ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ<br />
<br />
LÊ THỊ THU HUYỀN<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG TỚI<br />
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM<br />
<br />
LUẬN VĂN THẶC SỸ TRIẾT HỌC<br />
<br />
Chuyên ngành : Triết học<br />
Mã số:<br />
<br />
60 22 80<br />
<br />
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN HÀM GIÁ<br />
<br />
Hà Nội - 2008<br />
<br />
1<br />
<br />
Mục lục<br />
Mở đầu ......................................................................................................... 4<br />
Chương 1. Kinh tế tri thức - xu hướng phát triển kinh tế của<br />
nhân loại hiện nay ………………………………………………….9<br />
1.1 Khái quát về kinh tế tri thức……………………………………….9<br />
1.1.1 Sự hình thành của kinh tế tri thức.................................................9<br />
<br />
1.1.2 Nền kinh tế tri thức và những đặc trưng cơ bản của nóError! Bookmark<br />
1.2.1 Nền kinh tế tri thức là gì ? ......... Error! Bookmark not defined.<br />
1.2 Kinh tế tri thức- tính tất yếu, thời cơ và thách thức đối với Việt<br />
Nam………………………………………………………………………...20<br />
1.2.1 Tính tất yếu của sự phát triển kinh tế tri thức…………………20<br />
1.2.2 Phát triển inh tế tri thức thời cơ và thách thức đối với Việt….29<br />
Chương 2. Giáo dục - đào tạo Việt Nam trước yêu cầu phát triển kinh tế tri<br />
thức………………………………………………………………………40<br />
2.1. Tình hình giáo dục - đào tạo nước ta trước yêu cầu phát triển kinh tế<br />
tri thức ........................................................................................................ 40<br />
2.1.1 Khái quát về tình hình giáo dục - đào tạo nước tahiện nay ...........40<br />
2.1.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của nước ta nhìn từ góc độ<br />
giáo dục và đào tạo ....................................................................................53<br />
2.2 Những yêu cầu đối với nền giáo dục - đào tạo nước ta hướng tới phát<br />
triển kinh tế tri thức<br />
…………………………………………………..…….Error! Bookmark not<br />
defined.8<br />
2.2.1 Giáo dục và đào tạo là một nhân tố then chốt thúc đẩy sự phát<br />
triển của kinh tế tri thức ............................................................................58<br />
2<br />
<br />
2.2.2 Phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi phải xây dựng và phát triển một<br />
nền GD-ĐT tiên tiến, lành mạnh, hướng tới xây dựng một xã hội học tập ....63<br />
Chương 3. Một số nội dung và giải pháp phát triển GD-ĐT nước ta hướng<br />
tới kinh tế tri thức ...................................................................................... 71<br />
3.1 Những nội dung có tính định hướng về phát triển GD-ĐT nước ta<br />
hiện nay…………………………………………………………………71<br />
3.1.1 Chuẩn hoá .............................................................................71<br />
3.1.2 Hiện đại hoá ..........................................................................72<br />
3.1.3 Dân chủ hoá...........................................................................74<br />
3.1.4 Xã hội hoá giáo dục ...............................................................75<br />
3.1.5 Đa dạng hoá các hình thức trường lớp .....................................75<br />
3.2 Các giải pháp cụ thể nhằm phát triển GD-ĐT nước ta hướng tới<br />
kinh tế tri thức ..........................................................................................76<br />
Kết luận ........................................................................................................83<br />
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………86<br />
<br />
3<br />
<br />
Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Bước vào thế kỷ XXI, loài người càng đẩy nhanh cuộc cách mạng khoa<br />
học công nghệ trên quy mô rộng lớn chưa từng thấy trong lịch sử. Các ngành<br />
khoa học công nghệ cao mới liên tiếp thu được những tiến bộ, những bước đột<br />
phá trong các lĩnh vực tin học, sinh học, vũ trụ học, hải dương học, năng<br />
lượng, vật liệu mới, bảo vệ môi trường và quản lý... thúc đẩy làn sóng chuyển<br />
dịch cơ cấu mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới mà khởi đầu là từ các nước có<br />
kinh tế phát triển. Từ đó làm xuất hiện sự chuyển dịch từ nền kinh tế công<br />
nghiệp sang kinh tế tri thức. Làn sóng chuyển dịch này được đánh giá là một<br />
xu thế chủ đạo của phát triển kinh tế toàn cầu trong thế kỷ này.<br />
Với tư cách là một xu thế phát triển của thời đại, kinh tế tri thức mang lại<br />
những thời cơ cũng như những thách thức to lớn mà mỗi quốc gia trên thế giới<br />
đang tích cực tìm kiếm cách tiếp cận và đón nhận nó. ý thức được tầm quan<br />
trọng của kinh tế tri thức đối với sự phát triển nói chung, Đại hội Đại biểu toàn<br />
quốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định rằng phải đặt vấn đề kinh tế tri thức<br />
trong chiến lược phát triển chung của đất nước. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần<br />
thứ X, Đảng ta xác định một trong những nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế xã hội từ nay đến 2010 là: “ Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục<br />
và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp<br />
hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức” [7,tr 187].<br />
Để từng bước tiếp cận và hội nhập với nền kinh tế thế giới, yếu tố có ý<br />
nghĩa quan trọng là chúng ta phải xây dựng được những con người có đủ bản<br />
lĩnh và trí tuệ để có thể tiếp thu, làm chủ công nghệ, sáng tạo ra những tri thức<br />
mới, mau chóng rút ngắn khoảng cách về tri thức, khoa học và công nghệ so<br />
với các nước công nghiệp phát triển trong thế kỷ XXI.<br />
<br />
4<br />
<br />
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Vai trò của giáo dục và<br />
đào tạo hướng tới sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam” để nghiên<br />
cứu nhằm góp một phần sức lực của mình vào quá trình nhận thức và<br />
thực hiện thành công Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ<br />
X của Đảng, thúc đẩy sự phồn thịnh của đất nước trong thế kỷ này.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Kinh tế tri thức không phải là một vấn đề hoàn toàn mới trên phạm<br />
vi thế giới. Chủ nghĩa Mác khi nói về lực lượng sản xuất đã chỉ ra rằng:<br />
Lực lượng sản xuất bao gồm hai bộ phận: lực lượng sản xuất vật chất và<br />
lực lượng sản xuất tinh thần (tri thức, chất xám). Song các tác phẩm<br />
mác-xít trước đây nặng về tìm hiểu lực lượng sản xuất vật chất bởi trong<br />
thời kỳ của Mác, lực lượng sản xuất tinh thần chỉ chiếm tỷ trọng không<br />
đáng kể trong toàn bộ xã hội.<br />
Từ những năm 70 của thế kỷ XX cho đến nay, do sự phát triển<br />
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, kinh tế tri<br />
thức và những giải pháp hướng tới phát triển kinh tế tri thức trở thành<br />
tiêu điểm cho các cuộc thảo luận, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà<br />
lãnh đạo, các giới khoa học trên thế giới và ở nước ta.<br />
Hội thảo khoa học toàn quốc đầu tiên về vấn đề kinh tế tri thức với<br />
chủ đề: “Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” do<br />
Ban khoa giáo Trung ương - Bộ khoa học, công nghệ và môi trường - Bộ<br />
ngoại giao kết hợp tổ chức tại Hà Nội trong 2 ngày 21, 22/6/2000 thu<br />
hút nhiều học giả và các nhà lãnh đạo tham gia. Qua hội thảo, các học<br />
giả và những nhà lãnh đạo khẳng định: Kinh tế tri thức là xu hướng phát<br />
triển tất yếu của xã hội trong thế kỉ XXI, lối cuốn mọi quốc gia tham gia<br />
trong quá trình phát triển; Hội thảo cũng khẳng định muốn xây dựng<br />
kinh tế tri thức thì mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia phải luôn<br />
bố sung tri thức mới. Muốn vậy phải đầu tư cơ sở vật chất, phát triển<br />
giáo dục và đào tạo phù hợp với mọi đối tượng nhằm phát huy thế mạnh<br />
tri thức của con người trong xã hội. Vận dụng vào nước ta trong điều<br />
5<br />
<br />