Luận văn Thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Công tác quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ Đảng ủy Đại học quốc gia Hà Nội quản lý hiện nay
lượt xem 56
download
Từ thực tiễn công tác quy hoạch cán bộ ở ĐHQGHN nói chung và quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ ĐHQGHN quản lý nói riêng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm đòi hỏi phải nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài cho sự nghiệp phát triển của ĐHQGHN, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Công tác quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ Đảng ủy Đại học quốc gia Hà Nội quản lý hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THỊ LAN ANH CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI QUẢN LÝ HIỆN NAY Ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước Mã số : 60 31 02 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lâm Quốc Tuấn
- HÀ NỘI 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận trong luận văn chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ LAN ANH
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 Chương 1 CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG UỶ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI QUẢN LÝ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ................................................................... 8 1.1. Quan niệm, vai trò quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý Những vấn đề lý luận ................................................................................................ 8 1.2. Quan điểm, nguyên tắc, phương châm, quy trình quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý ........................................................................................ 18 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG UỶ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI QUẢN LÝ ............................................ 35 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý . 35 2.2. Công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm ................................................................................. 42 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH
- CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG UỶ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI QUẢN LÝ ............................................ 67 3.1. Mục tiêu và phương hướng quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý ........ 67 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng ủy Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý ........................................................................... 71 KẾT LUẬN ............................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 102 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBVC Cán bộ, viên chức CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội GDĐH Giáo dục đại học KH&CN Khoa học và công nghệ KT XH Kinh tế xã hội NCKH Nghiên cứu khoa học NNL Nguồn nhân lực QHCB Quy hoạch cán bộ XHCN Xã hội chủ nghĩa
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thực tiễn hơn 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã khẳng định: sau khi có đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo thì cán bộ và công tác cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của sự nghiệp cách mạng, gắn liền với vận mệnh c ủa Đảng, của nhà nướ c và chế độ. Vì vậy, Nghị quyết Hội ngh ị l ần th ứ 3, Ban Ch ấp hành Trung ương Đảng Khoá VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã chỉ rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nướ c và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng đảng”. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, coi trọng toàn bộ các khâu của công tác cán bộ như chăm lo tạo nguồn, lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng, quản lý, sử dụng và xây dựng chính sách đãi ngộ, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ của Đảng luôn có sự phát triển và nối tiếp vững chắc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ, t ừng giai đoạn. Trong công tác cán bộ, “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng y ếu …., b ảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”. Thực tế cho thấy có làm tốt công tác quy hoạch cán bộ mới từng bước nâng cao được chất lượng, bảo đảm được số lượng, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển, tránh tình trạng hẫng hụt, bị động, chắp vá, không đồng bộ trong công tác cán bộ. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ sẽ tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề làm tốt các khâu khác trong công tác cán bộ như: đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, giới
- 2 thiệu cán bộ ứng cử và thực hiện chính sách cán bộ; khắc phục tình trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tràn lan, không có trọng tâm, trọng điểm; lúng túng trong lựa chọn, phân công, bố trí, sử dụng cán bộ. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia và để phù hợp với thị trường lao động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước chủ trương thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội với tư cách là trung tâm đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao là một quyết định có tầm chiến lược. Sau 20 năm xây dựng và phát triển, hiện nay đội ngũ cán bộ của ĐHQGHN đông về số lượng và mạnh về chất lượng so với các Trường Đại học trong cả nước. Phần lớn cán bộ được đào tạo cơ bản, có kiến thức chuyên sâu, có năng lực và kinh nghiệm công tác. Nhưng bên cạnh đó do đa phần cán bộ quản lý ở ĐHQGHN đều xuất thân từ cán bộ giảng dạy, chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nên năng lực, tư duy và kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu đồng bộ, không mang tính chuyên nghiệp, thường xuyên bị động. Việc sử dụng, bố trí cán bộ quản lý nhìn chung chưa hợp lý, chính sách đãi ngộ chưa phù hợp do vậy phần đông cán bộ quản lý chưa an tâm công tác. Tình trạng trên đòi hỏi Ban Thường vụ Đảng uỷ ĐHQGHN có những bước đi đúng đắn trong công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài trong công tác cán bộ ở ĐHQGHN. Quán triệt những quan điểm của Đảng, từ nhiều năm nay, Ban Thường vụ Đảng uỷ ĐHQGHN đã rất quan tâm đến công tác QHCB, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng QHCB lãnh đạo ở các đơn vị, nhất là đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ quản lý. Bởi đây là đội
- 3 ngũ cán bộ chủ chốt trong ĐHQGHN, là lực lượng chủ yếu lãnh đạo và tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước ở mỗi đơn vị trong ĐHQGHN. QHCB nhìn chung đã được các đơn vị trong ĐHQGHN thực hiện theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, thực hiện theo đúng quy trình, phương châm, tạo được nguồn cán bộ, góp phần khắc phục dần tình trạng bị động, lúng túng trong công tác cán bộ. Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của ĐHQGHN cũng còn bộc lộ không ít thiếu sót, khuyết điểm, một số cán bộ đảng viên trong đó có cả cấp uỷ viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác QHCB. Vẫn còn hiện tượng làm QHCB một cách hình thức, chiếu lệ, khép kín ở nhiều đơn vị. Một số đơn vị còn có biểu hiện chủ nghĩa cá nhân, bệnh hẹp hòi, ích kỷ, tư tưởng lạc hậu trong QHCB. Bên cạnh đó thì nguồn cán bộ để đưa vào quy hoạch các chức danh diện Ban Thường vụ Đảng uỷ ĐHQGHN quản lý còn nhiều khó khăn, nhất là cán bộ trẻ, có trình độ... Từ thực tiễn công tác quy hoạch cán bộ ở ĐHQGHN nói chung và quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ ĐHQGHN quản lý nói riêng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm đòi hỏi phải nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài cho sự nghiệp phát triển của ĐHQGHN, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý hiện nay”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- 4 Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ nói chung, công tác quy hoạch cán bộ nói riêng nên đã có nhiều công trình, đề tài, luận văn, luận án liên quan đến vấn đề này được công bố. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài như: Đề tài khoa học cấp Nhà nước¸ mã số KHXH.05 03: “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” do PGS, TS Nguyễn Phú Trọng và PGS, TS Trần Xuân Sầm chủ biên. “Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” (2008) do PGS, TS Trương Thị Thông và TS. Lê Kim Việt (đồng chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. “Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hoḠhiện đại hoá đất nước” (2008) của Trần Đình Hoan, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới”, (1998) do PGS, TS Trần Xuân Sầm chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. “Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay”, (2012) do Thân Minh Quế chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia. “Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay” (2003) của Trần Văn Phòng đăng trên Tạp chí lý luận chính trị số 05. “Quan niệm khoa học về Quy hoạch cán bộ lịch sử vấn đề và quá trình tiếp cận vấn đề” (1999) của PGS, TS Lê Văn Lý đăng trên Tạp chí Thông tin lý luận tháng 6.
- 5 “Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (2003) của PGS, TS Trần Đình Hoan đăng trên Tạp chí Cộng sản số 33. “ Đánh giá đúng, quy hoạch tốt, luân chuyển đúng mục tiêu” (2004) của Lê Quang Hoan đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng số 12. “Về công tác QHCB lãnh đạo, quản lý” (2005) của Nguyễn Phương Hồng đăng trên Tạp chí Cộng sản tháng 4. “Quy hoạch, đào tạo cán bộ trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh” (2009) của Phúc Sơn, đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng số 4. “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (2002), Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thái Sơn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. “Công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay” (2000), Luận văn thạc sĩ của Trần Minh Thấu, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. “Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay” (2012), Luận án Tiến sĩ của Thân Minh Quế, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. “Chất lượng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Đông Bắc bộ nước ta giai đoạn hiện nay”( 2007)¸ Luận văn thạc sĩ của Hoàng Nguyên Hoà, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến nhiều góc độ khác nhau về công tác cán bộ và quy hoạch cán bộ. Tuy nhiên, đến nay
- 6 chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu có tính hệ thống dưới góc độ một luận văn thạc sĩ về công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện BanThường vụ Đảng uỷ Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến công tác Quy hoạch cán bộ; đánh giá đúng thực trạng công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ ĐHQGHN quản lý, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu, khả thi thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận về sự lãnh đạo của Đảng nói chung, Ban Thường vụ Đảng uỷ ĐHQGHN nói riêng đối với công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ ĐHQGHN quản lý từ năm 2004 đến nay, xác định nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm. Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ ĐHQGHN quản lý. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ ĐHQGHN quản lý. 4.2. Phạm vi nghiên cứu
- 7 Khảo sát công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ ĐHQGHN quản lý từ năm 2004 đến nay và định hướng giải pháp đến năm 2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt nam về cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ; có kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài. Cơ sở thực tiễn là thực trạng công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ ĐHQGHN quản lý từ năm 2004 đến nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin; sử dụng các phương pháp lịch sửlôgic, điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn… 6. Những đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Đóng góp về mặt khoa học: Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN quản lý trong giai đoạn hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập cho bộ môn Xây dựng Đảng về tổ chức và những ai quan tâm đến đề tài này. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương, 6 tiết.
- 8 Chương 1 CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG UỶ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI QUẢN LÝ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Quan niệm, vai trò quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý Những vấn đề lý luận 1.1.1. Quan niệm về quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ ĐHQGHN quản lý 1.1.1.1. Khái niệm về cán bộ; quy hoạch cán bộ Khái niệm cán bộ Cán bộ là một danh xưng rất đẹp, đầy niềm tự hào và vinh dự trong nhân dân ta. Nó xuất hiện trong đời sống xã hội nước ta khoảng mấy chục năm gần đây để chỉ một lớp người là những chiến sĩ cách mạng, lớp người mới, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hy sinh, gắn bó với nhân dân, phục vụ cho sự nghiệp cao cả giành độc lập, tự do cho dân tộc. Tên gọi cán bộ đã từng để lại dấu ấn đẹp trong lịch sử cách mạng nước ta từ khi có Đảng lãnh đạo. Trong Từ điển tiếng Việt, cán bộ được định nghĩa là: Người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước, đảng và đoàn thể. Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ [48, tr.17]. Cho đến nay, từ cán bộ đã được dùng với rất nhiều nghĩa khác nhau:
- 9 Trong tổ chức đảng và đoàn thể, từ cán bộ được dùng với hai nghĩa khác nhau: một là, để chỉ những người được bầu vào các cấp lãnh đạo, chỉ huy từ cơ sở đến Trung ương (cán bộ lãnh đạo) để phân biệt với đảng viên thường, đoàn viên, hội viên; hai là, những người làm công tác chuyên trách có hưởng lương trong các tổ chức đảng và đoàn thể. Trong hệ thống nhà nước, từ cán bộ được hiểu cơ bản là chung với từ công chức, chỉ những người làm việc trong cơ quan nhà nước thuộc ngành hành chính, tư pháp, kinh tế, văn hóa và xã hội. Đồng thời, cán bộ cũng được hiểu là những người có chức vụ chỉ huy, phụ trách, lãnh đạo (trưởng, phó phòng, vụ, cục…). Dù cách dùng, cách hiểu trong các trường hợp, các lĩnh vực cụ thể có khác nhau, nhưng về cơ bản, từ cán bộ bao hàm nghĩa chính của nó là bộ khung, là nòng cốt, là chỉ huy. Như vậy, có thể quan niệm một cách chung nhất, cán bộ là khái niệm chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức. Do trong nghĩa gốc của từ cán bộ có yếu tố là bộ khung, là nòng cốt, là chỉ huy, cho nên khi bàn về chất lượng đội ngũ cán bộ phải tính đến những yếu tố “cần” và “đủ” để cán bộ thể hiện vai trò và chức trác h là cái khung, nòng cốt, là người chỉ huy, điều khiển, người quản lý. Với nghĩa là chỉ huy, cán bộ phải có giác ngộ chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn giỏi, có trình độ học vấn, trình độ văn hoá nhất định, tinh thông nghiệp vụ, có tâm lý và văn hoá của người chỉ huy, người lãnh đạo, để đáp ứng vai trò điều hành quản lý xã hội ở cả cấp độ cơ sở cho đến tầm ở quốc gia.
- 10 Với nghĩa là khung, là nòng cốt của chế độ mới, của hệ thống chính trị, kinh tế, văn hoá của một đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá…, cán bộ nước ta phải có những phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trí tuệ đủ để làm nòng cốt trong thời kỳ mới. Vai trò nòng cốt của người cán bộ trong tổ chức xã hội được thể hiện ở năng lực duy trì, tiếp nối cái bản chất của một tổ chức xã hội, đồng thời lại phải có khả năng quy tụ, tập hợp được lực lượng bảo đảm cho sự phát triển của tổ chức. Những yếu tố văn hoá và vật chất nào cần và đủ cho sự vững vàng của nòng cốt, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển đều là những yếu tố có ý nghĩa phương pháp luận về mặt chất lượng mới, phù hợp với thời đại của đội ngũ cán bộ. Những yếu tố kém về chính trị và đạo đức, về trí tuệ và nghiệp vụ của từng người cũng như những sai lầm và thiếu sót trong cấu trúc đội ngũ, trong chính sách sử dụng, chính sách quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ…, đều có thể gây hại tới năng lực nòng cốt và vai trò chỉ huy, điều khiển của cán bộ. Không có đủ phẩm chất, năng lực thì cán bộ không thể đảm nhiệm vai trò nòng cốt, điều khiển của mình; đồng thời không có chính sách đãi ngộ đúng, thì đội ngũ cán bộ cũng không được hình thành tương xứng với vị trí, vai trò của nó. Khái niệm Quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ ĐHQGHN quản lý Trong Từ điển Hán Việt của Nguyễn Lân có nêu: “Quy hoạch là việc lập kế hoạch dài hạn căn cứ vào các phép tắc, quy chế và quy cách đã có” [37, tr.519] Trong Đại Từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý (Chủ biên), hai từ “quy hoạch” được định nghĩa như sau:
- 11 “1. Bố trí sắp xếp kế hoạch dài hạn; 2. Kế hoạch tổng thể trong thời gian dài” [51, tr.1380] Từ điển tiếng Việt nêu: Quy hoạch là “bố trí, sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn. Quy hoạch các vùng kinh tế. Quy hoạch trị thủy một con sông. Quy hoạch đào tạo cán bộ”. Từ đây có thể hiểu quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý (gọi tắt là quy hoạch cán bộ) là việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp, các lĩnh vực của hệ thống chính trị theo một mục tiêu kế hoạch dài hạn (trong một giai đoạn cách mạng, hoặc một nhiệm kỳ Đại hội Đảng, Quốc hội…) sao cho mỗi cán bộ đều phát huy cao nhất năng lực, phẩm chất của mình, nhằm hoàn thành có hiệu quả nhất những nhiệm vụ đảm nhận và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho thời kỳ, giai đoạn cách mạng tiếp theo. Trước hết, cần phải hiểu quy hoạch cán bộ là một hoạt động có ý thức, mang tính tích cực, chủ động của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ nhằm xây dựng một cách có kế hoạch đội ngũ cán bộ đều về số lượng, ngày càng nâng cao về chất lượng, phù hợp về cơ cấu, phát triển một cách bền vững, đáp ứng được các yêu cầu cho cả trước mặt và lâu dài. Quy hoạch cán bộ hiện nay, theo Nghị quyết 42 của Bộ Chính trị, là một hoạt động tổng thể ở cả tầm vĩ mô và vi mô, bao hàm nhiều loại quy hoạch cán bộ khác nhau. Vì vậy, tính chất hệ thống, đồng bộ, cơ bản, liên thông, toàn diện phải có ở trong tất cả các loại quy hoạch cán bộ. Theo ý nghĩa đó, quy hoạch cán bộ là nền tảng cho cán bộ. Bản chất của quy hoạch cán bộ là chú trọng tới việc phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng
- 12 nhân tài cho đất nước, có ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, khoa học công nghệ, văn hoá nghệ thuật…. Quy hoạch cán bộ là quá trình tạo nguồn cán bộ cho cả hiện tại và tương lai, cho nên đây là công việc thường xuyên trong đời sống chính trị của đảng quyền. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, chính cơ cấu kinh tế quyết định cơ cấu cán bộ. Chẳng hạn như, tỷ lệ cán bộ trên đại học kỹ sư công nhân kỹ thuật được hình thành tự nhiên từ sự phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế. Sự khủng hoảng cơ cấu kinh tế dẫn tới sự khủng hoảng cơ cấu nguồn nhân lực. Ngược lại, nếu biết chủ động tạo ra một cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý sẽ kéo theo sự hình thành một cơ cấu kinh tế phù hợp. Nếu chúng ta có một đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin giỏi, sẽ kéo theo ngành công nghệ thông tin phát triển. Như vậy, có thể có khủng hoảng về cơ cấu cán bộ nếu không làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, và xã hội có sự phát triển bền vững khi chủ động được vấn đề cán bộ. Ngược lại, khủng hoảng cán bộ có thể dẫn tới khủng hoảng xã hội. Khác với các loại quy hoạch khác như quy hoạch đô thị, quy hoạch hệ thống giao thông, thuỷ lợi là những quy hoạch ở trạng thái tĩnh, quy hoạch cán bộ là quy hoạch về nhân sự, về con người, nên nó luôn luôn tồn tại ở trạng thái động, luôn được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Hiện nay, cơ cấu cán bộ của chúng ta còn mất cân đối giữa các khối ngành, lĩnh vực và còn bất hợp lý. Điều đó cho thấy tính bức thiết, tính quyết liệt, tính phức tạp và có nhiều ẩn số của quy hoạch cán bộ, vì nó liên quan đến giá trị, động cơ, lợi ích của con người. Nếu đánh giá cán bộ tạo ra cơ sở, thì quy hoạch cán bộ là định hướng phát triển đối với cán bộ. Tức là, quy hoạch cán bộ tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự bình đẳng phấn đấu, tạo ra khuôn mẫu sàng lọc theo cơ chế khách
- 13 quan, tạo ra môi trường dân chủ, phấn đấu, thi đua rèn luyện giữa các cán bộ. Trong quy hoạch cán bộ cần đặc biệt chú ý tới phương châm “ động” và “mở”, tính công khai và sự gắn kết giữa tính đảng, tính khoa học, tính thực tiễn. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý liên quan đến nhiều khâu, nhiều quá trình gắn kết hữu cơ với nhau, từ phát hiện đào tạo, bồi dưỡng đến sắp xếp, bố trí, đánh giá và luân chuyển cán bộ. Đối với những cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số lĩnh vực thì sắp xếp, bố trí vào các cương vị được thực hiện trong bộ máy theo thẩm quyền quản lý của Đảng, nhưng đối với những cán bộ do bầu cử thì việc sắp xếp còn tuỳ thuộc vào quyết định bầu cử của cử tri và các đại biểu. Công tác quy hoạch khác với công tác làm nhân sự. Công tác quy hoạch nhằm mục đích chính là tạo nguồn cán bộ trẻ có triển vọng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách và dự kiến bố trí họ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong nhiệm kỳ tới hoặc những nhiệm kỳ sau. Còn công tác nhân sự chủ yếu thực hiện việc lựa chọn, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ đã đủ tiêu chuẩn, được đào tạo, bồi dưỡng vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong thời điểm hiện tại để cán bộ thực hiện được ngay các chức trách, nhiệm vụ được giao. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã chỉ rõ: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [9, 82]. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, lãnh đạo đất nước và toàn bộ hệ thống chính trị, Đảng phải lo cán bộ cho toàn xã hội trên tất cả các lĩnh
- 14 vực. Vào thời điểm quan trọng chuyển giao thế hệ cán bộ giữa hai thế kỷ của cách mạng như hiện nay, chỉ có chủ động xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ vững mạnh, Đảng mới có thể đủ khả năng lãnh đạo, tổ chức toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ cách đặt vấn đề như trên, có thể hiểu thế nào là một quy hoạch đúng và thế nào là một quy hoạch tốt? Quy hoạch đúng là quy hoạch thể hiện được mục đích, yêu cầu, các quan điểm, nguyên tắc, phương châm, nội dung, phương pháp quy hoạch trên cơ sở đánh giá đúng cán bộ và phù hợp với thực tế của địa phương, đơn vị mình. Quy hoạch tốt (xét về chất lượng, hiệu quả): phải thoả mãn các tiêu chí như có cơ cấu hợp lý về độ tuổi, học vấn, thành phần, giới, dân tộc; có nguồn dồi dào, đáp ứng được nhiều phương án, kế hoạch nhân sự khác nhau; bảo đảm tính kế thừa, tính phát triển, tính sàng lọc và ý chí phấn đấu cao; chọn lọc và phát hiện, nuôi dưỡng được người giỏi, người tài; có tính thiết thực, tính khả thi; vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của các khâu khác trong công tác cán bộ. Giữa quy hoạch đúng và quy hoạch tốt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, quy hoạch đúng tạo tiền đề, điều kiện cho một quy hoạch tốt. Nó cho thấy vai trò rất quan trọng của việc tuân thủ các quy trình ở mỗi giai đoạn, trong các bước tiến hành có liên quan như thế nào, bước nào là quan trọng nhất và trong mỗi bước có tính đến những nhân tố khách quan, chủ quan nào tác động dễ gây ra những lệch lạc, phá vỡ tính quy hoạch và sự cần thiết phải có cơ chế như thế nào để làm cho nguyên tắc công khai, khách quan, dân chủ thấm sâu và điều chỉnh tới toàn bộ công tác quy hoạch cán bộ cán bộ. 1.1.1.2. Quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ ĐHQGHN quản lý
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược marketing cho cụm khách sạn cổ của Saigontourist giai đoạn 2012 - 2015
0 p | 774 | 215
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê Đăk Hà
27 p | 707 | 154
-
Đề cương luận văn thạc sĩ: Ứng dụng Webgis xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chữa cháy khẩn cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội
17 p | 564 | 139
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Hoàn thiện quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khu dân cư sử dụng vốn ngân sách tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật liệu xây dựng - Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng
26 p | 162 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Xây dựng chính sách Marketing - Mix cho sản phẩm gỗ trên thị trường nội địa tại công ty TNHH Tân Phước
26 p | 205 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ : Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giảm nghèo tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
106 p | 184 | 34
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Xây dựng phần mềm trắc nghiệm loại hình thông minh cho trẻ 11 – 12 tuổi
30 p | 165 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Xây dựng chính sách marketing cho sản phẩm phân bón NPK của công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bình Định
26 p | 147 | 28
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Xây dựng: Đề xuất biện pháp kỹ thuật an toàn lao động trong thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
19 p | 63 | 19
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Xây dựng chính sách marketing cho các dịch vụ ứng dụng công nghệ 3G tại công ty thông tin di động
26 p | 130 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược Công ty cổ phần Lilama7
26 p | 120 | 19
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Xây dựng chính sách marketing đối với thị trường nội địa tại công ty cổ phần giày Bình Định
26 p | 115 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
77 p | 80 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Xây dựng mô hình hệ thống “một cửa liên thông điện tử” cấp tỉnh
26 p | 127 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
9 p | 162 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường (Nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Thượng Đình)
10 p | 111 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý khối lượng các công trình tại Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang
18 p | 32 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng phần mềm dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
95 p | 86 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn