<br />
<br />
BẢN THỂ LUẬN CỦA AUGUSTINO<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC<br />
Chuyên ngành: Tôn Giáo học<br />
Mã số: 60 22 03 09<br />
<br />
Giáo viên hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Quang Hƣng<br />
<br />
Hà Nội - 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1<br />
CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI BẢN THỂ<br />
LUẬN CỦA AUGUSTINO............................................................................. 7<br />
1.1 Bối cảnh lịch sử.......................................................................................... 7<br />
1.2 Những tiền đề tƣ tƣởng của bản thể luận Augustino .......................... 12<br />
1.2.1 Học thuyết ý niệm của Platon ................................................................ 12<br />
1.2.2 Học thuyết của Philon d’Alexandrie ...................................................... 24<br />
1.2.3 Học Thuyết của Plotin............................................................................ 26<br />
1.2.4 Kinh Thánh ............................................................................................. 30<br />
1.3 Vài nét về thân thế, sự nghiệp của Augustino và tác phẩm Tự thuật. 47<br />
CHƢƠNG 2. THẦN LUẬN CỦA AUGUSTINO ...................................... 56<br />
2.1 Khái niệm về bản thể luận...................................................................... 56<br />
2.2 Quan niệm về Chúa trời ......................................................................... 62<br />
2.2.1 Quan hệ đức tin - lý trí ........................................................................... 63<br />
2.2.2 Chúa trời và Christ ................................................................................ 67<br />
CHƢƠNG 3. QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI VÀ CON NGƢỜI CỦA<br />
AUGUSTINO................................................................................................. 85<br />
3.1 Quan niệm về thế giới ............................................................................. 85<br />
3.1.1 Vũ trụ luận và thuyết sáng thế ............................................................... 93<br />
3.1.2 Quan niệm về thời gian ........................................................................ 980<br />
3.2 Tồn tại ngƣời ......................................................................................... 853<br />
3.2.1 Con người hiện thực............................................................................... 93<br />
3.2.2 Bản chất của con người ....................................................................... 908<br />
3.3 Một số đánh giá ..................................................................................... 105<br />
KẾT LUẬN .................................................................................................. 110<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 113<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trung cổ là khoảng thời gian mà loài người từ lúc kết thúc thời cổ đại<br />
cụ thể là từ khi đế quốc Roma tan rã vào năm 476 đến khi bắt đầu thời cận đại<br />
với việc xâm chiếm Constantinopolis vào năm 1453 của đế chế Ottoman.<br />
Thời kỳ trung cổ là giai đoạn mà tôn giáo cụ thể là Kitô giáo đậm đặc nhất và<br />
trở thành nội dung chính của triết học trung cổ, một thời kỳ hoàng kim của<br />
Kitô giáo tạo nên một bản sắc riêng của văn hóa phương Tây. Phạm vi của<br />
triết học trung cổ rộng hơn triết học kinh viện nhiều. Nếu như triết học kinh<br />
viện chỉ thực sự bắt đầu vào thế kỷ thứ IX thì giai đoạn trước đã là một quá<br />
trình dọn dẹp từ từ một cách có hệ thống cho triết học kinh viện bằng tư tưởng<br />
của các giáo phụ. Vậy là có thể chia triết học trung cổ thành hai thời kỳ chính<br />
là triết học thời kỳ các giáo phụ và triết học kinh viện. Cả hai thời kỳ này triết<br />
học đều mang đậm bản sắc của Kitô giáo. Chúng ta có thể coi triết học trung<br />
cổ là những học thuyết tư tưởng triết học của phương Tây từ Augustino, đặc<br />
biệt với khẩu hiệu: “Hãy hiểu để mà tin và hãy tin để mà hiểu”. Một câu nói<br />
thể hiện sự thống nhất cũng như những vấn đề đặt ra trong sự giải quyết mối<br />
quan hệ giữa đức tin và lý trí, giữa tôn giáo và triết học. Điều này cũng thể<br />
hiện sự tương hỗ, bổ trợ cho nhau giữa triết học và tư tưởng Kitô giáo nơi lý<br />
trí của những con người vĩ đại bổ sung những tri thức đại diện cho cái “Biết”<br />
để củng cố “Đức tin” bền vững. Triết học gắn kết với đức tin tôn giáo và đức<br />
tin tôn giáo ngược lại cũng vậy và sự gắn kết giữa tri thức và đức tin của các<br />
Kitô hữu trung cổ trên điều kiện là một sự thống nhất về mặt tư tưởng. Đây<br />
cũng là đặc điểm tư tưởng của thời đại này và không có gì quan trọng hơn sự<br />
thống nhất này. Các quan niệm về: sự tồn tại của Chúa Trời, về nguồn gốc<br />
của vũ trụ, sự sắp xếp hoàn hảo và tuyệt diệu của tạo hóa, nguồn gốc của con<br />
người hay ý nghĩa và trách nhiệm trong cuộc đời của con người, về ý nghĩa<br />
lịch sử… tất cả đều chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các quan niệm thần<br />
1<br />
<br />
học. Như chính Karl Jaspers khẳng định đó là nếu như có ở đâu đó thì chính ở<br />
đây cho tới giờ tôn giáo là trật tự bền vững và có nội dung phong phú và được<br />
hiện thực với sự trợ giúp của lý trí, không phải nhờ những huấn thị trực tiếp,<br />
mà nhờ những con người có đức tin, bởi sự nghiêm túc và đáng tin cậy của<br />
những con người có đức tin.<br />
Augustino là một người sống trong thời kỳ trung cổ và đã là con người<br />
thì bao giờ cũng vẫn là sản phẩm của thời đại khi mình sinh ra. Ông là đỉnh<br />
cao của triết học thời kỳ các giáo phụ. Người ta đã nói về Augustino là một<br />
một trong những người đã làm rạng danh và vẻ vang nhất cho nhân loại. Chắc<br />
chắn người là một trong nhũng bậc vĩ nhân lớn nhất của giáo hội. Bằng chứng<br />
đó là sự cao thượng về tinh thần và luân lý trong đời sống Kitô. Sự thánh<br />
thiện siêu quần của Augustino từ khi trở lại, đã được các nhân chứng về đời<br />
người xác nhận, nhất là thánh Possidius, hoan hỉ mô tả các nhân đức của<br />
người. Cả sách Tự Thuật cũng cho thấy lòng mến Thiên Chúa của người ảnh<br />
hưởng đến độc giả như thế nào, nơi ông vượt trội nhất đó là đức ái là linh hồn<br />
của sự trọn lành.<br />
Việc tìm hiểu tư tưởng của Augustino không chỉ giúp chúng ta hiểu<br />
thêm về nhưng giá trị tư tưởng của ông để lại cho cả nhân loại mà còn giúp<br />
hiểu thêm về con người cũng như xã hội Tây Âu thời trung cổ. Một giai đoạn<br />
là cầu nối từ thời cổ đại đến thời cận đại. Có một giai đoạn mà người ta cho<br />
rằng trung cổ là thời kỳ đêm tối không hơn không kém về mặt tư tưởng và<br />
tiến trình phát triển tư tưởng của nhân loại, nhưng giờ đây người ta thấy rằng<br />
con người trong thời kỳ trung cổ có phong độ triết học phong phú hơn nhiều,<br />
sinh động hơn nhiều và rất cá tính. Người trung cổ đã đề cập đến nhiều vấn đề<br />
triết học đích thực, với những phương pháp quan điểm đặc trưng của triết học<br />
cũng như tôn giáo với mong muốn chinh phục và hướng tới chân lý khách<br />
quan với một khát vọng cao đẹp. Thời gian trôi đi gắn liền với sự vận động<br />
của tạo hóa, tất cả đã là quá khứ thì không thể trở về, nhưng những giá trị<br />
2<br />
<br />