Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường (Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội)
lượt xem 12
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn này nhằm xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của trường Đại học Công nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường (Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ------------ ------------ ĐOÀN THỊ HOÀNG ANH XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨUKHOA HỌC CẤP TRƢỜNG ( Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐOÀN THỊ HOÀNG ANH XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨUKHOA HỌC CẤP TRƢỜNG ( Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 8140115 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Lê Ngọc Hùng HÀ NỘI – 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Đoàn Thị Hoàng Anh, là học viên lớp Đo lường và Đánh giá khóa QH-2015-S tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài “Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường – Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” là kết quả học tập và nghiên cứu độc lập, số liệu được thu thập, phân tích một cách khách quan và trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về cam đoan của mình. NGƢỜI CAM ĐOAN Đoàn Thị Hoàng Anh i
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin gửi tới GS.TS Lê Ngọc Hùng lời cảm ơn chân thành nhất. Kiến thức, kinh nghiệm cùng sự chỉ bảo tận tình của Thầy đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn Bộ môn Đo lường và Đánh giá, trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội luôn hỗ trợ để tôi hoàn thành khóa học. Cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo tham gia giảng dạy chương trình đã trang bị những kiến thức cần thiết để tôi có những hiểu biết về Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục. Cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp, các em sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong cả quá trình học tập và nghiên cứu. ii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ ĐHCNHN Đại học Công nghiệp Hà Nội NL Năng lực NCKH Nghiên cứu khoa học NL NCKH Năng lực nghiên cứu khoa học iii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................ ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................................ 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: .......................................................... 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 7 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ....................................................... 11 1.2.1. Khái niệm “Tiêu chí”, “Đánh giá” ........................................................ 11 1.2.2. Khái niệm “Năng lực” ........................................................................... 13 1.2.3. Khái niệm ”Nghiên cứu khoa học” ....................................................... 15 1.2.4. Khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học............................................. 16 1.2.5. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ..................................... 19 1.3. Khung nghiên cứu năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên: ........... 23 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 25 CHƢƠNG 2PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 26 2.1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................. 26 2.1.1. Lịch sử hình thành ................................................................................. 26 2.1.2. Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược phát triển nhà trường............ 27 2.1.3. Mục tiêu chiến lược............................................................................... 28 2.1.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên: .................................... 29 iv
- 2.2. Mẫu khảo sát: ........................................................................................... 31 2.3. Quy trình nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí: ............................................ 31 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: ......................................................... 32 2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát .............................................................. 33 2.4.3. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 33 2.4.4. Phương pháp thảo luận nhóm................................................................ 34 2.5. Hình thành các tiêu chí, xây dựng các chỉ báo và thang đo ..................... 34 2.5.1. Nội dung những chỉ báo: ....................................................................... 35 2.5.2. Thang đo ................................................................................................ 37 2.6. Thử nghiệm và hoàn thiện phiếu khảo sát ............................................... 37 2.6.1. Thiết kế phiếu khảo sát: ........................................................................ 37 2.6.2.Cách thức tiến hành thử phiếu: .............................................................. 38 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 41 CHƢƠNG 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 42 3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................. 42 3.1.1.Đặc điểm về chuyên ngành đào tạo của mẫu nghiên cứu ...................... 42 3.1.2. Năm học của mẫu nghiên cứu ............................................................... 42 3.1.3. Sinh viên tham gia học phần Phương pháp NCKH .............................. 43 3.1.4. Hình thức tham gia nghiên cứu khoa học ............................................. 44 3.1.5. Yếu tố tác động sinh viên tham gia NCKH: ......................................... 44 3.2. Độ tin cậy của bảng hỏi:........................................................................... 44 3.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Say mê nghiên cứu khoa học” 45 3.2.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Kiên trì theo đuổi NCKH” ...... 46 3.2.3. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Lý thuyết chuyên ngành và kiến thức nghiên cứu khoa học” ...................................................................... 46 3.2.4. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học” ...................................................................................... 47 v
- 3.2.5. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kỹ năng thiết kế nghiên cứu khoa học”......................................................................................................... 48 3.2.6. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kỹ năng thu thập và xử lý số liệu”............................................................................................................. 49 3.2.7. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kỹ năng báo cáo kết quả nghiên cứu” ..................................................................................................... 50 3.2.8. Đánh giá thang đo theo mô hình Rash: ................................................. 51 3.3.Phân tích nhân tố khám phá – EFA........................................................... 54 3.5. Phân tích hồi quy bội................................................................................ 58 3.5.1. Phân tích hệ số tương quan ................................................................... 58 3.5.2. Kiểm định mô hình hồi quy bội và các giả thuyết nghiên cứu ............. 59 3.6. Đánh giá của sinh viên về năng lực nghiên cứu khoa học ....................... 62 3.6.1. Thái độ đối với việc NCKH của sinh viên ............................................ 62 3.6.2. Tri thức về nghiên cứu khoa học của sinh viên: ................................... 63 3.6.3: Kỹ năng NCKH của sinh viên: ............................................................. 66 3.7. Kiểm định sự khác biệt theo các biến định tính ....................................... 70 3.7.1. Kiểm định sự khác biệt theo việc đã được học qua phương pháp NCKH hay chưa .......................................................................................................... 70 3.7.2. Kiểm định sự khác biệt theo việc đã từng tham gia hoạt động tự NCKH hay chưa .......................................................................................................... 71 3.8. Các yêu tố ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên .... 72 3.8.1. Các nhân tố xuất phát từ phía sinh viên ................................................ 72 3.8.2. Các yếu tố xuất phát từ giảng viên:....................................................... 73 3.8.3. Các yếu tố xuất phát từ môi trường học tập, nghiên cứu ...................... 74 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 81 vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học tại trường .......... 30 Đại học Công nghiệp ....................................................................................... 30 Bảng 2.2: Số lượng sinh viên tham gia và kết quả nghiệm thu đề tài ............ 30 NCKH trong 5 năm gần đây............................................................................ 30 Bảng 2.3: Danh sách và số lượng sinh viên được khảo sát ............................. 31 Bảng 2.4: Xây dựng các tiêu chí đánh giá ...................................................... 35 Bảng 2.5: Độ tin cậy của từng nhóm tiêu chí.................................................. 39 Bảng 3.1: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Say mê nghiên cứu khoa học”......................................................................................................... 45 Bảng 3.2: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kiên trì theo đuổi NCKH” ........................................................................................................... 46 Bảng 3.3: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Lý thuyết chuyên ngành và kiến thức nghiên cứu khoa học” – lần 1 ..................................................... 46 Bảng 3.4: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Lý thuyết chuyên ngành và kiến thức nghiên cứu khoa học”- lần 2....................................................... 47 Bảng 3.5: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học”- lần 1................................................................... 47 Bảng 3.6: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học” - lần 2.................................................................. 48 Bảng 3.7: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kỹ năng thiết kế ........ 48 nghiên cứu khoa học”...................................................................................... 48 Bảng 3.8: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kỹ năng thu thập và xử lý số liệu”- lần 1 .............................................................................................. 49 Bảng 3.9: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kỹ năng thu thập và xử lý số liệu”- lần 2 .............................................................................................. 49 Bảng 3.10: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kỹ năng thu thập và xử lý số liệu”- lần 3 ......................................................................................... 50 vii
- Bảng 3.11: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Báo cáo kết quả nghiên cứu” ..................................................................................................... 50 Bảng 3.12: Kiểm định KMO và Bartlet’s Test của các biến độc lập .............. 54 Bảng 3.13: Tổng phương sai trích ................................................................... 54 Bảng 3.14: Ma trận nhân tố xoay .................................................................... 56 Bảng 3.16: Ma trận hệ số tương quan Pearson ............................................... 59 Bảng 3.17: Tóm tắt mô hình hồi quy .............................................................. 59 Bảng 3.18: Phân tích phương sai ANOVA ..................................................... 60 Bảng 3.19: Kết quả mô hình hồi quy đa biến ................................................. 60 Bảng 3.20: Thái độ của sinh viên với NCKH ................................................. 62 Bảng 3.21:Lý thuyết chuyên ngành và kiến thức nghiên cứu khoa học ......... 63 Bảng 3.22: Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học ......................... 64 Bảng 3.23: Kỹ năng thiết kế nghiên cứu khoa học ......................................... 66 Bảng 3.24: Kỹ năng thu thập, xử lý dữ liệu của sinh viên .............................. 67 Bảng 3.25: Kỹ năng báo cáo kết quả nghiên cứu............................................ 69 Bảng 3.26: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo việc đã được học qua phương pháp NCKH hay chưa ........................................................................ 70 Bảng 3.27: Kết quả ANOVA theo việc đã được học qua phương pháp ......... 70 NCKH hay chưa .............................................................................................. 70 Bảng 3.28: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo việc đã từng tham gia hoạt động tự NCKH hay chưa ......................................................................... 71 Bảng 3.29: Kết quả thống kê Tamhane’s T2 theo việc đã từng tham gia hoạt động tự NCKH hay chưa ................................................................................. 71 Bảng 3.30: Sinh viên tự đánh giá ý nghĩa việc tham gia NCKH với bản thân ..... 72 Bảng 3.31: Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực NCKH ....................................... 72 Bảng 3.32: Các yếu tố từ giảng viên ảnh hưởng đến việc hinh thành năng lực NCKH.............................................................................................................. 73 Bảng 3.33: Các yếu tố từ môi trường học tập, nghiên cứu ............................. 74 viii
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cấu trúc năng lực (Đặng Thành Hưng,2010) ................................ 14 Sơ đồ 2.2: Khung nghiên cứu năng lực NCKH .............................................. 24 Sơ đồ 2.3: Qui trình nghiên cứu ...................................................................... 32 ix
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Chuyên ngành đào tạo ................................................................ 42 Biểu đồ 3.2: Năm học của sinh viên tham gia NCKH .................................... 43 Biểu đồ 3.3: Sinh viên tham gia học phần PP NCKH .................................... 43 Biểu đồ 3.4: Hình thức sinh viên đã tham gia NCKH .................................... 44 Biểu đồ 3.5: Yếu tố tác động sinh viên tham gia NCKH ................................ 44 Biểu đồ 3.6: Phân bố câu trả lời theo mức đánh giá ....................................... 52 Biểu đồ 3.7: Đánh giá chung về thái độ của sinh viên với NCKH ................. 62 Biểu đồ 3.8: Đánh giá chung về mức độ nắm lý thuyết chuyên ngành và kiến thức nghiên cứu khoa học ............................................................................... 63 Biểu đồ 3.9:Đánh giá chung về mức độ nắm kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học ................................................................................................... 65 Biểu đồ 3.10: Đánh giá chung về kỹ năng thiết kế nghiên cứu khoa học ....... 66 Biểu đồ 3.11: Đánh giá chung về kỹ năng thu thập, xử lý dữ liệu của sinh viên .. 68 Biểu đồ 3.12: Đánh giá chung về kỹ năng báo cáo kết quả NCKH của sinh viên 69 x
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới ngày càng thay đổi và phát triển rất nhanh chóng về mọi mặt, phát triển kinh tế xã hội gắn liền với sự phát triển khoa học công nghệ kỹ thuật, chính vì vậy nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học .3 nâng cao chất lượng đào tạo; Tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học; Giải quyết một số vấn đề khoa học và thực tiễn. Chính vì vậy mà hiện nay ngoài việc học tập, tham gia hình thức nghiên cứu khoa học trên lớp thì tất cả các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước đều khuyến khích, tổ chức cho sinh viên tham gia vào nghiên cứu khoa học ở mức độ cấp trường, cấp quốc gia, với sự tham gia đánh giá của hội đồng khoa học uy tín, nhưng thực tế hiện nay để đánh giá, nghiệm thu đề tài của sinh viên chúng ta chỉ đưa ra nhưng tiêu chí chung như: Tổng quan tình hình nghiên cứu; Ý tưởng đề tài và cách tiếp cận; Mục tiêu đề tài; Phương pháp nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu; Hình thức trình bày; Có công bố khoa học, tập trung chủ yếu vào đề tài báo cáo mà chưa đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể hơn về năng lực nghiên cứu khoa học mà sinh viên hình thành được sau quá trình tham gia nghiên cứu. Cần phải xác định mục tiêu chính của nghiên cứu khoa học ở bậc đại học là trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học độc lập để hỗ trợ cho hoạt động học tập và hình thành năng lực nghiên cứu khoa học chuẩn bị cho các công việc thật sau khi tốt nghiệp, điều đó có lợi ích cao hơn đối với sinh viên và góp phần tạo động lực cho sinh viên tham gia vào nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội với sứ mạng là cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo, khoa học – công nghệ chất lượng cao, nhiều ngành, nhiều loại hình và là môi trường học tập thuận lợi tạo cơ hội tiệp cận cho mọi đối tượng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập 1
- quốc tế, đã xác định công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ cơ bản của giảng viên và sinh viên. Nhà trường đã chú trọng tạo điều kiện, khuyến khích sinh viên phát triển nghiên cứu khoa học, nhưng cũng như các cơ sở giáo dục đại học khác hội đồng khoa học nhà trường cũng đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học theo tiêu chí chung đã được ban hành theo thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường cũng chưa xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể về năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên ở các mặt nhận thức, thái độ, kỹ năng sau khi tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường.Chính vì lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trƣờng – Nghiên cứu trƣờng hợp tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội”. Thông qua việc nghiên cứu này có thể có được một bộ tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học phù hợp cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường, từ đó có thể đánh giá được năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên góp phần tạo điều kiện khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giúp các em có hành trang kiến thức, kĩ năng vững vàng trong cuộc sống. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của trường Đại học Công nghiệp 3. Câu hỏi nghiên cứu - Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên được hình thành dựa trên những yếu tố nào? - Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường có thể được đánh giá bằng những tiêu chí nào? 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Sinh viên tham gia hội nghị khoa học trường Đại học Công nghiệp Hà Nội năm học 2016-2017 2
- - Đối tượng nghiên cứu: cơ sở khoa học và bộ tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm đọc các đề tài nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn - Phương pháp định tính: + Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến chuyên gia (giảng viên) trong việc xây dựng tiêu chí đánh giá - Phương pháp định lượng: sử dụng bảng hỏi, lấy số liệu chạy phân tích phần mềm SPSS, CONQUEST 6. Phạm vi, thời gian khảo sát - Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - Giới hạn về nội dung: Đề xuất, xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường - Giới hạn về thời gian: dự kiến sẽ nghiên cứu trong 9 tháng từ tháng 1 /2016 đến 10/2017 - Giới hạn về không gian: Nghiên cứu tại hội nghị khoa học sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 7. Kết cấu luận văn 1. Mở đầu 2. Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan 3. Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 4. Chương 3: Kết quả nghiên cứu 5. Kết luận 3
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay khi các chương trình nghiên cứu khoa học của sinh viên ngày càng phát triển thì sự cần thiết phải đánh giá và đánh giá quá trình đánh giá cũng phát triển. Việc đánh giá là cần thiết để xác nhận kết quả đạt được sau một quá trình học tập, nghiên cứu. Có nhiều hướng nghiên cứu về vấn đền nghiên cứu khoa học của sinh viên, một trong những vấn đề cần được nghiên cứu là đánh giá kết quả sinh viên thu được cho bản thân, hay năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên được hình thành sau khi tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Năm 1972, P.T.Prikhodko trong tác phẩm “Tổ chức và phương pháp công tác nghiên cứu khoa học” đã giới thiệu những nét đặc trưng cơ bản trong hoạt động NCKH của sinh viên, tác giả đánh giá tầm quan trọng của việc tổ chức cho sinh viên làm niên luận, khóa luận tốt nghiệp, coi đây là hình thức tập dượt nghiên cứu khoa học, nhờ đó mà sinh viên có khả năng tự học suốt đời.(dẫn theo Nguyễn Thị Mai Trang, 2013) [19] Năm 1996, tác giả Brian Allison trong cuốn “Research skills for student - National institute of eduacation” đã đưa ra cho sinh viên những lý thuyết về nghiên cứu khoa học, cung cấp kỹ năng tiến hành một cuộc điều tra, thiết kế một bảng hỏi và những kỹ thuật khi sử dụng phương pháp phỏng vấn.(dẫn theo Nguyễn Thị Mai Trang, 2013) [19] Trong nghiên cứu của mình tác giả Kremer và Bringle (1990) đã đánh giá kết quả của nghiên cứu khoa học của sinh bằng cách điều tra số lượng sinh viên đã tham gia nghiên cứu khoa học tiếp tục theo học chương trình sau đại học, đánh giá qua số lượng các bài thuyết trình tại hội nghị, các bài báo được đăng cùng là đồng tác giả, và các báo cáo chuyên đề của sinh viên khi thực 4
- tập. Những biện pháp này chắc chắn là chỉ báo quan trọng cho sự thành công lâu dài trong việc nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tuy nhiên, những chỉ báo đó không có nhiều giá trị để đánh giá được mức độ kiến thức sinh viên thu được sau khi tham gia nghiên cứu khoa học (Blockus, Kardash, Blair, và Wallace, 1997), hay nhận thức của sinh viên về những gì họ đã học được như là kết quả thu được sau khi tham gia nghiên cứu khoa học. [22] Hiện nay tại Việt Nam cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu theo hướng điều tra sau khi sinh viên tốt nghiệp vì số lượng tham gia nghiên cứu khoa học không nhiều và cần mất thời gian để thu thập thông tin, dữ liệu. Kardash (2000) đã nghiên cứuvà đưa ra một danh sách bao gồm mười bốn kỹ năng nghiên cứu khoa học và yêu cầu học sinh tự đánh giá mức độ kỹ năng của họ trước và sau khi tham gia nghiên cứu khoa học. Mặc dù theo ông các kỹ năng đều được đánh giá là được nâng cao hơn so với trước và sau khi tham gia NCKH, nhưng có sự phát triển vượt trội ở những kỹ năng mà Kardash gọi là kỹ năng “bậc thấp” như kỹ năng thuyết trình hoặc quan sát và thu thập dữ liệu, trong khi các kỹ năng “bậc cao” như phát triển câu hỏi nghiên cứu, đặt giả thuyết nghiên cứu, phát triển công cụ nghiên cứu lại không được nâng cao hơn so kỳ vọng. [22] Tác giả Rauckhorst và Czaja (2002) tại Đại học Miami đã không dựa vào các kỹ năng cụ thể như Kardash đã làm, các nhà nghiên cứu dựa vào mô hình về quá trình phát triển trí tuệ,các mô hình này có đặc điểm chung là chiara một số giai đoạn.Theo lý thuyết Baxter – Magolda(M.B.BaxterMagolda, Knowing and reasoning in college:Gender- related patterns in students’ intellectual development, Jossey-Bass, San Francisco, 1992) –lúcsinh viên bắt đầu vào đại học, mức độ trí tuệ của họ thấp hơn rất nhiều so với những gì ta hình dung, và trong quá trình học tập ở hiện tại, trí tuệ của họ cũng không phát triển đến mức độ mà ta hy vọng. Mô hình Baxter Magolda cũng tương tự như mô hình của Perry (.W. G., Jr. Perry, Forms of intellectual and ethical development in the college years: A scheme. 5
- Holt, Rinehart &Winston, New York, 1968).Theo Perry, giai đoạn cuối của quá trình phát triển trí tuệ không phải là bước nhảy vọt về mức độ phức tạp của trí tuệ, mà đúng hơn là cách tiếp cận vấn đề; áp dụng tất cả những kiến thức thu lượm được trong giai đoạn tương đối hóa để đưa ra những lựa chọn hay những quyết định dựa trên những phân tích và tư duy phản biện. Rauckhorst và Czaja chỉ ra rằng có khoảng một phần ba trong số sinh viên tham gia nghiên cứu ở bậc đại học có sự tiến bộ vượt bậc về suy nghĩ độc lập, trong khi không có nhân tố nào trong nhóm kỹ năng được so sánh biểu hiện rõ ràng sự thay đổi này. Trong giai đoạn suy nghĩ độc lập, kiến thức chưa được tiếp nhận rõ ràng và mỗi người đều có quan điểm cá nhân bảo vệ ý kiến của mình, và ở giai đoạn này chú trọng vào suy nghĩ độc lập, những suy nghĩ này đã được họ phân tích và đánh giá một cách nghiêm túc. Nó giống như giai đoạn tương đối hóa của Perry. Đây là một kết quả quan trọng bởi vì một vài nghiên cứu đã cố gắng để kiểm tra những kết quả có giá trị về mặt phát triển trí tuệ sau qua trình tham gia nghiên cứu khoa học. [22] Đại học Griffith cho phát hành cuốn sổ tay “Graduate Attributes Research Skills Toolkit”. Bộ công cụ được phát triển bởi các thành viên của dự án thuộc Đại học Griffith được dành chủ yếu cho đội ngũ giảng viên. Cuốn sổ cung cấp một cái nhìn tổng quan về một số vấn đề chính liên quan đến việc phát triển kỹ năng của sinh viên trong quá trình học tập. Trong quyển sách chứa đựng nhiều thông tin được tổng hợp từ nhiều tài liệu và thực tế hiện nay đang tồn tại trong các trường đại học trên thế giới và bao gồm rất nhiều tài liệu tham khảo và các liên kết đến các tài nguyên hữu ích. Quyển sách kết hợp các quan điểm của các giảng viên, học sinh, sinh viên tốt nghiệp và sử dụng lao động về các kỹ năng học áp dụng bởi Đại học Griffith: Khả năng sử dụng kiến thức và kỹ năng để đưa ra giải pháp cho những vấn đề quen thuộc; Khả năng phân tích và phê bình phù hợp với các môn học của sinh viên (ví dụ thu thập phân tích và diễn giải dữ liệu và thông tin, tạo ra và kiểm tra giả thiết, tổng hợp và sắp xếp các thông tin); Kiến thức về các phương pháp 6
- nghiên cứu trong lĩnh vực của họ và khả năng để giải thích kết quả; Khả năng tạo ra những ý tưởng / sản phẩm / công trình nghệ thuật / phương pháp / cách tiếp cận / những quan điểm cho phù hợp với nguyên tắc. [24] Qua một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài mà tác giả tiếp cận được cho thấy, các tác giả không chỉ quan tâm về phương diện phương pháp luận mà còn đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về tổ chức, kỹ năng cụ thể cần được huấn luyện, trang bị cho sinh viên khi tiến hành nghiên cứu khoa học và cả kỹ năng mà sinh viên thu được sau quá trình nghiên cứu khoa học 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Vấn đề nghiên cứu khoa học của sinh viên được chú trọng và được nghiên cứu dưới nhiều góc độ về xã hội học, tâm lý học, quản lý, thực trạng và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng nghiên cứu khoa học. Các nhà nghiên cứu đã nhận định được vấn đề sinh viên nghiên cứu khoa học là điều kiện để biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, là cơ hội để sinh viên vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết vấn đề thực tiễn, hình thành kĩ năng nghiên cứu độc lập cơ bản. Nhiều tác giả, các nhà khoa học đã viết giáo trình hướng dẫn sinh viên đại học, cao đẳng nghiên cứu khoa học dưới các tiêu đề “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục” của Phạm Viết Vượng; “Phương pháp luận nghiên cứu học tập - nghiên cứu” của Nguyễn Văn Lê; “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” của Vũ Cao Đàm; ... với mục đích cung cấp cho sinh viên cơ sở kiến thức lý thuyết, nền tảng để làm tiền đề cho sinh viên thực hành nghiên cứu. Đây là kiến thức căn bản cần thiết trang bị cho sinh viên, để sinh viên có tri thức tổng quan, có cơ sở lý thuyết để thực hiện các nghiên cứu khoa học của mình từ việc viết tiểu luận, bài tập lớn cho đến đề tài nghiên cứu khoa học, khoá luận tốt nghiệp và có thể phát triển cho công việc, học tập nghiên cứu về sau. Tác giả Trần Thanh Ái (2014), trong bài báo "Cần phải làm gìđể phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục", tác giả đã phân tích yếu tố cấu 7
- thành năng lực nghiên cứu khoa học, và những điều kiện khách quan thuộc về phương diện tổ chức – quản lýđể năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên phát triển. [3] Đối với việc vấn đề nghiên cứu thực trạng quản lý và giải pháp nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học thì tác giả tiếp cận được đề tài “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” do tác giả Nguyễn Quang Huy, nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Điện trường Đại học công nghiệp Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Ở lĩnh vực này, tác giả Dương Thị Thoan (2013) đã tiến hành thử nghiệm trên sinh viên Trường Đại học Hồng Đức bằng cách tổ chức rèn luyện nâng cao kỹ năng NCKH cho sinh viên theo quy trình hình thành kỹ năng của X.I. Kixegov. Kết quả cho thấy, “các sinh viên tham gia thử nghiệm có mức độ kỹ năng NCKH tương đối cao và tổ chức rèn luyện kỹ năng NCKH theo quy trình hình thành kỹ năng là biện pháp có hiệu quả”[15] Đặng Thị Vân (2006) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra kết luận sinh viên trường Đại học Nông nghiệp I tham gia NCKH chủ yếu ở các hình thức đơn giản, mang tính bắt buộc còn các hình thức phức tạp, đòi hỏi tinh thần tự nguyên, đam mê chưa được quan tâm đúng mức. Qua khảo sát tác giả cũng phát hiện ra rằng trong quá trình học tập sinh viên bỏ nhiều công sức để “học thuộc bài” hơn là nghiên cứu, tìm tòi và phát triển kiến thức. [20]. Đây cũng là thực trạng chung hiện nay khi mà chương trình học chưa có nhiều thay đổi, đột phá, kết quả học tập vẫn mang nặng tính lý thuyết. Tác giả Phạm Thị Thu Hoa (2007) trong nghiên cứu của mình đã phát hiện ra rằng học viên sau đại học của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội được đánh giá là “có kỹ năng NCKH đạt ở mức B – mức biết làm nhưng thực hiện các công việc và các thao tác còn lúng túng”. Và kiến thức về NCKH là một trong những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên [8] 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược marketing cho cụm khách sạn cổ của Saigontourist giai đoạn 2012 - 2015
0 p | 784 | 215
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê Đăk Hà
27 p | 723 | 154
-
Đề cương luận văn thạc sĩ: Ứng dụng Webgis xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chữa cháy khẩn cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội
17 p | 568 | 139
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Hoàn thiện quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khu dân cư sử dụng vốn ngân sách tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật liệu xây dựng - Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng
26 p | 162 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Xây dựng chính sách Marketing - Mix cho sản phẩm gỗ trên thị trường nội địa tại công ty TNHH Tân Phước
26 p | 208 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ : Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giảm nghèo tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
106 p | 184 | 34
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Xây dựng phần mềm trắc nghiệm loại hình thông minh cho trẻ 11 – 12 tuổi
30 p | 166 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Xây dựng chính sách marketing cho sản phẩm phân bón NPK của công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bình Định
26 p | 148 | 28
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Xây dựng: Đề xuất biện pháp kỹ thuật an toàn lao động trong thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
19 p | 68 | 19
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Xây dựng chính sách marketing cho các dịch vụ ứng dụng công nghệ 3G tại công ty thông tin di động
26 p | 131 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược Công ty cổ phần Lilama7
26 p | 120 | 19
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Xây dựng chính sách marketing đối với thị trường nội địa tại công ty cổ phần giày Bình Định
26 p | 115 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
77 p | 80 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Xây dựng mô hình hệ thống “một cửa liên thông điện tử” cấp tỉnh
26 p | 127 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
9 p | 165 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường (Nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Thượng Đình)
10 p | 113 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý khối lượng các công trình tại Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang
18 p | 33 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng phần mềm dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
95 p | 86 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn