intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:167

52
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của hình thức nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sự tác động của khói, bụi tro, mùi…, đánh giá việc thực hiện nghi lễ hỏa thiêu trong giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, những đóng góp, hạn chế của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống hiện đại và đóng góp vào công cuộc xây dựng đời sống tinh thần phong phú, môi trường sống lành mạnh trong xu hướng phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 NGÔ GIA TƯỜNG NGHI LỄ HỎA THIÊU CỦA NGƯỜI KHMER VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HUỆ TRÀ VINH, NĂM 2016
  2. TÓM TẮT Người Khmer Nam Bộ tuy cùng sống cộng cư với cộng đồng dân tộc Kinh, Hoa và Chăm rất lâu, nhưng luôn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Người Khmer có nền văn hóa truyền thống độc đáo và lễ hội phong phú. Nghi lễ truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời nói chung, tại Trà Vinh nói riêng và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội, có liên quan mật thiết với cộng đồng, với môi trường sống, sức khỏe của con người. Và bao giờ cũng thế, mọi hành động của con người đều bắt đầu từ nhận thức, chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng về lễ hội cổ truyền thì việc phát huy nó trong đời sống xã hội đương đại mới mang lại hiệu quả mong muốn. đặc biệt là nghi lễ hỏa thiêu trong văn hóa người Khmer. Hiện nay, đây là một trong những vấn đề quan trọng trong việc giữ gìn nét văn hóa độc đáo thì việc tìm hiểu và phát huy những giá trị của nghi lễ trong việc xây dựng đời sống văn hóa là hết sức cần thiết. Vì vậy, đề tài đã tập trung triển khai nghiên cứu giá trị tinh thần qua nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer và những tác động của nghi lễ hỏa thiêu đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử để tìm hiểu về dân tộc Khmer nói chung trên địa bàn tỉnh nói riêng. Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp điền dã, phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học, để thu thập số liệu, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích, để đánh giá tầm quan trọng của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống tinh thần của người Khmer và những tác động của nó đến sức khỏe cộng đồng, môi trường sống. Về bố cục luận văn thì ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Luận văn được triển khai thành ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Văn hóa Khmer, một số khái niệm về văn hóa và văn hóa của người Khmer; Khái niệm về tôn giáo, tôn giáo Khmer; Nghi lễ tang ma của người Khmer, khái niệm hỏa thiêu, quan niệm về linh hồn, quan niệm -iii-
  3. về thế giới bên kia, Tang ma; Khái niệm sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, môi trường, ô nhiễm môi trường; Người Khmer Trà Vinh, dân số và sự phân bố dân cư, đặc điểm sinh hoạt kinh tế, đặc điểm tổ chức xã hội, đặc điểm sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng; Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Kinh – Khmer – Hoa ở Trà Vinh. Trên cơ sở lý thuyết đã góp phần tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng của người Khmer với những đặc trưng tiêu biểu và sự giao lưu văn hóa giữa 3 dân tộc cùng cộng cư. Chương 2: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer, nguồn gốc, các nghi lễ, ngày xưa (trong thuyền thuyết tôn giáo), ngày nay (trong thực tế xã hội); Nhận định về nghi lễ hỏa thiêu, theo các vị Sư, Hòa Thượng, Sadi, theo các Acha, vùng trung tâm thành phố, vùng xa, hẻo lánh; Theo người dân, người Khmer, người Kinh; Theo các nhà quản lý nhà nước, cấp thành phố, huyện thị, cấp xã, ấp; Theo các nhà quản lý y tế, Bệnh viện, Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thu thập thông tin và đánh giá tác động của nghi lễ hỏa thiêu, tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa trong đời sống của người Khmer, qua đó tìm hiểu những đánh giá những tác động của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống, sức khỏe, môi trường sống xung quanh lò thiêu. Từ đó, đi đến quan điểm chung về nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer trong đời sống cộng đồng. Chương 3: Những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu với sức khỏe cộng đồng. Phân tích những tác động mà lò hỏa thiêu khi hoạt động có thể tác động đến sức khỏe người trực tiếp thực hiện việc thiêu xác và người tham gia nghi lễ hỏa thiêu, tác động đến môi trường sống xung quanh. Nêu lên một số kiến nghị giảm thiểu tác hại của việc hỏa thiêu thông qua việc giữ gìn vệ sinh và thực hiện theo tinh thần các thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế về đảm bảo an toàn trong hỏa thiêu. Phần kết luận: Khẳng định giá trị văn hóa của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống của đồng bào Khmer, những đóng góp của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống hiện đại và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn giá trị văn hóa của người Khmer. -iv-
  4. MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. viii DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2 3. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................4 3.1. Mục đích của luận văn...................................................................................4 3.2. Nhiệm vụ của luận văn ..................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................6 5.1. Phương pháp luận ..........................................................................................6 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ....................................................................7 6. Những đóng góp của luận văn .............................................................................8 7. Bố cục luận văn....................................................................................................9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................11 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................11 1.1.1. Văn hóa Khmer ........................................................................................11 1.1.1.1 Một số quan niệm về văn hóa .............................................................11 1.1.1.2 Văn hóa của người Khmer ..................................................................13 1.1.2. Tôn giáo Khmer........................................................................................16 -v-
  5. 1.1.2.1. Khái niệm tôn giáo .............................................................................16 1.1.2.2. Tôn giáo Khmer (tôn giáo của người Khmer) ...................................17 1.1.3. Quan niệm tang ma của người Khmer .....................................................18 1.1.3.1. Khái niệm về nghi thức, nghi lễ .........................................................18 1.1.3.2. Khái niệm hỏa thiêu ...........................................................................20 1.1.3.3. Quan niệm về linh hồn .......................................................................21 1.1.3.4. Quan niệm về thế giới bên kia ...........................................................24 1.1.3.5. Tang ma..............................................................................................26 1.1.4. Khái niệm sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, môi trường, ô nhiễm môi trường ..........................................................................................................33 1.1.4.1. Khái niệm sức khỏe ...........................................................................33 1.1.4.2. Sức khỏe cộng đồng ...........................................................................33 1.1.4.3. Vệ sinh ...............................................................................................34 1.1.4.4. Môi trường và ô nhiễm môi trường ...................................................34 1.2. Người Khmer Trà Vinh ..................................................................................37 1.2.1. Đặc điểm địa phương Dân số và sự phân bố dân cư ................................37 1.2.2. Đặc điểm sinh hoạt kinh tế .......................................................................38 1.2.3. Đặc điểm tổ chức xã hội ...........................................................................38 1.2.4. Đặc điểm sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng ...............................................39 1.2.5. Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Kinh – Khmer – Hoa ở Trà Vinh ......41 CHƯƠNG 2: NGHI LỄ HỎA THIÊU CỦA NGƯỜI KHMER .........................45 2.1. Tục hỏa thiêu của người Khmer .....................................................................45 2.1.1. Nguồn gốc ................................................................................................45 2.1.2. Các nghi lễ ................................................................................................50 2.1.2.1. Ngày xưa (trong thuyền thuyết tôn giáo) ...........................................50 2.1.2.2. Ngày nay (trong thực tế xã hội) ........................................................57 2.2. Nhận định về nghi lễ hỏa thiêu .......................................................................59 2.2.1. Theo các vị sư ...........................................................................................59 2.2.1.1. Hòa Thượng .......................................................................................61 -vi-
  6. 2.2.1.2. Sadi.....................................................................................................63 2.2.2. Các Acha ..................................................................................................64 2.2.2.1. Vùng xa, hẻo lánh ..............................................................................67 2.2.2.2. Vùng trung tâm thành phố .................................................................68 2.2.3. Theo người dân .........................................................................................69 2.2.3.1. Người Khmer .....................................................................................69 2.2.3.2. Người Kinh ........................................................................................74 2.2.4. Theo các nhà quản lý Nhà nước ...............................................................77 2.2.4.1. Cấp thành phố, huyện thị ...................................................................79 2.2.4.2. Cấp xã, ấp ...........................................................................................80 2.2.5. Theo các nhà quản lý y tế .........................................................................82 2.2.5.1. Bệnh viện ...........................................................................................83 2.2.5.2. Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng ..........................................84 CHƯƠNG 3: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NGHI LỄ HỎA THIÊU VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG .............................................................................................88 3.1. Con người .......................................................................................................88 3.1.1. Những người trực tiếp công việc hỏa thiêu ..............................................88 3.1.2. Những người tham gia nghi lễ ..................................................................93 3.2. Môi trường ......................................................................................................95 3.2.1. Khói bụi ....................................................................................................98 3.2.2. Ô nhiễm mùi .............................................................................................99 3.2.3. Khí thải ...................................................................................................100 3.2.4. Nhiệt và rác thải .....................................................................................102 3.2.5. Nước thải ................................................................................................103 3.3. Kiến nghị.......................................................................................................106 KẾT LUẬN ............................................................................................................111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................114 PHỤ LỤC -vii-
  7. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT GS : Giáo sư NXB : Nhà xuất bản TS : Tiến sĩ Tp. : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân XB : Xuất bản BS : Bác sĩ BS.CK : Bác sĩ chuyên khoa DS : Dược sĩ DS CK : Dược sĩ chuyên khoa YS : Y sĩ ĐD : Điều dưỡng PCT : Phó Chủ tịch CT : Chủ tịch TP : Trưởng phòng -viii-
  8. DANH SÁCH CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho các vị Sư 60 Bảng 2.2. Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của các vị Sư 63 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho các vị Bảng 2.3 65 Acha Bảng 2.4 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của các vị Acha 68 Bảng 2.5 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho người 70 Khmer Bảng 2.6 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer 73 Bảng 2.7 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn danh cho người 75 Kinh Bảng 2.8 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu đối với người Kinh 77 Bảng 2.9 Thống kế câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho các nhà 78 quản lý Bảng 2.10 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của Chính quyền địa 81 phương Bảng 2.11 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho các 82 nhà quản lý y tế tại địa phương Bảng 2.12 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu đối với Cán bộ Y tế 84 Bảng 2.13 Đánh giá chung về sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của người 85 Khmer -ix-
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người Khmer Nam Bộ cùng sống cộng cư với cộng đồng dân tộc Kinh, Hoa và Chăm, với nền văn hóa truyền thống lâu đời với nhiều lễ hội phong phú, đa dạng luôn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Trong thời gian gần đây, nhất là từ khi cả nước bước vào thời kỳ hội nhập, phát triển thì văn hóa tộc người Khmer Nam Bộ cũng như các tộc người khác có nhiều biến đổi. Vì vậy, văn hóa truyền thống, lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể để góp phần vào việc tổ chức, xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng của người Khmer Nam Bộ trong tình hình hội nhập hiện nay, trong việc phát huy và bảo tồn những giá trị đó. Nghi lễ truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời nói chung, tại Trà Vinh nói riêng và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội, có liên quan mật thiết với cộng đồng, với môi trường sống, sức khỏe của con người. Luận văn này, tập trung khảo sát những ảnh hưởng của việc thực hiện nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer đến sức khỏe cộng đồng. Vì, các hoạt động văn hoá một mặt góp phần khẳng định vai trò chủ thể văn hoá trong cộng đồng, bảo tồn, phát triển văn hoá, đề cao lẽ sống tốt đẹp giữa con người với con người, tôn trọng giá trị văn hoá bản sắc của cộng đồng như quan điểm của Nghị quyết Trung ương IX khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tốt đẹp trong việc giữ gìn và phát huy nghi lễ cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại thì cũng không ít các vấn đề nảy sinh khiến xã hội cần phải nhìn nhận và tìm cách khắc phục, để bảo tồn những mặt tinh hoa của nghi lễ cổ truyền, khắc phục dần các hạn chế, tiêu cực. Một trong những mặt tiêu cực đáng quan tâm đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định -1-
  10. “Sức khỏe là vốn quý” mà chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ, đó là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. Nghị quyết số 46 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23/2/2005 đã đưa ra bảy nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, trong đó chỉ rõ, phải nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục - truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống văn hóa, vệ sinh, hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối với sức khoẻ, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng. Và bao giờ cũng thế, mọi hành động của con người đều bắt đầu từ nhận thức, chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng về lễ hội, nghi lễ cổ truyền thì việc phát huy nó trong đời sống xã hội đương đại mới mang lại hiệu quả mong muốn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, về văn hóa người Khmer nói chung và tín ngưỡng văn hóa nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu như: Người Việt gốc Miên của Lê Hương, xuất bản năm 1969 đã sưu tầm và giới thiệu nguồn gốc, dân số, sinh hoạt, xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của người Khmer Nam Bộ. Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ, Tác giả: Nhiều tác giả - NXB Tổng hợp Hậu Giang năm XB: 1988; Dân tộc Khmer Nam Bộ, Tác giả: PGS. TS. Phan An. Nhà xuất bản: Chính Trị Quốc Gia. Năm XB: 2009. Đã cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về điều kiện địa lí, dân cư, kinh tế xã hội, đặc biệt là sinh hoạt văn hóa, đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng của người Khmer, lịch sử hình thành và phát triển của người Khmer từ khi xuất hiện trên vùng đất Nam Bộ. Nêu lên những nét tương đồng và khác biệt giữa người Khmer ở Việt Nam và Campuchia. -2-
  11. Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tác giả: Trường Lưu. Nhà XB: Văn hóa Dân tộc. Năm XB: 1993; công trình này chú trọng đến tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán của người Khmer. Nguyễn Khắc Cảnh (1998), Phum sóc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long; dựa trên những quan sát về các loại hình phum sóc của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa ra những nhận định về cấu trúc, tính chất, mối quan hệ xã hội của người Khmer Nam Bộ. Phật giáo Khmer Nam Bộ, những vấn đề nhìn lại, Tác giả: Bùi Văn Vượng; Nhà xuất bản: Tôn Giáo. Năm XB: 2008; Giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tác giả: TS. Huỳnh Thanh Quang. Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia. Năm XB: 2011; Các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về cách tổ chức xã hội của người Khmer trong xây dựng và phát triển trên vùng đất Nam Bộ, mối quan hệ huyết thống, hôn nhân gia đình, điều kiện kinh tế và sự phân hóa xã hội, cơ chế vận hành của sóc và các nghi lễ. Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Phật giáo Nam Tông trong đời sống tinh thần của người Khmer, giá trị văn hóa đó hòa trong văn hóa chung trong nền văn hóa Việt Nam. Cho thấy sự năng động trong việc tiếp cận với cái mới trong xu thế hội nhập và phát triển của thời đại. Tín ngưỡng và lễ hội dân tộc người Khmer, Tác giả: Trần Dũng - Đặng Tấn Đức; Nhà xuất bản: Văn hóa Thông Tin; Năm XB: 2012; Bên cạnh tín ngưỡng tôn giáo là Phật giáo Nam Tông thì tín ngưỡng, lễ hội dân gian của người Khmer cũng là đóng góp quan trọng, tô thêm sắc màu, làm phong phú thêm cho nên văn hóa Việt Nam. Văn hóa Khmer Nam Bộ - nét đẹp trong bản sức văn hóa Việt Nam, Tác giả: Phạm Thị Phương Hạnh. Nhà XB: Chính Trị QG. Năm XB: 2012. Đã giới thiệu những nét đặc trưng trong văn hóa của người Khmer Nam Bộ (gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần), nhằm phát huy những nét đẹp, những mặt tích cực, những tiềm năng, thế mạnh của dân tộc Khmer trong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới của đất nước. Các công trình nghiên gần gủi với đề tài như: Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ, Tác giả: Trần Văn Bổn, Nhà xuất bản: ĐHQG Hà Nội. Năm -3-
  12. XB 2002; Nghi lễ vòng đời của người Khmer Vĩnh Long, Tác giả: Phan Văn Giàu, (2014); Luận văn Tang ma của người Khmer ở An Giang, Tác giả: Mai Ngọc Diệp; Tang ma của người Khmer ở Vĩnh Long: Tác giả: Phạm Minh Hoàng (2014), và Nghi lễ vòng đời người Khmer Sóc Trăng (2010) của Huỳnh Thanh Hùng...đã có phân chia các bước trong tang ma của người Khmcr Nam Bộ từ khi lâm chung cho đến sau khi hoàn tất việc thiêu và thờ cúng giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn yếu tố văn hóa tộc người Khmer từ góc độ phong tục tang ma, trong việc nghiên cứu về người Khmer Nam Bộ; Những công trình đó đã đề cập nhiều khía cạnh quan trọng của các yếu tố về người Khmer nói chung và tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa. Dựa trên cơ sở tổng hợp tư liệu phỏng vấn các Acha, những người am hiểu về nghi lễ trong tang ma, mà đặc biệt là nghi lễ hỏa thiêu của nguời Khmer mà tác giả thực hiện trong quá trình điền dã và trực tiếp tham dự lễ hỏa thiêu nguời Khmer. Tóm lại, nghiên cứu về người Khmer ở Nam Bộ đến hiện nay đã có không ít công trình được công bố. Nội dung của những công trình này đề cập đến nhiều vấn đề như lịch sử, sinh hoạt văn hóa, ứng xử, văn học dân gian, nhà ở, lễ hội… Việc nghiên cứu đề tài “Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng” (trường hợp tại Trà Vinh) sẽ đi vào tìm hiểu những tác động của nghi lễ đến sức khỏe con người, môi trường sống. Do đó, đề tài một mặt kế thừa những công trình đã công bố, mặt khác luận văn sẽ nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát, phỏng vấn để có những nguồn tư liệu mới nhằm thực hiện tốt mục tiêu đặt ra của đề tài. 3. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của hình thức nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sự tác động của khói, bụi tro, mùi…, đánh giá việc thực hiện nghi lễ hỏa thiêu trong giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, những đóng góp, hạn chế của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống hiện đại và đóng góp vào công cuộc xây dựng đời sống tinh thần phong phú, môi trường sống lành mạnh trong xu hướng phát triển. -4-
  13. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: + Giới thiệu về lý thuyết luận văn. + Giới thiệu sơ lược về đặc điểm địa lý, khí hậu của tỉnh Trà Vinh; + Trình bày về đặc điểm văn hóa người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer sống tại Trà Vinh nói riêng, tôn giáo trong đời sống của người Khmer. + Quan niệm về tang ma của người Khmer. + Khái quát chung về sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, môi trường, ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. + Phân tích hình thức nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer, sự ảnh hưởng, tác động của nó đối với đời sống tinh thần của người Khmer và sức khỏe cộng đồng tại Trà Vinh. + Những tác động của nghi lễ hỏa thiêu đối với người trực tiếp thực hiện công việc hỏa thiêu, những người tham gia và môi trường sống xung quanh khu vực lò hỏa thiêu. + Kiến nghị, đưa ra ý kiến giúp hạn chế những tác động của việc hỏa thiêu đến sức khỏe, khơi dậy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế trong sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nhằm góp phần xây dựng đời sống tinh thần tiến bộ và môi trường sống khỏe mạnh ở Trà Vinh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đây là một công trình nghiên cứu về nghi lễ văn hóa của người Khmer đối với sức khỏe cộng đồng, cụ thể là nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer. Sự khảo sát cũng chủ yếu là những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu cụ thể là khói, bụi, tro, mùi và các chất thải trong quá trình hỏa thiêu thải ra môi trường khi thực hiện thiêu xác -5-
  14. đối với sức khỏe người người trực tiếp thực hiện và người tham gia, nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống tinh thần của người Khmer và sức khỏe cộng đồng xung quanh khu vực lò hỏa thiêu tại Trà Vinh qua hình thức thực hiện nghi lễ và giá trị của hỏa thiêu trong đời sống trong đời sống hiện đại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Người Khmer là dân tộc có truyền thống tín ngưỡng phong phú, với nhiều lễ hội trong năm và có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống của đồng bào trên địa bàn tỉnh. Xuất phát từ tình hình thực tế, phạm vi nghiên cứu đề tài được giới hạn ở nghi lễ hỏa thiêu trong văn hóa của người Khmer và không gian nghiên cứu chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Cầu Kè, Trà Cú, thành phố Trà Vinh ở hai dân tộc có tỷ lệ dân số cao của tỉnh là người Kinh và người Khmer đang sống trên tỉnh Trà Vinh, thời gian tìm hiểu nghi lễ hỏa thiêu trong văn hóa người Khmer là trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, vì đây là giai đoạn chưa thực hiện xây lò hỏa thiêu và đang trong quá trình triển khai, hoàn thiện các lò hỏa thiêu theo tiêu chuẩn và đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng trong việc giữ gìn nét văn hóa độc đáo, việc tìm hiểu và phát huy những giá trị của nghi lễ trong việc xây dựng đời sống văn hóa là hết sức cần thiết. Vì vậy, đề tài sẽ tập trung triển khai nghiên cứu giá trị tinh thần qua nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer và những tác động của nghi lễ hỏa thiêu đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Đề tài chủ yếu sử dụng những tư liệu về văn hóa, các nghiên cứu về người Khmer, tài liệu về giáo dục sức khỏe cộng đồng, văn bản có liên quan và các bài viết có liên quan đã được công bố và được công nhận kết hợp với những kiến thức thu thập được qua quá trình đi điền dã. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc kết hợp giữa các tư liệu, tài liệu, các công trình nghiên cứu với quá trình tìm hiểu thực tế các nghi thức của nghi lễ hỏa thiêu trong cộng đồng người Khmer tại tỉnh Trà -6-
  15. Vinh và phương pháp duy vật lịch sử để tìm hiểu vốn văn hóa tín ngưỡng của người Khmer trong qua trình phát triển; Đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung gần gũi với đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết vấn đề, trong luận văn này sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Trong luận văn ngoài văn hóa học có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau như: xã hội học, dân tộc học, văn học, y tế… Do đó, khi thực hiện đề tài, phải có sự vận dụng tổng hợp kiến thức các chuyên ngành và có cái nhìn toàn diện về nghi lễ hỏa thiêu. - Phương pháp điền dã, điều tra xã hội học: Đây là phương pháp trọng tâm của luận văn, sử dụng phương điền dã nhằm mang tính sát thực hơn cho việc thực hiện đề tài. Các hoạt động điền dã giúp luận văn có nhiều nguồn tư liệu phong phú và thiết thực hơn. Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã thực hiện điền dã tại nơi diễn ra nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer. Mục đích sử dụng phương pháp này nhằm hướng đến yếu tố tự mình quan sát, cảm nhận và nắm bắt thông tin trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, phương pháp này rất hữu dụng và nó là cơ sở rất quan trọng cho việc đánh giá và hệ thống nguồn tư liệu, giúp việc kiểm nghiệm và chứng minh nội dung lý thuyết đã đặt ra. Trong quá trình điền dã, sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn các Acha , Sư sải, Sadi ,người Khmer, người Kinh ở khu vực có nghi lễ tại Trà Vinh. Thông qua các cuộc phỏng vấn, người được nghiên cứu có thể hiểu và làm rõ được các nguyên tắc, các suy nghĩ, cũng như biết được ước vọng, niềm tin của người Khmer qua nghi lễ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu quan điểm của chính quyền địa và nhận định của ngành Y tế. Thông tin có được từ các cuộc phỏng vấn có tính khách quan cho đề tài, dùng để phân tích và minh chứng cho những nhận định trong đề tài. -7-
  16. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa các dân tộc trong khu vực và hình thức nghi lễ khác. Đây được xem là phương pháp có hiệu quả về việc so sánh và giải thích các hoạt động tín ngưỡng đang diễn ra ở cộng đồng. - Phương pháp phân tích: Thu thập và xử lý thông tin bằng hình ảnh là phương pháp ghi nhận thông tin bằng thiết bị kỹ thuật như máy ảnh. Các thông tin này được phân tích, lý giải nhằm minh chứng cho các nhận định của chúng tôi hình thức thực hiện nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer, sẽ giúp chúng ta tìm ra nét đặc sắc về nội dung cũng như giá trị phản ánh. - Nghiên cứu lịch sử: Là một trong những phương pháp nghiên cứu, phân tích các dạng tài liệu thư tịch, tư liệu điền dã để tìm hiểu các sự kiện đã diễn ra theo thời gian lịch sử nhằm tìm hiểu cội nguồn, những bước tiến triển, các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển nghi lễ văn hóa người Khmer trong không gian cụ thể là vùng đất Trà Vinh cùng với sự phát triển của các dân tộc khác. Phương pháp này giúp phân tích, lý giải những tư liệu thu thập được trong điền dã. 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn trình bày giá trị của nghi lễ hỏa thiêu và sự tác động của nó đến môi trường sức khỏe cộng đồng (nghiên cứu tại Trà Vinh), khái quát một số đặc điểm nổi bật của hình thức sinh hoạt này, nêu bật lên được những yếu tố tích cực, thể hiện bản sắc văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người khmer ở Trà Vinh và phân tích hạn chế. Xét ở gốc độ thực tiễn, luận văn góp phần vào việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa đặc sắc của người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer ở Trà Vinh nói riêng gắn với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Đồng thời từ việc phân tích, khẳng định giá trị đích thực của sinh hoạt nghi lễ văn hóa trong đời sống văn hóa của người Khmer, luận văn sẽ đem lại cách nhìn đúng đắn về hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo và đề tài này sẽ là liệu tham khảo quan trọng cho người nghiên cứu nó sau này. -8-
  17. Hơn thế nữa, sẽ là tài liệu tham khảo dành cho giáo viên đang dạy về chuyên ngành văn hóa và giáo dục sức khỏe cộng đồng. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần nhận thức đúng đắn về sự tồn tại của hình thức nghi lễ mang đậm tính văn hóa của người Khmer trong đời sống xã hội, những đóng góp quan trọng của nó văn hóa trong đời sống văn hóa, sức khỏe cộng đồng trong xây dựng đất nước, xu thế phát triển xã hội tại Trà Vinh. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập nhất là chuyên đề về sinh hoạt nghi lễ văn hóa của người Khmer, những ảnh hưởng của các sinh hoạt đối với môi trường sức khỏe cộng đồng và cũng là tài liệu tham khảo góp phần vào việc hoạch định chủ trương, chính sách đối với công tác xây dựng tình đoàn kết dân tộc tại Trà Vinh. Luận văn sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận, tuyên truyền nâng cao sức khỏe cộng đồng của ngành Y tế qua sự hiểu biết về giá trị văn hóa của đối tượng tiếp cận. Đóng góp về mặt khoa học: Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm yếu tố văn hóa nổi bật trong đời sống của người Khmer và những ảnh hưởng, tác động của nó đối với văn hóa, tín ngưỡng người Khmer, đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Phân tích đánh giá những ảnh hưởng, tác động của hình thức nghi lễ hỏa thiêu với đời sống tinh thần của người Khmer và đối với sức khỏe cộng đồng ở Trà Vinh. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Luận văn được triển khai thành ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Văn hóa Khmer, một số khái niệm về văn hóa, tôn giáo Khmer, khái niệm về tôn giáo; Nghi lễ tang ma của người Khmer, tìm hiểu về nghi thức, nghi lễ, khái niệm về hỏa thiêu, quan niệm về linh hồn, quan -9-
  18. niệm về thế giới bên kia, tang ma; Khái niệm sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, môi trường, ô nhiễm môi trường; Người Khmer Trà Vinh, dân số và sự phân bố dân cư, đặc điểm sinh hoạt kinh tế, đặc điểm tổ chức xã hội, đặc điểm sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Kinh – Khmer – Hoa ở Trà Vinh. Từ những cơ sở lý luận của chương 1, luận văn đã nêu lên những đặc điểm về văn hóa của người Khmer Trà Vinh trong lối sống, tín ngưỡng và nghi lễ tang ma. Đồng thời, luận văn nêu lên những khái niệm cơ bản về sức khỏe và môi trường. Chương 2: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer: Tục hỏa thiêu của người Khmer, nguồn gốc, các nghi lễ, ngày xưa (trong thuyền thuyết tôn giáo), ngày nay (trong thực tế xã hội); Nhận định về nghi lễ hỏa thiêu, theo các vị Sư, Hòa Thượng, Sadi, theo các Acha, vùng trung tâm thành phố, vùng xa, hẻo lánh; Theo người dân, người Khmer, người Kinh; Theo các nhà quản lý nhà nước, cấp thành phố, huyện thị, cấp xã, ấp; Theo các nhà quản lý y tế, Bệnh viện, Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Từ cơ sở lý luận chương 1, chương 2, luận văn tìm hiểu về nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer và nhân định của các nhà sư, các Acha, người dân, các nhà quản lý nhà nước và y tế về nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Chương 3: Những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu với sức khỏe cộng đồng. Xem xét nghi lễ hỏa thiêu sẽ có thể gây những tác động gì đối với người trực tiếp thiêu xác, người tham gia và sự tác động của nghi lễ đối với môi trường sống. Nêu lên một số kiến nghị giảm thiểu tác hại của việc hỏa thiêu. Phần kết luận: Khẳng định giá trị văn hóa của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống của đồng bào Khmer, những đóng góp của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống hiện đại và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn giá trị văn hóa của người Khmer. -10-
  19. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Văn hóa Khmer 1.1.1.1 Một số quan niệm về văn hóa Văn hóa là một khái niệm hết sức đa nghĩa theo thống kê có tới trên 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, những góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mà họ quan tâm hay nghiên cứu. Văn hoá thường được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó. Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực. Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng. Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn, văn hóa tộc người để chỉ giá trị trong đời sống tinh thần của tộc người đó. Văn hóa theo nghĩa hẹp đó là những giá trị tinh thần, là đời sống tinh thần của xã hội như đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo, thẩm mỹ, tâm linh, nghệ thuật…. Dù số lượng định nghĩa văn hoá có nhiều bao nhiêu đi nữa thì chung qui lại, chúng vẫn chỉ xoay quanh một số khuynh hướng cơ bản. Xét theo cách thức thì ta thấy có hai loại – định nghĩa miêu tả và định nghĩa nêu đặc trưng. Định nghĩa miêu tả liệt kê các thành tố của văn hoá, ví dụ như theo E.B.Tylor (1871), văn hoá là “một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được”. Trong loại định nghĩa nêu đặc trưng thì có thể gặp ba khuynh hướng lớn: Khuynh hướng thứ nhất coi văn hóa là những kết -11-
  20. quả (sản phẩm: giá trị, truyền thống, nếp sống, chuẩn mực, tư tưởng….) nhất định mà một cộng đồng đã sáng tạo, kế thừa, và tích luỹ; Khuynh hướng thứ hai xem văn hoá như những quá trình ( như là: hoạt động sáng tạo, công nghệ, qui trình, những phương thức tồn tại, sinh sống và phát triển…); Khuynh hướng thứ ba xem văn hoá như những quan hệ, những cấu trúc… giữa các giá trị, giữa con người với đồng loại và muôn loài. Dù theo khuynh hướng nào, mọi định nghĩa văn hoá đều chứa một nét nghĩa chung là “con người”, đều thừa nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa với con người. Qua các định nghĩa về văn hóa, ta thấy tuy có nhiều điểm riêng theo từng góc độ của nhà nghiên cứu, nhưng khái quát lại giữa chúng có những điểm chung như: Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội là một hệ thống (các giá trị, các cơ cấu, kỹ thuật, thể chế các tư tưởng…) được hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo của con người, được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau. Mỗi cá nhân muốn trở thành con người xã hội, muốn hòa nhập vào cộng đồng xã hội thì phải tiếp thu, tuân thủ theo các chuẩn mực đó. Trên cơ sở lí luận trên, GS. Trần Ngọc Thêm định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.[42 (Tr. 21 - 27)]. Và ông đi tới kết luận văn hóa gồm bốn đặc trưng (tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh) và ba chức năng cơ bản (tổ chức xã hội, điều chỉnh xã hội, giáo dục) của văn hóa. Cách định nghĩa này không những có khả năng bao quát được khá nhiều cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau về văn hóa, mà còn có thể cho phép ta nhận diện được một hiện tượng văn hóa và phân biệt nó với những hiện tượng khác không phải là văn hóa, từ những hiện tượng phi giá trị, những giá trị tự nhiên thiên tạo, cho đến những giá trị nhân tạo chưa có tính lịch sử… -12-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0