intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y học: Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: Tiêu Kính Đằng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

42
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được thực hiện với mục tiêu nhằm: đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên năm 2017. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên và một số yếu tố liên quan

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC PHẠM HƯƠNG LAN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH DỰ PHÒNG BIẾN CHỨNG Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Thái Nguyên - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC PHẠM HƯƠNG LAN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH DỰ PHÒNG BIẾN CHỨNG Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 60 72 01 63 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH VĂN HÙNG Thái Nguyên - 2017
  3. Lêi cam ®oan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luân văn là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017 Học viên Phạm Hương Lan i
  4. Lêi c¶m ¬n Tôi xin trân trọng cảm ơn tới: Sở Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho tôi trong suốt 2 năm học tập. Ban Giám hiệu, Khoa Y tế Công cộng - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện, hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Ban Giám đốc và cán bộ phòng khám Nội Trung tâm Y tế huyện Ân Thi đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi thực hiện thu thập số liệu nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn tới: Tiến sĩ Trịnh Văn Hùng – Trưởng phòng đào tạo trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, người thầy trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Bác sĩ Trần Thị Hồng Vân – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, người chị, người bạn thân thiết đã luôn dành thời gian quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, sinh hoạt tại Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã luôn động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập để hoàn thành khóa học. Xin chân thành cảm ơn./. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017 Học viên Phạm Hương Lan ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .................................................................................................. i Lời cảm ơn ..................................................................................................... ii Mục lục ......................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ................................................................................... v Danh mục các bảng ...................................................................................... vi Danh mục các biểu đồ ................................................................................ viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Các biến chứng và cách dự phòng biến chứng ...................................... 3 1.1.1. Các biến chứng của bệnh tăng huyết áp ................................................. 3 1.1.2. Các biện pháp dự phòng biến chứng của bệnh tăng huyết áp................. 8 1.2. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng của bệnh tăng huyết áp ........................................................................................................................... 1 1 1.3. Khung lý thuyết ........................................................................................................................... 2 2 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................... 2 3 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................... 2 3 iii
  6. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................................................................... 2 3 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................................... 2 3 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................................................... 2 3 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................................................................................................... 2 3 2.3.3. Biến số nghiên cứu ........................................................................................................................... 2 5 2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................................................................... 2 5 2.3.4.1. Công cụ thu thập số liệu ........................................................................................................................... 2 5 2.3.4.2. Quy trình thu thập số liệu ........................................................................................................................... 2 6 2.3.5. Một số khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu ........................................................................................................................... 2 7 iv
  7. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................................................... 3 1 2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................................................................... 3 2 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................... 3 3 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................... 3 3 3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng trong bệnh tăng huyết áp của ĐTNC................................................................................................................ 3 8 3.2.1. Kiến thức dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp ........................................................................................................................... 3 8 3.2.2. Thái độ dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp ........................................................................................................................... 4 8 3.2.3. Thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp ....................................................................................................................... 5 0 3.3. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành dự phòng v
  8. biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp ........................................................................................................................... 5 3 Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................................................... 5 9 4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ........................................................................................................................... 5 9 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................... 5 9 4.1.2. Kiến thức dự phòng biến chứng của đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................... 6 1 4.1.3. Thái độ dự phòng biến chứng của đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................... 6 5 4.1.4. Thực hành dự phòng tránh biến chứng của đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................... 6 6 4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành dự phòng biến chứng trong bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................... 6 8 vi
  9. 4.3. Bàn luận về một số hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................................................... 7 2 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 7 3 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................... 7 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................... 7 5 Phụ lục 1. Danh mục các biến số nghiên cứu ........................................................................................................................... 8 3 Phụ lục 2. Phiếu điều tra ........................................................................................................................... 8 9 Phụ lục 3. Bảng điểm đánh giá KAP dự phòng biến chứng ................................................................................................................ 9 7 DANH MỤC VIẾT TẮT BMI Chỉ số khối cơ thể BN Bệnh nhân BC Biến chứng CBYT Cán bộ y tế vii
  10. ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ĐTV Điều tra viên GSV Giám sát viên HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương JNC Liên ủy quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá, điều trị THA Hoa Kỳ KAP Kiến thức, thái độ, thực hành NC Nghiên cứu NCT Người cao tuổi SL Số lượng TBMMN Tai biến mạch máu não THA Tăng huyết áp TTYT Trung tâm Y tế WHO Tổ chức Y tế Thế giới YTNC Yếu tố nguy cơ DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Khuyến cáo xử trí THA của Hội THA Anh quốc 2004 .................. 8 Bảng 1.2. Các biện pháp không dùng thuốc nhằm giảm HA và/hoặc các yếu tố nguy cơ tim mạch viii
  11. .......................................................................................................... 1 0 Bảng 2.1. Phân độ tăng huyết áp .......................................................................................................... 2 7 Bảng 3.1. Đặc trưng xã hội nhân khẩu của ĐTNC .......................................................................................................... 3 3 Bảng 3.2. Thông tin về tình trạng tăng huyết của ĐTNC ............................................................................................... 3 4 Bảng 3.3. Kiến thức về thời gian đo huyết áp của ĐTNC ............................................................................................... 3 8 Bảng 3.4. Kiến thức về nguyên tắc điều trị và nguyên tắc dùng thuốc ................................................................................................. 3 8 Bảng 3.5. Kiến thức về chỉ số tăng huyết áp của ĐTNC ............................................................................................... 3 9 Bảng 3.6. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ của ĐTNC ............................................................................................... 4 0 Bảng 3.7. Kiến thức về các biến chứng của THA của ĐTNC ............................................................................................... 4 1 ix
  12. Bảng 3.8. Kiến thức về lối sống dự phòng biến chứng của ĐTNC ............................................................................................... 4 3 Bảng 3.9. Kiến thức về dấu hiệu tai biến mạch máu não của ĐTNC ............................................................................................... 4 4 Bảng 3.10. Kiến thức về dấu hiệu của suy tim của ĐTNC ............................................................................................... 4 5 Bảng 3.11. Kiến thức về dấu hiệu của suy thận của ĐTNC .......................................................................................................... 4 5 Bảng 3.12. Kiến thức về dấu hiệu biến chứng ở mắt của ĐTNC ............................................................................................... 4 6 Bảng 3.13. Thái độ dự phòng biến chứng của ĐTNC ............................................................................................... 4 8 Bảng 3.14. Thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp .......................................................................................................... 5 0 Bảng 3.15. Thực hành lối sống tích cực dự phòng biến chứng .......................................................................................................... 5 1 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với thực hành dự phòng biến chứng của ĐTNC x
  13. .......................................................................................................... 5 3 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa đặc điểm tình trạng THA với thực hành dự phòng biến chứng của ĐTNC .......................................................................................................... 5 5 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa sự quan tâm, hỗ trợ của gia đình và sự tư vấn của CBYT với thực hành dự phòng biến chứng của ĐTNC .......................................................................................................... 5 6 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành dự phòng biến chứng trong bệnh THA của ĐTNC ............................................................................................... 5 7 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thái độ với thực hành dự phòng biến chứng trong bệnh THA của ĐTNC ............................................................................................... 5 8 xi
  14. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Thông tin về việc tư vấn của cán bộ y tế .................................. 35 Biểu đồ 3.2. Thông tin về sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình ............................ 36 Biểu đồ 3.3. Nguồn thông tin về tăng huyết áp ............................................. 36 Biểu đồ 3.4. Nội dung tư vấn của cán bộ y tế ................................................ 37 Biểu đồ 3.5. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ của ĐTNC ............................. 43 Biểu đồ 3.6. Đánh giá chung kiến thức dự phòng biến chứng trong bệnh THA của ĐTNC ....................................................................... 47 Biểu đồ 3.7. Đánh giá chung thực hành dự phòng biến chứng trong bệnh THA của ĐTNC ....................................................................... 52 xii
  15. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, gây ra khoảng 4,5% gánh nặng bệnh tật chung toàn cầu [68] và là bệnh thường gặp ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển [1],[58]. Tình hình tăng huyết áp ở nước ta tăng nhanh trong nhiều năm gần đây: Trong những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp là khoảng 1% [6],[27], năm 1992 là 11,7% [27],[41], năm 2001 là 16,3% [21] và năm 2002 là 18,3% [27]. Theo một điều tra năm 2008 của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1%, nghĩa là cứ 4 người lớn thì có 1 người bị tăng huyết áp [3],[27]. Như vậy, trong khoảng gần 50 năm mà tỷ lệ tăng huyết áp trong cộng đồng tăng gấp 20 lần. Bệnh tăng huyết áp còn gây ra nhiều biến chứng và có thể gây tàn phế, tử vong [53],[60]. Các biến chứng của tăng huyết áp cũng rất đa dạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ các cơ quan, nội tạng đặc biệt là tim, não, thận, phổi, mắt, mạch ngoại vi. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ [10]. Theo ước tính của WHO, các biến chứng trong bệnh tăng huyết áp liên quan tới 9,4 triệu ca tử vong mỗi năm, tăng huyết áp gây nên 45% ca tử vong do các bệnh tim mạch và ít nhất 51% số ca tử vong do đột quỵ [65]. Theo điều tra của Nguyễn Lân Việt năm 2007, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tai biến mạch máu não với tỉ lệ 79,17%. Người bị tăng huyết áp giai đoạn II trở lên có nguy cơ đột quỵ tăng gấp 4 lần so với người có huyết áp bình thường [46]. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân tăng huyết áp chưa có hiểu biết đúng và chưa thực hành dự phòng biến chứng đạt: Theo nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Hòa năm 2012 ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện E, Hà Nội 1
  16. cho thấy: Có 43,4% đối tượng nghiên cứu không có kiến thức đúng về lối sống tích cực cho người tăng huyết áp để phòng tránh biến chứng [18]. Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Thúy Hồng năm 2015, có tới 64,2% đối tượng nghiên cứu không có kiến thức đạt và 70,6% đối tượng nghiên cứu không có thực hành đạt để dự phòng biến chứng của bệnh tăng huyết áp [21]. Có nhiều yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng của bệnh tăng huyết áp, trong đó phần lớn các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được nếu người dân có hiểu biết đúng và thực hành dự phòng đúng cách [17]. Vì vậy, việc xác định thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng của bệnh tăng huyết áp và các yếu tố liên quan là rất cần thiết, góp phần làm giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và tử vong do tăng huyết áp gây nên. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên năm 2017. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. 2
  17. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các biến chứng và cách dự phòng biến chứng của bệnh tăng huyết áp 1.1.1. Các biến chứng của bệnh tăng huyết áp Bệnh THA tiến triển lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan trong cơ thể, được gọi là các cơ quan đích và gây nhiều biến chứng nặng nề. Theo báo cáo của WHO (2002), THA ước tính là nguyên nhân gây tử vong cho 7,1 triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu (64 triệu người sống trong tàn phế) [69]. Theo báo cáo về các yếu tố nguy cơ sức khỏe toàn cầu của WHO năm 2009, THA là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra tử vong toàn cầu (13%) cao hơn cả hút thuốc lá (9%) [67]. Ước tính chi phí trực tiếp và gián tiếp cho THA của Mỹ năm 2003 đã lên tới 65,3 tỷ USD [52]. Các biến chứng thường gặp của THA là: Tai biến mạch máu não (đột quỵ); Suy tim, nhồi máu cơ tim; Phình tách thành động mạch; Suy thận; Tổn thương mắt [9],[10],[44]. 1.1.1.1. Tai biến mạch máu não (đột quỵ) Các động mạch trong hộp sọ nhất là các động mạch trong não cũng rất dễ bị tổn thương do bệnh THA. Các động mạch bị dày lên, mất độ đàn hồi, biến dạng và dễ làm hình thành các túi phồng nhỏ, cả động mạch lẫn túi phồng nhỏ đều có nguy cơ bị vỡ khi xảy ra cơn THA kịch phát hoặc khi HA tăng rất cao và kéo dài. Cơn THA kịch phát quá cao còn có thể gây phù não và các tổn thương vi thể khác làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của não. Tăng HA còn là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh vữa xơ động mạch não, hậu quả là gây nhồi máu não (nhũn não) [9],[10]. Thống kê của các tác giả trên thế giới đã cho thấy tần suất TBMMN tăng rất rõ ở những bệnh nhân THA, tần suất đó là 17% ở nam, 8% ở nữ, tăng lên 3
  18. 51% ở nam và 35% ở nữ. Nếu là bệnh nhân THA theo nghiên cứu của Kannel và cộng sự (hội nghị quốc tế về tuần hoàn não lần thứ 4 họp ở Toulouse Pháp năm 1985) còn cho là bệnh THA làm tăng nguy cơ TBMMN lên 7 lần so với người không có bệnh đó, nguy cơ này tăng dần theo tuổi và mức HA cao nhất [40]. Theo Nguyễn Quang Tuấn, khoảng 60% bệnh nhân bị đột quỵ có tiền sử THA trong quá khứ và hiện tại đang bị THA và khoảng 78% bệnh nhân không được kiểm soát THA một cách phù hợp. Xét tất cả các yếu tố nguy cơ thì THA là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ra đột quỵ (RR là 4,0 ở lứa tuổi 40 – 50 và giảm xuống 2,0 ở độ tuổi 70 – 80) và là yếu tố nguy cơ mạnh nhất trong dân số (40% ở lứa tuổi 40 – 50. 30% ở độ tuổi 70 – 80) [44]. Theo Nguyễn Văn Đăng và cộng sự thuộc Bộ môn Thần kinh, trường Đại học Y Hà Nội đã điều tra 1.707.609 người dân và cho thấy THA là nguyên nhân chính (59,3%) gây ra tai biến mạch máu não [10]. Theo niên giám thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc TBMMN là 47,6/100.000 dân. Như vậy, hàng năm có khoảng 39.980 ca bị TBMMN và chi phí trực tiếp để điều trị bệnh này là 144 tỷ VND/năm trong đó hậu quả do THA gây ra là 85,4 tỷ VNĐ. Có khoảng 15.990 người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động do TBMMN/ năm. Theo Viên Văn Đoan (2003) tỷ lệ bệnh nhân THA được điều trị đã có biến chứng TBMMN chiếm 11,6% trong đó TBMMN xảy ra trong quá trình đang điều trị chiếm 0,67% [11]. 1.1.1.2. Suy tim, nhồi máu cơ tim Tăng huyết áp làm cho tim, nhất là thất trái phải làm việc trong điều kiện có áp lực máu cao ở trong các động mach lớn nên buộc phải tăng co bóp để thắng lực cản nhằm đưa được máu qua động mạch chủ nghĩa là phải tăng công của cơ tim để duy trì tuần hoàn. Nếu HA tăng liên tục như trong bệnh THA thì 4
  19. sẽ gây quá tải liên tục cho tim. Để đảm bảo cho việc tăng công đó, tim mà trước hết là thất trái buộc phải thích ứng nghĩa là phải dày, to ra dần; Tuy nhiên thất trái to cũng chỉ đến một giới hạn nhất định, nếu không điều trị thì chức năng co bóp sẽ bị tổn thương, thất dần dần sẽ bị giãn, giảm khả năng tống máu đi và sẽ xuất hiện suy tim. Trong suy tim, máu tống đi trong thì tâm thu không hết nên ứ lại trong thất trái rồi phía trên thất như trong nhĩ trái rồi trong tĩnh mạch phổi, mao mạch phổi, từ đó thấm vào tổ chức kẽ xung quanh các phế nang và vào cả phế nang, cản trở việc trao đổi oxy và thán khí, làm bệnh nhân khó thở [2]. Tai biến mạch vành như cơn đau thắt ngực sẽ xuất hiện khi một khu vực của cơ tim bị thiếu máu nặng. Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cũng xảy ra khi có thêm biến chứng đông máu làm tắc mạch đó đột ngột. THA đã được coi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh thiếu máu cơ tim do vữa xơ động mạch, người ta đã thấy nguy cơ tai biến mạch vành tăng song song với mức THA, nghiên cứu của Framingham (Hoa Kỳ) đã cho thấy nguy cơ đó tăng lên đến 4 lần nếu HA tâm thu từ 120 lên 180 mmHg. Nhiều nghiên cứu ở các nước trong những năm qua cũng khẳng định chỉ riêng thất trái to do bệnh THA cũng làm tăng tỷ lệ tai biến tim và tăng tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch [9]. Một phân tích tổng hợp các số liệu từ 61 nghiên cứu tiến cứu cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương với nguy cơ bị bệnh mạch vành trong 5 nhóm tuổi khác nhau, từ nhóm tuổi 40-49 tới nhóm 80-89 tuổi [44]. Theo Nguyễn Quang Tuấn, huyết áp là một yếu tố chính gây suy tim. Nguy cơ suy tim tăng lên gấp 2 lần ở nam giới THA và gấp 3 lần ở nữ. Có 90% các ca suy tim mới trong nghiên cứu Framingham Heart Study có tiền sử THA. Nguy cơ này liên quan chặt chẽ với huyết áp tâm thu hơn là huyết áp tâm 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2