ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
======================<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN<br />
<br />
TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI<br />
THỜI TRẦN (1225-1400)<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
Chuyên ngành: Triết học<br />
<br />
Hà Nội - 2016<br />
<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
======================<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN<br />
<br />
TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI<br />
THỜI TRẦN (1225-1400)<br />
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học<br />
<br />
Mã số : 60220301<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Bình<br />
<br />
Hà Nội - 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1<br />
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 7<br />
Chƣơng 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI<br />
THỜI TRẦN .............................................................................................. 7<br />
1.1. Bối cảnh xã hội hình thành tư tưởng chính trị - xã hội thời Trần .................... 7<br />
1.1.1. Bối cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam thế kỷ XIII - XIV ..... 7<br />
1.1.2. Nhu cầu và nhiệm vụ thực tiễn đặt ra của quốc gia Đại Việt thời Trần ..24<br />
1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng chính trị - xã hội thời Trần ................... 27<br />
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 40<br />
Chƣơng 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG CHÍNH<br />
TRỊ - XÃ HỘI THỜI TRẦN ............................................................................ 41<br />
2.1. Những quan điểm cơ bản về thể chế chính trị và tổ chức xã hội trong tư<br />
tưởng chính trị - xã hội thời Trần .................................................................... 41<br />
2.1.1. Quan điểm về cơ cấu xã hội và mối quan hệ giữa các tầng lớp...............41<br />
2.1.2. Quan điểm về quyền lực chính trị và thể chế chính trị trong tư tưởng<br />
chính trị - xã hội thời Trần......................................................................................50<br />
2.1.3. Quan điểm về tổ chức và quản lý xã hội trong tư tưởng chính trị - xã hội<br />
thời Trần ...................................................................................................................55<br />
2.2. Những quan điểm cơ bản về đối nội và đối ngoại trong tư tưởng chính trị<br />
- xã hội thời Trần ............................................................................................. 69<br />
2.2.1. Chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự chủ, tinh thần đoàn kết dân tộc trong hoạt<br />
động đối nội của nhà Trần......................................................................................69<br />
2.2.2. Quan điểm về cách thức tổ chức quân sự của nhà nước phong<br />
kiến thời Trần .................................................................................... 73<br />
2.2.3. Tư tưởng chính trị - xã hội thể hiện trong chính sách và đường lối ngoại<br />
giao của chính quyền phong kiến thời Trần..........................................................81<br />
2.3. Những giá trị chủ yếu của tư tưởng chính trị - xã hội thời Trần ................... 85<br />
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 94<br />
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 95<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 97<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Chính trị là một phạm trù triết học và chính trị học dùng để chỉ công<br />
việc cai trị, quản lý xã hội nhằm duy trì sự tồn tại xã hội trong vòng trật tự<br />
và phát triển thông qua hoạt động của nhà nước và pháp luật. Chính trị mà<br />
biểu hiện đặc biệt của nó là quyền lực nhà nước trực tiếp can thiệp và chi<br />
phối các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Do đó, trong xã hội có<br />
giai cấp, tư tưởng chính trị mà cấp độ cao là hệ tư tưởng chính trị là nền<br />
tảng, là căn cứ lý luận, là nguyên tắc chủ đạo để giai cấp thống trị xây dựng<br />
hệ thống quyền lực nhà nước của mình vì lợi ích giai cấp thống trị và lợi<br />
ích dân tộc. Ở nước ta, đồng thời với phát triển kinh tế, xây dựng văn hóa,<br />
phát triển khoa học công nghệ thì ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết<br />
để tiến hành các hoạt động khác trong xã hội.<br />
Sau 30 năm đổi mới đất nước, trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế<br />
khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bên<br />
cạnh những cơ hội phát triển mà quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế<br />
đem lại thì quá trình này cũng dẫn đến những tranh chấp quyền lực, những<br />
bất ổn về kinh tế chính trị, xã hội ở một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là<br />
những quốc gia đang phát triển. Điển hình là các hoạt động tranh chấp,<br />
xung đột cục bộ, hoạt động khủng bố quốc tế đang gây mất ổn định chính<br />
trị ở khu vực và nhiều nơi trên thế giới như khủng bố ở Mỹ và các nước<br />
phương Tây, khủng hoảng chính trị ở nhiều nước trên thế giới, tranh chấp<br />
quyền lợi kinh tế và chính trị giữa các nước khu vực biển Đông… Do đó,<br />
để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thành công, Đảng ta luôn khẳng<br />
định, nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, còn nhiệm vụ ổn định chính<br />
trị là then chốt. Để giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội của một quốc gia<br />
luôn bị đe dọa bởi sự xâm lăng và nguy cơ đồng hóa như đất nước ta trong<br />
<br />
1<br />
<br />
lịch sử, trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã biết dựa<br />
vào sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc để thực hiện chủ quyền độc lập, tự do<br />
của mình. Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh tổng hợp, hình thành<br />
nên nội lực mạnh mẽ của toàn thể dân tộc ta đó chính là bản sắc văn hóa<br />
truyền thống, những giá trị tinh thần dân tộc. Nội lực đó đã và đang phát<br />
huy sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển<br />
đất nước hiện nay. Vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu những giá trị văn hóa<br />
tinh thần của dân tộc ta, trên cơ sở đó phát huy sức mạnh của những giá trị<br />
đó trong việc xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện<br />
nay là việc làm có ý nghĩa lý luận lâu dài và cấp bách.<br />
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, thời Trần được xem là mốc son<br />
chói lọi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển diện mạo văn hóa, tư tưởng<br />
của một quốc gia phong kiến độc lập, đánh dấu bước ngoặt căn bản trong<br />
tư duy, nhận thức của dân tộc ta về lòng yêu nước và tinh thần độc lập, tự<br />
cường. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ không chỉ trong<br />
lĩnh vực kinh tế, văn hóa mà cả trong lĩnh vực chính trị, biểu hiện rõ nét<br />
trong công cuộc xây dựng một quốc gia thống nhất, độc lập, có chủ quyền<br />
và toàn vẹn lãnh thổ, trong phát triển mọi mặt về kinh tế và văn hóa; trong<br />
tổ chức và quản lý xã hội quy củ và thống nhất từ trung ương đến địa<br />
phương; trong việc thống nhất tư tưởng, đoàn kết lòng dân, tạo sức mạnh<br />
đoàn kết toàn dân tộc để chiến thắng giặc ngoại xâm… Những thành tựu ấy<br />
là minh chứng hùng hồn cho những giá trị lý luận và tư tưởng được nhà<br />
Trần vận dụng trong tổ chức và quản lý xã hội, nhất là tư tưởng chính trị.<br />
Những vấn đề chính trị - xã hội như: tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng<br />
hệ thống pháp luật, quản lí và vận dụng sức mạnh của các tầng lớp trong xã<br />
hội, khoan thư sức dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, tổ chức<br />
quân sự và các chính sách ngoại giao trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc<br />
<br />
2<br />
<br />