Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông ở Việt Nam theo khung năng lực nghề nghiệp
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn này nhằm xây dựng, thử nghiệm, hoàn chỉnh và đề xuất cách sử dụng khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông ở Việt Nam theo khung năng lực nghề nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông ở Việt Nam theo khung năng lực nghề nghiệp
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC MAI HOÀNG SANG XÂY DỰNG KHUNG ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM THEO KHUNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Hà Nội – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC MAI HOÀNG SANG XÂY DỰNG KHUNG ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM THEO KHUNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Mã số: 9 14 01 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Quý Thanh 2. PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền Hà Nội – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong nghiên cứu của luận án có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Nghiên cứu sinh Mai Hoàng Sang i
- LỜI CẢM ƠN Tôi trân trọng cảm ơn Trường Đại học Giáo Dục, Khoa Quản trị chất lượng, Ban Giám hiệu Trường Cán bộ Quản lí giáo dục Tp.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và hoàn thành luận án. Đặc biệt, trân trọng cảm ơn GS.TS Nguyễn Quý Thanh, PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, cung cấp tài liệu nghiên cứu, mang lại cho tôi tri thức quý báu, thiết thực để hoàn thành luận án này. Trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Xuân Tế, nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lí giáo dục Tp.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án tiến sĩ. Trân trọng cảm ơn TS Phan Minh Phụng, Phó Hiệu trưởng đã giúp đỡ và hỗ trợ trong việc thu thập thông tin từ cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Cảm ơn các đồng nghiệp trong trường đã động viên, giúp đỡ, hỗ trợ công việc trong suốt quá trình thực hiện luận án. Chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô Khoa Quản trị chất lượng và Phòng Đào tạo, các nhà chuyên môn, các tác giả nghiên cứu về lĩnh vực chuyên môn liên quan đến luận án đã hỗ trợ, cung cấp cho tôi kiến thức quý báu làm nền tảng cho quá trình thực hiện luận án. Cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, tháng 04 năm 2020 Tác giả Mai Hoàng Sang ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. ii MỤC LỤC....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ....................................................................... xi DANH MỤC CÁC HỘP .............................................................................. xiv MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO KHUNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ............... 12 1.1. Nghiên cứu về năng lực và khung năng lực nghề nghiệp của người lãnh đạo ................................................................................................................... 12 1.1.1. Nghiên cứu về năng lực ........................................................................ 12 1.1.2. Nghiên cứu về khung năng lực nghề nghiệp của người lãnh đạo ......... 13 1.2. Nghiên cứu về khung năng lực nghề nghiệp của người cán bộ quản lí nhà trường .............................................................................................................. 20 1.3. Nghiên cứu về đánh giá chương trình và đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí nhà trường ............................................................................... 25 1.3.1. Nghiên cứu về đánh giá chương trình ................................................... 25 1.3.2. Nghiên cứu về đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí nhà trường ............................................................................................................. 30 1.4. Nghiên cứu đánh giá chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo khung năng lực nghề nghiệp ............................................................................................... 35 iii
- 1.5. Thành tựu và những vấn đề đặt ra từ tổng quan các nghiên cứu ............. 38 1.5.1. Nhận định chung về các thành tựu nghiên cứu đã có ........................... 38 1.5.2. Phân tích vấn đề đặt ra cần giải quyết................................................... 40 Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 41 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO KHUNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ......................................................................................................................... 43 2.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 43 2.1.1. Trường phổ thông và cán bộ quản lí trường phổ thông ........................ 43 2.1.2. Bồi dưỡng, chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông . 44 2.1.3. Chuẩn, tiêu chí, minh chứng ................................................................. 46 2.1.4. Khung năng lực nghề nghiệp người cán bộ quản lí trường phổ thông . 48 2.1.5. Đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông..... 50 2.1.6. Các mô hình, phương pháp, nội dung đánh giá chương trình ............... 50 2.1.7. Khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực nghề nghiệp ......................................................... 64 2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 66 2.2.1. Những yêu cầu đặt ra đối với người Hiệu trưởng trường phổ thông trong bối cảnh hiện nay ................................................................................... 66 2.2.2. Khung chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông ........ 78 2.2.3. Thực trạng đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay ............................................................................. 83 Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 88 iv
- CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH TỔ CHỨC VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 90 3.1. Quy trình tổ chức nghiên cứu .................................................................. 90 3.1.1. Giai đoạn thăm dò ................................................................................. 92 3.1.2. Giai đoạn thiết kế nghiên cứu ............................................................... 93 3.1.3. Giai đoạn thực hiện nghiên cứu ............................................................ 96 3.1.4. Giai đoạn báo cáo kết quả nghiên cứu .................................................. 97 3.2. Thiết kế khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực nghề nghiệp .................................................. 98 3.2.1. Thiết kế khung năng lực người Hiệu trưởng trường phổ thông trước bối cảnh hiện nay .................................................................................................. 98 3.2.2. Khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông ............................................................................................................. 101 3.2.3. Kết nối khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực nghề nghiệp ................................................ 106 Tiểu kết chương 3........................................................................................ 111 CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP VÀ KHUNG ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO KHUNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ....................................................................................................... 113 4.1. Đề xuất khung năng lực nghề nghiệp Hiệu trưởng trường phổ thông ... 113 4.1.1. Xác định các chuẩn năng lực nghề nghiệp Hiệu trưởng trường phổ thông ............................................................................................................. 113 4.1.2. Đề xuất tiêu chí về năng lực nghề nghiệp Hiệu trưởng trường phổ thông ....................................................................................................................... 115 v
- 4.2. Đề xuất khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo năng lực nghề nghiệp. .......................................................... 120 4.2.1. Khung lí thuyết đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo năng lực nghề nghiệp ........................................................... 120 4.2.2. Xác định các chuẩn đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông ........................................................................................... 123 4.2.3. Đề xuất tiêu chí đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực nghề nghiệp ................................................ 125 4.3. Khảo sát lấy ý kiến về các khung với các chuẩn, các tiêu chí ............... 131 4.3.1. Giới thiệu về khảo sát ......................................................................... 131 4.3.2. Khảo sát lấy ý kiến về các tiêu chí năng lực nghề nghiệp và tiêu chí đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực nghề nghiệp .................................................................................... 134 4.4. Điều chỉnh các chuẩn, tiêu chí khung năng lực nghề nghiệp và khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo năng lực nghề nghiệp đã đề xuất ........................................................................... 139 4.4.1. Khung năng lực nghề nghiệp .............................................................. 139 4.4.2. Khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực nghề nghiệp ....................................................... 142 Tiểu kết chương 4........................................................................................ 146 CHƯƠNG 5: KHẢO NGHIỆM, HOÀN CHỈNH VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG KHUNG ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO KHUNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ....................................................................................................... 148 5.1. Khảo nghiệm đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực nghề nghiệp ....................................................... 148 5.1.1. Giới thiệu về khảo nghiệm .................................................................. 148 vi
- 5.1.2. Tiến hành đánh giá .............................................................................. 151 5.1.3. Kết quả đánh giá ................................................................................. 153 5.2. Hoàn chỉnh khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo năng lực nghề nghiệp ........................................................... 171 5.3. Đề xuất cách sử dụng khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực nghề nghiệp ........................ 174 5.3.1. Mục tiêu .............................................................................................. 174 5.3.2. Quy trình ............................................................................................. 174 5.3.3. Thời điểm tiến hành đánh giá ............................................................. 178 5.3.4. Cách sử dụng khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo năng lực nghề nghiệp ............................................... 180 Tiểu kết chương 5........................................................................................ 197 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................ 198 1. Kết luận ..................................................................................................... 198 2. Kiến nghị ................................................................................................... 201 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .................. 204 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 205 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 215 vii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Khung năng lực Hiệu trưởng/ phó Hiệu trưởng trường Đại học .... 24 Bảng 2.1. Chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2018) ........................................................................................................ 49 Bảng 2.2. Mối quan hệ giữa vai trò và năng lực của Hiệu trưởng trường phổ thông ............................................................................................................... 78 Bảng 2.3. Khung chương trình chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012) .................................................... 81 Bảng 4.1. Các Chuẩn năng lực người cán bộ quản lí trường phổ thông ....... 114 Bảng 4.2. Tiêu chí về năng lực nghề nghiệp Hiệu trưởng trường phổ thông 116 Bảng 4.3. So sánh tiêu chí khung năng lực đề xuất và Chuẩn Hiệu trưởng trường phổ thông ........................................................................................... 117 Bảng 4.4. Các chuẩn đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực nghề nghiệp ................................................ 125 Bảng 4.5. So sánh khung năng lực xây dựng với Chương trình 382 ............ 126 Bảng 4.6. Đề xuất tiêu chí về đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo năng lực nghề nghiệp ............................................... 130 Bảng 4.7. Bảng tổng hợp mẫu nghiên cứu .................................................... 133 Bảng 4.8. Thang đánh giá khung năng lực và khung đánh giá chương trình ... 133 Bảng 4.9. Bảng tổng hợp số lượng phiếu hỏi cho các đối tượng .................. 133 Bảng 4.10. Hệ số Cronbach’s Alpha khung năng lực nghề nghiệp .............. 135 Bảng 4.11. Hệ số Cronbach’s Alpha khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực nghề nghiệp ............. 135 viii
- Bảng 4.12. Kết quả phân tích thống kê mô tả của thành phần về khung năng lực người quản lí trường phổ thông trong bối cảnh hiện nay ....................... 137 Bảng 4.13. Kết quả phân tích thống kê mô tả các thành phần của khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo năng lực nghề nghiệp ................................................................................................... 139 Bảng 4.14. Bảng điều chỉnh các tiêu chí khung năng lực nghề nghiệp ........ 140 Bảng 4.15. Khung năng lực nghề nghiệp người Hiệu trưởng trường phổ thông ............................................................................................................. 141 Bảng 4.16. Bảng điều chỉnh các tiêu chí khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực nghề nghiệp . 142 Bảng 4.17. Khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo năng lực nghề nghiệp .................................................................. 143 Bảng 5.1. Thang đánh giá về năng lực người tham gia chương trình bồi dưỡng 150 Bảng 5.2. Thang đánh giá tiêu chí chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực ......................................................... 150 Bảng 5.3. Mẫu khảo sát về năng lực người học tự đánh giá trước khi tham gia chương trình .................................................................................................. 151 Bảng 5.4. Mẫu khảo sát về năng lực để học viên tham gia khóa học tự đánh giá sau khi tham gia chương trình ................................................................. 152 Bảng 5.5. Độ tin cậy, độ giá trị thang đo năng lực người cán bộ quản lí trường phổ thông (trước khi tham gia chương trình) ................................................ 152 Bảng 5.6. Đánh giá độ tin cậy, độ giá trị thang đo năng lực (sau khi tham gia chương trình) và thang đo đánh giá chương trình......................................... 153 Bảng 5.7. Kết quả đánh giá của học viên về mục tiêu chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông ................................................................... 154 ix
- Bảng 5.8. Đánh giá của học viên về nội dung, cấu trúc chương trình bồi dưỡng đảm bảo phát triển được các năng lực thành phần theo khung năng lực nghề nghiệp: .................................................................................................. 159 Bảng 5.9. Đánh giá của học viên về hoạt động bồi dưỡng ........................... 162 Bảng 5.10. Đánh giá của học viên về kết quả bồi dưỡng ............................. 167 Bảng 5.11. Kiểm định trung bình tổng thể năng lực trước sau với Paired – Sample T-Test ............................................................................................... 170 Bảng 5.12. Hoàn thiện khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực nghề nghiệp .................................... 173 Bảng 5.13. Lập kế hoạch đánh giá chương trình .......................................... 175 x
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình năng lực lãnh đạo (McClelland D., 1973) ........................ 14 Hình 1.2. Mô hình năng lực (Northouse, P. 2004) ......................................... 15 Hình 1.3. Mô hình năng lực toàn cầu (OECD, 2016) ..................................... 16 Hình 1.4. Mô hình tảng băng về cấu trúc năng lực (Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014) ........................................................................................................ 16 Hình 1.5. Mô hình cấu trúc năng lực thực hiện (Tổng cục dạy nghề, 2015) .. 17 Hình 1.6. Mô hình bốn năng lực thành phần (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2015) .... 17 Hình 1.7. Cấu trúc khung năng lực (Ngô Quý Nhâm, 2015) .......................... 18 Hình 1.8. Sơ đồ cấu trúc năng lực (Đặng Tự Ân, 2015) ................................. 18 Hình 1.9. Khung năng lực lãnh đạo, quản lí khu vực hành chính công Việt Nam (Lê Quân, 2016) ..................................................................................... 19 Hình 1.10. Mô hình ba năng lực cơ bản của người quản lí giáo dục (Nguyễn Lộc, 2014) ....................................................................................................... 23 Hình 1.11. Mô hình năng lực Hiệu trưởng trường phổ thông (Đặng Thị Thanh Huyền, 2018)................................................................................................... 24 Hình 2.1. Mô hình lí thuyết chương trình (Weiss,1981)................................. 51 Hình 2.2. Mô hình lí thuyết chương trình (W.K. Kellogg Foundation, 2004) 51 Hình 2.3. Mô hình lí thuyết về sự thay đổi chương trình (Milwaukee Public School, 2014) .................................................................................................. 53 Hình 2.4. Mô hình phát triển năng lực lãnh đạo của người tham gia khóa học và nâng cao kết quả đầu ra (AITSL, 2015) ..................................................... 53 Hình 2.5. Mô hình đánh giá chương trình (Tác giả) ....................................... 54 Hình 2.6. Mô hình đánh giá Guskey (Guskey, 2002) ..................................... 56 xi
- Hình 2.7. Mô hình đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông (Tác giả) ......................................................................................... 63 Hình 2.8. Mối quan hệ giữa khung năng lực nghề nghiệp với chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông và đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo năng lực nghề nghiệp .......................... 64 Hình 2.9. Mô hình vai trò và chức năng quản lí theo khung các giá trị cạnh tranh (Robert E. Quinn và một số tác giả, 2002) ............................................ 71 Hình 2.10. Vai trò của người Hiệu trưởng trường phổ thông ......................... 74 Hình 2.11. Mô hình nghiên cứu khung năng lực nghề nghiệp Hiệu trưởng trường phổ thông ............................................................................................ 77 Hình 3.1. Sơ đồ quy trình tổ chức nghiên cứu đề tài ...................................... 91 Hình 3.2. Quy trình thiết kế khung năng lực nghề nghiệp người Hiệu trưởng trường phổ thông trước bối cảnh hiện nay ...................................................... 99 Hình 3.3. Quan điểm tiếp cận xây dựng khung đánh giá chương trình bồi dưỡng ............................................................................................................ 106 Hình 3.4. Quy trình thiết kế khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực nghề nghiệp ........................ 108 Hình 4.1. Khung lí thuyết đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực nghề nghiệp .................................... 121 Hình 4.2. Sơ đồ biểu diễn ý kiến đánh giá về năng lực nghề nghiệp............ 137 Hình 4.3. Sơ đồ biểu diễn ý kiến đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực nghề nghiệp ........................ 138 Hình 5.1. Biểu đồ đánh giá về mục tiêu chương trình bồi dưỡng hướng tới phát triển năng lực nghề nghiệp .................................................................... 157 xii
- Hình 5.2. Biểu đồ đánh giá nội dung, cấu trúc chương trình bồi dưỡng đảm bảo phát triển được các năng lực thành phần theo khung năng lực nghề nghiệp ........................................................................................................... 161 Hình 5.3. Biểu đồ đánh giá hoạt động bồi dưỡng ......................................... 166 Hình 5.4. Biểu đồ đánh giá tiêu chí kết quả bồi dưỡng dựa trên năng lực thực hiện của người được bồi dưỡng. ................................................................... 169 Hình 5.5. Quy trình đánh giá chương trình bồi dưỡng ................................. 175 Hình 5.6. Thời điểm sử dụng khung đánh giá .............................................. 179 xiii
- DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 4.1. Phỏng vấn chuyên gia về năng lực nghề nghiệp ............................ 114 Hộp 4.2. Ý kiến của chuyên gia về những năng lực cần thiết của người cán bộ quản lí trước bối cảnh hiện nay ..................................................................... 115 Hộp 4.3. Ý kiến của giảng viên về đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo năng lực nghề nghiệp ................................... 124 Hộp 4.4. Ý kiến của cán bộ quản lí về đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo năng lực nghề nghiệp .............................. 124 Hộp 5.1. Phỏng vấn học viên về tiêu chí mục tiêu chương trình cụ thể, rõ ràng 155 Hộp 5.2. Phỏng vấn giảng viên về tiêu chí mục tiêu chương trình ............... 155 Hộp 5.3. Phỏng vấn học viên về tiêu chí mục tiêu chương trình xác định các năng lực thích ứng, đổi mới, sáng tạo phù hợp với yêu cầu đổi mới và hội nhập giáo dục ................................................................................................ 156 Hộp 5.4. Phỏng vấn giảng viên về tiêu chí mục tiêu chương trình xác định các năng lực thích ứng, đổi mới, sáng tạo phù hợp với yêu cầu đổi mới và hội nhập giáo dục ................................................................................................ 156 Hộp 5.5. Phỏng vấn nhóm học viên về tiêu chí mục tiêu chương trình đáp ứng nhu cầu học tập nhằm phát triển được năng lực nghề nghiệp của người học ....................................................................................................................... 157 Hộp 5.6. Phỏng vấn học viên về nội dung và cấu trúc chương trình ............ 159 Hộp 5.7. Phỏng vấn giảng viên về nội dung và cấu trúc chương trình ......... 160 Hộp 5.8. Phỏng vấn học viên về tiêu chí số lượng các chuyên đề phù hợp, gắn kết với nhau và mức độ đóng góp vào việc hình thành các năng lực theo khung năng lực nghề nghiệp được xác định rõ ràng. .................................... 160 Hộp 5.9. Phỏng vấn cán bộ quản lí về tiêu chí và quy trình lựa chọn người học ....................................................................................................................... 163 xiv
- Hộp 5.10. Phỏng vấn học viên về tiêu chí Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ........................................................................................................... 164 Hộp 5.11. Phỏng vấn giảng viên về nội dung kiểm tra, đánh giá ................. 164 Hộp 5.12. Phỏng vấn học viên về phương pháp kiểm tra kết quả học tập.... 165 Hộp 5.13. Phỏng vấn nhóm học viên về kết quả đánh giá được công bố công khai, kịp thời ................................................................................................. 165 Hộp 5.14. Ý kiến của cựu học viên sau khi học xong chương trình bồi dưỡng .. 167 Hộp 5.15. Ý kiến của cựu học viên về vận dụng năng lực vào thực tiễn ..... 168 Hộp 5.16. Ý kiến của quản lí cơ sở cử người học tham gia chương trình .... 168 xv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế giới toàn cầu hóa và hội nhập đang chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0). Cuộc cách mạng này, với sự tận dụng triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin, đang làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc trong hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội ở từng quốc gia. Cuộc cách mạng này, đang tạo ra những khác biệt thực sự trong các hoạt động của con người và đang từng bước làm thay đổi căn bản diện mạo của nền sản xuất thế giới. Nếu những cuộc cách mạng công nghiệp trước đã đưa loài người bước vào một giai đoạn mới của văn minh nhân loại, đó là nền văn minh công nghiệp thì giờ đây, cách mạng công nghiệp 4.0 đang đưa thế giới bước vào nền văn minh tột đỉnh: nền văn minh của trí tuệ nhân tạo. Bối cảnh mới của thời đại đòi hỏi giáo dục của mỗi quốc gia phải đào tạo ra được các thế hệ tương lai, những công dân toàn cầu có năng lực thích ứng cao với mọi biến động của thời cuộc. Để đáp ứng các yêu cầu đó, Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới giáo dục Việt Nam đã xác định những vai trò, nhiệm vụ mới của người Hiệu trưởng [3]: Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả; Đổi mới căn bản công tác quản lí giáo dục; Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo; Tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm v.v. Như vậy, vai trò của người Hiệu trưởng hiện nay là rất lớn, ngày càng phải giải quyết nhiều nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, khác với trước. Hiệu trưởng không chỉ đơn thuần với việc quản lí giáo viên, nhân viên, quản lí học sinh, quản lí các hoạt động giáo dục, quản lí tài chính, tài sản của nhà trường nhằm tổ chức thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ của mỗi năm học như trong Điều lệ trường trung học đã quy định. Mục tiêu phát triển toàn diện năng lực 1
- và phẩm chất người học hiện nay đã đặt ra yêu cầu đối với người cán bộ quản lí nhà trường trong giai đoạn mới cần phải có những năng lực mới. Tuy nhiên, đánh giá về thực trạng năng lực của người cán bộ quản lí nhà trường hiện nay, Nghị quyết số 29-NQ/TW cũng đã chỉ ra nhiều hạn chế [3]: “Quản lí giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; Một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Cần thấy rằng phát triển đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo là một quá trình liên tục trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Quá trình này phải thông qua các công việc thực tiễn hoặc tham gia vào các chương trình tư vấn, huấn luyện, đào tạo bài bản. Tuy vậy, hiện nay hầu như không có các chương trình học tập chuyên nghiệp hiệu quả để chuẩn bị cho các Hiệu trưởng hoàn thành trách nhiệm công việc theo các yêu cầu mới. Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ quản lí, lãnh đạo nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục theo Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012 (gọi tắt là Chương trình 382). Chương trình này cho đến nay đã đem lại một số thành quả nhất định, nhưng cũng đã bộc lộ một số hạn chế trong quá trình thực hiện: “Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa theo hướng “thực học, thực nghiệp”, chưa tạo cơ hội để phát triển năng lực theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, phương pháp, hình thức tổ chức đánh giá kết quả học tập chậm đổi mới, chưa giúp người học vận dụng tri thức vào việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn giáo dục”[31, tr.16]. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là: mặc dù Chương trình 382 đã được ban hành và triển khai khá lâu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu thực hiện đánh giá kết quả chương trình một cách chặt chẽ, rõ ràng, gắn với thực tiễn năng lực nghề nghiệp, hoặc có đề cập đến việc đánh giá chương trình bồi dưỡng nhưng chưa đưa ra được khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông theo khung năng lực nghề nghiệp. Ngày 29 tháng 12 năm 2017, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 10/2017/TT-BNV Quy 2
- định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhằm hướng dẫn thực hiện Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức [20]. Trong đó chương trình bồi dưỡng được xem là một trong 6 đối tượng đánh giá với các tiêu chí đánh giá về tính khoa học, tính phù hợp, tính cân đối, tính ứng dụng của chương trình. Tuy nhiên, đây là văn bản hướng dẫn đánh giá chung cho chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, không dành riêng cho đánh giá chương trình; Hơn nữa, đây là văn bản hướng dẫn chung cho các loại chương trình, không chỉ riêng cho chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục. Như vậy, để công tác bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục thật sự giúp nâng cao được năng lực quản lí, lãnh đạo nhà trường trong giai đoạn hiện nay, tác giả thiết nghĩ, trước hết cần phải đánh giá được chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông một cách khoa học, phù hợp theo khung năng lực nghề nghiệp. Qua đó làm căn cứ để đề xuất những điều chỉnh bổ sung, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình này. Chúng ta không thể đầu tư rất lớn vào việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện một chương trình mà không có cam kết đánh giá về tính hiệu quả của nó. Trong thực tế, có thể có một sự khác biệt đáng kể giữa những người Hiệu trưởng đã qua đào tạo, bồi dưỡng với những người Hiệu trưởng chưa qua đào tạo, bồi dưỡng; Có sự khác biệt giữa những người Hiệu trưởng đã được đào tạo, bồi dưỡng với những người được đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn bị trở thành Hiệu trưởng. Đó chính là hiệu quả của chương trình mà chúng ta cần phải đánh giá được. Đây là những lí do để nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài luận án: Xây dựng khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông ở Việt Nam theo khung năng lực nghề nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng, thử nghiệm, hoàn chỉnh và đề xuất cách sử dụng khung đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông ở Việt Nam theo khung năng lực nghề nghiệp. 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược marketing cho cụm khách sạn cổ của Saigontourist giai đoạn 2012 - 2015
0 p | 784 | 215
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê Đăk Hà
27 p | 723 | 154
-
Đề cương luận văn thạc sĩ: Ứng dụng Webgis xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chữa cháy khẩn cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội
17 p | 568 | 139
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Hoàn thiện quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khu dân cư sử dụng vốn ngân sách tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật liệu xây dựng - Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng
26 p | 162 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Xây dựng chính sách Marketing - Mix cho sản phẩm gỗ trên thị trường nội địa tại công ty TNHH Tân Phước
26 p | 208 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ : Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giảm nghèo tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
106 p | 184 | 34
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Xây dựng phần mềm trắc nghiệm loại hình thông minh cho trẻ 11 – 12 tuổi
30 p | 166 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Xây dựng chính sách marketing cho sản phẩm phân bón NPK của công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bình Định
26 p | 148 | 28
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Xây dựng: Đề xuất biện pháp kỹ thuật an toàn lao động trong thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
19 p | 68 | 19
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Xây dựng chính sách marketing cho các dịch vụ ứng dụng công nghệ 3G tại công ty thông tin di động
26 p | 131 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược Công ty cổ phần Lilama7
26 p | 120 | 19
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Xây dựng chính sách marketing đối với thị trường nội địa tại công ty cổ phần giày Bình Định
26 p | 115 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
77 p | 80 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Xây dựng mô hình hệ thống “một cửa liên thông điện tử” cấp tỉnh
26 p | 127 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
9 p | 165 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường (Nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Thượng Đình)
10 p | 113 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý khối lượng các công trình tại Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang
18 p | 33 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng phần mềm dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
95 p | 86 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn