Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 7
download
Luận văn được nghiên cứu nhằm: đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện Phú Lương. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC MAI VĂN DŨNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC CHÍNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI GIA ĐÌNH Ở MỘT SỐ XÃ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN – NĂM 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC MAI VĂN DŨNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC CHÍNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI GIA ĐÌNH Ở MỘT SỐ XÃ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 87 20 163 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS TRẦN THẾ HOÀNG THÁI NGUYÊN – NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, năm 2019 Người cam đoan Mai Văn Dũng
- LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thế Hoàng - người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt em trên con đường nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên, Tập thể Ban giám đốc và cán bộ Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai đề tài, học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Y tế huyện Phú Lương, UBND huyện Phú Lương, Trạm Y tế xã Ôn Lương, Hợp Thành, Phú Lý và Trạm Y tế Thị trấn Đu – đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Hội đồng khoa học đã tạo điều kiện, góp nhiều ý kiến qúy báu cho luận văn của tôi. Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Mai Văn Dũng
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NCS : Người chăm sóc NCSNKT : Người chăm sóc người khuyết tật NKT : Người khuyết tật PHCN : Phục hồi chức năng PHCNDVCĐ : Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng UNFPA : United Nations Population Fund - Quỹ Dân số Liên hiệp quốc UNICEF : United Nations Children's Fund - Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc WHO : World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1.. TỔNG QUAN..................................................................................... 3 1.1. Thông tin chung về phục hồi chức năng và người khuyết tật .................... 3 1.1.1. Đặc điểm về phục hồi chức năng ............................................................ 3 1.1.2. Đặc điểm về người khuyết tật ................................................................. 5 1.1.3. Khái niệm người chăm sóc chính cho người khuyết tật ......................... 7 1.1.4. Tầm quan trọng của PHCN tại nhà cho người khuyết tật ....................... 7 1.1.5. Nội dung hỗ trợ PHCN của gia đình cho người khuyết tật ..................... 9 1.1.6. Phục hồi chức năng của NCS người khuyết tật tại gia đình ................. 12 1.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ........................................................... 15 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ............ 18 1.4. Hoạt động phục hồi chức năng tại tuyến xã ............................................... 20 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 21 2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 21 2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22 2.4.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu ............................................ 22 2.4.2. Cỡ mẫu ........................................................................................ 22 2.4.3. Chọn mẫu .................................................................................... 23 2.5. Chỉ số nghiên cứu ..................................................................................... 23 2.5.1. Các chỉ số về đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu ................... 23 2.5.2. Các chỉ số đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật ........... 24
- 2.5.3. Các chỉ số đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành PHCN tại nhà của người chăm sóc cho người khuyết tật........................... 25 2.6. Một số tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu ........................................... 25 2.7. Xử lý số liệu ............................................................................................. 26 2.8. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 26 Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 28 3.1. Đặc điểm chung của người chăm sóc chính cho người khuyết tật .......... 28 3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật...................................................... 33 3.2.1. Kiến thức về phục hồi chức năng của NCS chính cho NKT ................ 33 3.2.2. Thái độ về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho NKT .. 34 3.2.3. Thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc NKT .............. 36 3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc người khuyết tật ................................................................................ 42 Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 53 4.1. Đặc điểm chung của NCS chính cho NKT tham gia nghiên cứu ............ 52 4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu ................................. 53 4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật ............................................................... 56 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 61 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... PHỤ LỤC ............................................................................................................
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và dân tộc của NCS chính cho NKT .................. 28 Bảng 3.2. Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp và mối quan hệ với người khuyết tật của người chăm sóc chính............................................ 30 Bảng 3.3. Một số đặc điểm khuyết tật của người khuyết tật (n = 219)........... 31 Bảng 3.4. Kiến thức về phục hồi chức năng của NCS chính cho NKT .......... 33 Bảng 3.5. Thái độ về hoạt động phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật ..................................................................... 34 Bảng 3.6. Tần suất người chăm sóc hỗ trợ PHCN tại nhà cho NKT .............. 36 Bảng 3.7. Đặc điểm người hướng dẫn tập luyện PHCN tại nhà cho NCSNKT ....................................................................................................... 37 Bảng 3.8. Tần suất thực hiện hỗ trợ phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật ........................................................... 38 Bảng 3.9. Cách thức hỗ trợ của người chăm sóc người khuyết tật (n = 155) . 39 Bảng 3.10. Tỉ lệ NCSNKT tự đánh giá kết quả PHCN tại gia đình cho NKT 40 Bảng 3.11. Đặc điểm khám sức khỏe cho người khuyết tật ........................... 40 Bảng 3.12. Ảnh hưởng bởi tuổi của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng ................................................ 42 Bảng 3.13. Ảnh hưởng bởi giới của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng ................................................ 43 Bảng 3.14. Ảnh hưởng bởi dân tộc của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng ........................................... 43 Bảng 3.15. Ảnh hưởng bởi trình độ học vấn của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng .................... 44 Bảng 3.16. Ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng ............................... 44
- Bảng 3.17. Ảnh hưởng bởi mối quan hệ với người khuyết tật của người chăm sóc chính với thực hành phục hồi chức năng................................ 45 Bảng 3.18. Ảnh hưởng bởi kiến thức của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng ............................... 45 Bảng 3.19. Ảnh hưởng bởi thái độ của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng ........................................... 47 Bảng 3.20. Hình thức tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng ........................... 47 Bảng 3.21. Đặc điểm về biện pháp phục hồi chức năng của người chăm sóc dành cho người khuyết tật............................................................. 48 Bảng 3.22. Đặc điểm hoạt động về dịch vụ PHCN của trạm y tế xã .............. 49 Bảng 3.23. Nguồn thông tin về dịch vụ phục hồi chức năng mà người chăm sóc chính cho người khuyết tật được tiếp cận ..................................... 50
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố đặc điểm giới của NCS chính cho NKT ....................... 29 Biểu đồ 3.2. Phân bố đặc điểm trình độ học vấn của NCS chính cho NKT ... 29 Biểu đồ 3.3. Thời gian bị khuyết tật của người khuyết tật.............................. 32 Biểu đồ 3.4. Nhu cầu hỗ trợ phục hồi chức năng của người khuyết tật .......... 32 Biểu đồ 3.5. Kiến thức chung về phục hồi chức năng của người chăm sóc người khuyết tật ...................................................................................... 34 Biểu đồ 3.6. Thái độ chung về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật ................................................................................ 37 Biểu đồ 3.7. Thực hành chung về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật ................................................................................ 41
- DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật...................................................... 41 Hộp 3.2. Ảnh hưởng bởi kiến thức, thái độ với thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật..................................... 46 Hộp 3.3. Ảnh hưởng bởi tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật ............................................................... 47 Hộp 3.4. Ảnh hưởng bởi trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật...................................................... 48 Hộp 3.5. Kiến thức, thái độ và thực hành về PHCN của cán bộ y tế xã ......... 50 Hộp 3.6. Đặc điểm nguồn thông tin hỗ trợ phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật ............................................................... 51
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Người khuyết tật là một người do khiếm khuyết hoặc các điều kiện/tình trạng sức khoẻ mà bị giảm chức năng (hoạt động) và /hoặc hạn chế sự tham gia trong các mặt sinh hoạt, lao động, học tập, đời sống xã hội [6], [20]. Trên thế giới, có khoảng 10% dân số sống chung với một loại khuyết tật [32]. Theo ước tính, ở Việt Nam có 6,1 triệu người, hay 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên, có khó khăn trong việc thực hiện ít nhất một trong bốn chức năng nhìn, nghe, vận động và tập trung hoặc ghi nhớ [29]. Phục hồi chức năng là ngành nghiên cứu, sử dụng các biện pháp y học kinh tế, xã hội học, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi để làm giảm tác động của bệnh tật, khiếm khuyết, giảm khả năng, tàn tật tới người bệnh và người tàn tật. Giúp người tàn tật, người bệnh phục hồi tối đa về thể chất, tâm thần và xã hội [6]. Phục hồi chức năng chủ yếu dựa vào các khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện Trung ương, các Trung tâm phục hồi chức năng. Đội ngũ cán bộ phục hồi chức năng tại cộng đồng còn thiếu hụt: tuyến tỉnh có khoảng 5-10%, tuyến huyện có khoảng 1% và tuyến xã là 0%. Để giải quyết vấn đề người khuyết tật tại cộng đồng, Hội đồng Bộ trưởng đã có văn bản số 405/VP ngày 17 tháng 02 năm 1987 cho phép Bộ Y tế triển khai Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. Ngày 07 tháng 2 năm 2002 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 370/2002/QĐ- BYT [5] về việc ban hành “Chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2001-2010” tại chuẩn III: Khám chữa bệnh và Phục hồi chức năng có quy định: Tỉ lệ người khuyết tật được hướng dẫn và phục hồi chức năng tại cộng đồng ở miền núi phải đạt từ 15% trở lên. Nghiên cứu của Đào Thanh Quang thấy nhu cầu cần phục hồi chức năng của người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu là 49,2%, trong đó, nhu cầu ở nhóm mất cảm giác chiếm cao nhất (100,0%) và thấp nhất là nhóm khuyết tật về nhìn
- 2 (27,2%). Tỉ lệ người khuyết tật và gia đình tham gia vào công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là 63,3%. Tỉ lệ yêu cầu dụng cụ hỗ trợ 14,9% [19]. Tuy nhiên, hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng tại cộng đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ văn hóa, quan hệ với người khuyết tật, tiếp cận dịch vụ y tế và năng lực cán bộ y tế tại tuyến xã..., trong đó có kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc người khuyết tật. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh (2002) thấy có 43,2% gia đình chưa nghe về tập luyện phục hồi chức năng, 84,5% gia đình chưa có bất cứ tài liệu nào về phục hồi chức năng, 63,0% gia đình chưa được hướng dẫn phục hồi chức năng, trong đó có 45,6% hộ gia đình cho trẻ tập luyện phục hồi chức năng, 45,0% hộ gia đình đề nghị cung cấp dụng cụ giúp vận động và 34,9% gia đình có nhu cầu tài liệu về phục hồi chức năng [1]. Phú Lương là một huyện miền núi của Việt Nam, gồm có 15 xã, thị trấn, hiện đang triển khai chương trình quản lý người khuyết tật. Câu hỏi đặt ra là: Kiến thức, thái độ và thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc người khuyết tật hiện nay ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc người khuyết tật? Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” nhằm 02 mục tiêu 1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện Phú Lương năm 2018 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Thông tin chung về phục hồi chức năng và người khuyết tật 1.1.1. Đặc điểm về phục hồi chức năng 1.1.1.1. Khái niệm phục hồi chức năng Phục hồi chức năng (PHCN): Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), PHCN cho người khuyết tật (NKT) là một quá trình nhằm tạo điều kiện cho họ tiếp cận và duy trì những cảm giác, tình trạng thân thể, trí tuệ tâm lý và các chức năng xã hội của họ một cách tối ưu. Phục hồi chức năng cung cấp cho NKT công cụ cần thiết để đạt được sự độc lập và tự quyết [56]. PHCN được hiểu là: "Áp dụng các vấn đề y học, xã hội, hướng nghiệp, giáo dục nhằm hạn chế ảnh hưởng của khiếm khuyết, giảm chức năng do tàn tật tạo điều kiện cho người bệnh, người tàn tật phục hồi tối đa về thể chất, tâm thần và xã hội, qua đó hội nhập, tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia vào các hoạt động trong cộng đồng". Hay nói cách khác, là "Sự khôi phục đầy đủ nhất những cái bị mất đi do bệnh tật, tổn hại hoặc khuyết tật bẩm sinh" Sự phục hồi của cá nhân liên quan rất nhiều đến sinh thái môi trường và các mối quan hệ trong xã hội [4], [43]. 1.1.1.2. Mục đích của phục hồi chức năng PHCN cho NKT không phải chỉ là công tác y tế đơn thuần mà nó còn có ý nghĩa nhân đạo, kinh tế, xã hội và pháp lí sâu sắc. Mục đích của PHCN: - Hoàn lại một cách tối đa thể chất, tinh thần và nghề nghiệp. - Ngăn ngừa tổn thương thứ phát. - Tăng cường tối đa khả năng còn lại của NKT để giảm hậu quả khuyết tật của bản thân, gia đình và xã hội.
- 4 - Thay đổi tích cực nhận thức, thái độ và hành vi của xã hội, các thành viên trong gia đình và chính bản thân NKT, coi NKT cũng là một thành viên bình đẳng trong cộng đồng. - Cải thiện các điều kiện nhà ở, trường học, giao thông...để NKT có thể tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. NKT không phải lúc nào cũng làm được những việc mà người bình thường có thể làm hoặc không làm theo cách của người bình thường được. - Động viên được toàn xã hội nhận thức được việc phòng ngừa khuyết tật là công việc của cộng đồng, xã hội và tích cực tham gia vào hoạt động này. Quan điểm trước đây nhận định quá trình PHCN cho NKT chỉ được bắt đầu khi một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể đã bị mất chức năng hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. Ngày nay, quan điểm về PHCN cho NKT được xác định kể từ khi chưa bị bệnh, người ta gọi đó là "phục hồi dự phòng" [32]. 1.1.1.3. Các hình thức phục hồi chức năng Phục hồi chức năng tại trung tâm: Đây là hình thức PHCN đã được áp dụng từ lâu, để chỉ tình trạng một khi hầu hết hoặc tất cả mọi dịch vụ PHCN đều được tập trung tại viện hoặc tại trại dành cho NKT. PHCN tại trung tâm có nhiều thuận tiện về điều kiện cán bộ kỹ thuật, cơ sở vật chất và trang thiết bị, có thể phục hồi được những trường hợp khó và nặng. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi chi phí cao, trong khi số lượng người được phục hồi không nhiều và gây rất nhiều bất tiện cho bản thân NKT và gia đình họ một khi họ phải sống xa nhà. Điều này làm cho NKT được phục hồi khó chấp nhận các trung tâm [4]. Phục hồi chức năng ngoài trung tâm: Đây là hình thức đưa cán bộ PHCN cùng phương tiện xuống cộng đồng hay là PHCN ngoài viện. Với hình thức này, số lượng NKT được PHCN có thể tăng lên chút ít và khắc phục được nhiều khó khăn cho bản thân và gia đình NKT. Tuy vậy, chi phí cho PHCN ngoài trung tâm rất lớn và khó có thể đảm bảo được nhân lực và trang thiết bị [4].
- 5 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: là một chương trình y tế được xã hội hóa cao. Những kiến thức phòng ngừa và PHCN cho NKT được truyền đạt từ người thầy thuốc đến nhân viên y tế thôn bản, đến NKT và gia đình họ. Với sự giúp đỡ của nhân viên y tế thôn bản, NKT có thể được tập luyện tại nhà bằng việc sử dụng các dụng cụ thích ứng có ở địa phương [25]. Công tác PHCN thành công việc của cộng đồng, thông qua các tổ chức ở cộng đồng để xã hội hoá và dân chủ hoá công tác PHCN và phòng ngừa tàn tật. PHCNDVCĐ được triển khai với sự phối hợp chung của chính bản thân NKT, gia đình họ và cộng đồng thông qua những dịch vụ y tế, giáo dục, hướng nghiệp và xã hội thích hợp. PHCNDVCĐ đáp ứng được cả 5 mức độ về nhu cầu cơ bản của con người [25]. Trong hình thức PHCNDVCĐ, người quản lý chương trình có trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp chuyển giao kiến thức và các kỹ năng PHCN đến tận NKT; gia đình NKT và thành viên của cộng đồng. Cộng đồng có trách nhiệm tham gia lập kế hoạch quyết định triển khai đánh giá chương trình. PHCNDVCĐ cần có sự tham gia của nhiều ngành, sự hợp tác chặt chẽ giữa cán bộ và chính quyền các cấp và các ngành. Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới và Liên đoàn Lao động Quốc tế đã thống nhất định nghĩa: "PHCNDVCĐ là chiến lược phát triển của cộng đồng về PHCN, bình đẳng về cơ hội, hội nhập xã hội của mọi NKT, triển khai PHCNDVCĐ thuộc về trách nhiệm của cộng đồng, bản thân NKT và gia đình của họ thông qua các dịch vụ y tế, giáo dục, hướng nghiệp và xã hội” [55]. 1.1.2. Đặc điểm về người khuyết tật 1.1.2.1. Khái niệm người khuyết tật NKT là một người do khiếm khuyết hoặc các điều kiện/tình trạng sức khoẻ mà bị giảm chức năng (hoạt động) và /hoặc hạn chế sự tham gia trong các mặt sinh hoạt, lao động, học tập, đời sống xã hội [6], [20]. 1.1.2.2. Phân loại khuyết tật Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam đang sử dụng phân loại khuyết tật của WHO,
- 6 gồm 7 nhóm khuyết tật khác nhau áp dụng chung cho cả người lớn và trẻ em. 1. Khó khăn về tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. 2. Khó khăn về nghe/nói hoặc nghe và nói kết hợp: là tình trạng giảm hoăc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. 3. Khó khăn về học: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. 4. Khó khăn về nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. 5. Nhóm hành vi xa lạ: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. 6. Nhóm động kinh: bao gồm các khiếm khuyết, giảm khả năng, khuyết tật liên quan đến bệnh động kinh: bẩm sinh hay mắc phải, có hoặc không kèm theo các dạng khuyết tật khác. 7. Khó khăn mất cảm giác: bao gồm các khiếm khuyết, giảm khả năng, khuyết tật liên quan đến bệnh phong [7]. 1.1.2.3. Nguyên nhân và tỉ lệ người khuyết tật Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khuyết tật là do “già cả” (46,9%), khoảng một phần tư số người được hỏi cho biết họ bị khuyết tật chủ yếu là do bệnh tật (39,8%). Tai nạn là nguyên nhân phổ biến thứ ba của khuyết tật, đặc biệt là đối với nhóm khuyết tật về vận động (5,2% và 4,0%). Mặc dù chiến tranh đã kết thúc từ lâu, nhưng hậu quả của nó để lại vẫn hiện diện rất rõ trong số liệu về khuyết tật. Chiến tranh và chất độc màu da cam đứng ở vị trí thứ tư
- 7 (0,9%) và có khoảng 5% số NKT cho rằng đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khuyết tật của họ [30]. NKT được Đảng, Chính phủ quan tâm thông qua các trợ cấp xã hội. NKT được nhận trợ cấp xã hội nhưng chỉ có khoảng 70% NKT tương đối hài lòng. Vẫn còn tồn tại một số vấn đề liên quan đến quy trình trợ cấp và mức trợ cấp [26]. Tỉ lệ NKT khác nhau ở mỗi quốc gia, nghiên cứu ở Etiopia cho tỉ lệ NKT là 3,8%, trong đó nguyên nhân do TNGT bằng xe máy là 47,0% và do mù là 28,6% [39]. Tỉ lệ khuyết tật ở người cao tuổi thuộc Ấn Độ là 5178/100.000 người cao tuổi, trong đó, khuyết tật về vận động chiếm 25,0% và khuyết tật về nghe chiếm 19,0% [53]. Tỉ lệ khuyết tật ở người cao tuổi Nhật Bản là 20,1% với nguyên nhân chiếm cao nhất là mất trí nhớ 23,5% và đột quỵ 24,7% [57]. Nghiên cứu của Mitra S và cs (2014) cho tỉ lệ NKT ở người trưởng thành thuộc 54 quốc gia tham gia nghiên cứu là 14% [47]. Tỉ lệ này ở vị thành niên và người trưởng thành tại vùng nông thôn Trung Quốc chiếm 7,0% [33]. Tỉ lệ NKT có xu hướng tăng có ý nghĩa thống kê, đặc biệt là người già [50]. 1.1.3. Khái niệm người chăm sóc chính cho người khuyết tật Người chăm sóc (NCS) chính cho NKT là người thường xuyên hỗ trợ NKT thực hiện các hoạt động trong cuộc sống, sinh hoạt; giúp NKT có cơ hội hòa nhập, tái hòa nhập xã hội. 1.1.4. Tầm quan trọng của PHCN tại nhà cho người khuyết tật Cải thiện tình trạng của NKT là nhiệm vụ khó khăn và đầy thử thách. Có nhiều yếu tố cản trở sự cải thiện đó, rất nhiều người cho rằng khuyết tật tại cộng đồng là một vấn đề nhỏ, phục vụ cho NKT tốn kém, họ không muốn cung cấp kinh phí và thiếu nhiệt tình trong việc giúp đỡ NKT. NKT thường là nghèo khổ, phụ thuộc và ít có cơ hội tiếp cận với dịch vụ y tế chuyên sâu. NKT có một số đặc điểm về sinh lý khác với người bình thường. Hơn nữa, ở những NKT sớm sau khi được sinh ra thì thông thường những chức năng khác của họ cũng bị ảnh hưởng nhiều. Ngoài những nhu cầu chung, NKT còn
- 8 có những nhu cầu đặc biệt liên quan đến sự phát triển thể chất, tinh thần và xã hội, nếu những nhu cầu này không được đáp ứng thì sẽ làm tăng mức độ khuyết tật hoặc ảnh hưởng đến tương lai của họ. Trong cuộc sống hàng ngày, NKT nói chung chủ yếu sống trong môi trường gia đình (xã hội thu nhỏ). Vì vậy, quá trình hội nhập xã hội phải bắt đầu từ ngay chính tại gia đình NKT. Do đó nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho NKT thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội [28]. NKT bình đẳng hòa nhập xã hội thể hiện ở chỗ MKT có quyền tham gia mọi hoạt động trong gia đình, trong cộng đồng, giống như mọi thành viên khác. Gia đình, bạn bè, cộng đồng, xã hội cần tạo mọi điều kiện để NKT/trẻ khuyết tật có thể tiếp cận và tham gia các hoạt động này. Vai trò của gia đình NKT trong sự phát triển chương trình PHCNDVCĐ là rất lớn. Cha mẹ có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình, có thể khuyến khích các phụ huynh khác tham gia cùng con cái của họ trong hoạt động hàng ngày, bằng cách thông cảm, lắng nghe NKT. Họ cũng chia sẻ thông tin y tế và xã hội dịch vụ. Gia đình có thể tìm cách để phát hiện khả năng cá nhân NKT, tạo sự kết nối giữa NKT và người sử dụng lao động. NKT cần có cơ hội học nghề để có được kỹ năng. NKT và gia đình họ cần phải được tham gia ngay từ đầu trong chương trình PHCNDVCĐ, để họ đưa ra quan điểm, mong muốn hy vọng, nhu cầu, nỗi sợ hãi và những rào cản, cha mẹ có vai trò rất mạnh mẽ trong việc thúc đẩy trẻ em khuyết tật trong môi trường giáo dục chính thống, vì vậy cần nâng cao nhận thức cho họ. Các thành viên trong gia đình như bố mẹ, ông bà, vợ chồng và anh chị em là những người có ảnh hưởng trực tiếp và là nguồn hỗ trợ lớn nhất đối với NKT, đặc biệt là vai trò của NCS chính cho NKT. Việc PHCN tại gia đình được nhấn mạnh với NKT là trung tâm nhằm mục đích: (1) Tăng cường và nâng cao mối quan hệ giữa người nhà và NKT. (2) Giúp phòng chống những vấn đề tiềm tàng nảy sinh thông qua mối quan hệ lành mạnh giữa cha mẹ - con cái, anh –
- 9 em, ông bà – cháu và như vậy họ là những người thân trong gia đình trở thành người cho chính NKT, con em của mình. Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc khuyến nghị rằng cần ưu tiên cho công tác phục hồi và tái hòa nhập của trẻ em trong môi trường gia đình, làm việc với toàn thể gia đình chứ không nên đưa trẻ vào các cơ sở chăm sóc tập trung. (3) PHCN tại nhà được coi là phương pháp kinh tế, hiệu quả trong quá trình hội nhập của NKT thông qua việc sử dụng toàn bộ các nguồn lực sẵn có ngay tại gia đình, cộng đồng. Để có thể đảm nhận được vai trò của mình, gia đình cần được nâng cao nhận thức về quyền của NKT và những lĩnh vực liên quan đến khuyết tật được đào tạo và chuyển giao những kỹ năng PHCN cơ bản, mà đối tượng cần chú ý nhất là NCS chính. 1.1.5. Nội dung hỗ trợ PHCN của gia đình cho người khuyết tật 1.1.5.1. Hỗ trợ phục hồi chức năng vận động và di chuyển Vận động di chuyển là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Sự vận động di chuyển giúp con người, nhất là NKT nâng cao nhận thức về thế giới tự nhiên, xã hội. Trong các hoạt động PHCN, nguyên tắc cơ bản nhất mà bất cứ người làm công tác PHCN nào cũng phải coi trọng và tuân theo là: Phải luôn luôn khiến người bệnh hoạt động, hiển nhiên sự hoạt động đó đem lại lợi ích về sức khỏe cho họ [25]. Với NKT, phần lớn các nguyên nhân gây khiếm khuyết về vận động di chuyển đều có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và gây ảnh hưởng nặng nề đến quá trình phát triển của NKT. PHCN cho NKT cần tiến hành ngay sau khi bị khiếm khuyết là bước đầu tiên tạo ra sự hồi phục về thể chất của NKT. Với NKT vận động, PHCN nhằm chống teo cơ, cứng khớp và hình thành những hoạt động vận động thông thường là vấn đề đầu tiên và cốt lõi, nhằm đảm bảo cho NKT có sự vận động di chuyển dễ dàng. Trong khuôn khổ của chương trình PHCNDVCĐ thì can thiệp hỗ trợ về PHCN được thực hiện hàng ngày tại cộng đồng và gia đình NKT thông qua sự hỗ trợ về vận động và di chuyển. Hoạt động này mang lại lợi ích trực tiếp cho NKT, hỗ trợ NKT PHCN và phòng ngừa được các khuyết tật thứ phát. Báo cáo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
79 p | 2229 | 509
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
67 p | 292 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú và nguồn lực tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông
93 p | 203 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 165 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 84 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 96 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Khảo sát đặc điểm và chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an
123 p | 31 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019
118 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa y học cổ truyền của bệnh viện Quân Y 175
108 p | 68 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
102 p | 71 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa Y học cổ truyền của Bệnh viên Quân y 175
108 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền tại gia đình của người bệnh tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An
89 p | 18 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng và mối liên quan chỉ số non-HDL-C với các thể y học cổ truyền ở bệnh nhân rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp
108 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm âm đạo bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh
109 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
117 p | 63 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh Trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ
85 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì tại thành phố Lạng Sơn
86 p | 53 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố Thái Nguyên
81 p | 61 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn