Luận văn thạc sĩ triết học: Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk hiện nay
lượt xem 112
download
Mục đích luận văn: làm rõ vai trò của lý luận chính trị và thực trạng trình độ lý luận chính trị đối với hoạt động lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ triết học: Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk hiện nay
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt khóa học ở trường, ñể ñạt ñược kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Hà Nội ñã tận tình giảng dạy giúp em vững vàng về chuyên môn và trưởng thành hơn trong cuộc sống. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Tuyên ñã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cảm ơn gia ñình, bạn bè ñã cổ vũ, ñộng viên. HỌC VIÊN Đặng Nguyên Hà 1
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn ñề tài ...................................................................................................... 5 2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................. 6 3. Mục ñích của luận văn ............................................................................................ 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................... Error! Bookmark not defined. 5. Những luận ñiểm cơ bản và ñóng góp mới của tác giả .................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 8 7. Kết cấu của luận văn ………………………………………………..………...……7 Chương 1..................................................................................................................... 10 LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN HIỆN NAY............................................................................ 8 1.1. LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ................................................................................... 10 1.1.1.Bản chất của lý luận chính trị ........................................................... 10 1.1.2. Vai trò của lý luận chính trị trong thời kì ñẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước……………………………………….………………19 1.2 LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VỚI HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN .................................................. 24 1.2.1. Hoạt ñộng lãnh ñạo của ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện............... 24 1.2.2. Vai trò của lý luận chính trị ñối với hoạt ñộng của người cán bộ lãnh ñạo, quản lý cấp huyện. ............................................................................................. 35 Chương 2..................................................................................................................... 41 2
- THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN Ở ĐẮK LẮK HIỆN NAY ............................................ 41 2.1. TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN Ở ĐẮK LẮK. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ........................................................................................................................................ 41 2.1.1.Đặc ñiểm, tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Đắk Lắk.............................. 41 2.1.2. Thực trạng trình ñộ lý luận chính trị của ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk......................................................................................................... 42 2.1.3. Những nguyên nhân của thực trạng trên ................................................ 50 2.2. NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN Ở ĐẮK LẮK..................................................................................... 56 2.3. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN .............................................................. 63 2.3.1. Phương hướng nâng cao trình ñộ lý luận chính trị của ñội ngũ cán bộ lãnh ñạo chủ chốt cấp huyện..................................................................................... 63 2.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trình ñộ lý luận chính trị cho ñội ngũ cán bộ lãnh ñạo chủ chốt cấp huyện ................................................. 69 2.3.2.1. Tiếp tục ñẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tạo bước chuyển biến tích cực về ñời sống vật chất, ñời sống văn hóa, trình ñộ dân trí cho cán bộ và nhân dân ............................................................................................................ 70 2.3.2.2. Tiếp tục ñổi mới công tác giáo dục ñào tạo, phát huy ý thức tự phấn ñấu học tập, rèn luyện nâng cao trình ñộ lý luận chính trị của chính ñội ngũ cán bộ lãnh ñạo chủ chốt cấp huyện ............................................................... 73 3
- 2.3.2.3. Tiếp tục ñổi mới hoàn thiện chính sách ñối với ñội ngũ cán bộ lãnh ñạo, quản lý cấp huyện theo hướng tạo ñộng lực ñể khuyến khích họ tự họ tập nâng cao trình ñộ lý luận chính trị ............................................................. 78 2.3.2.4. Trau dồi và rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng duy vật .. 80 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 83 PHỤ LỤC 1: ĐỘ TUỔI BÌNH QUÂN CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN Ở ĐẮK LẮK (2005 - 2010) ........................................................... 85 PHỤ LỤC 2: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN ĐẮK LẮK 2005- 2010 .......................................................................................... 86 4
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn ñề tài Để lãnh ñạo thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc, Đảng ta ñã tiến hành công cuộc ñổi mới nhằm nâng cao năng lực, sức chiến ñấu và ñặc biệt là lòng tin yêu của nhân dân. Công cuộc ñổi mới ñòi hỏi chúng ta phải có một chương trình hành ñộng toàn diện cho mọi ngành, mọi lĩnh vực. Trong ñó có nhiều lĩnh vực còn ít nhiều xa lạ hoặc hoàn toàn mới mẻ với chúng ta. Điều ñó ñòi hỏi phải có một ñội ngũ cán bộ ñủ năng lực, trình ñộ, phẩm chất ñạo ñức và kiến thức sâu về lý luận chính trị vì có những vấn ñề ñơn giản nhận thức ñược bằng trực giác nhưng cũng có những vấn ñề ñòi hỏi phải có sự khái quát, phân tích bằng tư duy lý luận thì mới có thể nhận thức và giải quyết ñược. Năng lực và trình ñộ lý luận chính trị của cán bộ lãnh ñạo chủ chốt cấp huyện có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh - tế xã hội và an ninh trật tự ở ñịa phương, thúc ñẩy sự phát triển chung cho cả Tỉnh và cả nước. Cán bộ lãnh ñạo chủ chốt cấp huyện có nắm vững, hiểu biết lý luận chính trị thì mới nắm chắc các quan ñiểm, ñường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước từ ñó mà vận dụng sáng tạo vào tình hình cụ thể ở ñịa phương. Trình ñộ lý luận chính trị còn giúp cho ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện có cơ sở tổng kết một cách có hiệu quả tình hình thực tiễn ở ñịa phương, qua ñó rút ra những bài học kinh nghiệm, những kết luận góp phần vào việc sửa ñổi, bổ sung và phát triển ñường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Do ñó cán bộ 5
- chủ chốt nói chung và cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng ñể hoàn thành tốt nhiệm vụ ñược giao thì cần phải có trình ñộ, ñặc biệt là trình ñộ lý luận chính trị. Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của thời kỳ ñẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, thành phố ở nước ta nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng vẫn còn yếu và hạn chế ở nhiều mặt như: bản lĩnh chính trị, trình ñộ nhận thức chính trị, năng lực tổ chức quản lý, năng lực chỉ ñạo hoạt ñộng thực tiễn, phẩm chất ñạo ñức cách mạng… Nhiều cán bộ ñược ñề bạt, bổ sung vào những cương vị chủ chốt nhưng chưa qua ñào tạo cơ bản về chuyên môn cũng như lý luận chính trị. Do ñó, khi xử lý công việc còn tuỳ tiện, kinh nghiệm, giáo ñiều, chưa vận dụng ñúng ñường lối, chủ trương, quan ñiểm của Đảng vào thực tiễn của ñịa phương. Để khắc phục tình trạng trên cần phải giải quyết nhiều vấn ñề liên quan ñến cán bộ chủ chốt cấp huyện trong ñó vấn ñề có ý nghĩa cấp bách là phải ñổi mới, tăng cường hơn nữa công tác ñào tạo, nâng cao trình ñộ lý luận chính trị nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất ñạo ñức cách mạng… cho họ trong quá trình chỉ ñạo thực tiễn ở ñịa phương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, khảo sát, ñánh giá thực trạng và ñề ra các giải pháp cụ thể thiết thực nhằm nâng cao trình ñộ lý luận chính trị cho ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm góp phần ñẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước. Với ý nghĩa trên tôi chọn ñề tài “Nâng cao trình ñộ lý luận chính trị cho ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk hiện nay” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành triết học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Do tầm quan trọng ñặc biệt của vấn ñề nâng cao trình ñộ lý luận chính trị trong công tác tư tưởng của Đảng mà cho ñến nay ñã có rất nhiều tài liệu, 6
- văn kiện, sách báo, bài nghiên cứu của Đảng, nhà nước, các cơ quan khoa học và nhiều nhà nghiên cứu ñã ñề cập ñến vấn ñề ở những mức ñộ khác nhau. Đó là nguồn tư liệu quý báu giúp tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn của mình như: Hồ Bá Thâm “Phát triển năng lực tư duy của người lãnh ñạo quản lý hiện nay”, Tạp chí Cộng sản số 23/2002; Nguyễn Thái Sơn “Đổi mới công tác ñào tạo, bồi dưỡng ñội ngũ cán bộ chủ chốt” Nhà xuất bản Lý luận chính trị, 2001; Trần Thành “Tư duy lý luận ñối với người cán bộ lãnh ñạo, chỉ ñạo thực tiễn”, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, 2001; Ngô Ngọc Thắng “ Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho ñội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong thời kỳ ñổi mới, Nhà xuất bản Lý luận chính trị , 2004; Luận văn thạc sĩ triết học , Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1995, “Nâng cao trình ñộ tư duy lí luận cho ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã miền núi hiện nay” của Đỗ Cao Quang; Luận văn thạc sĩ triết học, học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998; “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho ñội ngũ cán bộ lãnh ñạo, quản lý cấp huyện ở nước ta hiện nay” của Vũ Đình Chuyên; Luận văn thạc sĩ triết học, học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001 “Nâng cao trình ñộ lý luận chính trị cho ñội ngũ cán bộ lãnh ñạo, quản lý cấp huyện ở Cao Bằng trong giai ñoạn hiện nay” của Nông Văn Tiềm Mặc dù ñã có nhiều công trình nghiên cứu, ñặt ra những vấn ñề rất cơ bản cả về lý luận lẫn thực tiễn, ñề ra những phương hướng và giải pháp ñể nâng cao trình ñộ lý luận chính trị cho ñội ngũ cán bộ lãnh ñạo, quản lý ở các cấp. Tuy nhiên, do giới hạn về mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nên cho ñến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết ñầy ñủ có hệ thống và chuyên sâu về thực trạng cũng như nêu ra những giải pháp ñể nâng cao trình ñộ lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, nghiên cứu ñề tài này sẽ góp phần tích cực vào việc 7
- nâng cao chất lượng ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện trong thời kỳ ñẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước ở tỉnh Đắk Lắk, từng bước góp phần khắc phục tình trạng ñội ngũ cán bộ lãnh ñạo còn thiếu ñồng bộ về trình ñộ như hiện nay. 3. Mục ñích của luận văn Luận văn làm rõ vai trò của lý luận chính trị và thực trạng trình ñộ lý luận chính trị ñối với hoạt ñộng lãnh ñạo của ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở ñó ñề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trình ñộ lý luận chính trị cho ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Phân tích làm rõ bản chất, vai trò của lý luận chính trị ñối với việc nâng cao tư duy lý luận, năng lực, trình ñộ lãnh ñạo, quản lý cho ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện. - Phân tích ñánh giá thực trạng, yêu cầu và nguyên nhân về trình ñộ lý luận chính trị của ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk hiện nay. - Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao trình ñộ lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk hiện nay. 5. Những luận ñiểm cơ bản và ñóng góp mới của tác giả - Luận văn góp phần làm rõ vai trò, tầm quan trọng của lý luận chính trị ñối với cán bộ chủ chốt cấp huyện và tính tất yếu phải nâng cao trình ñộ lý luận chính trị cho ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trình ñộ lý luận chính trị cho ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk , ñánh giá khái quát thực trạng trình ñộ lý luận chính trị của ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk. 6. Phương pháp nghiên cứu 8
- Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, ñiều tra xã hội học. . . 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở ñầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, chương 1 có 2 tiết, chương 2 có 3 tiết. 9
- Chương 1. LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN HIỆN NAY 1.1. LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1.1. Bản chất của lý luận chính trị Thực tiễn phát triển của lịch sử xã hội loài người ñã chứng minh khi xã hội phân chia thành giai cấp thì bất kỳ giai cấp, chính Đảng nào muốn giữ ñược ñịa vị thống trị xã hội thì trước hết phải nâng cao trình ñộ trí tuệ, trình ñộ lý luận cho giai cấp mình. Lênin ñã khẳng ñịnh không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng, chỉ có chính Đảng nào có ñược lý luận tiên phong dẫn ñường thì Đảng ñó mới hoàn thành vai trò cách mạng tiên phong. Do ñó, khi nói ñến Đảng chính trị là ñồng thời nói ñến hệ thống lý luận – nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành ñộng của Đảng ấy. Từ ñiển Tiếng Việt ñịnh nghĩa: “Lý luận là hệ thống những tư tưởng ñược khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, có tác dụng chỉ ñạo thực tiễn. Lý luận là những kiến thức ñược khái quát và hệ thống hoá trong một lĩnh vực nào ñó”(19, tr544- 545) Từ ñiển triết học ñịnh nghĩa:“Lý luận là hệ thống những tri thức ñã ñược khái quát, tạo ra một quan niệm hoàn chỉnh về các quy luật và mối liên hệ cơ bản của hiện thực” (22, tr341) Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng ñịnh: “Tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” (14, tr497) 10
- Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về lý luận nhưng tất cả các ñịnh nghĩa trên ñều thống nhất ở chỗ: Lý luận là sự khái quát những kinh nghiệm thực tiễn, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội ñược tích luỹ trong quá trình hoạt ñộng lịch sử của con người, phản ánh mối liên hệ bản chất, mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong một lĩnh vực nào ñó của hiện thực khách quan và có vai trò hướng dẫn thực tiễn. Trong mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn thì thực tiễn chính là yếu tố cơ sở, nền tảng quyết ñịnh sự hình thành lý luận. Mỗi bước phát triển của hoạt ñộng thực tiễn lại làm nảy sinh yêu cầu mới ñòi hỏi phải ñược nghiên cứu, khái quát ñể bổ sung vào lý luận những nhận thức mới. Nhờ ñó mà lý luận hoàn thiện và phát triển hơn. Ngược lại, trong mỗi hoạt ñộng thực tiễn thì lý luận làm nhiệm vụ hướng dẫn, mở ñường cho thực tiễn phát triển bằng những tổng thể tri thức nhất ñịnh. Không có hoạt ñộng thực tiễn nào ñơn thuần là kinh nghiệm cụ thể, cũng như không có hệ thống tri thức nào không xuất phát từ sự tổng kết thực tiễn. Quá trình nhận thức của con người ñược thực hiện qua hai cấp ñộ là tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. Tri thức kinh nghiệm là những tri thức do con người tiếp nhận trực tiếp từ việc quan sát sự vật, hiện tượng cụ thể, khách quan, những tri thức này còn mang tính rời rạc, bề ngoài, riêng lẻ, ngẫu nhiên chứ chưa mang tính chặt chẽ, sâu sắc, chưa ñi vào bản chất của sự vật, hiện tượng. Do ñó, phạm vi áp dụng cũng như tính hướng dẫn, chỉ ñạo của tri thức kinh nghiệm thường bị hạn chế trong phạm vi hẹp. Khẳng ñịnh tính ñúng ñắn và khoa học của ñiều này Ph. Ănghen viết “Sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh ñược ñầy ñủ tính tất yếu”(13, tr718), cho nên biện chứng của quá trình nhận thức tất yếu vươn ñến một tri thức sâu sắc hơn, bản chất hơn ñó là tri thức lý luận. Tri thức lý luận là tri thức ở trình ñộ cao hơn so với tri thức kinh nghiệm. Bởi vì, tri thức lý luận có ñược là dựa trên cơ sở khái quát những tri 11
- thức kinh nghiệm và ñược nâng lên ở trình ñộ cao hơn, sâu sắc hơn về bản chất và quy luật của sự vật. Chính vì vậy, phạm vi áp dụng cũng như tính hướng dẫn, cải tạo tri thức lý luận sẽ rộng hơn so với tri thức kinh nghiệm. Tri thức lý luận làm cho hoạt ñộng của con người trở nên chủ ñộng, tự giác hơn, tránh ñược tình trạng mò mẫm, tự phát trong quá trình nhận thức, cũng như cải tạo tự nhiên, xã hội. Tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận tuy có khác nhau về trình ñộ nhưng giữa chúng lại có ñiểm chung là ñều phản ánh hiện thực khách quan và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong ñó, kinh nghiệm của thực tiễn có vai trò quan trọng ñối với lý luận, nó là cơ sở ñể tổng kết, khái quát thành lý luận. Kinh nghiệm còn là căn cứ ñể con người xem xét, bổ sung, sửa ñổi và không ngừng phát triển lý luận vì lý luận sẽ càng chính xác, khoa học hơn nếu ñược xây dựng trên nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Tri thức lý luận ñược hình thành từ sự tổng kết, khái quát kinh nghiệm nhưng lại phải thông qua quá trình trừu tượng hóa, khái quát hóa của tư duy cho nên bản thân nó lại chứa ñựng khả năng thiếu chính xác hoặc xa rời thực tế vì vậy ñể tri thức ấy trở thành khoa học thì nó phải luôn luôn ñược kiểm nghiệm qua thực tiễn nhằm bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn. Lý luận tuy có nguồn gốc từ thực tiễn nhưng sau khi ra ñời nó có tính ñộc lập tương ñối và có sự tác ñộng tích cực trở lại ñối với thực tiễn nhằm chỉ ñạo, dự báo tương lai phát triển sự vật, ñịnh hướng hoạt ñộng thực tiễn của con người. Như vậy, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận là hai cấp ñộ khác nhau trong quá trình nhận thức của con người, trong ñó tri thức kinh nghiệm là căn cứ, là cơ sở ñể hình thành và phát triển của tri thức lý luận. Do ñó, nếu tri thức kinh nghiệm càng ñược tích lũy nhiều thì càng có cơ sở vững chắc cho sự khái quát về lý luận. 12
- Vì vậy, lý luận ñược hiểu theo nghĩa chung nhất là hệ thống những tri thức ñược khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực. Trên thực tế, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học cụ thể ñều có lý luận riêng và mỗi ngành, mỗi lĩnh vực hoạt ñộng cụ thể muốn phát triển ñược ñều phải bắt ñầu bằng việc phát triển lý luận. Cho ñến nay, nhân loại ñã có rất nhiều loại lý luận, ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực thì có một hệ thống lý luận ñặc thù ở luận văn này tác giả chỉ bàn ñến lý luận chính trị. Khi ñề cập ñến khái niệm lý luận chính trị thì có rất nhiều quan ñiểm khác nhau, tùy theo cách tiếp cận cũng như việc bảo vệ lợi ích của giai cấp mình mà họ ñưa ra các quan ñiểm khác nhau. Theo quan ñiểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì chính trị là một hiện tượng lịch sử xuất hiện và tồn tại khi xã hội phân chia thành giai cấp và hình thành nhà nước. Chính trị giữ vai trò ñặc biệt trong ñời sống xã hội. Chính trị là lĩnh vực hoạt ñộng phức tạp, luôn thu hút các nhà tư tưởng ñi sâu vào nghiên cứu, khám phá, cố gắng làm sáng tỏ bản chất ñầy bí ẩn của chính trị. Chính trị theo tiếng Hy lạp là “Politics”có nghĩa là những công việc liên quan ñến thành bang, những công việc quốc gia. Trong ñó việc cốt lõi nhất là tổ chức ra cơ quan cai trị (chính phủ) từ thế kỷ 16 trở ñi gọi là nhà nước. Từ thời cổ ñại các nhà tư tưởng ñã luôn cố gắng ñi tìm một hình thức nhà nước phù hợp ñể cai trị ñất nước có hiệu quả nhất, hợp lý nhất. Do ñó, “chính trị theo nguyên nghĩa của nó là những công việc của nhà nước là phạm vi hoạt ñộng gắn với những quan hệ giai cấp, dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn ñề giành và giữ chính quyền. Hơn nữa, chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp và ñấu tranh giai cấp. Lênin chỉ rõ “ chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế” có nghĩa là các tổ chức chính trị, các hình thức nhà nước thay ñổi và phát triển dựa trên cơ sở kinh tế của xã hội. Những quan hệ chính trị, những vấn ñề chính trị có ảnh hưởng trở lại 13
- mạnh mẽ ñối với kinh tế hoặc là thúc ñẩy hoặc là cản trở sự phát triển kinh tế. Chính trị ñược biểu hiện bởi các tri thức ñược tích lũy trong quá trình lịch sử và những quan hệ kinh tế gắn với con người, với giai cấp, với dân tộc và với thời ñại. Theo Lênin “Chính trị có tính logic khách quan của nó không phụ thuộc vào những dự tính cá nhân, của ñảng này hay ñảng khác” (8, tr246) chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng nó luôn tồn tại và gắn liền với ñiều kiện lịch sử cụ thể, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của một cá nhân hay giai cấp, chính ñảng nào. Và với tư cách là một thiết chế xã hội, chính trị luôn luôn tìm cách dẫn dắt xã hội theo tư tưởng của giai cấp nắm quyền thống trị . Như vậy, tùy theo cách tiếp cận mà có những quan niệm khác nhau về chính trị song theo nghĩa chung nhất thì chính trị là những vấn ñề về ñiều hành bộ máy nhà nước hoặc những hoạt ñộng của giai cấp, chính ñảng nhằm duy trì quyền ñiều hành nhà nước. Còn lý luận chính trị là hệ thống các quan ñiểm, chủ trương, ñường lối, chính sách của một chính ñảng, một giai cấp, nhằm giành, giữ, và thực thi quyền lực nhà nước. Như vậy, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là lý luận chính trị của giai cấp vô sản, là hệ tư tưởng chân chính nhất, khoa học nhất của giai cấp vô sản và chính ñảng của nó - Đảng cộng sản. Đối với Đảng ta lý luận chính trị là lý luận về thời kỳ quá ñộ lên chủ nghĩa xã hội, về nền kinh tế thị trường ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa, về sở hữu các thành phần kinh tế, về ñấu tranh giai cấp, về xây dựng Đảng và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân… Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành ñộng của mình. Điều này ñã ñược Đảng ta khẳng ñịnh rõ trong cương lĩnh xây dựng ñất nước trong thời kì quá ñộ lên chủ nghĩa xã hội ñược thông qua tại Đại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ VII, năm 1981: “Đảng lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư Tưởng 14
- Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành ñộng”(9, tr21)Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết về những quy luật chung nhất của sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy, là lý luận cách mạng của quần chúng lao ñộng trong cuộc ñấu tranh tự giải phóng mình khỏi ách áp bức, bóc lột, là khoa học về xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trong công cuộc ñổi mới hiện nay Đảng ta luôn kiên trì lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành ñộng của mình và ñã ñạt ñược những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên con ñường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Việt Nam ñã bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và ñang trong quá trình ñẩy mạnh công nghiệp hóa hiện ñại hóa ñất nước, kinh tế tăng trưởng khá nhanh bước ñầu ñã xây dựng ñược nền kinh tế thị trường ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa, ñời sống nhân dân ñược cải thiện ñáng kể, khối ñại ñoàn kết toàn dân do Đảng lãnh ñạo ñược củng cố và tăng cường, sức mạnh tổng hợp của ñất nước ñược tăng lên nhiều, vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng ñược nâng cao. Những thành tựu to lớn ñó chứng tỏ ñường lối ñổi mới của Đảng ta là ñúng ñắn, sáng tạo, con ñường ñi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Hiện nay, ñang xuất hiện rất nhiều những tư tưởng phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng dao ñộng, hoài nghi ñòi xem xét lại chủ nghĩa Mác – Lênin và con ñường ñi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta gây ra sự lo lắng xáo trộn về mặt tư tưởng trong cán bộ, ñảng viên và các tầng lớp nhân dân. Thấm nhuần sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin trong quá trình ñổi mới Đảng ta kiên trì lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm cơ sở lý luận và phương pháp luận trong quá trình phân tích tình hình, nhìn thẳng vào sự thật, ñánh giá ñúng sự 15
- thật lấy ñó làm cơ sở xuất phát ñể hoạch ñịnh và hoàn thiện ñường lối ñổi mới. Đảng luôn khẳng ñịnh vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta ñây cũng là những ñịnh hướng chính trị quan trọng ñảm bảo cho sự ổn ñịnh và phát triển ñất nước, là ñiều kiện tiên quyết ñể chúng ta giành ñược những những thắng lợi to lớn trong những năm thực hiện công cuộc ñổi mới và cũng là tiền ñề quan trọng ñể ñưa nước ta ñi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta ñã khẳng ñịnh “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng ñất nước Việt Nam theo con ñường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”(2, tr83) Xuất phát từ những quan ñiểm ñó Đảng ta luôn nhấn mạnh việc học tập, nghiên cứu, rèn luyện và vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm giải quyết những vấn ñề bức xúc do thực tiễn ñất nước và thời ñại ñặt ra.Tại ñại hội X, Đảng ta ñã quy ñịnh “Toàn Đảng nghiêm túc học tập Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”(1,tr139) ñến ñại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng ñịnh học tập, nắm vững, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: “Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” Chính vì nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho nên từ khi tiến hành công cuộc ñổi mới cho ñến nay, Đảng ta luôn nghiên cứu, khảo nghiệm, xây dựng nên bước ñầu ñã hình thành ñược những nét cơ bản hệ thống quan ñiểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con ñường ñi lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở khoa học cho ñường lối của Đảng, góp phần bổ sung và phát triển quan ñiểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta luôn ñưa ra những quan ñiểm chủ trương, ñường lối phát triển ñất nước một cách ñúng ñắn hợp lòng dân, ñưa ñất nước ra khỏi tình 16
- trạng khủng hoảng kinh tế xã hội và ñang từng bước ñẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước. Từ quan ñiểm ñó thì lý luận chính trị có những ñặc trưng chủ yếu sau ñây: Một là tính trừu tượng hóa và khái quát hóa cao. Đây là ñặc trưng cơ bản của lý luận nói chung và lý luận chính trị nói riêng. Khi ñề cập ñến lý luận là chúng ta liên tưởng ngay ñến tính trừu tượng và tính khái quát của nó. Tư duy là vấn ñề cốt lõi của lý luận nhận thức, nếu như không có quá trình tư duy thì nhận thức của con người sẽ mãi mãi chỉ dừng lại ở nhận thức cảm tính, bề ngoài của ñối tượng không thể hiểu ñược bản chất tính quy luật của sự vận ñộng và phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong quá trình nhận thức, tư duy của con người luôn diễn ra quá trình trừu tượng hóa, khái quát hoá những tri thức thu ñược về thế giới, những quy luật vận ñộng và phát triển của các lĩnh vực khác nhau trong ñời sống xã hội. Trừu tượng hóa, khái quát hóa là hai quá trình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời, chúng xâm nhập lẫn nhau, bổ sung cho nhau. Nhờ ñó mà con người có ñược những tri thức về mối liên hệ bản chất, tính quy luật trong sự vận ñộng, phát triển của sự vật. Các hình thức thể hiện lý luận nói chung và lý luận chính trị nói riêng như khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật…ñều là kết quả của quá trình trừu tượng hóa, khái quát hóa cao của tư duy con người trong quá trình nhận thức thế giới và chúng ñược biểu ñạt bằng những khía cạnh, những yếu tố khác nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ, thúc ñẩy nhau cùng phát triển. Vì thế chúng ñem lại cho con người sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, quy luật, các mối liên hệ … trong sự vận ñộng và phát triển của sự vật, hiện tượng nó giúp con người không ngừng tìm tòi, khám phá, sáng tạo ra những cái mới ñáp ứng nhu cầu thực tiễn ñặt ra. 17
- Hai là, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận khoa học nói chung và chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng. Theo quan ñiểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì lý luận thuộc về lĩnh vực hoạt ñộng tinh thần còn thực tiễn thuộc về hoạt ñộng vật chất. Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất quyết ñịnh ý thức, hoạt ñộng vật chất quyết ñịnh ñối với hoạt ñộng tinh thần. Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng, tác ñộng bổ sung cho nhau, là ñiều kiện, tiền ñề cho sự tồn tại và phát triển của nhau. Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa 1 Trường Nguyễn Ái Quốc ngày 7/9/1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh ñã khẳng ñịnh: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì trở thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”(14, tr496). Như vậy, lý luận cách mạng có vai trò to lớn trong việc nâng cao trình ñộ tư tưởng lý luận cho cán bộ, ñảng viên, toàn thể nhân dân, thúc ñẩy cách mạng tiến lên. Người cũng thường xuyên nhắc nhở cán bộ, ñảng viên không ngừng học tập lý luận cách mạng và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn. Thực tiễn cách mạng nước ta ñã chứng minh, nhờ nắm vững những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo vào ñiều kiện cụ thể của Việt Nam, nên Đảng ta ñã lãnh ñạo cách mạng nước nhà vượt qua mọi khó khăn thử thách, giành ñược nhiều thắng lợi. Vì thế, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị coi ñó là yêu cầu cơ bản không thể thiếu trong công tác xây dựng Đảng. Trong giai ñoạn hiện nay, việc thường xuyên tổng kết thực tiễn luôn là một ñòi hỏi tất yếu ñồng thời là yêu cầu quan trọng ñể tiếp tục nâng cao trình ñộ tư duy lý luận của Đảng. 18
- Ba là, sự thống nhất giữa tính ñảng và tính khoa học. Nói tới tính ñảng là nói tới tính giai cấp, còn tính khoa học là sự phản ánh ñúng thực tế khách quan, tôn trọng hiện thực khách quan. Lý luận nói chung và lý luận Mác - Lênin nói riêng là nhằm bảo vệ lợi ích của một giai cấp trong một chế ñộ xã hội nhất ñịnh. Do ñó, lý luận chính trị của giai cấp cách mạng, giai cấp tiên tiến, giai cấp ñại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử luôn có khả năng ñảm bảo sự thống nhất giữa tính ñảng và tính khoa học. Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống tư tưởng của giai cấp vô sản, giai cấp ñại biểu cho sự tiến bộ của thời ñại, giai cấp mà lợi ích của nó phù hợp với lợi ích của quần chúng nhân dân lao ñộng, nó phản ánh nhu cầu khách quan và lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao ñộng cho nên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin ñảm bảo sự thống nhất giữa tính ñảng và tính khoa học. Trong lý luận chính trị, tính ñảng và tính khoa học có mối quan hệ biện chứng với nhau, vì thế tính ñảng càng cao thì tính khoa học càng thêm sâu sắc, tính ñảng và tính khoa học là ñiều kiện, tiền ñề tồn tại phụ thuộc lẫn nhau, không thể xem nhẹ hoặc loại bỏ cái nào. Ph.Ănghen khẳng ñịnh “ Khoa học càng ñược tiến hành một cách dũng cảm, vô tư thì nó càng phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của của giai cấp công nhân.” (13, tr451) Như vậy, lý luận chính trị không có một mục ñích nào khác ngoài mục ñích thực hiện nhiệm vụ cách mạng của một ñảng cách mạng, cho nên nhiệm vụ quan trọng của nó là ñịnh hướng ñúng cho con người trong nhận thức và hành ñộng cải tạo thế giới. Khi ñó tính khoa học sẽ là tiền ñề, là cơ sở còn tính ñảng giữ vai trò ñịnh hướng cách mạng ñể loại trừ cái cũ, cái lỗi thời lạc hậu ñể xây dựng cái mới, tiến bộ hợp quy luật. Lý luận chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam ñược xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền với quá trình tổng kết thực tiễn, có vai trò to lớn trong việc cung cấp những luận cứ khoa 19
- học nhằm xây dựng, bổ sung và phát triển ñường lối ñổi mới và thực hiện thắng lợi các mục tiêu ñã ñề ra. Tính Đảng ñòi hỏi việc nghiên cứu lý luận chính trị phải xuất phát từ tình hình cụ thể của ñất nước, ñưa ra ñược những dự báo khoa học về sự phát triển trên cơ sở ñó ñề ra ñược những giải pháp khoa học, ñúng ñắn ñể giải quyết kịp thời, bổ sung những vấn ñề mới làm cho chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước càng hoàn thiện hơn, sát với thực tiễn cuộc sống. Điều này ñòi hỏi Đảng phải luôn luôn tự ñổi mới, tự chỉnh ñốn và không ngừng nâng cao trình ñộ trí tuệ, chuyên môn, nghiệp vụ, trình ñộ lý luận chính trị cho cán bộ, ñảng viên. VI.Lênin khẳng ñịnh “Chỉ Đảng nào có một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” (25, tr32) Như vậy, với ý nghĩa là lý luận tiên phong – lý luận chính trị giúp cho Đảng cộng sản hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, nhất là trong giai ñoạn hiện nay, giai cấp công nhân cùng với Đảng tiên phong của mình phải kiên ñịnh giữ vững ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Để làm tròn vai trò lãnh ñạo của mình Đảng không ngừng bổ sung, phát triển lý luận chính trị ñể không ngừng hoàn thiện và ñóng vai trò to lớn trong sự phát triển của xã hội. 1.1.2. Vai trò của lý luận chính trị trong thời kỳ ñẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước. Hiện nay Đảng cộng sản Việt Nam ñang lãnh ñạo toàn dân thực hiện sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” từ một xuất phát ñiểm thấp, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Do ñó, ngay từ ñầu Đảng ta ñã xác ñịnh rõ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa không thể tách rời việc thực hiện các cuộc cách mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng tư tưởng - văn hóa, cách mạnh khoa học kĩ thuật…công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa sẽ tạo ñiều kiện ñể giải quyết các nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Triết học: Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) - Đặng Thị Kim Anh
21 p | 274 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Triết lý nhân sinh trong Tây du ký
116 p | 461 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 362 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp phát triển
85 p | 162 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay
91 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số tính chất của đồng điều địa phương cho môđun Compắc tuyến tính
42 p | 106 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của Immanuel Kant và ý nghĩa thời đại
110 p | 5 | 4
-
tr.Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
15 p | 86 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm của V.I.Lênin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay
94 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng
98 p | 4 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh
100 p | 3 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm về con người trong chủ nghĩa hiện sinh
106 p | 4 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề chân lý trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ
104 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh - Giá trị và hạn chế
115 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng Nguyễn Phước Đức Đạt qua tác phẩm
107 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm của Karl Popper về xã hội mở
116 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
127 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper trong một số tác phẩm
108 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn