Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng sinh con thứ 3 trở lên của phụ nữ 15-49 tuổi tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội năm 2019 và một số yếu tố liên quan
lượt xem 11
download
Nội dung của luận văn này tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc sinh con thứ 3 trở lên của các đối tượng nghiên cứu; Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng sinh con thứ 3 trở lên của phụ nữ 15-49 tuổi tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội năm 2019 và một số yếu tố liên quan
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN HỒNG DUYÊN THỰC TRẠNG SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN CỦA PHỤ NỮ 15-49 TUỔI TẠI HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI 12/2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN HỒNG DUYÊN THỰC TRẠNG SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN CỦA PHỤ NỮ 15-49 TUỔI TẠI HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số chuyên ngành 8.72.07.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐÀO XUÂN VINH HÀ NỘI 12/2019 Thang Long University Library
- i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học cùng toàn thể các Thầy, Cô trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Bộ môn Y tế Công cộng, trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho tôi kiến thức, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đào Xuân Vinh, người Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm y tế huyện Ứng Hòa và các trạm y tế xã đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Xin cảm ơn các anh, chị và các bạn học viên sau đại học chuyên ngành Y tế công cộng trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, từ tận đáy lòng mình tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và giành cho tôi những tình cảm, chăm sóc quý báu để tôi hoàn tất luận văn này. Hà Nội, tháng 12 năm 2019 Học viên Nguyễn Hồng Duyên
- ii LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại Học Thăng Long. Bộ môn Y tế công cộng Trường Đại học Thăng Long. Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Tên tôi là: Nguyễn Hồng Duyên - học viên lớp cao học YTCC6.2, chuyên ngành Y tế công cộng, Trường Đại học Thăng Long. Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn này là có thật và kết quả hoàn toàn trung thực, chính xác, chưa có ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, tháng 12 năm 2019 Học viên Nguyễn Hồng Duyên Thang Long University Library
- iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBCNVC: Cán bộ công nhân viên chức CTC: Cộng tác viên ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu UBND: Ủy ban nhân dân BPTTHĐ: Biện pháp tránh thai hiện đại DS KHHGĐ: Dân số kế hoạch hóa gia đình SKSS: Sức khỏe sinh sản YNTK: Ý nghĩa thống kê PTTH: Phổ thông trung học UNFPA : United Nations Fund for Population Activities
- iv MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Gia tăng dân số hiện nay ............................................................................ 3 1.1.1. Gia tăng dân số trên thế giới ................................................................... 3 1.1.2. Gia tăng dân số tại Việt Nam .................................................................. 4 1.2. Sinh con thứ 3 trở lên tại Việt Nam và một số yếu tố liên quan ................ 6 1.2.1. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên tại Việt Nam ................................... 6 1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sinh con thứ 3 trở lên tại Việt Nam ................................................................................................................... 7 1.3. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ................................................................. 16 1.3.1. Giới thiệu chung về huyện Ứng Hòa .................................................... 16 1.3.2. Tình hình sinh con thứ 3 trở lên và việc thực hiện công tác dân số ..... 16 1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu .................................................................. 18 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 19 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .............................................. 19 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 19 2.2.3. Thời gian ............................................................................................... 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 19 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ...................................................... 19 2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu ...................................................................... 21 2.4. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 26 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin .................................................................... 26 2.4.2. Qui trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu ................................. 26 2.5. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 27 Thang Long University Library
- v 2.6. Sai số và biên pháp khắc phục ................................................................. 27 2.6.1. Sai số ..................................................................................................... 27 2.6.2. Các biện pháp khắc phục sai số ............................................................ 28 2.7. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 28 2.8. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................... 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 30 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................... 30 3.2. Thực trạng sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu ................ 34 3.3. Một số yếu tố liên quan đến việc sinh con thứ 3 của đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................... 40 3.3.1. Nhóm yếu tố cá nhân của vợ, chồng đối tượng nghiên cứu ................. 40 3.3.2. Nhóm yếu tố từ phía gia đình ............................................................... 46 3.3.3. Nhóm yếu tố tiếp cận, sử dụng dịch vụ DS – KHHGĐ và PLDS ...... 48 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 50 4.1. Thực trạng sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu .................. 50 4.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sinh con thứ 3 trở lên của các đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 56 4.2.1. Yếu tố cá nhân của vợ, chồng đối tượng nghiên cứu............................ 56 4.2.2. Yếu tố từ phía gia đình .......................................................................... 60 4.2.3. Nhóm yếu tố tiếp cận, sử dụng dịch vụ DS – KHHGĐ và PLDS ...... 61 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65 PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT CÁC CẶP VỢ CHỒNG SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN ..................................................................................................... 71
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ 3 trở lên chia theo thành ....... 7 thị/nông thôn, thời kỳ 2006 - 2013.................................................................... 7 Bảng 3.1. Phân nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu .................................... 30 Bảng 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu .................................. 31 Bảng 3.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ......................................... 32 Bảng 3.4. Trình độ học vấn của người chồng đối tượng nghiên cứu ............ 32 Bảng 3.5. Nghề nghiệp của chồng đối tượng nghiên cứu .............................. 33 Bảng 3.6. Thực trạng sinh con thứ ba của đối tượng nghiên cứu ................... 34 Bảng 3.7. Phân bố đối tượng sinh con thứ 3 trở lên theo nhóm tuổi .............. 35 Bảng 3.8. Số con đã sinh của đối tượng sinh con thứ 3 trở lên ...................... 35 Bảng 3.9. Giới tính của các con hiện tại đang sống ........................................ 36 Bảng 3.10. Tình trạng sức khỏe của các con hiện tại đang sống .................... 36 Bảng 3.11. Tình trạng giới tính của trẻ trước lần sinh thứ 3 trở lên ............... 37 Bảng 3.12. Tình trạng sinh con ngoài ý muốn của đối tượng nghiên cứu ..... 37 Bảng 3.13. Lý do sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu ............... 38 Bảng 3.14. Người quyết định chính trong việc sinh con thứ 3 trở lên ........... 39 Bảng 3.15. Người gây áp lực trong việc sinh con thứ 3 trở lên ...................... 39 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa dân tộc với việc sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 40 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tôn giáo với việc sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 40 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với việc sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 41 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với việc sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 41 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của người chồng với việc Thang Long University Library
- vii sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu ......................................... 42 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của chồng với việc sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu .............................................................. 43 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa độ tuổi kết hôn với việc sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 44 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa yếu tố Đảng viên với việc sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 44 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa thu nhập bình quân với việc sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu ................................................................. 45 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa số con mong muốn với việc sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu ................................................................. 46 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa yếu tố sống cùng gia đình với việc sinh con thứ 3 trở lên đối tượng nghiên cứu .............................................................. 46 Bảng 3.27. Mối liên quan giữa giới tính trẻ gia đình mong muốn với việc sinh con thứ 3 trở lên đối tượng nghiên cứu ................................................ 47 Bảng 3.28. Mối liên quan giữa số cháu mong muốn của gia đình với việc sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu ......................................... 47 Bảng 3.29. Mối liên quan giữa sử dụng biện pháp tránh thai với việc sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu ................................................ 48 Bảng 3.30. Hồi quy đa biến giữa tình trạng sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu và một số yếu tố liên quan ............................................ 48
- viii DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2009 – 2049 .............................. 5 Biểu đồ 3.1. Dân tộc của đối tượng nghiên cứu ............................................. 30 Biểu đồ 3.2. Tôn giáo của đối tượng nghiên cứu ........................................... 31 Biểu đồ 3.3. Độ tuổi kết hôn của đối tượng nghiên cứu ................................ 33 Biểu đồ 3.4. Thu nhập trung bình của đối tượng nghiên cứu ........................ 34 Thang Long University Library
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dân số và sự gia tăng dân số từ lâu đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển có tốc độ gia tăng dân số nhanh. Các vấn đề thuộc về dân số luôn đi liền với các vấn đề về phát triển bền vững của các quốc gia, tương lai của dân tộc phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm và sự nỗ lực của mỗi cá nhân. Việt Nam sẽ sống trong nghèo đói hay phồn vinh, trong bất công hay bình đẳng, trong bệnh tật hay khỏe mạnh, trong môi trường suy thoái, cạn kiệt hay môi trường mà con người và thiên nhiên được sống trong sự phát triển bền vững… điều đó liên quan chặt chẽ đến sự quan tâm của chúng ta tới công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Theo số liệu thống kê, dân số thế giới tại thời điểm hiện tại là gần 7,7 tỷ người, dân số tăng nhanh gây ra nhiều khó khăn trong việc bảo vệ môi trường, duy trì chất lượng dân số, tình trạng nghèo đói và sự phát triển chung của nhiều quốc gia [51]. Việt Nam là một trong những quốc gia sớm thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, xem công tác này là một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu ở nước ta, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân, mỗi gia đình và toàn xã hội. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, dân số Việt Nam ước tính là 96.963.958 người, tăng 950.346 người so với dân số năm 2017. Năm 2018, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 997.715 người [33]. Chương trình dân số Việt Nam đã có bước ngoặt quan trọng, chuyển hướng từ mục tiêu tập trung vào giảm số dân sang chất lượng dân số, từ nội dung Kế hoạch hóa gia đình hạn hẹp sang sức khoẻ sinh sản toàn diện hơn [16]. Theo báo cáo Dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Ứng Hòa năm 2018, tổng số trẻ sinh ra 2893 trẻ, trong đó trẻ là con thứ 3 trở lên là 464 trẻ. Tỷ lệ sinh
- 2 con thứ 3 trở lên của huyện Ứng Hòa năm 2018 là 16,03%, còn cao so với tỷ lệ chung của thành phố Hà Nội. Với tình hình trên nếu không có giải pháp kịp thời nhằm khống chế tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tại địa bàn huyện có thể sẽ gây ra những ảnh hướng đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đặc biệt ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân nơi đây [36]. Vậy với thực trạng trên, những lý do nào là lý do dẫn đến thực trạng sinh con thứ 3 trở lên? Liệu thực trạng này có chịu tác động bởi những quan điểm về giới tính khi sinh? Để trả lời các câu hỏi đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Thực trạng sinh con thứ 3 trở lên của phụ nữ 15-49 tuổi tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội năm 2019 và một số yếu tố liên quan. Với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng sinh con thứ 3 trở lên của phụ nữ có chồng từ 15-49 tuổi tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu. Thang Long University Library
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình gia tăng dân số hiện nay 1.1.1. Gia tăng dân số trên thế giới Dân số thế giới tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2014 là 7,2 tỷ người và tiếp tục tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới với 1,39 tỷ người, đứng thứ 2 là Ấn Độ với 1,27 tỷ người, Indonesia là nước có dân số đứng thứ 4 thế giới và đứng đầu các nước ở khu vực Đông Nam Á với hơn 254 triệu người. Dân số thế giới đạt mốc 6 tỷ người vào năm 1999, 7 tỷ người năm 2011 và dự đoán mùa xuân năm 2024 dân số thế giới đạt mốc 8 tỷ người, năm 2050 con số này lên đến 9,5 tỷ người [51]. Dân số thế giới đang gia tăng với tỷ lệ trung bình là 1,2%/năm; tức cứ 1 giây lại có 4,4 em bé chào đời; tăng 78 triệu người hàng năm; bình quân cứ 13 năm dân số thế giới đã tăng thêm 1 tỷ người. Tốc độ tăng dân số sẽ giảm xuống còn 0,5% năm 2050. Khi đó, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới [24]. Theo UNFA, các chỉ báo về nhân khẩu học năm 2012, dân số Thế giới là 7,052 tỷ người, thì các vùng kém phát triển chiếm 5.8076 tỷ người. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm giữa vùng phát triển là 0,3% trong khi đó tỷ lệ này ở các vùng kém phát triển là 1,3%. Tỷ suất sinh/phụ nữ từ năm 2010 - 2015 ở các nước phát triển là 2 và ở các nước kém phát triển là 3. Những thay đổi về tỷ lệ sinh trong vòng vài thập kỷ tiếp theo có thể gây hậu quả lớn về quy mô, cấu trúc và phân bổ dân số trong thời gian dài hạn [14]. Theo báo cáo Triển vọng dân số thế giới năm 2012, dân số tại khu vực phát triển sẽ giữ ở mức không thay đổi vào khoảng 1,3 tỷ người từ nay cho tới 2050. Dân số của châu Âu được dự báo giảm khoảng 700 triệu dân vào năm 2050 thì tại 49 nước kém phát triển dự báo sẽ có quy mô tăng gấp đôi ở mức 900 triệu người vào năm 2013 lên 1,8 tỷ người vào năm 2050 [27], [46]. Khu vực dân số tăng nhanh nhất thế giới là Châu Phi khoảng 1 tỷ người (2011).
- 4 Dân số Châu Á và Châu Mỹ La Tinh cũng được dự báo sẽ tăng thêm khoảng 25% trong 50 năm tới [24]. Trong số bốn yếu tố tác động đến tốc độ tăng dân số là mức sinh, mức chết, di dân và cơ cấu dân số trẻ thì cơ cấu dân số trẻ có ảnh hưởng lớn nhất. Theo Ngân hàng Thế giới, quy mô dân số ở các nước đang phát triển năm 2010 sẽ tăng 1,81 lần so với năm 2000 thì phần tăng do cơ cấu dân số trẻ là 1,39 lần, do mức chết giảm là 1,15 lần và do mức sinh là 1,13 lần. Với cơ cấu dân số trẻ - tỷ lệ phụ nữ dưới 30 tuổi theo Tổng điều tra dân số 1999 chiếm gần 59,6% dân số nữ, đúng bằng trung bình của các nước đang phát triển năm 2000 (59,3%), dân số Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục tăng trong nhiều năm nữa trước khi đạt đến quy mô dân số ổn định [20]. 1.1.2. Gia tăng dân số tại Việt Nam Sự thay đổi dân số bất bình thường của Việt Nam đã diễn ra trong vòng 30 năm từ 1921 đến 1951, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm 1,9% trong thời kỳ 1921 - 1926 đã giảm xuống còn 0,7% thời kỳ 1926 - 1931. Thời kỳ 1954 - 1960 sau khi miền Bắc được giải phóng nền kinh tế được phục hồi và phát triển, quy luật dân số tăng đã làm cho dân số tăng với tốc độ kỷ lục, tới 3,9%/năm [7]. Những năm gần đây, 1976 - 1979, tốc độ phát triển dân số giảm nhanh do tác động của giảm tỷ suất sinh. Trong 10 năm kể từ 1979 - 1989, tỷ lệ tăng dân số bình quân cả nước ở mức 2,1%. Từ 1989 - 1992, tỷ lệ sinh cỏ giảm nhưng chậm. Trong khi tỷ lệ sinh lần 3 còn cao, tỷ lệ chết giảm đáng kể nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của dân số trong những năm sau tổng điều tra dân số 1989 vẫn còn ở mức cao, ngoài ra còn có tác động của yếu tố di dân từ nước ngoài về [7]. Thang Long University Library
- 5 2009 2014 2019 2024 2029 2034 2034 2044 2049 Nguồn: Tổng cục Thống kê(2011), Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2009 – 2049 [30 ] Hình 1.1. Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2009 – 2049 Theo báo cáo của Tổng cục Dân số và KHHGĐ, dân số Việt Nam năm 2000 là 77,6 triệu người, tăng lên 82,4 triệu người vào năm 2005 và 86,92 triệu người vào năm 2010, đạt mục tiêu Chiến lược đề ra là dưới 89 triệu người. Trong 10 năm (2001-2010), dân số đó tăng thêm 11,2 triệu người. Tỷ lệ phát triển dân số từ 1,28% (2001) xuống 1,17% (2005) và đạt 1,05% năm 2010, vượt mục tiêu đề ra là 1,1% vào năm 2010. Từ năm 2000 đến nay, mức sinh giảm chậm và có sự dao động “lên xuống” qua các năm [32]. Ngày 1/4/2013 dân số Việt Nam tính là 89,5 triệu người (tăng 952.131người so với 1/4/2012) trong đó có 45.215.396 người nữ, theo xếp hạng dân số Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới và đang đứng thứ 8 trong khu vực Châu Á. Trong đó, dân số thành thị là 28,9 triệu người, chiếm 32,3%; dân số nông thôn là 60,6 triệu người, chiếm 67,7%. Với 20,4 triệu người, Đồng bằng sông Hồng là vùng có quy mô dân số lớn nhất, chiếm 22,8%, tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (19,3 triệu người) chiếm 21,5%, Tây
- 6 Nguyên là vùng có số dân ít nhất (5,5 triệu người) chỉ chiếm 6,1% dân số cả nước. Dân số Việt Nam vẫn tiếp tục có xu hướng gia tăng. Tổng tỷ suất sinh năm 2013 đạt 2,1 con/phụ nữ, tăng so với mức 2,05 con/phụ nữ của năm 2012. Tỷ suất sinh thô đạt 17 trẻ sinh ra sống trên 1000 người dân. Tỷ số giới tính của trẻ em là 113,8 bé trai/100 bé gái, tăng so với mức 112,3 bé trai/100 bé gái của năm 2012. Tỷ suất chết thô năm 2013 là 7,1 %o; tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 15,3%o; tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 23,1%0 [34]. Với quy mô dân số hơn 90 triệu người và duy trì mức sinh thay thế (mỗi phụ nữ sinh từ 2-2,1 con), mỗi năm dân số Việt Nam tăng hơn 1 triệu người và sẽ đạt quy mô dân số cực đại vào năm 2050 với khoảng 110 triệu dân, trong đó dân số già trên 65 tuổi chiếm 18%. Đây là cơ cấu dân số này là mong muốn của nhiều nước, đảm bảo hài hòa giữa các lứa tuổi và sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Hiện nay, dân số Việt Nam đang đứng thứ 14 trên thế giới cũng sẽ là áp lực rất lớn trong việc bảo vệ môi trường cũng như các chính sách an sinh xã hội [16],[21],[49]. 1.2. Thực trạng sinh con thứ 3 trở lên và một số yếu tố liên quan 1.2.1. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên tại Việt Nam Tình hình sinh con thứ 3 trở lên tại Việt Nam đang trở thành mối quan tâm của Đảng và nhà nước ta. Sinh con thứ 3 trở lên hiện không chỉ tồn tại ở nông thôn mà còn là vấn đề của các thành phố lớn, không chỉ ở bộ phận có trình độ hiểu biết thấp mà còn ở cả những người có trình độ học vấn cao, cán bộ, đảng viên. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên biểu thị số phụ nữ có sinh con thứ ba trở lên trong 12 tháng trước điều tra trên 100 phụ nữ sinh con trong thời kỳ đó. Bảng 1.1 trình bày tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ ba trở lên ở Việt Nam từ năm 2006 đến 2013 chia theo thành thị và nông thôn, số liệu cho thấy, Thang Long University Library
- 7 trong thời gian qua, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên trong cả nước giảm dần qua các năm, từ 18,5% năm 2006 xuống 14,2% năm 2012, tuy nhiên năm 2013 tỷ lệ này có xu hướng tăng nhẹ 14,3% [34]. Bảng 1.1. Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ 3 trở lên chia theo thành thị/nông thôn, thời kỳ 2006 - 2013 Nơi cư trú 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Toàn quốc 18,5 16,7 16,9 16,1 15,1 14,7 14,2 14,3 Thành thị 10,0 9,0 9,7 9,3 9,5 9,8 9,6 9,9 Nông thôn 21,4 19,3 19,6 18,9 17,1 16,5 16,3 16,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013), Điều tra biến động dân sổ - KHHGĐ 1/4/2013 [34 ] Trong những năm qua, tỷ lệ sinh con thứ ba của phụ nữ thành thị thay đổi không đáng kể trong khi tỷ lệ này của phụ nữ nông thôn giảm mạnh. Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ ba trở lên cao nhất ở Tây Nguyên (24,0%), tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (18,0%). Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ ba trở lên trên thấp nhất, khoảng 11%. Tây Nguyên là nơi sinh sống của các dân tộc ít người, việc tiếp cận các phương tiện tránh thai cũng như phương tiện truyền thông về kế hoạch hóa gia đình có hạn chế nên đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ ba trở lên của vùng này cao nhất nước [34]. 1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sinh con thứ 3 trở lên tại Việt Nam 1.2.2.1. Các yếu tố cá nhân người vợ Trình độ học vấn Giữa trình độ học vấn và tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: trình độ học vấn càng cao, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba
- 8 trở lên càng thấp. Tỷ lệ phần trăm phụ nữ sinh con thứ ba trở lên trong năm của những phụ nữ chưa đi học tới 45,4%, giảm dần xuống còn 27,4% đối với phụ nữ chưa tốt nghiệp tiểu học, 21,1% đối với phụ nữ tốt nghiệp tiểu học, 16,2% đối vói phụ nữ tốt nghiệp trung học cơ sở và chỉ còn 5,7% đối với phụ nữ có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên [34]. Trong những năm 2000, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng lớn đến sinh con thứ 3 trở lên. Trình độ học vấn càng thấp thì tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên càng cao. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có sự hiểu biết về xã hội còn hạn chế và tập trung cao nhất ở những bà mẹ có trình độ dưới tiểu học [15],[17],[19]. Đến sau những năm 2010, những nghiên cứu về tình trạng sinh con thứ 3 trở lên của các tác giả Nguyễn Thế Hùng tại tỉnh Quảng Trị, Nguyễn Ngọc Nha tại Phú Yên, Lang Đình Bính t ại tỉnh Bình Định đã cùng nhận định nhưng tình trạng sinh con thứ 3 trở lên ở những bà mẹ có học vấn thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Dù đã sau hơn 10 năm nhưng tỷ lệ này vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm bà mẹ có trình độ học vấn dưới Tiểu học [3],[18],[22] Yếu tố tâm lý mong muốn sình con trai Tại Việt Nam, yếu tố tâm lý có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi sinh con thứ 3 trở lên. Yếu tố tâm lý là lý dó những gia đình quyết định sinh thêm con, những yếu tố tâm lý này đã tồn tại trong tâm thức nhiều người Việt Nam từ lâu, với tư tưởng trọng nam khinh nữ, muốn có con trai để nối dõi tông đường, sinh con dự phòng, tâm lý thích đông con hơn đông của, để có thêm lao động hay về già có nơi nương tựa [19]. Tư tưởng trọng nam khinh nữ là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới mong muốn sinh con trai. Nghiên cứu của Ph. Kamala Devi năm 2013 tại vùng biên giới đông bắc Ấn Độ và nghiên cứu của Tongkholal Balte, L. Tombi Singh (2013) cũng cho kết quả mong muốn sinh con trai là nguyên nhân dẫn đến việc sinh con thứ 3 tại nơi đây [42], [44]. Thang Long University Library
- 9 Nghiên cứu của Sharat Singh N (2011) cho rằng nguyên nhân dẫn đến sinh con thứ 3 là do mong muốn sinh con trai của các cặp vợ chồng ở Ấn Độ [48]. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, từ thành thị cho đến vùng nông thôn, miền núi thì lý do sinh thêm con vì muốn có con trai để nối dõi tông đường. Tại Bắc Ninh 44% người chồng cho biết lý do sinh thêm con là vì muốn có con trai để nối dõi tông đường. Tại các tỉnh miền Trung tâm lý của những người có sinh con thứ 3 trở lên mong muốn nhất thiết phải có con trai cao nhất chiếm 89% tại huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị và tại Đông Hòa, Phú Yên là 54%. Tại Thừa Thiên Huế tác giả Ngô Văn Vinh cũng cho thấy, 41,1% bà mẹ muốn có con trai nối dõi [17], [18], [22], [41]. Tâm lý mong muốn có nhiều con, đủ trai đủ gái bên cạnh các quan niệm thích có con trai, thích có nhiều con vẫn tồn tại trong suy nghĩ của các cặp vợ chồng, có cả trai lẫn gái, chọn "năm đẹp" đế sinh thêm con, sinh con hợp tuổi cha mẹ... cũng làm tăng thêm việc sinh con thứ 3 trở lên [4],[43]. Tại Hà Nội, có 5,9% số người vợ đưa ra lý do sinh con thứ 3 trở lên vì đó là năm đẹp để sinh con [26]. Điều kiện mức sống Điều kiện mức sống có ảnh hưởng lớn đến việc sinh con thứ 3 trở lên, nhiều gia đình có điều kiện nuôi con, kinh tế khá giả mặc dù đã có 2 con, đủ trai đủ gái nhưng vẫn mong muốn sinh nhiều con. Theo Nguyễn Thị Hà, tại Bắc Giang, có 6,3% gia đình có điều kiện nuôi con nên đã đẻ thêm mặc dù đă có cả trai và gái [15]. Tại Hà Nội, hầu hết các gia đình sinh con thứ 3 trở lên đều có kinh tế khá giả [33]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thu cho thấy, lý do chính của các gia đình sinh con thứ 3 trở lên trong nghiên cứu là do kinh tế khá giả (46,4% cặp vợ chồng lựa chọn) [28]. Nghiên cứu Ngô Văn Vinh tại huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế (2008) lại cho thấy tỷ lệ sinh con 3 trở lên giữa các nhóm đối tượng có kinh tế giàu chiếm 23,9% [41]. Nghiên cứu
- 10 của Vũ Ngọc Dũng (năm 2011), 92,48% ĐTNC có sinh con thứ 3 trở lên có thu nhập nghèo và trung bình [12]. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nha tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ 57,55% [22]. Như vậy, xu thế sinh con hiện nay xuất hiện ở hai nhóm, nhóm kinh tế không khá giả mong muốn sinh nhiều con với quan niệm “trời sinh voi sinh cỏ”, thì nhóm còn lại cho rằng mình có kinh tế, sinh nhiều con vẫn đảm bảo được chất lượng cuộc sống cho con. Sự khác biệt quan niệm này tập trung ở nhóm gia đình khá giả ở vùng đồng bằng, thành thị và một nhóm gia đình khó khăn ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Yếu tố nghề nghiệp Sự phân bổ tỷ lệ những người sinh con thứ 3 trở lên theo nghề nghiệp có sự khác nhau tùy theo đặc điểm vùng miền [4]. Nghiên cứu của Nguyễn Thế Hùng có đến 63,3% nghề nghiệp làm ruộng, 20,8% là ngư nghiệp, 5,8% cán bộ công chức. Kết quả của Nguyễn Ngọc Nha cho thấy có đến 57,55% ĐTNC sinh con thứ 3 trở lên là ngư nghiệp, 18,87% là nghề nông, 6,6% là cán bộ công nhân viên chức [22]. Nghiên cứu của Lang Đình Bính có đến 99,5% ĐTNC là nghề nông [3]. Tại Hà Nội, nghề nghiệp chủ yếu của những người chồ ng sinh con thứ 3 trở lênlà buôn bán (42,9%), 27,1% là CBCN, 10% thất nghiệp và 6% làm nông nghiệp. Tỷ lệ này ở người vợ 40% ở nhà làm nội trợ, 32,9% buôn bán, 17,1% là CBCN và 10% làm nông nghiệp. Trong đó, có tổng số 34,3% hộ gia đình có vợ hoặc chồng hoặc cả hai người là CBCN; 18,6% hộ gia đình có vợ hoặc chồng hoặc cả hai người là Đảng viên [26]. Yếu tố văn hóa vùng miền Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở các dân tộc cũng khác nhau rõ rệt. Tỷ lệ sinh con thứ 3 cao tập trung chủ yếu ở vùng Thang Long University Library
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử ở Việt Nam
115 p | 745 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tại thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
193 p | 304 | 102
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
86 p | 175 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP. HCM
0 p | 235 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 161 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thuộc tính bao bì đến ý định mua sản phẩm sữa tươi đóng hộp - Vai trò trung gian của hình ảnh và niềm tin thương hiệu – Trường hợp nghiên cứu đối với người tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM
177 p | 110 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 83 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cổ phần hóa bệnh viện công tuyến tỉnh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Liệu có phải là giải pháp khả thi trong tiến trình nâng cao chất lượng dịch vụ y tế?
0 p | 138 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Y khoa: Thực trạng nguồn nhân lực y học cổ truyền công lập thành phố Đà Nẵng năm 2020
96 p | 46 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá độc tính bán trường diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang “CTHepaB” trên thực nghiệm
87 p | 48 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính tại trường Đại học Y Dược Thái Bình
96 p | 24 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang Gydenphy trên động vật thực nghiệm
92 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng điều biến miễn dịch của viên nang Linh lộc sơn trên động vật thực nghiệm
110 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
117 p | 61 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 7B, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2019.
9 p | 50 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa sự quá tải trong công việc, sự xung đột trong công việc - gia đình và ý định chuyển công việc của nhân viên ngành Xây dựng tại TP. HCM
95 p | 21 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh
122 p | 35 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn