intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Chợ trong đời sống người Việt Nam Bộ

Chia sẻ: Nguyễn Hồng Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:176

235
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục đích nhằm giúp nhận thức rõ hơn về quá trình tạo lập và thích nghi của chủ thể người Việt trong quá trình định cư nơi vùng đất mới, góp phần phác họa bức tranh văn hóa đặc sắc về chợ của người Việt Nam Bộ, qua đó có thể hiểu biết đầy đủ hơn về các nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người Việt ở vùng đất này. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Chợ trong đời sống người Việt Nam Bộ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> KHOA VĂN HÓA HỌC<br /> ---------------------<br /> <br /> NGUYỄN THỊ THOA<br /> <br /> CHỢ TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT<br /> NAM BỘ<br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC<br /> <br /> MÃ SỐ: 603170<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> TIẾN SĨ TRẦN NGỌC KHÁNH<br /> <br /> Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> <br /> Sau thời gian theo học chương trình Cao học tại Trường Đại học Khoa học<br /> Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, được quý Thầy Cô nhiệt tình cung cấp<br /> kiến thức chuyên ngành Văn hóa học, tôi đã chọn đề tài “Chợ trong đời sống người<br /> Việt Nam Bộ” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Với tôi, đây là một đề tài hoàn<br /> toàn mới lạ, rất ít tư liệu và khoảng cách không gian cũng là một vấn đề đáng ngại,<br /> nhưng Tiến sĩ Trần Ngọc Khánh – với tư cách người hướng dẫn khoa học, đã tận<br /> tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành một cách tương đối đề<br /> tài nghiên cứu mà mình đã chọn.<br /> Tôi xin kính gửi đến quý Thầy Cô khoa Văn hóa học và các Thầy Cô thỉnh<br /> giảng lời cảm ơn chân thành và sâu sắcc nhất, đặc biệt là Tiến sĩ Trần Ngọc Khánh<br /> đã dành thời gian và tâm trí giúp đỡ tôi có đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ học<br /> tập của mình trong những năm vừa qua.<br /> Do không được sinh trưởng ở vùng đất Nam Bộ, nên những am hiểu của tôi<br /> về văn hóa địa phương và con người Nam Bộ còn nhiều hạn chế; tuy nhiên, tôi cũng<br /> đã bỏ ra không ít thời gian, công sức và cả tâm huyết của mình khi thực hiện đề tài<br /> này. Có thể nói, việc thiếu sót trong quá trình thực hiện luận văn là điều không thể<br /> tránh khỏi, rất mong được sự góp ý chân tình của quý Thầy Cô, bạn bè để luận văn<br /> được hoàn chỉnh hơn.<br /> Tôi xin chân thành cảm ơn./.<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4<br /> 1.<br /> <br /> Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 4<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 5<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 5<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 7<br /> <br /> 5.<br /> <br /> Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................ 7<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ............................................................. 8<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Bố cục luận văn ...................................................................................................... 9<br /> <br /> CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................... 10<br /> 1.1. Khái niệm chợ ...................................................................................................... 10<br /> 1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................... 10<br /> 1.1.2. Mối liên hệ giữa chợ và đô thị ............................................................. 13<br /> 1.2. Định vị chợ Nam Bộ theo trục tọa độ văn hóa ..................................................... 15<br /> 1.2.1. Chợ Nam Bộ nhìn từ chủ thể văn hóa người Việt....................................... 15<br /> 1.2.2. Chợ Nam Bộ nhìn từ thời gian văn hóa ..................................................... 22<br /> 1.2.3. Chợ Nam Bộ nhìn từ không gian văn hóa................................................... 33<br /> 1.3. Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................ 41<br /> CHƯƠNG 2. CHỢ TRONG ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM<br /> BỘ ........................................................................................................................ 44<br /> 2.1. Các loại hình chợ .................................................................................................. 44<br /> 2.1.1. Chợ nông thôn ............................................................................................ 45<br /> 2.1.2. Chợ thành thị .............................................................................................. 49<br /> 2.2. Các kiểu họp chợ đặc trưng của người Việt Nam Bộ .......................................... 52<br /> 2.2.1. Chợ họp trên sông nước ............................................................................. 52<br /> 2.2.2. Chợ họp cố định trên đất liền ..................................................................... 61<br /> 2.3. Phương thức hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa ...................................... 64<br /> 2.3.1. Các hình thức, nguyên tắc mua bán hàng hóa .......................................... 64<br /> 2.3.2. Cách thức đo lường, vận chuyển hàng hóa ................................................ 69<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2.4. Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................ 76<br /> CHƯƠNG 3. CHỢ TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM<br /> BỘ ........................................................................................................................ 78<br /> 3.1. Nhu cầu chợ của người Việt Nam Bộ ................................................................. 78<br /> 3.1.1. Nhu cầu đi chợ ............................................................................................ 82<br /> 3.1.2. Nhu cầu giao tiếp văn hóa ................................................................... 80<br /> 3.2. Chợ trong tập quán tín ngưỡng của người Việt Nam Bộ ..................................... 82<br /> 3.2.1. Tín ngưỡng ở chợ ....................................................................................... 82<br /> 3.2.2. Tập quán kiêng kỵ trong kinh doanh ở chợ ................................................ 87<br /> 3.3. Chợ trong văn hóa dân gian của người Việt Nam Bộ ........................................... 89<br /> 3.3.1. Chợ Nam Bộ trong ngôn ngữ giao tiếp ...................................................... 90<br /> 3.3.2. Chợ Nam Bộ trong văn học nghệ thuật ...................................................... 91<br /> 3.4. Chợ Nam Bộ qua phong cách mua bán, rao hàng, chào hàng ........................... 105<br /> 3.4.1. Phong cách mua bán ở chợ ....................................................................... 105<br /> 3.4.2. Phong cách rao hàng, chào hàng ....................................................... 111<br /> 3.5. Tiểu kết Chương 3............................................................................................. 1144<br /> CHƯƠNG 4. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐỐI VỚI CHỢ<br /> CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ ....................................................................... 117<br /> 4.1. Chợ Nam Bộ trong quá trình đô thị hóa .............................................................. 117<br /> 4.2. Sự biến đổi nhu cầu người bán và người mua ................................................... 122<br /> 4.2.1. Người bán ................................................................................................. 123<br /> 4.2.2. Người mua ................................................................................................ 126<br /> 4.3. Chợ truyền thống trong đời sống hiện đại .......................................................... 129<br /> 4.4. Vấn đề bảo tồn và phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa.......... 136<br /> 4.5. Tiểu kết Chương 4 .............................................................................................. 140<br /> KẾT LUẬN ................................................................................................................ 143<br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 147<br /> PHẦN PHỤ LỤC ...................................................................................................... 155<br /> A. Phụ lục nội dung .................................................................................................... 155<br /> B. Phụ lục hình ảnh ..................................................................................................... 171<br /> <br /> 3<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Nam Bộ là vùng đất mới của Việt Nam, nơi có không ít các truyền thống văn<br /> hóa đặc sắc. Tư liệu khoa học về Nam Bộ khá nhiều, phổ biến trong nhiều lĩnh vực<br /> như lịch sử, địa lý, văn học... Tuy nhiên, về lĩnh vực văn hóa, nhiều đặc trưng của<br /> văn hóa Nam Bộ còn chưa được khai thác, trong đó có chợ.<br /> Với tính chất là điểm tập trung, nơi tiếp xúc, trao đổi các nhu cầu trong đời<br /> sống hàng ngày, chợ của người Việt ở Nam Bộ có các hình thái độc đáo gắn với<br /> vùng sông nước. Từ các chợ nổi tấp nập những con thuyền bán rau quả và nông sản<br /> trên các ngã ba, ngã tư hoặc tại các vàm sông, rạch đến các chợ thị nằm ở vị trí<br /> trung tâm thị trấn, gần bến sông để thuận tiện chuyên chở hàng hóa… đã thu hút rất<br /> nhiều sự chú ý, quan tâm, thú vị không chỉ đối với người trong nước mà còn đối với<br /> các du khách nước ngoài.<br /> Là người nghiên cứu văn hóa, bản thân chúng tôi có niềm đam mê đối với sự<br /> đa dạng văn hóa của các vùng miền khác nhau. Khai thác đề tài này, chúng tôi thiết<br /> nghĩ chợ không đơn thuần là nơi mua bán mà còn là nơi tập trung nhiều sắc thái văn<br /> hóa độc đáo của một vùng miền. Đi đến đâu, nếu muốn khám phá những nét thú vị,<br /> đặc sắc về con người và phong cách giao tiếp của họ thì không ở đâu bằng nơi họp<br /> chợ. Câu nói cửa miệng “đem ra chợ bán, đi ra chợ mua” đã trở thành một nét văn<br /> hóa quen thuộc của người dân Việt Nam nói chung.<br /> Ngày nay, chợ bị phai nhạt không ít những nét đặc trưng văn hóa truyền thống<br /> hoặc biến đổi nhiều trong quá trình đô thị hóa do nhiều lý do khác nhau, đặc biệt<br /> trong bối cảnh xã hội tiếp nhận văn minh phương Tây: người ta đem chợ vào trong<br /> các khu nhà rộng lớn và gọi đó là “siêu thị”. Điều này làm mất đi cảnh tượng “trăm<br /> người bán, vạn người mua”, hay cảnh giao tiếp giữa người bán và người mua mà<br /> chỉ còn là giao dịch hàng hóa đơn thuần. Do đó, tìm hiểu về chợ hoặc các đặc trưng<br /> văn hóa ở chợ cũng là yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay.<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2